TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2016

Sản xuất vụ đông xuân 2015-2016 gặp khó khăn do nắng hạn kéo dài. Nhiều địa phương phải cắt giảm diện tích trồng lúa do không đủ nguồn nước tưới. Ngư trường khai thác từ đầu năm đến nay nhìn chung khá thuận lợi. Sản lượng khai thác 9 tháng ước đạt 154,2 ngàn tấn (tăng 1,1% so cùng kỳ năm trước). Tính theo giá so sánh 2010, dự ước giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đạt 18.488,9 tỷ đồng (tăng 8,1% so với 9 tháng năm trước). Tổng mức bán lẻ hàng hoá 9 tháng ước đạt 19.884,3 tỷ đồng (tăng 10,4% so với 9 tháng năm trước); doanh thu dịch vụ ước đạt 9.339,7 tỷ đồng (tăng 11,8% so với 9 tháng năm trước). Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách...

 

I. Nông Lâm Thuỷ sản :

1. Nông nghiệp:

Sản xuất vụ đông xuân       

Sản xuất vụ đông xuân 2015-2016 gặp khó khăn do nắng hạn kéo dài. Nhiều địa phương phải cắt giảm diện tích trồng lúa do không đủ nguồn nước tưới. Các cây trồng chủ lực đều giảm diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch. Sản lượng lương thực giảm khá lớn so với đông xuân năm trước. Diện tích gieo trồng đạt 34.088,2 ha (giảm 26,8% so với vụ cùng kỳ năm trước); trong đó lúa 22.389,4 ha (giảm 34,9%); bắp đạt 4.237,5 ha (giảm 12,1%). Năng suất lúa bình quân đạt 65,6 tạ/ha (tăng 2,4 tạ/ha so đông xuân năm trước); năng suất bắp bình quân đạt 77 tạ/ha (giảm 0,2 tạ/ha). Sản lượng lúa đạt 146,8 ngàn tấn (giảm 32,5%); bắp đạt 32,6 ngàn tấn (giảm 12,4%). Tính chung sản lượng lương thực đạt 179,8 ngàn tấn (giảm 29,6% so với đông xuân năm trước)

Nhóm cây rau, đậu gieo trồng ổn định. Diện tích rau các loại đạt 2.367,2 ha (tăng 1%), sản lượng 18.533 tấn (giảm 5,6%); đậu các loại 3.419,3 ha (tăng 12,7%), sản lượng 2.751 tấn (giảm 10,1% so với đông xuân năm trước).

Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích trồng đâu phụng đạt 884,1 ha (giảm 17,8%), sản lượng 1.363 tấn (giảm 5,8%); mè 43 ha (tăng gấp 3,5 lần), sản lượng 29 tấn (tăng gấp 2,7 lần); thuốc lá 28 ha (giảm 30%), sản lượng 35 tấn  (giảm 57,7% so với vụ đông xuân năm trước).

Sản xuất vụ hè thu

Do ảnh hưởng hạn hán trong những đầu năm nên tiến độ sản xuất vụ hè thu 2016 bị chậm lại so với các năm trước (các địa phương chờ có mưa, đảm bảo nguồn nước mới tiến hành gieo trồng vì nguồn nước ưu tiên phục vụ cho sinh hoạt). Tuy vậy từ giữa tháng 6/2016 đến nay, thời tiết diễn biến tương đối thuận lợi, mưa đều trên các vùng.

Sơ bộ diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ hè thu đạt 66.682 ha, đạt 102,7% so với kế hoạch vụ, giảm 2,4% so với vụ cùng kỳ năm trước, trong đó:

+ Cây lương thực: Diện tích gieo trồng cây lương thực vụ hè thu là 50.598 ha, đạt 103,3% kế hoạch vụ, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cây lúa 41.314 ha, đạt 105,9% kế hoạch vụ, tăng 1,9% so với vụ cùng kỳ; cây bắp 9.284 ha (đạt 92,8% kế hoạch vụ), giảm 10,7% so với vụ cùng kỳ.

Diện tích lúa tăng là do huyện Tuy Phong đã đưa vào sản xuất 2.306 ha lúa (năm trước không tiến hành xuống giống). Diện tích bắp giảm do nắng hạn kéo dài, lượng nước các công trình thuỷ lợi không đủ phục vụ cho gieo trồng; riêng huyện Tánh Linh, diện tích bắp trồng xen với cao su nay cao su bước vào giai đoạn khép tán nên không thể canh tác.

Các loại giống lúa được sử dụng sản xuất trong vụ Hè Thu này là: ML48, ML214, ML202, TH6, IR59606, IR59656, IR56279, IR62032, OM4900, OM2514, OM2717, OM4218, OM1490, OM 3536, OM 5936… và các giống lúa đã được Bộ Nông nghiệp – PTNT công nhận, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh.

Sơ bộ năng suất lúa vụ hè thu năm 2016 đạt 56,9 tạ/ha (tăng 1,7 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước); năng suất bắp đạt 59,1 tạ/ha (tăng 1,2 tạ/ha so với cùng kỳ). Sản lượng lương thực vụ hè thu 2016 dự ước đạt 290.115 tấn (tăng 2,1% so cùng kỳ năm trước).

+ Cây chất bột: Diện tích gieo trồng là 298 ha (giảm 30% so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu là cây khoai lang (225 ha).

+ Cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích gieo trồng đạt 7.318,8 ha (giảm 16,5% so với vụ cùng kỳ), trong đó mè 5.750,8 ha (giảm 16% so với cùng kỳ), đậu phụng 1.568 ha (giảm 18,4% so với cùng kỳ).

+ Cây rau, đậu, cây cảnh: Diện tích gieo trồng đạt 8.213 ha (tăng 2,9% so với vụ cùng kỳ); trong đó rau các loại 3.244,7 ha (tăng 4% so với cùng kỳ); đậu các loại 4.958,5 ha (tăng 2,1% so với cùng kỳ).

Tiến độ sản xuất vụ Mùa: Đến ngày 09/9/2016 diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 18.600 ha (đạt 33,6% so với kế hoạch vụ, bằng 53,4% so với cùng kỳ). Riêng cây lúa 9.795 ha (đạt 25,8% so với kế hoạch vụ và bằng 38,1% so với cùng kỳ); bắp 3.593 ha (đạt 71,9% so với kế hoạch vụ và bằng 98,7% so với cùng kỳ).

Các loại cây trồng khác như: Khoai lang đạt 42 ha (bằng 60% so cùng kỳ năm trước); Mỳ 813 ha; Rau các loại 549 ha (bằng 63,5% so với cùng kỳ năm trước); Đậu các loại 1.660 ha (bằng 63,5% so với cùng kỳ năm trước).

*Tình hình sâu bệnh

+ Trên cây lúa: Trong tháng 9/2016, bệnh rầy nâu gây hại trên cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh, mật độ 1000-1500 con/m2 với diện tích nhiễm là 156 ha, gây hại rải rác ở huyện Tánh Linh, Bắc Bình, Tuy Phong. Bệnh đạo ôn lá gây hại trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh tỷ lệ bệnh từ 5 – 7% với diện tích nhiễm 1.922 ha, phân bổ ở tất cả các huyện. Sâu cuốn lá gây hại rải rác trên lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh tỷ lệ bệnh 25-50%, diện tích nhiễm bệnh 53 ha ở các huyện Hàm Thuận Nam, Tuy Phong, Bắc Bình. Diện tích nhiễm bệnh vàng lá, cháy bìa lá, gây hại trên lúa vụ hè thu giai đoạn đẻ nhánh, đang trổ 815 ha, phân bổ các  huyện Tánh Linh, La Gi, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình. Bệnh lem lép hạt gây hại giai đoạn trỗ, chín diện tích nhiệm bệnh 873 ha ở huyện Tánh Linh, La Gi, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình.

+ Trên cây thanh long, nhiễm bệnh thán thư 603 ha; bệnh kiến, bọ trĩ, bọ xít diện tích nhiễm bệnh 627 ha ở toàn vùng; bệnh vàng cành, cháy cành 507 ha phân bổ trên toàn vùng; bệnh thối cành, trái non 1.025 ha phân bổ ở các huyện La Gi, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình. Bệnh đốm nâu diện tích bị nhiễm là 6.791 ha, mức độ trung bình 6.592 ha, nặng 202 ha  phân bổ ở các huyện Tuy Phong, La Gi, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Phan Thiết, Hàm Tân. Các ngành chức năng đã khuyến cáo nhà vườn sử dụng các loại thuốc đặc trị nấm và tuyến trùng rễ, đồng thời sử dụng thêm các loại chất kích thích sinh trưởng và các loại phân bón có khả năng kích thích ra rễ để phòng và trị bệnh..

+ Trên cây điều, diện tích nhiễm sâu các loại 188 ha; Thán thư 115 ha; phân bổ ở Hàm Tân, La Gi, Tánh Linh.

+ Cây rau và dưa đậu: Diện tích nhiễm sâu các loại là 83 ha, sương mai thối nhũng là 14 ha và đốm lá gỉ sắt là 72 ha phân bổ chủ yếu ở 5 huyện La Gi, Tuy Phong, Bắc Bình, Phan Thiết, Hàm Thuận Bắc

*Công tác thuỷ lợi: Tính đến 10/9/2016, diện tích tưới lúa, hoa màu vụ hè thu 2016 thuộc hệ thống công trình thủy lợi toàn tỉnh đạt 31.755 ha (đạt 94,8% KH); diện tích tưới Thanh long và các loại cây trồng khác 16.320 ha (đạt 100% KH). Diện tích tưới lúa, hoa màu vụ mùa 2016 thuộc hệ thống công trình thủy lợi toàn tỉnh đạt 2.858,8 ha (đạt 9,1%).

Phát triển cây lâu năm:

Tổng diện tích cây lâu năm hiện có đến tháng 9/2016 đạt 102.609 ha (tăng 1% so với cùng kỳ năm trước), trong đó: diện tích cây công nghiệp lâu năm 62.947 ha (giảm 0,04%); cây ăn quả lâu năm đạt 37.602 ha (tăng 2,56%) so với cùng kỳ; cây lâu năm khác còn lại 2.060 ha (tăng 5,18%). Một số cây trồng chính phát triển như sau:

- Thanh long: Tổng diện tích hiện có 26.585 ha, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước (tăng 632 ha). Nhìn chung phát triển trồng mới năm nay không ồ ạt như những năm trước và tăng chủ yếu ở các địa phương có thế mạnh phát triển cây thanh long, có quỹ đất trồng cây lâu năm còn khá nhiều như: Bắc Bình (tăng 200 ha), Hàm Thuận Nam (tăng 69 ha), Hàm Tân (tăng 46 ha), các địa phương khác không tăng hoặc tăng rất ít. Do giá thanh long tăng giảm thất thường, sâu bệnh phát sinh, thiếu nguồn nước tưới đã làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Sản lượng thu hoạch 9 tháng ước đạt 340.952 tấn (tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước).

- Cây điều: Tổng diện tích hiện có 16.452 ha (giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước). Do phần lớn diện tích điều trên địa bàn tỉnh đã già cổi, diện tích điều cao sản chưa được phát triển nhiều, đa số nông dân trồng điều chỉ áp dụng biện pháp như: bón phân, phun thuốc, làm cỏ, tỉa cành, nhưng chủ yếu theo kinh nghiệm nên hiệu quả không cao. Cây điều lại được trồng trên những vùng đất bạc màu, vùng khô hạn nên gặp thời tiết sâu bệnh dễ phát triển làm giảm năng suất, một số nơi nhà vườn chặt bỏ diện tích thay thế cây khác hiệu quả kinh tế hơn. Sản lượng thu hoạch 9 tháng ước đạt 10.443 tấn, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước (giảm 113 tấn), nguyên nhân giảm do tình hình thời tiết nắng hạn, sương muối, gió lùa làm cây đậu quả thấp.

- Cao su: Diện tích hiện có 42.823 ha (giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước). Do giá mủ cao su đứng mức thấp nên một số vùng ở huyện Hàm Tân đã chặt bỏ làm diện tích giảm như: xã Tân Phúc (giảm 45 ha), Tân Minh (giảm 1 ha), Sơn Mỹ (giảm 15 ha). Sản lượng thu hoạch 9 tháng ước đạt 24.803 tấn,  tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước (tăng +560 tấn).

- Cây tiêu: Tổng diện tích hiện có 1.534 ha (tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước). Sản lượng thu hoạch 1.607 tấn (tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước). Do giá tiêu tăng ổn định nên đã khuyến khích nhà vườn mở rộng diện tích và tập trung chăm sóc nhiều hơn. Giá bán trong vài năm trở lại đây ổn định ở mức cao (từ 180 - 200 ngàn đồng/kg).

 - Cây ca cao: Tổng diện tích hiện có 168 ha (giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước). Sản lượng thu hoạch đạt 320 tấn (giảm 3% so với cùng kỳ năm trước). Cây ca cao chủ yếu trồng xen dưới tán điều tạo thêm thu nhập, gần đây giá giảm, năng suất thu hoạch thấp, nhà vườn không tiếp tục mở rộng diện tích.

Chăn nuôi:  

       Trong 9 tháng, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, xu hướng chăn nuôi đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy mô gia trại, trang trại.

Đàn trâu, bò có xu hướng giảm dần do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, phát triển diện tích trồng cây lâu năm, đồng cỏ chăn thả tự nhiên thu hẹp dần.

Đàn heo phát triển ổn định do nhu cầu tiêu thụ thịt heo từ phía Trung Quốc tăng đột biến, giá heo hơi tăng ở mức cao (47 – 50 ngàn đồng/kg), các đơn vị chăn nuôi trong và ngoài tỉnh đã không ngừng mở rộng tái đàn. Tuy nhiên từ giữa tháng 7/2016 đến nay giá heo hơi giảm mạnh (chỉ còn 41 – 42 ngàn đồng/kg), song với mức giá bán này hiện tại sau khi trừ chi phí người chăn nuôi vẫn có lãi. Một số địa phương như: Đức Linh, Hàm Tân đã tiến hành quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung với quy mô ngày càng lớn theo quy mô doanh nghiệp, trang trại; hiện nay toàn tỉnh có 10 doanh nghiệp chăn nuôi lợn (tập trung chủ yếu ở Đức Linh và Hàm Tân) với số lượng 28.436 con và 50 trang trại nằm rải rác ở các huyện với số lượng 62.164 con.

Tại thời điểm 01/9/2016: đàn trâu có 8.942 con (tăng 0,54% so với cùng kỳ năm trước); đàn bò có 162.512 con (giảm 0,43%); đàn lợn có 263.122 con (tăng 2,7%); đàn gia cầm có 2.625 ngàn con (giảm 0,27%).

Đàn gia cầm có xu hướng giảm nhẹ do tình hình thời tiết mưa nắng thất thường dễ gây bệnh, nhiều đơn vị chăn nuôi không mạnh dạn đầu tư mở rộng phát triển tổng đàn mà chỉ nuôi cầm chừng. Ngoài các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có khuynh hướng giảm dần, toàn tỉnh hiện có 8 trang trại với 107 ngàn con và 01 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi gia cầm với số lượng 19 ngàn con.

Công tác tiêm phòng; kiểm dịch động vật; kiểm soát giết mổ; phúc kiểm sản phẩm động vật được duy trì đều.

2. Lâm nghiệp:

Đến nay đã ươm giống gieo tạo được 4.700 ngàn cây. Cơ cấu cây giống chủ yếu là Keo lai, Keo lá liềm, Keo lá tràm, Bạch đàn, Trôm và Xoan chịu hạn (bằng 91,9% so với cùng kỳ).

Ước 9 tháng trồng rừng đạt 1.410 ha/ (đạt 57,9% kế hoạch năm; bằng 92,5% so với cùng kỳ); trong đó: 1.341 ha rừng sản xuất và 69 ha rừng phòng hộ. Trồng cây phân tán đạt 625 ngàn cây. Chăm sóc rừng đạt  5.050 ha (bằng 83,6% so với cùng kỳ năm trước), trong đó chăm sóc rừng phòng hộ 610 ha, chăm sóc rừng sản xuất 4.440 ha. Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đạt  4.200 ha (đạt 73,2% kế hoạch năm và bằng 57,1% so với cùng kỳ năm trước). Giao khoán bảo vệ rừng đạt 134.812 ha (đạt 113,9% kế hoạch năm; tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước). Phần lớn diện tích rừng đang được các hộ dân bảo vệ tốt, không có tình trạng chặt phá cây rừng, lấn chiếm đất rừng làm rẫy xảy ra trong khu vực nhận khoán.

Công tác phòng chóng cháy rừng luôn được chú trọng. Đã thành lập 9 ban chỉ huy PCCR huyện, 72 ban chỉ huy PCCR xã, 346 tổ, đội PCCR ở các địa phương; xây dựng 941,3 km đường băng cản lửa, 5 chòi canh lửa; trang bị 163 máy móc thiết bị, 2.005 dụng cụ thủ công, sẵn sàng ứng phó khi có tình huấn cháy khẩn cấp xảy ra. Ngoài ra còn bắt buộc các hộ dân sống trong khu vực có rừng ký cam kết bảo vệ rừng.

Từ đầu năm đến nay toàn tỉnh xảy ra 39 vụ cháy rừng với tổng diện tích bị thiệt hại là 79,2 ha. Hầu hết các vụ cháy chỉ là cháy thực bì, trảng cỏ không gây thiệt hại gì đến tài nguyên rừng và đã huy động 966 lượt người chữa cháy. Trong 39 trường hợp cháy, đã xử lý 01 vụ hành chính, 01 vụ hình sự thiệt hại 6,299 ha (tre, le, lồ ô) tại lâm phận BQLRPH Đức Linh. Nguyên nhân các vụ cháy trên chủ yếu do việc sử dụng lửa bất cẩn của người dân khi vào rừng canh tác, săn bắt động vật hoang dã, đốt than và các hoạt động dã ngoại...

Đã phát hiện 489 vụ vi phạm lâm luật (trong 9 tháng), trong đó; phá rừng trái phép 12 vụ, khai thác gỗ và lâm sản khác 71 vụ, mua bán động vận hoang dã 3 vụ, vi phạm về phòng chống cháy rừng 2 vụ, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép 150 vụ, chế biến gỗ và lâm sản khác 16 vụ, vi phạm khác 235 vụ. Đã xử lý 469 vụ (465 vụ vi phạm hành chính và 4 vụ vi phạm hình sự), tịch thu: 6 xe bò, 95 xe máy, 38 phương tiện khác; 498,5 m3 gỗ, tịch thu giá trị lâm sản ngoài gỗ trị giá 39,4 triệu đồng Tổng số tiền phạt, bán tang vật nộp vào ngân sách trong 9 tháng gần 3,7 tỷ đồng.

       3. Thủy sản:

- Nuôi trồng thuỷ sản: Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gặp khó khăn do thời tiết môi trường nuôi không được thuận lợi, lượng mưa ít hơn năm trước, tôm nuôi vẫn còn bị một số bệnh chưa có phương pháp điều trị triệt để. Diện tích thuỷ sản đang nuôi hiện có đạt 1.111,7 ha (bằng 92,5% so với cùng kỳ năm trước) trong đó: Nuôi tôm đạt 413,3 ha (bằng 67,3% so cùng kỳ năm trước); Nuôi cá đạt 698,4 ha (tăng 18,8%). Nuôi lồng bè toàn tỉnh có 1.751 lồng (tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước), trong đó: Nước mặn 1.330 lồng, tập trung chủ yếu ở Phú Quý (1.081 lồng), Tuy Phong (293 lồng) và Phan Thiết (56 lồng); Nuôi nước ngọt 421 lồng, tập trung ở 2 huyện Tánh Linh (301 lồng), Đức Linh (120 lồng).

Sản lượng nuôi trồng 9 tháng ước đạt 7.300 tấn (giảm 21,1% so với cùng kỳ năm trước), trong đó: Tôm thẻ chân trắng 4.010 tấn (giảm 36,3% so cùng kỳ năm trước).

- Khai thác thuỷ sản: Đầu tư đóng mới tàu cá tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao công suất, gắn với việc giảm tàu thuyền công suất nhỏ. Trong 9 tháng đã đóng mới nâng cấp 184 tàu thuyền (trong đó đóng mới là 41 chiếc)

Ngư trường khai thác từ đầu năm đến nay nhìn chung khá thuận lợi. Sản lượng khai thác 9 tháng ước đạt 154,2 ngàn tấn (tăng 1,1% so cùng kỳ năm trước), trong đó khai thác biển đạt 153,8 tấn . Vụ chính cá nam, ngư dân các ngành nghề đã tích cực ra khơi đánh bắt (khai thác gần bờ và các ngư trường xa); sản lượng khai thác khá ổn định.

- Sản xuất giống thuỷ sản: Toàn tỉnh có 131 cơ sở sản xuất giống thủy sản, tập trung chủ yếu tại xã Vĩnh Tân  huyện Tuy Phong, các cơ sở sản xuất đã tiến hành nâng cấp và mở rộng quy mô, chú trọng công nghệ sản xuất tôm giống sạch, kháng bệnh, chất lượng cao, không sử dụng kháng sinh mà chủ yếu sử dụng các loại men vi sinh. Từ đầu quý 3/2016 đến nay thời tiết thuận lợi, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở một số tỉnh phía nam phát triển nên sản xuất giống thuỷ sản cung ứng cho thị trường tăng khá. Ước 9 tháng các cơ sở kiểm dịch và xuất bán ra thị trường đạt 17.693 triệu post (tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước).

Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản luôn được tăng cường và duy trì đều. Tuy nhiên số vụ vi phạm vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực do ý thức trách nhiệm của người dân trong khai thác thuỷ sản biển chưa nhận thức sâu sắc vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Trong 9 tháng đầu năm đã phát hiện 577 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 3.753 triệu đồng. Trong đó: khoảng 85% số vụ vi phạm những loại hình khai thác như: Sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định ; khai thác hải sản nhỏ hơn quy định; giã cào bay trong thời gian cấm và sai vùng quy định.

II. Công nghiệp; Đầu tư phát triển :

1. Công nghiệp:

Tính theo giá so sánh 2010, dự ước giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đạt 18.488,9 tỷ đồng (tăng 8,1% so với 9 tháng năm trước); trong đó công nghiệp khai khoáng 682,3 tỷ đồng (giảm 19,5%); công nghiệp chế biến chế tạo 9.990,5 tỷ đồng (tăng 3,7%); sản xuất và phân phối điện đạt 7.724,3 tỷ đồng (tăng 18,3%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 91,8 tỷ đồng (tăng 2,7%).

Các sản phẩm sản xuất tăng (giảm) so với cùng kỳ năm trước là: khai thác cát xây dựng (giảm 15,1% so với 9 tháng năm trước), đá xây dựng (giảm 17,7%), muối hạt (giảm 12,6%), thủy sản đông lạnh (tăng 2,2%), nước mắm (tăng 4,6%), thức ăn gia súc (tăng 21,9%), gạch nung các loại (giảm 9,5%), hàng may mặc (tăng 8,8%), điện sản xuất (tăng 14,2%), nước máy sản xuất (tăng 7,9%), thủy sản khô (giảm 16,3%), nước khoáng (tăng 18,6%), hạt điều nhân (giảm 11,6%), sơ chế mủ cao su (tăng 16,3%)

Kết quả trên cho thấy sản xuất công nghiệp trên địa bàn 9 tháng đầu năm 2016 tăng trưởng do tác động của sản xuất điện vì công nghiệp khai khoáng giảm; công nghiệp chế biến và cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng trưởng thấp.

Công nghiệp khai khoáng giảm so với cùng kỳ năm trước do các nguyên nhân sau:

- Khai thác muối giảm do giá muối thấp, tiêu thụ khó khăn

- Khai thác đá giảm do không có nhiều công trình xây dựng mở rộng đường bộ như các năm trước

- Khai thác quặng gần như không đáng kể do hạn chế việc cấp phép

Hoạt động công nghiệp chế biến nhìn chung ổn định. Tuy các sản phẩm hàng nước khoáng, chế biến thức ăn gia súc tăng trưởng khá, song các sản phẩm may mặc, thuỷ sản đông lạnh, nước mắm chỉ đạt được mức độ tăng trung bình và các sản phẩm thuỷ sản khô, gạch nung, hạt điều nhân giảm khá lớn nên tính chung tăng trưởng không cao so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp ổn định và tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Công tác khuyến công được duy trì thường xuyên.

Trong 9 tháng đã thu hút được 04 dự án vào Khu công nghiệp (trong đó có 02 dự án đầu tư nước ngoài). Luỹ kế đến nay các Khu công nghiệp đã thu hút được 56 dự án thứ cấp (trong đó có 18 dự án đầu tư nước ngoài. Các khu công nghiệp trong tỉnh đến nay có 41 dự án đi vào hoạt động sản (trong đó có 14 dự án có vốn đầu tư nước ngoài). Trong số các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất có 33 dự án hoạt động thường xuyên, 8 dự án đang tạm ngừng và hoạt động cầm chừng do gặp khó khăn.

Đã thành lập Cụm công nghiệp Hồng Liêm với quy mô diện tích 30 ha nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 với tổng vốn đầu tư dự án là 68.346 triệu đồng nhằm phát triển ngành nghề sản xuất ván nhân tạo FC, sản xuất cát khuôn đúc, sản xuất thủy tinh lỏng và nghiền bột cát; đồng ý chủ trương cho Công ty cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Phú Long, (tại thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc với quy mô diện tích 48.898,6m2 với mục tiêu dự kiến thu hút, bố trí ngành nghề may mặc xuất khẩu…

Đã triển khai xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng; tiếp tục thực hiện các dự án thuỷ điện La Ngâu, Sông Luỹ, Đan Sách, Đan Sách 3, điện gió Phú Lạc, Phong điện 1 Bình Thuận (giai đoạn 2). Hoàn thành đường dây 220KV và Trạm biến áp 220/110KV Hàm Tân 250MVA. Đến nay Nhà máy điện gió Phú Lạc giai đoạn 1 có tổng công suất 24MW; sử dụng công nghệ tua-bin gió của hãng Vestas Đan Mạch với 12 trụ điện gió (tổng mức đầu tư gần 1.100 tỷ đồng) đã hoàn thành toàn bộ công tác lắp đặt, thử nghiệm và hòa lưới, đóng góp dòng năng lượng sạch cho hệ thống điện lưới quốc gia

 2. Đầu tư phát triển:

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước 9 tháng ước đạt 951,5 tỷ đồng (đạt 75% so với kế hoạch năm); trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh 633,3 tỷ đồng (đạt 71,3% KH năm); Vốn ngân sách cấp huyện 271,2 tỷ đồng (đạt 91,9% KH năm); Vốn ngân sách cấp xã 47 tỷ đồng (đạt 54,6% KH năm).

Đăng ký đầu tư:

Trong 8 tháng trên địa bàn tỉnh có 73 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư và Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư (46 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, vốn đầu tư 26.933 tỷ đồng; 27 dự án được cấp Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, vốn đầu tư tăng thêm: 199 tỷ đồng), tổng diện tích 466 ha; tổng vốn đầu tư đăng ký 27.132 tỷ đồng, tăng 3,9 lần so với cùng kỳ năm trước.

III. Thương mại, Giá cả, Du lịch, Xuất nhập khẩu, Giao thông vận tải

1. Thương mại, Giá cả :   

Tổng mức bán lẻ hàng hoá 9 tháng ước đạt 19.884,3 tỷ đồng (tăng 10,4% so với 9 tháng năm trước); doanh thu dịch vụ ước đạt 9.339,7 tỷ đồng (tăng 11,8% so với 9 tháng năm trước).

Đã tiếp tục tổ chức các hội chợ triển lãm trong tỉnh; vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia hội chợ triển lãm tại các tỉnh, thành phố nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa cho các sản phẩm trong tỉnh; tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các gian hàng tại Phiên chợ hàng Việt về các huyện: Phú Quý, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tuy Phong.   

Từ đầu năm đến nay, giá hàng tiêu dùng biến động không đáng kể; các mặt hàng thiết yếu giữ giá ổn định. Giá tiêu dùng sau 9 tháng tăng 2,74%; trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,73%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,23%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 2,08%; nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 7,86%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,19%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 21%; giáo dục tăng 10,53%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 2,26%; giao thông giảm 4,95%; bưu chính viễn thông giảm 0,92%. Nếu so với tháng cùng kỳ năm trước (sau 1 năm) thì chỉ số giá tiêu dùng là 103,24% (tăng 3,24%) và tính bình quân 9 tháng đầu năm 2016 thì chỉ số giá tiêu dùng là 102,34% (bình quân 9 tháng đầu năm 2016 tăng 2,34% so với bình quân 9 tháng đầu năm 2015).

2. Du lịch :

Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đã tổ chức thẩm định 27 cơ sở lưu trú du lịch, xếp hạng 20 cơ sở, đồng ý cho 07 cơ sở khắc phục hạn chế; cấp mới 07 thẻ hướng dẫn viên du lịch (05 hướng dẫn viên du lịch quốc tế). Phối hợp Tổng cục du lịch thẩm định, xếp hạng 12 cơ sở và kiểm tra khắc phục các mặt hạn chế cho 02 cơ sở.

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch duy trì đều. Đã vận động doanh nghiệp tham gia các Ngày hội, Liên hoan, Hội thi, Hội chợ du lịch, Chương trình xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Tham gia đoàn Tổng cục du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đi xúc tiến du lịch tại Hội chợ ITB Đức và chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam tại thành phố Praha (Cộng hòa Séc). Phát hành 2.300 tập gấp giới thiệu thông tin du lịch và các sự kiện, lễ hội lớn trong năm 2016; lắp đặt 01 trụ xoay thông tin du lịch, 25 pano và dán 10 áp phích thông báo đường dây nóng hỗ trợ du khách trên địa bàn thành phố Phan Thiết; thực hiện 1.000 folder, 1.000 túi giấy, 200 huy hiệu, 100 biểu trưng logo, 500 đĩa phim du lịch, cờ nheo ngôn ngữ Việt – Anh. Cung cấp 50 tin, bài ảnh cho website Hiệp hội Du lịch Bình Thuận, Đài Truyền thanh Phan Thiết…; cập nhật 420 tin bài, ảnh lên website du lịch Việt - Anh. Phối hợp với các cơ quan truyền thông giới thiệu các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch. Tiếp nhận hỗ trợ du khách 130 cuộc gọi đến thông qua đường dây nóng; cung cấp các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu các địa chỉ tham quan du lịch trong tỉnh cho du khách tại Trạm Thông tin hỗ trợ du khách Ga Phan Thiết.

Toàn tỉnh hiện có 424 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh với tổng số 13.214 phòng (đưa vào quản lý 84 cơ sở với 1.046 phòng, chủ yếu là nhà nghỉ). Đã xếp hạng 217 cơ sở lưu trú với 8.931 phòng, trong đó đạt tiêu chuẩn 5 sao 03 cơ sở với 348 phòng, đạt tiêu chuẩn 4 sao có 28 cơ sở với 3.142 phòng, 3 sao có 16 cơ sở với 1.209 phòng, 2 sao có 33 cơ sở với 1.427 phòng, 1 sao có 38 cơ sở với 907 phòng, nhà nghỉ du lịch có 64 cơ sở với 1.267 phòng, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê có 36 cơ sở với 550 phòng. Có 40 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có 06 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 23 doanh nghiệp lữ hành nội địa 11 chi nhánh văn phòng đại diện của các hãng lữ hành

Công tác quy hoạch du lịch và thu hút đầu tư được tiếp tục chú trọng. Trong 9 tháng năm 2016, có 01 dự án chấp thuận đầu tư, thu hồi 02 dự án. Luỹ kế trên địa bàn bàn toàn tỉnh có 389 dự án du lịch được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, với tổng diện tích đất cấp là: 6.178 ha và tổng vốn đăng ký đầu tư là: 53.959 tỷ đồng. Trong đó, có 24 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng diện tích đất cấp là 2.153 ha và tổng vốn đăng ký là 21.236 tỷ đồng; 365 dự án đầu tư trong nước, với tổng diện tích đất cấp là 4.025 ha và tổng vốn đăng ký là: 32.723 tỷ đồng. Có 170 dự án đi vào hoạt động.

Dự ước 9 tháng đầu năm 2016 lượt khách đến lưu trú đạt 3.177,9 ngàn lượt khách, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước (trong đó khách quốc tế đạt 372 ngàn lượt khách; tăng 13,1%) với 4.816,7  ngàn ngày khách; tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước (trong đó khách quốc tế đạt 971,7 ngàn ngày khách; tăng 15,1%); doanh thu du lịch 9 tháng ước đạt 6.428,7 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.

3. Xuất nhập khẩu :

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 9 tháng ước đạt 255,3 triệu USD (tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhóm hàng thuỷ sản đạt 97,2 triệu USD (tăng 13,4%), hàng nông sản đạt 7,4 triệu USD (giảm 0,4%), hàng hoá khác 150,7 triệu USD (tăng 6,3%), trong đó hàng may mặc 108,4 triệu USD (tăng 6,7%) với một số mặt hàng: cao su 1.320 tấn; quả thanh long 5.044 tấn; thuỷ sản 15.268 tấn.

Xuất khẩu dịch vụ du lịch 9 tháng ước đạt 126,8 triệu USD; đạt 78,3% KH năm; tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Nhập khẩu 9 tháng ước đạt 117,4 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả trên cho thấy so với cùng kỳ năm trước kim ngạch xuất khẩu hàng hoá khá ổn định. Tuy hàng nông sản giảm chút ít và hàng may mặc tăng không cao so với cùng kỳ năm trước nhưng mặt hàng thuỷ sản tăng khá đã đưa kết quả xuất khẩu hàng hoá toàn tỉnh tăng. Mặt hàng cao su xuất tăng khá so với cùng kỳ, song giá vẫn đứng ở mức thấp và so với kế hoạch năm đạt còn thấp (giá trị xuất khẩu 9 tháng đạt 23,2% KH); mặt hàng quả thanh long giá xuất khẩu chưa thật ổn định, lượng hàng và giá trị giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước.

4. Giao thông vận tải :        

Vận tải hàng hoá, hành khách ổn định, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đi lại của nhân dân. Ước tính khối lượng luân chuyển hàng hoá đường bộ 9 tháng đạt 316,6 triệu tấnkm (tăng 11% so với cùng kỳ năm trước); luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 773 ngàn tấnkm (tăng 5,2%); luân chuyển hành khách đường bộ đạt 724 triệu lượt ngườikm (tăng 8,0%); luân chuyển hành khách đường thuỷ ước đạt 2.901 ngàn lượt ngườikm (tăng 5,0%).

Công tác tuần tra, kiểm soát đường bộ được duy trì thường xuyên, đã kịp thời xử lý ngăn chặn xe quá tải, quá khổ lưu thông trên các tuyến đường, giải tỏa các tụ điểm lấn chiếm lòng lề đường nhằm đảm bảo tối đa an toàn giao thông. Công tác kiểm tra  đường thuỷ luôn được chú trọng, nhất là các cơ sở có các phương tiện thủy nội địa có phương tiện vận tải hành khách đi lại, tham quan, vui chơi giải trí bằng đường thủy; đã phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính 03 trường hợp vi phạm “Không có đăng kiểm phương tiện vận tải khách” và “Không dán số hiệu theo quy định”.

IV. Thu, chi ngân sách; Hoạt động tín dụng:

1. Thu, chi ngân sách:

Thu ngân sách trên địa bàn 9 tháng ước đạt 6.319 tỷ đồng, đạt 83,7% dự toán năm, (tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước). Nếu loại trừ thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu thì kết quả thu nội địa đạt 3.800,8 tỷ đồng, đạt 75,2% dự toán năm, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu thuế phí 3.506,1 tỷ đồng (đạt 77,5% DT năm; tăng 21,3% so cùng kỳ năm trước).

Trong thu ngân sách, dự ước các khoản thu 9 tháng đạt và tăng (giảm) so với cùng kỳ năm trước như sau: thu từ doanh nghiệp nhà nước 601,1 tỷ đồng (giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước); thu ngoài quốc doanh 577 tỷ đồng (tăng 7,9%); thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 691,6 tỷ đồng (tăng gấp 2,4 lần), thu thuế thu nhập cá nhân 215,5 tỷ đồng (tăng 13,8%); thuế bảo vệ môi trường 551,8 tỷ đồng (tăng gấp 1,9 lần); thu xổ số kiến thiết 436,1 tỷ đồng (giảm 0,9%); các loại phí, lệ phí 69,5 tỷ đồng (giảm 22,6%); thu tiền sử dụng đất 294,6 tỷ đồng (tăng 35,6%), thu từ dầu thô 1.057,8 tỷ đồng (giảm 51,7% so với cùng kỳ năm trước); thuế xuất nhập khẩu đạt 1.460,5 tỷ đồng (tăng gấp 10,5 lần so với cùng kỳ năm trước).

Riêng Khối huyện, thị xã, thành phố; kết quả thu 9 tháng ước đạt 1.388 tỷ đồng (đạt 72,8% dự toán năm), tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Phan Thiết đạt 528,9 tỷ đồng (tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước), La Gi  đạt 101 tỷ đồng (giảm 7,9%), Tuy Phong đạt 173,9 tỷ đồng (tăng 1,23%), Bắc Bình đạt 74,8 tỷ đồng (giảm 14,5%), Hàm Thuận Bắc đạt 154,5 tỷ đồng (tăng 11,9%), Hàm Thuận Nam đạt 117,8 tỷ đồng (tăng 4,3%), Tánh Linh đạt 68,9 tỷ đồng (giảm 4,6%), Hàm Tân đạt 59,6 tỷ đồng (giảm 10%), Đức Linh đạt 89,2 tỷ đồng (giảm 12%), Phú Quý đạt 19,2 tỷ đồng (giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước).

Nhìn chung thu ngân sách đã có nhiều cố gắng. Một số khoản thu năm nay có tỷ trọng lớn trong dự toán đã tăng cao so với cùng kỳ năm trước nên đã tác động đến mức tăng thu khá là: thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là thu từ nhà thầu phụ Điện Vĩnh Tân), thuế bảo vệ môi trường (thu phí xăng dầu), thu tiền sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu; trong đó thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến nay đã vượt dự toán năm.

Ước chi ngân sách địa phương 9 tháng đạt 5.084,3 tỷ đồng (đạt 75,2% dự toán năm); trong đó chi đầu tư phát triển 743,4 tỷ đồng (đạt 72% dự toán năm); chi thường xuyên 3.384,7 tỷ đồng (đạt 70,9% dự toán năm). Trong chi ngân sách, đã bám sát theo Nghị quyết HĐND Tỉnh, ưu tiên chi đầu tư phát triển; đảm bảo thanh toán khối lượng công trình trọng điểm, các khoản chi lương, phụ cấp lương, kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động bộ máy hành chính, các chính sách an sinh xã hội, các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.

2. Hoạt động tín dụng:   

Hoạt động tín dụng ổn định; mặt bằng lãi suất ổn định so với đầu năm. Lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 4,3-5,5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 5,4-7,1%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng là 6,0-7,2%/năm. Lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 7%/năm, các lĩnh vực khác từ 9,0-11%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 10,5-11,5%/năm.

Các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn để tạo nguồn cho vay phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đến 31/7/2016, nguồn vốn huy động đạt 24.318 tỷ đồng (tăng 14,18% so với đầu năm); tổng dư nợ cho vay đạt 28.318 tỷ đồng (tăng 5,55% so với đầu năm).

Ước đến 30/9/2016: vốn huy động đạt 24.853 tỷ đồng (tăng 16,7% so với đầu năm); dư nợ đạt 29.511 tỷ đồng (tăng 10% so với đầu năm).

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng, trong đó chú trọng tăng cường các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ của khách hàng vay; hạn chế, ngăn ngừa nợ xấu mới phát sinh; cơ cấu lại nợ theo đúng quy định của pháp luật. Đến 31/7/2016, nợ xấu trên địa bàn là 319 tỷ đồng, chiếm 1,13% tổng dư nợ, tăng 0,27% so với đầu năm.

Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên. Đến 31/7/2016 dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 14.160 tỷ đồng (chiếm 50% tổng dư nợ); dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 787 tỷ đồng (chiếm 2,78% tổng dư nợ); dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 6.015 tỷ đồng (chiếm 21,24% tổng dư nợ); dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 2,5 tỷ đồng. Dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội đạt 1.962 tỷ đồng/ 123.353 khách hàng.

Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định 67: Đến 31/8/2016 các tổ chức tín dụng đã tiếp cận 165/172 tàu được UBND tỉnh phê duyệt, đã nhận 73 hồ sơ của khách hàng có nhu cầu vay đóng tàu theo Nghị định 67, trong đó đã ký hợp đồng tín dụng với 60 hồ sơ, đang xử lý 12 hồ sơ, từ chối cho vay 01 hồ sơ. Tổng số tiền cam kết cho vay theo hợp đồng tín dụng là 376,5 tỷ đồng, đã giải ngân được 354 tỷ đồng (dư nợ cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 157,2 tỷ đồng và cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 192,9 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 3,9 tỷ đồng); cho vay vốn lưu động 115 triệu đồng.

Cho vay nhà ở xã hội: Đến 31/7/2016, dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở là 47.201 triệu đồng/112 khách hàng, trong đó dư nợ cho vay mua nhà ở xã hội là 1.637 triệu đồng/14 khách hàng, dư nợ cho vay để xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa nhà ở là 45.0564 triệu đồng/98 khách hàng.

Hỗ trợ người dân giải quyết các khó khăn do nắng hạn trên địa bàn: Đến ngày 31/7/2016 trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ lũy kế đạt 22,34 tỷ đồng/61 khách hàng (01 doanh nhiệp và 65 hộ dân) gặp khó khăn do hạn hán           

Công tác tiền tệ kho quỹ, thanh toán bù trừ điện tử và thanh toán điện tử liên ngân hàng được tổ chức thực hiện tốt. Thanh toán không dùng tiền mặt được quan tâm đẩy mạnh. Mạng lưới ATM và POS tiếp tục được duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo chất lượng dịch vụ. Đến nay, toàn địa bàn có 151máy ATM, tăng 8 máy so với đầu năm và 1.142 máy POS, tăng 95 máy so với đầu năm. Hầu hết máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau, góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

V. Văn hóa, Thể thao;  Giáo dục; Y tế, Xã hội:

1. Văn hoá, Thể thao:

Hoạt động văn hoá: Công tác tuyên truyền phục vụ các ngày Lễ, Tết, kỷ niệm quê hương, đất nước, đáp ứng kịp thời, hiệu quả, nhất là bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Đưa văn hóa về cơ sở phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng (nhất là tổ chức tốt Dạ hội Điện ảnh năm 2016 tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam). Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc được quan tâm. Các Chương trình nghệ thuật phục vụ tốt các sự kiện chính trị của địa phương; tổ chức thành công Hội diễn nghệ thuật không chuyên tỉnh Bình Thuận lần thứ VII năm 2016. Công tác tổ chức và quản lý lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể quan tâm chỉ đạo theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào thực chất gắn với xây dựng nông thôn mới, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình, hưởng ứng. Nhiều hoạt động trong lĩnh vực gia đình được triển khai có hiệu quả, thiết thực, tiêu biểu là tổ chức “Ngày hội Gia đình văn hóa tiêu biểu” tỉnh Bình Thuận lần thứ III năm 2016           

Trong 9 tháng đã tổ chức 05 đợt triển lãm; 03 Hội chợ. Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh thực hiện 45/90 buổi văn nghệ (đạt 50%) tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội và tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021

Hoạt động văn hóa, nghệ thuật chuyển mạnh về cơ sở. Đã thực hiện các chương trình văn nghệ quần chúng phục vụ Lễ, Tết như: "Sắc Xuân”, “Rộn ràng mùa Xuân”, “Ký ức tháng Tư";  Tham gia Liên hoan "Tiếng hát Miền Đông" (tại tỉnh Ninh Thuận); "Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm năm 2016" (tại An Giang); xây dựng chương trình tham gia các hội thi, hội diễn văn nghệ; tổ chức Hội diễn nghệ thuật không chuyên tỉnh Bình Thuận lần VII/2016

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận: Đón và phục vụ 2.181 Đoàn, với 146.489 lượt người, trong đó có 710 lượt khách nước ngoài. Tổ chức 188 lễ viếng báo công, lễ kết nạp Đảng, lễ kết nạp Đoàn.

Bảo tàng tỉnh: Sưu tầm, khai quật 107/120 hiện vật, cổ vật; tiếp nhận và trưng bày chiếc máy bay A37; đón trên 1.700 khách tới tham quan Nhà Trưng bày hiện vật; thực hiện tốt công tác quản lý văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh; Tổ chức trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Khu di tích lịch sử Cát Bay (Bình Thạnh - Tuy Phong); quản lý di vật, cổ vật và tổ chức lễ hội tại một số di tích trên địa bàn huyện Phú Quý; Phối hợp Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam thực hiện dự án "Văn hóa biển đảo Nam Trung bộ - Bảo tồn và phát huy giá trị" tại huyện Phú Quý.

Ban Quản lý Di tích tháp Pô Sah Inư: Đón 100.550 lượt khách, trong đó có 21.354 khách nước ngoài; Tổ chức  35 xuất biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm và trình diễn nghề dệt thổ cẩm, làm gốm và nặn bánh gừng; trình diễn nghệ thuật tranh cát và viết chữ thư pháp do nhóm khuyết tật “Khát vọng” sáng tác…

Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm Bình Thuận: Đón 7.677 lượt khách, trong đó có 32 lượt khách nước ngoài. Tiếp nhận 652 cổ vật Chămpa và Hội thi tay nghề gốm và dệt lần thứ VI/2016; liên hoan dân ca Chăm và trình diễn trang phục truyền thống; trình diễn tay nghề gốm và dệt, biểu diễn chương trình văn nghệ dân gian; trò chơi dân gian; sưu tầm trao đổi được 01 cổ vật (ống nhổ chân voi) chất liệu đồng đầu thế kỷ XIX.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được tiếp tục nâng cao chất lượng, đi vào thực chất gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn tỉnh có 283.446/291.966 hộ đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa” (đạt 97,1%); có 1.606/1.667 cơ quan, đơn vị đăng ký xây dựng “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa” (đạt 96,3%). Có 704/705 thôn, khu phố đã tổ chức phát động xây dựng “Thôn khu phố văn hóa”. Có 60/96 xã đã tổ chức phát động xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, đã công nhận thêm 02 xã (Thiện Nghiệp - Phan Thiết và Tân Tiến - LaGi) đạt danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, nâng tổng số xã đạt chuẩn là 17 xã. Có 15/31 phường, thị trấn đã  phát động xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” và đã công nhận 02 phường, thị trấn (Đức Thắng - Phan Thiết, Tân Minh - Hàm Tân) đạt danh hiệu “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.

Đến cuối tháng 8 năm 2016, toàn tỉnh có 92/127 xã, phường, thị trấn có Ban Chỉ đạo mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện được 72,44% (đạt 120,7% kế hoạch); có 85/705 thôn, khu phố có Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, thực hiện được 12% (đạt 102,5% kế hoạch); có 240 “Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình” ở cơ sở; 398 “Địa chỉ tin cậy” và 257 “Đường dây nóng” trong mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng.

Hoạt động thể dục thể thao: Tổ chức thành công các giải thể thao truyền thống vào dịp Lễ, Tết gắn với phục vụ phát triển du lịch; nổi bật là tổ chức ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân và kỷ niệm 70 năm Ngày thể thao Việt Nam (27/3/1946 - 27/3/2016). Duy trì các giải thể thao biển như lướt ván buồm, lướt ván diều, đua thuyền truyền thống... Công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an toàn các bãi tắm biển, hồ bơi, hoạt động thể thao trên biển được tăng cường.

Đã cử các đội thể thao tỉnh tham gia 27 giải thể thao cấp khu vực, quốc gia và quốc tế, nổi bật là đạt Huy chương Vàng giải đua thuyền rồng quốc tế Kedah, Malaysia năm 2016. Đến ngày 24/8/2016, đạt được 78/100 huy chương (đạt 78%), trong đó 28/26 HCV (đạt 108%), 21/32 HCB (đạt 66%), 29/42 HCĐ (đạt 69%). Có 55/45 kiện tướng, dự bị kiện tướng (đạt 122%), 74/70 vận động viên Cấp I (đạt 106%).

2. Giáo dục:

a/ Về đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đã kiểm tra đôn đốc các cơ sở giáo dục và đào tạo tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, kết hợp đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học; đề ra các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; quan tâm đúng mức đến việc giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh. Chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn (học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực và quốc gia) của năm học 2015 - 2016 đều chuyển biến tiến bộ so với năm học trước, cụ thể:

*Giáo dục mầm non:

Thực hiện đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ đạt 100% cả về thế chất và tinh thần. Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở Y tế, phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc sức khoẻ, phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì…

- 100% trẻ đến trường công lập đều được theo dõi thể lực qua biểu đồ tăng trưởng, trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cuối năm học còn 1.757 cháu, tỷ lệ 3,2%, so với đầu năm giảm 3,07% và thể thấp còi: 1.534 cháu, tỷ lệ 1,92%, so với đầu năm giảm 3,28%.

- Số trẻ 3-5 tuổi học 2 buổi/ ngày đạt tỷ lệ 92,61%, tăng 2,32% so với năm học trước; trong đó trẻ được học bán trú đạt  tỷ lệ 83,04%, tăng 6,98% so với năm trước.

- Số trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 100%, so với năm học trước tăng 1,81%; trong đó trẻ 5 tuổi học bán trú đạt 82,6%, tăng 10,35% so với năm học trước.

* Giáo dục phổ thông

- Tiểu học: (đánh giá theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014)

+ Phẩm chất: xếp loại mức độ “Đạt” đạt tỷ lệ 99,95%, tăng 0,01% so với năm học trước;

+ Năng lực: xếp loại mức độ “Đạt” đạt tỷ lệ 99,65%, tăng 0,17% so với năm trước;

+ Hoạt động học tập: xếp loại mức độ “Hoàn thành”: môn Toán đạt tỷ lệ 99,16% tăng 0,21%  so với năm học trước; môn tiếng Việt đạt tỷ lệ 98,92% tăng 0,47% so với năm học trước.

- Trung học cơ sở: Học sinh đạt học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ 55,04% tăng 1,72% so với năm học trước; học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt đạt tỷ lệ 90,62% tăng 0,28% so với năm trước.

- Trung học phổ thông: Học sinh đạt học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ 54% tăng 9,12% so với năm trước; học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt đạt tỷ lệ 90,55% tăng 1,23% so với năm trước.

* Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia:

- Kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh năm học 2015-2016: Toàn tỉnh có 556 học sinh đạt giải, trong đó: 09 Giải nhất, 73 Giải nhì và 474 Giải Ba. So với năm học trước, tăng  85 giải (Giải nhất giảm:  06; giải nhì tăng: 10; giải ba tăng: 81).

- Kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh năm học 2015-2016: Toàn tỉnh có 250 học sinh đạt giải, trong đó: 13 Giải nhất, 35 Giải nhì và 202 Giải Ba. So với năm học trước, tăng 14 giải (Giải nhất tăng: 01 ; giải nhì tăng: 03; giải ba tăng: 10).

- Kết quả Kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh năm học 2015 - 2016:            Tổng số học sinh đạt giải: 82, trong đó: 08 Giải nhất, 21 Giải nhì và 53 Giải Ba. So với năm học trước, tăng 19 giải (Giải nhất tăng: 04; giải nhì tăng: 13; giải ba tăng: 03).

- Kỳ thi Olympic các trường Chuyên phía Nam năm học 2015-2016, tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, trường trung học phổ thông Chuyên Trần Hưng Đạo có 41 học sinh đạt Huy chương, cụ thể: 14 Huy chương Vàng, tăng 05 giải so với năm học trước; 14 Huy chương Bạc, giảm 01 giải so với năm học trước; 13 Huy chương Đồng, tăng 02 giải so với năm học trước.

- Kết quả Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, tỉnh Bình Thuận có 08 học sinh đạt giải, cụ thể: 04 Giải ba, 04 giải khuyến khích. So với năm học 2014-2015, tăng 02 giải ba và giảm 04 giải khuyến khích.

- Trong Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc (do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại 02 tỉnh tại tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An) đoàn vận động viên học sinh Bình Thuận đã đạt được 27 huy chương (08 huy chương Vàng, 06 huy chương Bạc, 13 huy chương Đồng).

* Kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tốt nghiệp các cấp phổ thông:

- Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt tỷ lệ 92,59%, tăng 5,86% so với năm trước (năm học trước 86,73%).

- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt tỷ lệ 99,18%, tăng 0,12% so với năm trước.

- Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 99,96%, tăng 0,03% so với năm trước.

b/ Về củng cố, duy trì nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục:

* 100% số xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã); huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) đảm bảo duy trì chuẩn quốc gia về  phổ cập giáo dục tiểu học – xóa mù chữ.

* 100% số xã, huyện đảm bảo duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1.

* Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí về phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại 127/127 xã và 10/10 huyện đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia.

* 125/127 xã và 10/10 huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giao dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỉnh Bình Thuận đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm tra và có Quyết định công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi (Quyết định số 1863/QĐ-GDĐT ngày 02/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XII nhiệm kỳ 2010 – 2015 đề ra.

c/ Về khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

Năm học 2015 – 2016, ngành Giáo dục và các địa phương trong tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp tích cực và thường xuyên tổ chức kiểm tra, vận động học sinh bỏ học ra lớp. Đặc biệt sau hai năm thực hiện Cuộc vận động “Mỗi nhà giáo và cán bộ giáo dục giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, bước đầu đã có hiệu quả. Số học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông bỏ học trong năm học 2015-2016 là 1.655 em, tỷ lệ 0,74% (giảm 592 học sinh, tỷ lệ giảm 0,26 % so với năm học trước), cụ thể từng cấp học như sau:

* Cấp tiểu học: có 31 học sinh bỏ học, tỷ lệ 0,03% (giảm 01 học sinh, tỷ lệ không tăng, giảm so với năm học trước);

* Cấp trung học cơ sở: có 1.129 học sinh bỏ học, tỷ lệ 1,5% (giảm 208 học sinh, tỷ lệ giảm 0,25% so với năm học trước);

* Cấp trung học phổ thông: có 495 học sinh bỏ học, tỷ lệ 1,45%, (giảm 383 học sinh, tỷ lệ giảm 1,01% so với năm học trước).

3. Y tế :

a/ Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dự ước 9 tháng, tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai đạt 99%; khám thai đủ 03 lần đạt 95%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ đẻ đạt 99,5%; tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh đạt 98,5%; tỷ lệ tử vong mẹ ở mức 12,2/100.000 trẻ đẻ sống (Kế hoạch giao <20/100.000 trẻ đẻ sống). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 8,8%.

b/ Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Đã cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 1.665/2.131 cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh (đạt tỷ lệ 78%). Trong đó, tuyến tỉnh đã cấp 370/372 cơ sở thuộc tuyến tỉnh quản lý (đạt tỷ lệ 99,5%); tuyến huyện đã cấp 1.295/1.755 cơ sở (đạt tỷ lệ 74%). Đã tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại 3.618 cơ sở/6.841 cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Ngành Y tế (đạt tỷ lệ 52,9%); trong đó tuyến tỉnh đã thanh tra, kiểm tra 249/372 cơ sở (đạt tỷ lệ 66,9%).

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật vượt mức cho phép với số người mắc 88 người; không có tử vong.

c/ Các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, y tế dự phòng

Các bệnh dịch truyền nhiễm được giám sát chặt chẽ, nhất là dịch bệnh cúm A N5N1, H7N9, dịch sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Từ đầu năm đến nay có 1.847 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, không có tử vong, số ca mắc tăng 71,8% so với cùng kỳ (1075 ca); số mắc bệnh tay chân miệng có 182 ca, giảm 37% so cùng kỳ (289 ca), không có tử vong; chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A H5N1, H7N9 trên người. Các đơn vị y tế dự phòng tỉnh, huyện và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã chủ động, tích cực triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, điều trị các loại bệnh dịch, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh

Dự ước trong 9 tháng, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin đạt 79% so với kế hoạch năm.

Đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt các hoạt động bảo đảm vệ sinh môi trường, y tế trường học, vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, kiểm dịch y tế, nâng cao chất lượng dinh dưỡng cộng đồng.

Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tiếp tục được duy trì và tăng cường (số bệnh nhân nhiễm HIV hiện còn sống có địa chỉ tại Bình Thuận: 1.098 người). Trong 7 tháng đầu năm đã phát hiện 116 trường hợp nhiễm HIV; trong đó có địa chỉ tại Bình Thuận: 55 bệnh nhân. Hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại các huyện, thị xã được duy trì và phát triển; kết quả điều trị tính đến ngày 26/8/2016 có 793 bệnh nhân đang điều trị, 607 bệnh nhân điều trị liều duy trì và 186 bệnh nhân đang trong giai đoạn dò liều.

Công tác phòng chống bệnh sốt rét; phòng chống bệnh đái tháo đường; phòng, chống bệnh nội tiết duy trì đều. Bệnh sốt rét giảm so cùng kỳ năm 2015; thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng muối I ốt tại nơi sản xuất (nhà máy) trên địa bàn toàn tỉnh. Tăng cường công tác truyền thông phòng chống các rối loạn thiếu I ốt trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp cho người dân có thói quen sử dụng muối I ốt để đạt hộ gia đình sử dụng muối I ốt trên 95% .

Duy trì hoạt động Chương trình chống lao quốc gia, hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV cho bệnh nhân Lao và chuyển bệnh nhân đồng nhiễm Lao-HIV đến Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS để chăm sóc hỗ trợ; giám sát bệnh nhân lao kháng thuốc; tập huấn triển khai uống INH dự phòng lao cho trẻ em; phối hợp với chương trình phòng, chống Bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính (COPD) và hen phế quản (HPQ) tập huấn và khám sàng lọc cho bệnh nhân tại huyện Phú Quý. Tổ chức khám sàng lọc lao cho phạm nhân Trại giam Z30D, Trại giam Huy Khiêm.

Công tác phòng, chống bệnh phong - khám, chữa bệnh da liễu: Đã xây dựng kế hoạch tiến tới loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Số bệnh nhân khám và điều trị bệnh da liễu tăng so với cùng kỳ năm 2015.

Khám và điều trị bệnh về mắt: Đã vận động những người dân trên 60 tuổi thường xuyên khám mắt để có chỉ định phẫu thuật kịp thời. Tổ chức tuyên truyền trực tiếp, phát tờ rơi tại cộng đồng các kiến thức phòng chống bệnh Mắt cho người dân đến khám, điều trị tại chỗ và các đợt đi khám, mổ tuyến. Các cơ sở y tế trong tỉnh đã tổ chức khám cho 33.369 lượt người bệnh về mắt, thực hiện 3.194 cas tiểu phẫu. Số bệnh nhân được phẫu thuật miễn phí: 394 cas.

d/ Công tác khám chữa bệnh:

Công tác khám chữa bệnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Số lượt khám, chữa bệnh trong 9 tháng có 2.060 ngàn lượt (tăng 0,2% so với cùng kỳ). Số bệnh nhân nội trú 134,6 ngàn luợt (tăng 2,5 % so với cùng kỳ). Các cơ sở khám, chữa bệnh công lập triển khai thực hiện tốt Luật Bảo hiểm y tế, không để xảy ra sai sót chuyên môn gây hậu quả nghiêm trọng.

4. Lao động  Xã hội, Chính sách :

Ước 9 tháng, giải quyết việc làm cho 18.250 lao động, đạt 76,04% so với kế hoạch năm; trong đó đưa đi làm việc ở nước ngoài 70 lao động, cho vay vốn giải quyết việc làm 1.068 lao động, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh 3.100 lao động, các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội 14.012 lao động. Tổ chức tuyển mới và đào tạo nghề cho 7.206 người (đạt 72,6% KH năm), trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật là 4.706 người (đạt 67,23% KH năm)

Đã ban hành Quyết định trợ cấp một lần cho: 210 trường hợp (16 trường hợp theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg; 174 trường hợp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg; 20 trường hợp theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg). Cấp Bảo hiểm y tế cho 494 trường hợp (170 trường hợp theo Quyết định 290; 305 trường hợp theo Quyết định số 62; 19 trường hợp theo Nghị định số 150).

Quyết định trợ cấp cho 1.005 trường hợp (04 người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945); 01 người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; 01 Anh hùng lực lượng vũ trang; 184 Mẹ Việt Nam anh hùng; 01 người hưởng chính sách như thương binh; 52 trường hợp hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 36 trường hợp người hoạt động kháng chiến; 21 người có công giúp đỡ cách mạng; 334 trường hợp người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 324 gia đình liệt sĩ hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ; 43 tuất thương binh, bệnh binh; 04 tuất vợ liệt sỹ lấy chồng khác). Cấp Bảo hiểm y tế cho 198 trường hợp là thân nhân người có công.

Triển khai hỗ trợ 38 nhà ở người có công với kinh phí 1,52 tỷ đồng do Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ; Tổ chức rà soát, xét duyệt đối tượng người có công đang có nhu cầu cần hỗ trợ nhà ở để Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam hỗ trợ từ nguồn kinh phí 10 tỷ đồng.

Tổ chức đưa 159 người có công đi tham quan Hà Nội, viếng Lăng Bác; đưa 759 người có công đi điều dưỡng tập trung. Trợ cấp điều dưỡng tại nhà cho 3.400 người có công.

Đến 31/8/2016, đã vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 6,4 tỷ đồng, đạt 107,6% so với kế hoạch.

Về thực hiện các dự án, chính sách ở địa phương: Đã giải quyết cho 2.299 hộ nghèo vay vốn sản xuất, nguồn vốn thực hiện 64.353 triệu đồng, nâng tổng số hộ dư nợ đến nay tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 256.572 triệu đồng/13.731 hộ; giải ngân vốn vay mới cho 6.383 lượt học sinh - sinh viên với kinh phí là 35.683 triệu đồng; nâng tổng số hộ dư nợ đến nay tại Ngân hàng CSXH là 495.467 triệu đồng/20.269 hộ (24.405 sinh viên); Cấp 42.701 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo và 38.294 thẻ Bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo.

Đã giải quyết trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng cho 33.036 đối tượng bảo trợ xã hội, có 513 đối tượng đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Duy trì 127 xã, phường đăng ký phù hợp với trẻ em (trong đó có 117 xã, phường đạt tiêu chuẩn). Huy động Quỹ Bảo trợ trẻ em được 1.250 triệu đồng (đạt 62,5% KH năm). Tiếp tục duy trì 81 xã, phường thị trấn không có tệ nạn mại dâm.

    Dự ước tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 9 tháng đầu năm 2016 tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 0,8%; nhóm công nghiệp xây dựng tăng 7,0% (công nghiệp tăng 7,4%, xây dựng tăng 6,1%); dịch vụ tăng 6,8%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 56%.

CTK Bình Thuận




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/