TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Tình hình kinh tế - xã hội, tháng 12 và năm 2023 tỉnh Bình Thuận

Năm 2023 tình hình kinh tế - xã hội tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực so với năm 2022; tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây được đưa vào hoạt động, cùng với việc Bình Thuận tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh” tạo hiệu ứng tích cực quảng bá du lịch, thu hút các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Tuy nhiên cũng có những khó khăn, thách thức, đặc biệt còn nhiều yếu tố rủi ro khó lường từ tình hình lạm phát trong nước cũng như thế giới tăng, dẫn đến sức mua của các nước trên thế giới giảm, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu của các đơn vị sản xuất trong tỉnh.

 

I. Tăng trưởng kinh tế

Dự ước tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) năm 2023 tăng 8,10% so với năm 2022; trong đó: giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,31%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,55% (trong đó công nghiệp tăng 5,81%); khu vực dịch vụ tăng 14,37%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,22%.

Cơ cấu kinh tế trong GRDP năm 2023: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 26,20% (năm 2022 chiếm 27,12%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,53% (năm 2022 chiếm 34,75%); khu vực dịch vụ chiếm 34,62% (năm 2022 chiếm 32,10%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,65% (năm 2022 chiếm 6,03%).

 

 Năng suất lao động xã hội tiếp tục có sự cải thiện, dự ước năm 2023 đạt 160 triệu đồng/lao động. GRDP bình quân đầu người ước đạt 86,66 triệu đồng/người/năm, tăng 12,53% so với năm 2022; tương đương 3.703,44 USD, tăng 12,05% so với năm 2022.

II. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 duy trì mức tăng trưởng ổn định; dự ước GRDP ngành nông nghiệp năm 2023 tăng 3,31%([1]) (trong đó: nông nghiệp tăng 3,87%, đóng góp 2,6 điểm phần trăm; lâm nghiệp tăng 3,04%, đóng góp 0,11 điểm phần trăm; khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng 2,04%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản). Tình hình thời tiết năm 2023 thuận lợi, nguồn nước tưới các công trình hồ chứa, đập thủy lợi đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tình hình sản xuất có những chuyển biến tích cực, trồng trọt giữ ổn định, chăn nuôi tiếp tục tăng trưởng, thủy sản khai thác ổn định. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn còn khó khăn do biến đổi khí hậu, thị trường, giá vật tư nguyên liệu đầu vào tăng cao; ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn ít; chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của một số sản phẩm nông nghiệp còn thấp;...

1. Trồng trọt

1.1. Cây hàng năm: diện tích gieo trồng sơ bộ năm 2023 đạt 200.454 ha, tăng 1,4% so với năm 2022 (tăng 2.830,9 ha). Diện tích, sản lượng tăng so với cùng kỳ chủ yếu tăng ở các cây lương thực, bắp và lang; cây chất bột khác.

- Cây lương thực có hạt diện tích sơ bộ đạt 138.474 ha, tăng 2,5% (tăng 3.344,6 ha) so với năm 2022, diện tích cây lương thực tăng chủ yếu ở cây lúa vụ hè thu; sản lượng lương thực đạt 843.893 tấn, tăng 1,4% (tăng 11.734,6 tấn). Cây lúa diện tích sơ bộ đạt 123.299,8 ha, tăng 2,4% (tăng 2.834,5 ha) so với năm 2022; năng suất bình quân đạt 60,3 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha; sản lượng đạt 744.048,3 tấn, tăng 1,1%. Cây bắp diện tích sơ bộ đạt 15.174,2 ha, tăng 3,5% (tăng 510,1 ha) so với năm 2022; năng suất bình quân đạt 65,8 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha; sản lượng đạt 99.844,7 tấn, tăng 4%.

- Cây công nghiệp ngắn ngày diện tích sơ bộ đạt 11.081,7 ha, giảm 5,6% so với năm 2022 (giảm chủ yếu ở cây mè, cây đậu phộng do nông dân chuyển đổi sang những cây trồng có hiệu quả cao hơn như cây rau, đậu), trong đó: cây đậu phộng diện tích đạt 5.673,8 ha, giảm 8,3%; cây mè diện tích đạt 4.546,1 ha, tăng 0,7% so với năm 2022.

- Cây rau, đậu hoa các loại diện tích sơ bộ đạt 20.737,8 ha, tăng 2,2% so với năm 2022.

- Nhóm cây hàng năm khác diện tích sơ bộ đạt 2.455 ha, tăng 21,3% so với năm 2022.

Trong năm, ngành chức năng đã tập trung đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa chất lượng cao, gắn với chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc vùng trồng lúa chất lượng cao đạt 7.286 ha; duy trì ổn định 50 ha rau an toàn ven đô thị. Tiếp tục phát huy hiệu quả sử dụng đất và tăng cường tiết kiệm nguồn nước tưới, năm 2023 toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi 4.108 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày khác hiệu quả hơn. Tiếp tục phối hợp các địa phương triển khai các giải pháp phát triển lúa thương phẩm chất lượng cao nhằm hướng đến xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo; toàn tỉnh có 7.286 ha lúa chất lượng cao (huyện Tánh Linh 6.000 ha, huyện Đức Linh 1.286 ha).

Vụ đông xuân diện tích gieo trồng đạt 50.628,7 ha, giảm 0,8% so với năm 2022, trong đó cây lương thực có hạt đạt 42.762,6 ha tăng 0,7% so với năm 2022 (cây lúa diện tích đạt 39.408,6 ha, giảm 0,1%; năng suất đạt 66,9 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng đạt 263.468,1 tấn, giảm 0,1%; sản lượng, diện tích cây lúa giảm 560 ha ở huyện Bắc Bình do thi công tuyến đường cao tốc đi qua các xã có diện tích lớn như Bình An, Phan Hòa, Hải Ninh, Sông Lũy, Bình Tân. Cây bắp diện tích đạt 3.354 ha, tăng 11,5%; năng suất đạt 78,8 tạ/ha, giảm 2,5 tạ/ha; sản lượng đạt 26.429,5 tấn, tăng 8,1%, sản lượng, diện tích tăng do được giá nông dân chuyển đổi từ diện tích lúa không hiệu quả sang trồng bắp 275 ha).

Vụ hè thu diện tích gieo trồng đạt 63.356,9 ha, tăng 4,2% so với năm 2022, trong đó diện tích cây lương thực có hạt đạt 47.344,7 ha, tăng 4,2% so với năm 2022 (cây lúa diện tích đạt 39.398,2 ha, tăng 2,4%; năng suất đạt 59,3 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha; sản lượng đạt 233.580,2 tấn, tăng 1,7%; sản lượng, diện tích cây lúa tăng 2,56 ngàn ha tăng do thời tiết thuận lợi, giá lúa đang có xu hướng tăng, nông dân tích cực xuống giống tăng diện tích gieo trồng trong vụ. Cây bắp diện tích đạt 6.503,7 ha, giảm 4,9%; năng suất đạt 61,7 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; sản lượng đạt 40.115,3 tấn, giảm 3,2%).

Vụ mùa diện tích sơ bộ đạt 86.468,5 ha, tăng 0,8% so với năm 2022; diện tích tăng so với cùng kỳ tập trung vào các cây như lúa, ngô, khoai lang, rau đậu các loại; nguyên nhân tăng do giá lúa, rau đậu và một số sản phẩm cây hàng năm khác tăng, nông dân tích cực xuống giống trong vụ, trong đó diện tích cây lương thực có hạt đạt 48.366,7 ha, tăng 2,2% so với năm 2022 (cây lúa diện tích đạt 43.050,2 ha, tăng 1,2%; năng suất đạt 57,4 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha; sản lượng đạt 247.000 tấn, tăng 1,7%. Cây bắp diện tích đạt 5.316,5 ha, tăng 10,4%; năng suất đạt 62,6 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng đạt 33.300 tấn, tăng 10,6%).

  


         1.2. Cây lâu năm

Năm 2023 tình hình thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển các loại cây lâu năm. Các địa phương trong tỉnh tập trung phát triển và chăm sóc, đồng thời chuyển diện tích một số cây kém hiệu quả sang trồng mới các loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng của từng địa phương. Sau khi Trung Quốc mở cửa thông thương trở lại từ cuối năm 2022 đến nay, giá bán và thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản của các loại cây lâu năm chủ lực của tỉnh có nhiều khả quan.

Tổng diện tích cây lâu năm sơ bộ đạt 108.346,1 ha, tăng 0,3% so với năm 2022 (tăng 296,5 ha), trong đó: diện tích cây công nghiệp lâu năm 67.042,8 ha, giảm 1% (giảm 699,6 ha); cây ăn quả lâu năm đạt 40.680,0 ha, tăng 2,7% (tăng 1.057,3 ha); các loại cây lâu năm còn lại 623,3 ha, giảm 8,9 % (giảm 61,2 ha). Chi tiết về diện tích, năng suất, sản lượng sơ bộ một số cây lâu năm chủ lực của tỉnh như sau:

- Thanh long diện tích đạt 26.498,5 ha, giảm 4,6% (giảm 1.289,2 ha) so với năm 2022, diện tích giảm nhiều ở các huyện: Bắc Bình 694 ha; Hàm Thuận Nam 252 ha; La Gi 138 ha; Hàm Thuận Bắc 122 ha; Hàm Tân 102 ha;... do giá bán giảm trong thời gian dài, trong khi chi phí lao động, phân bón ngày càng tăng, người trồng thanh long thua lỗ dẫn đến phá bỏ chuyển sang trồng cây khác hoặc bỏ hoang diện tích (giảm mạnh nhất vào 6 tháng cuối năm 2022, sang năm 2023 một số diện tích già, người dân tiếp tục chuyển đổi sang trồng cây khác như sầu riêng, xoài, dừa,..). Trong năm 2023, nhìn chung giá thanh long ổn định, nhiều vườn thanh long người trồng đẩy mạnh chong đèn vào dịp cuối năm; năng suất đạt 216 tạ/ha, tăng 0,5% (tăng 1 tạ/ha); sản lượng đạt 570.560 tấn, giảm 3,9% (giảm 23.445,2 tấn) so với cùng kỳ năm trước, sản lượng giảm chủ yếu do giảm về diện tích.

Đến thời điểm 15/12/2023, toàn tỉnh có 7.344,9 ha được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap (trong đó huyện Hàm Thuận Nam 6.446,4 ha; Hàm Thuận Bắc 348,8 ha; Bắc Bình 186,4 ha; Phan Thiết 76,5 ha; Tuy Phong 116,5; Hàm Tân 91,3 ha; La Gi 79 ha).

- Cao su diện tích đạt 45.278,8 ha, tăng 0,6% (tăng 274,8 ha) so với năm 2022, diện tích tăng chủ yếu ở các huyện: Tánh Linh và huyện Đức Linh (người dân chuyển diện tích điều không hiệu quả sang). Năng suất đạt 15,6 tạ/ha; sản lượng thu hoạch đạt 67.950 tấn, tăng 5,2% (tăng 3.372,3 tấn). Nhu cầu nhập khẩu cao su của các nước, đặc biệt là thị trường Trung Quốc vào các tháng cuối năm 2023 đang có dấu hiệu phục hồi, giá bán mủ cao su so với cùng kỳ năm trước tăng nhẹ.

- Cây điều diện tích đạt 17.588,6 ha, giảm 4% (giảm 740,4 ha) so với năm 2022, diện tích giảm nhiều nhất ở các huyện: Đức Linh giảm 634,3 ha, do một số vườn điều già cỗi ở các xã Đông Hà, Trà Tân, Tân Hà, Đa Kai, Mê Pu cho năng suất thấp người dân chuyển sang trồng các loại cây ăn quả khác như sầu riêng, xoài,...; huyện Bắc Bình giảm 140 ha (giảm ở xã Hòa Thắng và xã Phan Rí Thành), do diện tích trồng trên đất cát bạc màu, lão hóa, năng suất thấp người dân chặt bỏ chuyển nhượng đất; các huyện còn lại diện tích không có nhiều thay đổi. Năng suất đạt 7,6 tạ/ha (tăng 0,1 tạ/ha); sản lượng đạt 12.900 tấn, giảm 3,9% (giảm 521,8 tấn).

- Cây tiêu diện tích đạt 871,1 ha, giảm 15,3% (giảm 157,1 ha) so với năm 2022, diện tích giảm chủ yếu ở huyện Đức Linh (154,7 ha). Năng suất đạt 14,1 tạ/ha (giảm 0,1 tạ/ha); sản lượng đạt 1.230 tấn giảm 15,5% so với cùng kỳ (giảm 225,9 tấn). Do giá không ổn định, sâu bệnh thường xuyên xuất hiện gây hại người dân ngại đầu tư. Diện tích tiêu trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân và Hàm Thuận Bắc, các huyện còn lại do khí hậu, đất đai không phù hợp.

- Các loại cây lâu năm còn lại đang được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể,...

* Tình hình dịch bệnh

Trong năm không xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng; dịch bệnh trên cây trồng cơ bản được kiểm soát tốt. Cây lúa bệnh sâu đục thân gây hại diện tích 1.014 ha; bệnh rầy nâu diện tích nhiễm 333 ha; bệnh sâu cuốn lá diện tích nhiễm 205 ha nhiễm nhẹ là chủ yếu; bệnh đạo ôn lá diện tích nhiễm 1.071 ha (nhiễm nhẹ); bệnh bạc lá (cháy bìa lá, khô đầu lá) do vi khuẩn diện tích nhiễm 361 ha, diện tích chuột gây hại là 310 ha. Cây thanh long bệnh đốm nâu cành diện tích nhiễm bệnh là 4.084 ha; bệnh vàng cành diện tích nhiễm 1.312 ha; bệnh thối rễ teo tóp cành diện tích nhiễm 909 ha; bệnh bọ trĩ, bọ xít và bọ xòe gây hại diện tích nhiễm 717 ha. Cây điều diện tích nhiễm bệnh thán thư 497 ha. Cây tiêu diện tích nhiễm bệnh chết chậm là 25 ha. Cây bắp bệnh sâu keo mùa thu diện tích nhiễm 382 ha. Cây mì bệnh khảm lá virus hại mì diện tích nhiễm bệnh 417 ha. Các loài sâu bệnh hại trên những cây trồng khác xuất hiện và gây hại với mật số không đáng kể.

* Tình hình thiệt hại do thiên tai trong sản xuất nông nghiệp

Trong tháng 12 đã xảy ra 01 vụ chìm tàu tại thị xã Lagi, nguyên nhân do trong quá trình di chuyển về cảng, gió lớn thổi mạnh đánh dạt tàu cá vào cồn cát làm chìm tàu, ước tính thiệt hại 90 triệu đồng. Lũy kế năm 2023 đã xảy ra 50 vụ thiên tai trong sản xuất nông nghiệp: 01 vụ gió mạnh trên biển; 21 vụ mưa lũ, ngập lụt; 20 vụ lốc sét, mưa đá; 08 vụ sạt lở đất khiến 05 người chết; 3.088,2 ha lúa bị thiệt hại; 2.289,9 ha hoa màu bị thiệt hại; 38 con gia súc, 1.356 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; ước tính tổng giá trị thiệt hại 145 tỷ đồng.

2. Chăn nuôi

Chăn nuôi phát triển ổn định; dịch bệnh trên đàn giá súc, gia cầm được kiểm soát tốt; tuy nhiên vẫn gặp khó khăn do giá bán thịt hơi vẫn ở mức thấp trong khi giá nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi những tháng đầu năm cao (từ tháng 8 trở đi có phần hạ nhiệt nhưng vẫn chưa ở mức có lợi cho người chăn nuôi); đàn bò ổn định và có xu hướng tăng; chăn nuôi lợn, gia cầm phát triển khá, cụ thể:

- Chăn nuôi trâu, bò toàn tỉnh có 8.400 con trâu, giảm 1,5% so với năm 2022, do khả năng tăng đàn chậm so với các loại vật nuôi khác, giá thịt trâu hơi giảm dẫn đến một số hộ giảm đàn. Đàn bò phát triển khá, những năm gần đây ở các địa phương người chăn nuôi đã chuyển sang hình thức trồng cỏ cao sản chủ động nguồn thức ăn tại chỗ, mặc dù giá thịt hơi thấp tuy nhiên chi phí không cao người dân vẫn có thu nhập ổn định, toàn tỉnh có 184.000 con, tăng 2,6% so với năm 2022.

- Chăn nuôi lợn toàn tỉnh có 379.500 con lợn (không tính lợn con chưa tách mẹ), tăng 8,8% so với năm 2022, tăng chủ yếu là do một số doanh nghiệp mở rộng quy mô nuôi tái đàn chuẩn bị cho các dịp lễ, tết sắp đến. Hiện giá lợn hơi thấp, chi phí thức ăn đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, dẫn đến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chủ động giảm đàn. Khu vực doanh nghiệp, trang trại CP tình hình chăn nuôi ổn định hơn vì có ưu thế, chuồng trại được đầu tư cao nên kiểm soát được dịch bệnh, từ sản xuất thức ăn, con giống, chăn nuôi cho đến tiêu thụ sản phẩm được thực hiện theo dây chuyền khép kín, mặc dù giá thịt hơi không cao nhưng giảm được chi phí sản xuất trung gian nên các đơn vị sản xuất vẫn có lãi.

- Chăn nuôi gia cầm toàn tỉnh có 6.810 ngàn con gia cầm, tăng 4,5% so với năm 2022, trong đó: đàn gà 5.310 ngàn con, tăng 3,9%; đàn vịt 1.147 ngàn con, tăng 3%; đàn ngan 37 ngàn con, tăng 14,2%, đàn ngỗng 2,8 ngàn con, tương đương so với cùng kỳ; đàn chim cút 146 ngàn con, tăng 0,5%; đàn bồ câu 11,2 ngàn con, tăng 0,8%. Đàn gà tăng do chủ yếu các doanh nghiệp tăng quy mô; đàn vịt tăng do phát sinh thêm 02 trại nuôi ở huyện Hàm Thuận Nam với quy mô 22.000 con, 01 trại ở huyện Hàm Tân với quy mô 25.000 con.

* Công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật

Trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh không xuất hiện các ổ dịch nguy hiểm như: cúm gia cầm; bệnh viêm da nổi cục trâu, bò; lở mồm long móng; bệnh heo tai xanh. Một số bệnh truyền nhiễm khác có xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm nhưng ở mức độ lẻ tẻ không lây lan thành dịch.

- Trong tháng đã tổ chức tiêm phòng 1.257,1 ngàn liều vắc xin (trong đó trâu, bò 33,8 ngàn liều; lợn 51,3 ngàn liều và gia cầm 1.172,0 ngàn liều). Lũy kế năm 2023 đã tiêm phòng 22.358,4 ngàn liều (trong đó trâu, bò 461,8 ngàn liều; lợn 505,0 ngàn liều và gia cầm 21.391,7 ngàn liều).

- Trong tháng đã kiểm dịch 119,1 ngàn con lợn; 804 con trâu bò; 186,9 ngàn con gia cầm; 582,5 tấn thịt các loại; 3,6 triệu quả trứng gia cầm; 63,1 tấn thịt sơ chế. Lũy kế năm 2023 đã kiểm dịch 1.549,6 ngàn con lợn; 9,2 ngàn con trâu bò; 4.262,8 ngàn con gia cầm; 5 ngàn tấn thịt các loại; 36,1 triệu quả trứng gia cầm; 439,1 tấn thịt sơ chế.

- Trong tháng kiểm soát, giết mổ 233 con trâu bò; 3,8 ngàn con lợn; 1,1 ngàn con gia cầm; 105 con dê. Lũy kế năm 2023 kiểm soát 3,2 ngàn con trâu bò; 45,3 ngàn con lợn; 13,6 ngàn con gia cầm; 1,4 ngàn con dê.

* Tình hình thủy lợi phục vụ sản xuất

Ngành chức năng chủ động thực hiện tốt công tác chống hạn năm 2023, điều tiết các nguồn nước phục vụ sản xuất, bảo đảm đủ nước cho sinh hoạt của người dân, sử dụng nước tiết kiệm. Tập trung thực hiện công tác chống hạn; theo dõi quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp tích trữ và phân phối nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi hợp lý. Tận dụng nguồn nước chạy máy phát điện kết hợp cấp nước về hạ du của thủy điện Đại Ninh và Hàm Thuận - Đa Mi trữ vào các hồ chứa, ao bàu, kênh trục lớn; đảm bảo cung ứng đủ lượng nước thô cấp cho các nhà máy nước đô thị, các công trình cấp nước tập trung khu vực nông thôn. Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp được cấp nước từ nguồn nước thủy lợi, thủy điện năm 2023 ước 114,6 nghìn ha/KH 115,2 ha (đạt 99,5% KH); tổng lượng nước thô từ công trình thủy lợi cung cấp phục vụ sinh hoạt và hoạt động công nghiệp năm 2023 ước 42,8 triệu m3 /KH 38,7 triệu m3 (đạt 110,5% KH).

* Công tác ứng dụng Khoa học công nghệ và khuyến nông vào sản xuất

Ngành trồng trọt, chăn nuôi của tỉnh tăng cường sản xuất tập trung với quy mô lớn theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, bền vững; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao, chuyên canh, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mô hình trồng thâm canh cây Hoài Sơn với quy mô 2,7 ha/6 hộ, thực hiện tại 03 xã Hàm Kiệm, Hàm Cường và Thuận Quý huyện Hàm Thuận Nam. Mô hình trồng thâm canh gừng với quy mô 7,4 ha, thực hiện tại 02 xã Đông Giang và Đông Tiến huyện Hàm Thuận Bắc. Mô hình thâm canh sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 40 ha/11 hộ, thực hiện tại xã Đa Mi huyện Hàm Thuận Bắc. Mô hình canh tác sản xuất cây thanh long đạt chứng nhận hữu cơ với quy mô 15 ha/15 hộ, thực hiện tại xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, hiện nay các hộ đều đã chong đèn và đang chăm sóc lứa trái vụ nghịch. Mô hình thâm canh cây táo theo hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP với quy mô 18 ha/57 hộ, thực hiện tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong. Mô hình sản xuất lúa SRI theo hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP với quy mô 10 ha/10 hộ, thực hiện tại xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc. Mô hình chăn nuôi tuần hoàn với quy mô 80 con bò vỗ béo 2,6 ha trồng cỏ kết hợp hệ thống tưới và 40 tấn cỏ ủ chua, thực hiện tại xã Bình An huyện Bắc Bình và xã Thuận Hoà huyện Hàm Thuận Bắc.

* Phát triển nông thôn

Tiếp tục thực hiện các chương trình chuyên đề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn và giải quyết tốt những vấn đề còn tồn tại, bức xúc trong xây dựng nông thôn mới như: Môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch nông thôn; phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP; chuyển đổi số; phát triển du lịch nông thôn; đầu tư cơ sở hạ tầng chợ nông thôn và thiết bị cho giáo dục. Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị các nông sản chủ lực ở địa phương, trên cơ sở áp dụng công nghệ thông minh, cơ giới hóa vào sản xuất; thúc đẩy liên doanh, liên kết hình thành chuỗi giá trị, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn; phát triển đa dạng các sản phẩm OCOP.

Toàn tỉnh hiện có 74/93 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 79,57%, trong đó có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tiếp tục duy trì 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Phú Quý, Đức Linh).

3. Lâm nghiệp

 

3.1. Công tác trồng rừng

Tập trung quản lý chặt chẽ, bảo vệ và sử dụng bền vững rừng tự nhiên hiện có; đẩy mạnh tái sinh tự nhiên, nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhất là những khu vực nhạy cảm về môi trường; triển khai phục hồi rừng tại các khu vực phòng hộ, đầu nguồn, nơi có nguy cơ sạt lở; bảo tồn, phát triển những khu vực có rừng, cây tái sinh ven sông, ven biển.

Diện tích rừng trồng mới tập trung trong tháng đạt 1.190 ha, tăng 5,1% so với năm 2022; lũy kế trồng rừng năm 2023 đạt 4.057 ha, tăng 1,5% so với năm 2022 (trong đó rừng sản xuất trồng mới 4.038 ha, tăng 1,5%; rừng phòng hộ trồng mới 19 ha, tăng 5%). Tiếp tục duy trì tỷ lệ che phủ rừng 43%. Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ năm 2023 sơ bộ 134.000 ha, tăng 9,2% so với năm 2022. Phần lớn diện tích rừng đang được các hộ dân bảo vệ tốt, không có tình trạng chặt phá cây rừng, lấn chiếm đất rừng làm rẫy xảy ra trong khu vực nhận khoán. Sản lượng gỗ khai thác năm 2023 ước đạt 243,2 ngàn m3, tăng 3,8% so với năm 2022; 207,6 ngàn ste củi, tăng 2% so với năm 2022; sản lượng tăng do chất lượng rừng trồng được nâng cao, với giống cây lâm nghiệp cho năng suất cao, diện tích khai thác có trữ lượng lớn, cộng với diện tích rừng trồng của các hộ dân, trang trại đến kỳ khai thác phải thu hoạch.

3.2. Công tác phòng chống cháy rừng

Tích cực triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023; trong tháng không có trường hợp cháy rừng xảy ra trên địa bàn, lũy kế đến ngày 10/12/2023 toàn tỉnh đã xảy ra 14 trường hợp cháy rừng (chủ yếu cháy thực bì: lá, cỏ khô...) dưới tán rừng với diện tích là 16,5 ha, các trường hợp cháy được phát hiện sớm và chữa cháy kịp thời nên không gây thiệt hại tài nguyên rừng.

3.3. Công tác quản lý, bảo vệ rừng

Công tác quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được tăng cường, đặc biệt là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, đầu nguồn, nơi có nguy cơ sạt lở. Đã xây dựng kế hoạch trồng và phục hồi rừng tại các khu vực phòng hộ, đầu nguồn, nơi có nguy cơ sạt lở và đất đồi núi chưa sử dụng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện công tác phòng, chống phá rừng, lấn chiếm đất rừng của các đơn vị trực thuộc và chủ rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Tăng cường theo dõi tình hình và triển khai các hoạt động tuần tra, kiểm tra, truy quét tại vùng giáp ranh với các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và các vùng trọng điểm nội tỉnh để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm; lũy kế từ đầu năm đến ngày 10/12/2023 đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý 301 vụ vi phạm, tịch thu 207,3 m3 khối gỗ các loại với tổng số tiền phạt 1,1 tỷ đồng.

4. Thuỷ sản

4.1. Nuôi trồng thủy sản

- Diện tích nuôi trồng thủy sản trong tháng 12/2023 đạt 234,4 ha, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2022; lũy kế năm 2023 đạt 3.002,7 ha, giảm 3,8% so với năm 2022 (trong đó diện tích nuôi cá 2.257,4 ha, giảm 6,6%; diện tích nuôi tôm 651,7 ha, giảm 1,9%). Tình hình nuôi trồng không thuận lợi từ đầu năm đến nay, do giá tôm, cá giảm, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, người nuôi chưa yên tâm đầu tư.

- Sản lượng nuôi trồng trong tháng 12/2023 đạt 1.293 tấn tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2022; lũy kế năm 2023 đạt 11.528,3 tấn, giảm 8,5% so với năm 2022; chủ yếu là nuôi thủy sản nội địa, sản lượng đạt 11.299,3 tấn, giảm 8,7%. Thủy sản nuôi nội địa (chủ yếu nuôi cá) tập trung ở các huyện Tánh Linh, Đức Linh, Phú Quý và nuôi tôm thâm canh ở một số huyện như Hàm Tân, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, La Gi, trong đó cá nuôi nội địa sơ bộ cả năm 6.293,4 tấn, giảm 11,4% so với năm 2022 và sản lượng tôm nuôi nội địa đạt 4.897,9 tấn, giảm 5,7%, giảm do tình hình nuôi tôm thương phẩm trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, tôm khó nuôi, chi phí đầu tư nuôi tôm tăng cao, hiệu quả nuôi đạt thấp.

4.2. Sản lượng khai thác

Tình hình khai thác thủy sản biển trong năm tương đối thuận lợi. Phát triển khai thác thủy sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần cường lực khai thác, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá.

Sản lượng khai thác trong tháng 12/2023 đạt 18.513,8 tấn, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2022; lũy kế năm 2023 đạt 235.277,9 tấn, tăng 1,7% so với năm 2022. Sản lượng khai thác biển sơ bộ năm 2023 đạt 234.661,5 tấn, tăng 1,7%, trong đó: cá 158.742,1 tấn, giảm 1%; tôm 4.611,2 tấn, giảm 6,7%; hải sản khai thác biển khác 71.308,2 tấn, tăng 9,1% so với năm 2022, trong các loại hải sản khai thác biển khác chủ yếu tăng ở các loài có giá trị cao như: mực 38.011,2 tấn, tăng 29,5%; sò 3.800 tấn, tăng 13,9% so với năm 2022.

 

 

Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa. Tập trung tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá; tổ chức sản xuất trong khai thác theo hình thức tổ đội sản xuất tiếp tục được quan tâm, duy trì hoạt động 129 tổ đoàn kết/982 thuyền/4.910 lao động và 05 nghiệp đoàn nghề cá. Hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ được sắp xếp hợp lý. Tiếp tục quản lý đội tàu khai thác theo quy định Luật thủy sản năm 2017, thực hiện đăng ký, cấp phép khai thác thủy sản theo hạn ngạch.

4.3. Sản xuất giống thuỷ sản

Năm 2023 sản lượng tôm giống của tỉnh sơ bộ 24,8 tỷ post, giảm 2,1% so với năm 2022; giảm do ảnh hưởng giá tôm thịt trên thế giới và thị trường trong nước giảm, mức tiêu thụ và xuất khẩu giảm.

4.4. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Công tác bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và sinh kế của cộng đồng ngư dân được tăng cường; lực lượng Kiểm ngư của tỉnh tiếp tục tăng cường công tác tuần tra trên biển, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các tàu cá hoạt động nghề cấm, thuyền nghề giã cào bay hoạt động khai thác sai vùng, sử dụng các phương thức khai thác hủy diệt ngư trường, nguồn lợi thủy sản tiếp tục duy trì. Củng cố, phát huy hiệu quả các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại 03 xã Tân Thành, Tân Thuận, Thuận Quý thuộc huyện Hàm Thuận Nam (03 tổ chức cộng đồng/288 hộ gia đình/814 thành viên được trao quyền quản lý vùng biển có diện tích là 43,4 km2 ); bên cạnh đó đang khảo sát, đánh giá điều kiện các khu vực biển ven bờ để xây dựng đề án nhân rộng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ của tỉnh, góp phần bảo vệ, phục hồi nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái ven biển gắn với ổn định sinh kế cho cộng đồng ngư dân.

Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng phát hiện 01 vụ/01 tàu/07 lao động vi phạm bị nước ngoài bắt giữ. Tăng cường công tác quản lý đội tàu, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (đến nay đã hoàn thành 100% việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá đang hoạt động) phát huy hiệu quả hệ thống giám sát hành trình, ngăn chặn tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển, thực hiện giám sát tàu cá ra/vào cảng, bốc dỡ sản phẩm, truy xuất nguồn gốc thủy sản và thực thi pháp luật về khai thác IUU theo đúng quy định. Việc xử lý các hành vi vi phạm nguồn lợi thủy sản được tăng cường, từ đầu năm đến ngày 30/11/2023 đã phát hiện và xử phạt 368 vụ vi phạm.

III. Công nghiệp - xây dựng; đầu tư phát triển; đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư

1. Công nghiệp

Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2023, với tác động của xung đột giữa Nga - Ucraina kéo dài; xung đột giữa Israel - Hamas ảnh hưởng đến ngành chế biến, chế tạo giảm. Ngành khai khoáng giảm sâu do nhu cầu khai thác cát, sỏi phục vụ xây dựng tuyến đường cao tốc đã hoàn thành. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí với mức tăng trưởng khá là động lực chính cho sự tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp của tỉnh.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 12/2023 tăng 52,59% so với tháng trước và tăng 32,80% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 27,81%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 0,90%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 53,38% (do tháng cùng kỳ nhà máy Vĩnh Tân 4 và 4 mở rộng hầu như không phát điện); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,98%.

Dự ước quý IV/2023 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm 8,74% so với quý trước và tăng 8,69% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 33,02%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 1,54%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 15,14%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,33%.

Tính chung cả năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 3,11% so với năm 2022, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 17,04%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 7,29%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 8,03%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,56%. Mức tăng chung của năm 2023 chủ yếu do sự đóng góp của ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; mức giảm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do các đơn hàng xuất khẩu giảm ở các ngành như: chế biến thủy sản, sản xuất tinh bột, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất giày dép và sản xuất giường tủ bàn ghế.

 
 

 

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010), dự ước năm 2023 đạt 40.610,9 tỷ đồng, tăng 3,80% so với năm 2022; trong đó công nghiệp khai khoáng 2.933,1 tỷ đồng, giảm 6,53%; công nghiệp chế biến chế tạo 20.598,3 tỷ đồng, giảm 0,37%; sản xuất và phân phối điện 16.822,7 tỷ đồng, tăng 11,66%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải 256,8 tỷ đồng, tăng 4,46%.

* Một số sản phẩm chủ yếu

Các sản phẩm sản xuất 12 tháng năm 2023 tăng so với cùng kỳ gồm: Nước mắm tăng 5,96%; nhân hạt điều tăng 4,12%; quần áo may sẵn tăng 1,21%;  điện sản xuất tăng 10,73%; sơ chế mủ cao su tăng 0,14%. Sản phẩm giảm gồm: Cát sỏi các loại giảm 9,65%; đá khai thác giảm 21,48%; muối hạt giảm 27,26%; thủy sản đông lạnh giảm 26,01%; thủy sản khô giảm 20,94%; nước khoáng (không tính nước khoáng tinh khiết) giảm 15,71%; gạch các loại giảm 27,70%; nước máy sản xuất giảm 5,07%; đồ gỗ và các sản phẩm gỗ giảm 40,95%; thức ăn gia súc giảm 26,67%; giày, dép các loại giảm 43,38%.

* Chỉ số sử dụng lao động

Chỉ số sử dụng lao động tháng 12/2023 tăng 1,29% so với tháng trước và tăng 1,64% so với cùng kỳ. Lũy kế năm 2023 chỉ số sử dụng lao động giảm 3,48% so năm 2022; trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,62%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 4,42%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 0,43%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,40%. Theo loại hình doanh nghiệp, chỉ số sử dụng lao động năm 2023 của khối doanh nghiệp nhà nước tăng 4,75% so với năm 2022; doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 5,33%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 3,44%.

* Chỉ số tiêu thụ

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2023 ước tăng 4,86% so với tháng trước và giảm 26,96% so với cùng kỳ; lũy kế năm 2023 chỉ số tiêu thụ giảm 17,11% so với năm 2022. Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng như: Sản xuất trang phục tăng 18,26%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8,83%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 10,14%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 37,37%. Các ngành có chỉ số tiêu thụ giảm mạnh như: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 33,74%; sản xuất đồ uống giảm 4,24%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 48,97%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) giảm 11,54%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 61,10%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 55,64%; ...

* Chỉ số tồn kho

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2023 ước tăng 5,51% so với tháng trước và giảm 7,98% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 37,03%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 82,30%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 86,03%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 24,22%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 32,94%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 36,43%. Ngược lại cũng có ngành tăng như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 94,88%; Sản xuất đồ uống tăng 57,47%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 238,58%.

* Xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo trong quý IV/2023 như sau: Qua khảo sát các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến chế tạo cho thấy, có 37,88% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn quý trước (quý III/2023 so với quý II/2023: 26,15%); 34,85% đánh giá khó khăn hơn (quý III/2023 so với quý II/2023: 40,00%) và 27,27% số doanh nghiệp cho rằng ổn định (quý III/2023 so với quý II/2023: 33,85%).

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 40,00% chiều hướng tốt lên; 27,27% có chiều hướng giữ nguyên và 32,73% có chiều hướng khó khăn hơn; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có 30,00% doanh nghiệp chiều hướng tốt lên; 20,0% có chiều hướng giữ nguyên và 50,0% có chiều hướng khó khăn hơn; doanh nghiệp nhà nước đánh giá 100% giữ nguyên.

Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo quý IV/2023 có 54,55% doanh nghiệp đánh giá do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 46,97% doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 59,09% doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng trong nước cao; 31,82% doanh nghiệp cho rằng thiếu nguyên nhiên vật liệu; 15,15% doanh nghiệp cho rằng không tuyển dụng được lao động theo yêu; 34,85% doanh nghiệp cho rằng do gặp khó khăn về tài chính; 22,73% doanh nghiệp cho rằng lãi xuất vay vốn cao; 13,64% doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao; 13,64% doanh nghiệp cho rằng thiết bị công nghệ lạc hậu; 7,58% doanh nghiệp đánh giá lý do chính sách pháp luật của nhà nước; 6,06% doanh nghiệp cho rằng không có khả năng tiếp cận vốn vay; 1,52% doanh nghiệp đánh giá thiếu năng lượng và 3,03% lý do khác.

Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2024 so với quý IV năm 2023: Có 75,75% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn, trong đó có 39,39% doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt hơn; 36,33% doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 24,24% dự báo khó khăn hơn.

 

* Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp (KCN)

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ổn định, các doanh nghiệp chủ lực như dệt may, da giày, gỗ, chế biến thủy sản đã có đơn hàng ổn định hơn những tháng đầu năm. Doanh thu 11 tháng năm 2023 ước đạt 8.180 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ, đạt 96,2% kế hoạch năm; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 20 triệu USD, lũy kế ước đạt 220 triệu USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ, đạt 88% kế hoạch năm; nộp ngân sách ước đạt 15 tỷ đồng, lũy kế ước đạt 135,5 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ, đạt 90,3% kế hoạch năm. Trong năm 2023 các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 89 dự án đầu tư thứ cấp (trong đó có 63 dự án trong nước và 26 dự án đầu tư nước ngoài), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 17.384,37 tỷ đồng và 230,83 triệu USD; diện tích đất cho thuê 294,04 ha.

2. Xây dựng

Hoạt động xây dựng năm 2023 diễn ra trong điều kiện nền kinh tế trong nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao; trình độ phát triển kinh tế của tỉnh còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, việc huy động các nguồn lực, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, nội lực của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.

Giá trị sản xuất xây dựng quý IV năm 2023 (theo giá hiện hành) ước 6.064,8 tỷ đồng, tăng 6,4% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước ước đạt 67,1 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 1,1 %), tăng 28,6%; doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 4.275,0 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 70,5%), tăng 8,8%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 91,2 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 1,5%), giảm 13,5%; loại hình kinh tế khác ước đạt 1.631,4 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 26,9%), tăng 1%. Dự ước cả năm 2023, giá trị sản xuất xây dựng đạt 18.861,8 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2022. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước ước đạt 243,3 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 1,3%), tăng hơn gấp 3,6 lần so với năm 2022; doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 13.380,9 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 70,9%), tăng 11,0%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 340,8 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 1,8%), tăng 4,7%; loại hình kinh tế khác ước đạt 4.896,8 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 26,0%), tăng 5,3%.

Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý IV năm 2023 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 3.503,4 tỷ đồng, tăng 7,6% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó công trình nhà ở đạt 968,3 tỷ đồng, giảm 8,8%; công trình nhà không để ở đạt 532,4 tỷ đồng, tăng 16,1%; công trình kỹ thuật dân dụng 1.810,0 tỷ đồng, tăng 14,3%; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 192,7 tỷ đồng, tăng 27,8%. Ước cả năm 2023, giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 10.864,0 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2022. Trong đó công trình nhà ở đạt 3.094,4 tỷ đồng, giảm 2,5% so với năm 2022; công trình nhà không để ở đạt 1.728,8 tỷ đồng, tăng 14,3%; công trình kỹ thuật dân dụng 5.310,9 tỷ đồng, tăng 19,1%; hoạt động xây dựng chuyên dụng 729,9 tỷ đồng, tăng 7,5%.

 

3. Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện tháng 12/2023 ước đạt 545,0 tỷ đồng, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 2,6% so với tháng cùng kỳ năm 2022. Lũy kế năm 2023 vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 4.709,6 tỷ đồng, tăng 0,5% so với năm 2022, đạt 96,7% so với kế hoạch. Trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 4.107,0 tỷ đồng, tăng 3,0% so với năm 2022, đạt 96,5% so với kế hoạch; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 533,6 tỷ đồng, đạt 97,9% so với kế hoạch và giảm 13,4%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 68,9 tỷ đồng, đạt 98,5% so với kế hoạch và giảm 14,4%.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện trên địa bàn quý IV năm 2023 ước đạt 14.671,6 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022; Lũy kế năm 2023 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện trên địa ước đạt 45.410,1 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2022. Trong đó vốn nhà nước trên địa bàn đạt 9.481,5 tỷ đồng, tăng 1,4% so với năm 2022 và chiếm 20,9% trong tổng số vốn thực hiện trên địa bàn; vốn ngoài nhà nước đạt 33.250,4 tỷ đồng, tăng 11,2% và chiếm 73,2% trong tổng số vốn thực hiện trên địa bàn; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.678,1 tỷ đồng tăng 12,5% và chiếm 5,9% trong tổng số vốn thực hiện trên địa bàn.

 

- Kè bờ tả sông Cà Ty (đoạn từ cầu Dục Thanh đến đường Ung Văn Khiêm): Dự án thuộc nhóm B, có tổng mức đầu tư khoảng hơn 486 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện dự án 04 năm, giai đoạn 2021 - 2025 và chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030, hiện vẫn chưa thi công. Kế hoạch năm 2023 bố trí 100 triệu để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, dự án được bố trí từ nguồn vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và vốn vượt thu. 

- Cảng hàng không Phan Thiết: Dự án đầu tư xây dựng khu sân bay quân sự dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng ngay trong đầu năm 2024. Hiện tiến độ dự án triển khai thi công các hạng mục xây dựng các hạng mục quân sự và đường cất hạ cánh được đẩy nhanh. Riêng hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT do điều chỉnh quy mô từ sân bay cấp 4C lên cấp 4E nên phải thực hiện lại thủ tục chủ trương đầu tư. Hiện tỉnh đã chỉ đạo việc kết thúc hợp đồng dự án đã ký kết với đơn vị cũ để triển khai thủ tục lựa chọn lại nhà đầu tư theo quy định, đồng thời mời đơn vị kiểm toán độc lập đánh giá xác định giá trị đầu tư của đơn vị cũ xem xét hoàn trả các chi phí. Dự án đã hoàn thành toàn bộ mặt bằng sân bay 542 ha, đài dẫn đường và một số hạng mục liên quan, hiện dự án đang triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số hạng mục bổ sung.

- Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam: Dự án gồm 3 hạng mục hồ chứa với dung tích 51 triệu m3, công trình đầu mối và hệ thống kênh dẫn nước. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 874 tỷ đồng, tăng gần 290 tỷ đồng so với phê duyệt ban đầu. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án là hơn 874 tỷ đồng (ngân sách trung ương hơn 519 tỷ đồng và ngân sách địa phương hơn 354 tỷ đồng). Đặc biệt, trong phần ngân sách Trung ương có 47,3 tỷ đồng là vốn dự phòng được gia hạn giải ngân đến hết 31/12/2023. Đây là vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh. Hiện đơn vị tư vấn đang hoàn chỉnh các nội dung trong hồ sơ theo nghị định mới để trình Bộ tài nguyên và môi trường thẩm định. Sau đó sẽ lập phương án khai thác, đấu giá, lựa chọn nhà thầu và khởi công xây dựng. Dù còn nhiều khó khăn về thời gian hoàn thiện thủ tục nhưng tỉnh sẽ quyết tâm đảm bảo tiến độ dự án đề ra, dự kiến đến quý II/2024 sẽ khởi công và hoàn thành sau một năm rưỡi để cấp nước cho dân.

- Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Phú Quý (Giai đoạn 2): Dự án đang trình Cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, dự kiến sẽ tổ chức đấu thầu, bàn giao mặt bằng triển khai thi công trong tháng 12/2023. Kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025 bố trí 450 tỷ đồng; vốn năm 2022 bố trí 1,150 tỷ đồng, giải ngân đến ngày 31/01/2023 đạt 100%; kế hoạch vốn năm 2023 bố trí 50 tỷ đồng, hiện nay đã giải ngân 927 triệu đồng.

- Cầu Văn Thánh, thành phố Phan Thiết: Đã khởi công ngày 30/12/2022, dự kiến hoàn thành ngày 19/12/2024, hiện thi công đạt khoảng 2% khối lượng hợp đồng. Kế hoạch vốn đã bố trí giai đoạn 2021-2025 là 225 tỷ đồng (ngân sách trung ương). Lũy kế bố trí vốn giai đoạn 2021-2023 là 125,1 tỷ đồng (trong đó: Kế hoạch vốn năm 2023 là 70 tỷ đồng, đến nay chưa giải ngân). Hiện nay nhà thầu đã đóng xong 415 cừ Iarsen tạo vòng vây cọc ván thép thi công trụ T4, T5, mố M2 (phía phường Phú Tài) và đang bơm cát tạo mặt bằng thi công các hạng mục trên. Trong quá trình thi công, tỉnh đã thường xuyên tổ chức họp giao ban, kiểm tra tiến độ công trình qua đó chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, tháo gỡ đẩy nhanh tiến độ thi công, tháo gỡ đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Nhà hát và triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bình Thuận: Gói thầu xây lắp dự kiến cuối tháng 9/2023 sẽ thi công xong phần thô, bao gồm: Phần bê tông cốt thép, xây trát tường, lắp dựng các hệ giàn thép và hệ giàn không gian mái. Sau khi xử lý điều chỉnh thiết kế và hoàn thành công tác lợp mái, đến nay đơn vị thi công tiếp tục công tác hoàn thiện đối với các phần việc liên quan… Những gói thầu còn lại dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023. Thời gian dự kiến hoàn thành dự án tháng 12/2023. Tình hình bố trí vốn đến nay 190,499 tỷ đồng và giải ngân 126,955 tỷ đồng.

- Làm mới Đường trục ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết – Kê Gà: Năm 2023 kế hoạch vốn 234,650 tỷ đồng và giải ngân vốn 48,910 tỷ đồng (XL 12,034 tỷ đồng, ĐBGT 36,876 tỷ đồng). Lũy kế giá trị thực hiện đến tháng 8/2023 là 804,665 tỷ đồng (XL 431,760 tỷ đồng + Tạm ứng XL 84,458 tỷ đồng, CP khác 29,620 tỷ đồng, ĐBGT 258,827 tỷ đồng).

- Chung cư sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết : Tổng mức đầu tư của dự án 799 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm hơn 577 tỷ đồng; chi phí dự phòng 72 tỷ đồng... Dự án gần như không phát sinh chi phí đền bù giải toả. Giai đoạn tháng 5 - 8/2023 hoàn thành các thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng. Từ tháng 10/2023 - 9/2024 sẽ thi công xây dựng. Giai đoạn tháng 10/2024 - tháng 12/ 2024 sẽ vận hành thử nghiệm các công trình. Từ tháng 01/2025 đi vào hoạt động.

Trong năm, tỉnh đã quyết liệt, chỉ đạo và ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý và nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn để đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông. Đến nay đã có nhiều công trình, dự án quy mô lớn được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, nhất là với 2 đoạn cao tốc đường bộ Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây… Tuy nhiên, việc chậm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư để thu hồi đất, phục vụ thi công các công trình, dự án đầu tư công, làm ảnh hưởng tiến độ triển khai thực hiện,... Công tác chuẩn bị hồ sơ, thủ tục triển khai các dự án đầu tư công còn chậm, dẫn đến chưa đủ điều kiện để bố trí vốn đầu tư. Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm so với kế hoạch. Việc xác định giá đất cụ thể đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách rất chậm, còn nhiều dự án đã giao đất nhiều năm nhưng chưa xác định được giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các bước tiếp theo.

4. Đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư

Trong tháng (từ ngày 15/11 - 14/12/2023), có 114 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 51 đơn vị trực thuộc), tăng 3,64% so với cùng kỳ năm 2022; tổng vốn đăng ký mới 548,6 tỷ đồng, giảm 40,46%; đã giải thể 60 doanh nghiệp (trong đó có 38 đơn vị trực thuộc), tăng 66,67%; tạm ngừng hoạt động 24 doanh nghiệp (trong đó có 04 đơn vị trực thuộc), tăng 60%; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 12 doanh nghiệp (không có đơn vị trực thuộc), giảm 7,69%; đăng ký thay đổi 141 doanh nghiệp (trong đó có 24 đơn vị trực thuộc), giảm 1,40%. Lũy kế năm 2023 có 1.345 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 574 đơn vị trực thuộc), giảm 10,57% so với cùng kỳ năm 2022; vốn đăng ký 7.661,9 tỷ đồng, giảm 16,19%; có 219 doanh nghiệp hoạt động trở lại (trong đó có 53 đơn vị trực thuộc), giảm 9,13%; tạm ngừng hoạt động 508 doanh nghiệp (trong đó có 114 đơn vị trực thuộc), tăng 33,33%; số doanh nghiệp đăng ký thay đổi 1.895 doanh nghiệp (trong đó có 504 đơn vị trực thuộc), tăng 24,75%; số doanh nghiệp đã giải thể 450 doanh nghiệp (trong đó có 310 đơn vị trực thuộc), tăng 36,36%. Thông báo cảnh báo 27 trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.

Trong tháng, không có dự án mới được cấp quyết định đầu tư, dự án khởi công xây dựng và dự án đi vào hoạt động kinh doanh; có 12 dự án đăng ký điều chỉnh; 01 dự án chấm dứt hoạt động. Lũy kế năm 2023 có 31 dự án mới được cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký 33.681,4 tỷ đồng; có 44 dự án đăng ký điều chỉnh, 13 dự án khởi công xây dựng 11 dự án đi vào hoạt động kinh doanh. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được thực hiện, công tác hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm và chú trọng.

IV. Thương mại, giá cả; du lịch; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải

Tình hình thương mại năm 2023 có mức tăng trưởng khá; nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, hàng hoá dồi dào, đa dạng luôn đáp ứng kịp thời cho người dân. Hoạt động du lịch diễn ra khá nhộn nhịp, tại các địa phương đã diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, thể thao mang tầm quốc gia, cấp tỉnh và nhiều lễ hội khác nằm trong chương trình của Năm du lịch Quốc gia “Bình Thuận - Hội tụ xanh” thu hút nhiều du khách. Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ và đường biển hoạt động thường xuyên, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

1. Thương mại, giá cả

Tình hình thị trường tháng 12/2023 tương đối ổn định, sức mua tăng so với tháng trước. Các cơ sở kinh doanh bắt đầu dự trữ hàng hoá cho các dịp lễ, Tết sắp đến. Công tác kích cầu tiêu dùng tại địa phương được tăng cường bằng nhiều hình thức như giảm giá, khuyến mãi các mặt hàng tiêu dùng, hàng điện tử, điện máy... Các ngành dịch vụ tại địa phương tiếp tục có hướng phát triển tốt, các cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng, cơ sở lưu trú và dịch vụ khác hoạt động ổn định.

Dự ước doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ tháng 12/2023 đạt 8.320,2 tỷ đồng, tăng 1,89% so với tháng trước và tăng 14,97% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó doanh thu bán lẻ hàng hoá đạt 5.610,9 tỷ đồng, tăng 1,68% so với tháng trước và tăng 12,24% so với cùng kỳ (nhóm lương thực, thực phẩm dự ước đạt 2.800,9 tỷ đồng, tăng 1,67% so với tháng trước và tăng 10,70% so với cùng kỳ; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình dự ước 473,8 tỷ đồng tăng 1,78% so với tháng trước và tăng 10,92% so với cùng kỳ; gỗ vật liệu xây dựng dự ước đạt 339,7 tỷ đồng, tăng 1,92% so với tháng trước và tăng 13,03% so với cùng kỳ; nhóm hàng hoá khác dự ước đạt 271,9 tỷ đồng, tăng 1,72% so với tháng trước và tăng 14,14% so với cùng kỳ). Doanh thu các ngành dịch vụ ước đạt 2.709,3 tỷ đồng, tăng 2,33% so với tháng trước và tăng 21,06% so với cùng kỳ năm 2022. Hoạt động vui chơi giải trí dự ước đạt 626,9 tỷ đồng, tăng 2,33% so với tháng trước và tăng 53,08% so với cùng kỳ năm 2022. Cuối năm các hoạt động dịch vụ tiệc cưới, dịch vụ tổ chức sự kiện và các dịch vụ hoạt động cá nhân khác có hướng tăng so với tháng trước, dự ước doanh thu đạt 284,7 tỷ đồng, tăng 1,45% so với tháng trước và tăng 35,86 % so với cùng kỳ năm trước.

Quý IV/2023 tình hình bán lẻ hàng hoá trên thị trường tương đối ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân nhất là trong dịp nghỉ cuối tuần, các ngày lễ hội. Tốc độ tăng trưởng quý IV/2023 tăng so với quý III/2023 chủ yếu tập trung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân. Ước doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ quý IV/2023 đạt 26.037,6 tỷ đồng tăng 8,42% so với quý trước và tăng 22,50% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó doanh thu bán lẻ hàng hoá đạt 16.656,5 tỷ đồng, tăng 7,56% so với quý trước và tăng 13,04% so với cùng kỳ (lương thực thực phẩm dự ước đạt 8.347,1 tỷ đồng tăng 8,56% so với quý trước, tăng 11,93% so với cùng kỳ; nhóm hàng may mặc dự ước đạt 690,6 tỷ đồng tăng 6,18% so với quý trước, tăng 10,89% so với cùng kỳ; nhóm văn hoá phẩm giáo dục dự ước đạt 180,7 tỷ đồng tăng 7,10% so với quý trước, tăng 7,95% so với cùng kỳ; nhóm đồ dùng trang thiết bị gia đình dự ước 1.389,0 tỷ đồng tăng 5,59% so với quý trước, tăng 10,63% so với cùng kỳ). Doanh thu các ngành dịch vụ ước đạt 9.381,1 tỷ đồng tăng 9,96% so với quý trước và tăng 43,87% so với cùng kỳ năm 2022.

Năm 2023 hoạt động thương mại duy trì ổn định, lưu thông hàng hóa thông suốt. Tình hình thị trường và giá cả hàng hóa ổn định, không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức. Hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển đã tạo diện mạo mới về thương mại, nhất là vùng nông thôn. Hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tiếp tục được quan tâm. Dự ước năm 2023 doanh thu bán lẻ hàng hoá và các ngành dịch vụ đạt 95.486,9 tỷ đồng, tăng 28,58% so với năm 2022. Trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 61.492,6 tỷ đồng, tăng 18,25%; doanh thu các ngành dịch vụ đạt 33.994,3 tỷ đồng tăng 52,71%.

 

 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2023 tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 3,12% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính so với tháng trước có 10 nhóm hàng tăng giá: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,31%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,92%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,75%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,68%; May mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,65%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,48%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,30%; Bưu chính viễn thông tăng 0,11%; Giáo dục tăng 0,06%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%. Có 01 nhóm hàng giảm giá: Giao thông giảm 1,91%

 

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 12 tháng năm 2023 tăng 3,02% so với cùng kỳ năm 2022.

* Các yếu tố làm tăng CPI trong 12 tháng năm 2023

- Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,77% so với cùng kỳ năm trước, do giá học phí trường THCS và THPT dân lập tăng giá học phí năm học 2023-2024.

- Chỉ số giá các mặt hàng nhóm lương thực tăng 9,50% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng mạnh giá các mặt hàng gạo. Nguyên nhân do các thương lái thu mua giá lúa tăng cao tác động giá gạo bán thị trường tăng theo. Đồng thời ảnh hưởng giá xuất khẩu gạo đang tăng và hút hàng khiến các chủ vựa đầu mối lớn tăng cường thu mua gạo đẩy giá lúa gạo biến động.

- Năm 2023 là Năm Du lịch quốc gia “Bình Thuận hội tụ xanh”. Do đó diễn ra nhiều lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng, nhu cầu tiêu dùng bên ngoài tăng cao, tác động làm cho nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 5,16% so cùng kỳ năm trước.

- Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước, do giá xi măng, đá, cát xây dựng tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào.

- Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 4,75% so cùng kỳ năm trước. Tăng chủ yếu các mặt hàng máy điều hòa nhiệt độ và tủ lạnh do thời tiết nắng nóng nhu cầu tiêu dùng nhiều; các mặt hàng giường, tủ, bàn ghế gỗ tăng do nguyên liệu đầu vào và chi phí sản xuất tăng, do đó các nhà cung ứng tăng giá bán thị trường.

- Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,99% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng mạnh nhóm hàng du lịch trọn gói 7,03%; nhà khách, khách sạn tăng 13,43% do nhu cầu giải trí và du lịch của người dân tăng cao trong du lịch mùa hè và các kỳ nghỉ lễ, tết.

- Giá điện sinh hoạt tăng 4,82% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do thực hiện theo Quyết định số 1062/QĐ-BCT ngày 04/5/2023 và Quyết định số 2941/QĐ-BCT ngày 08/11/2023 của Bộ Công thương quy định về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

* Một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 12 tháng năm 2023

- Bình quân 12 tháng năm 2023, giá dầu hỏa giảm 10,06% so với cùng kỳ năm trước; giá xăng dầu giảm 11,09%. Nguyên nhân, do Nhà nước điều chỉnh giảm theo biến động giá xăng dầu thế giới.

- Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas bình quân 12 tháng năm 2023 giảm 8,27% so với cùng kỳ năm trước.

- Giá thịt lợn giảm 4,72% so cùng kỳ năm trước. Do nguồn cung tại địa phương dồi dào nhu cầu tiêu thụ chậm, giá thịt lợn hơi giảm nên giá bán thị trường biến động giảm theo.  

  

* Công tác quản lý thị trường

Lực lượng Quản lý thị trường cùng với đoàn liên ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ đối với các mặt hàng đang lưu thông; kiểm tra xử lý các mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh như thực hiện việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm về buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu vẫn còn diễn ra trên địa bàn. Năm 2023 đã kiểm tra 599 vụ (giảm 57 vụ so với năm 2022), phát hiện 261 vụ vi phạm (tăng 17 vụ so với năm 2022) trong đó đã xử lý 257 vụ vi phạm, 01 vụ đang xử lý và 03 vụ (chuyển cơ quan cảnh sát điều tra, đang xử lý); xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 4.290,51 triệu đồng (trong đó: 3.286,25 triệu đồng xử vi phạm hành chính, 700,42 triệu đồng tiền bán háng hóa tịch thu và 303,84 triệu đồng buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp), tổng giá trị hàng hóa vi phạm 4.199,7 triệu đồng.

2. Hoạt động du lịch

Tháng 12 hoạt động du lịch diễn ra nhộn nhịp với nhiều sự kiện nổi bật thu hút khách du lịch như Lễ hội nghệ thuật biểu diễn quốc tế Bình Thuận - Việt Nam, Lễ Tổng kết và Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh”. Bên cạnh đó sau mùa cao điểm du lịch hè dành cho khách nội địa, những tháng cuối năm là mùa đón khách quốc tế. Một số cơ sở du lịch tổ chức các chương trình cho du khách quốc tế đón Giáng sinh, năm mới, đưa ra nhiều ưu đãi, thiết kế những điểm đến du lịch mới lạ để tặng du khách khi đến nghĩ dưỡng. Hoạt động lữ hành, các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ vui chơi giải trí hoạt động ổn định và tiếp tục tăng cường phục vụ cho người dân và du khách; các đơn vị kinh doanh lữ hành tiếp tục khai thác các tour mới và mở rộng quảng bá, liên kết vùng đến các tỉnh thành trong cả nước. Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống tăng cường phục vụ cho người dân địa phương và du khách.

Lượng khách du lịch tháng 12/2023 ước đạt gần 620 ngàn lượt khách, tăng 2,13% so tháng trước và tăng 2,95% so với cùng kỳ năm 2022; ngày khách phục vụ ước đạt 1.202,7 ngàn ngày khách, tăng 2,22% so với tháng trước và tăng 7,65% so với cùng kỳ năm 2022. Lượng khách quốc tế tháng 12 ước đạt 30,5 ngàn lượt khách, tăng 2,95% so với tháng trước và tăng 2,21 lần so với cùng kỳ năm 2022; ngày khách phục vụ dự ước đạt 122,5 ngàn ngày khách, tăng 2,88% so với tháng trước và tăng 2,21 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Quý IV/2023 ít có những ngày nghĩ lễ, chủ yếu khách du lịch đến nghĩ dưỡng vào những ngày cuối tuần nên lượng khách giảm hơn so với quý III/2023. Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, du lịch lữ hành và hoạt động dịch vụ khác hoạt động ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân địa phương và du khách. Lượng khách du lịch ước quý IV/2023 đạt 1.660,6 ngàn lượt khách, giảm 20,44% so với quý trước và giảm 4,96% so với cùng kỳ năm 2022; ngày khách phục vụ ước đạt 3.081,9 ngàn ngày khách, giảm 20,48% so với quý trước và giảm 4,69% so với cùng kỳ năm 2022. Lượng khách quốc tế dự ước đạt 82,8 ngàn lượt khách, tăng 19,75% so với quý trước và tăng 2,24 lần so với cùng kỳ năm 2022; ngày khách phục vụ ước đạt 332,3 ngàn ngày khách, tăng 19,26% so với quý trước và tăng 2,25 lần so với quý cùng kỳ năm 2022.

          Năm 2023 Bình Thuận vinh dự được lựa chọn là địa phương đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh” với nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, kinh tế và du lịch tiêu biểu quy mô cấp quốc gia và quốc tế, diễn ra xuyên suốt trong năm thu hút đông đảo người dân và khách du lịch từ các nơi đến tham quan và nghĩ dưỡng. Bên cạnh đó năm 2023 điểm du lịch đảo Phú Quý cũng thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan. Dự ước năm 2023 lượt khách du lịch ước đạt 8.350,9 ngàn lượt khách, tăng 45,99% so với năm 2022, ngày khách phục vụ ước đạt 15.620,1 ngàn ngày khách, tăng 52,01%. Khách quốc tế ước đạt 274,3 ngàn lượt khách, tăng 3,13 lần so với năm 2022; ngày khách phục vụ ước đạt 1.105,3 ngàn ngày khách tăng 3,19 lần.

Doanh thu dịch vụ lưu trú trong tháng 12/2023 ước đạt 349,3 tỷ đồng, tăng 2,35% với tháng trước và tăng 7,13% so với cùng kỳ năm 2022; dịch vụ ăn uống ước đạt 1.211,9 tỷ đồng, tăng 2,79% so với tháng trước và tăng 12,00 % so với cùng kỳ năm 2022; hoạt động lữ hành hổ trợ du lịch ước đạt 12,3 tỷ đồng, tăng 1,95% so với tháng trước và tăng 14,09% so với cùng kỳ năm 2022. Trong quý IV/2023 ước doanh thu lưu trú đạt 1.099,9 tỷ đồng, giảm 21,77% so với quý trước và tăng 17,33% so với cùng kỳ năm 2022; dịch vụ ăn uống đạt 3.740,9 tỷ đồng, giảm 13,77% so với quý trước và tăng 18,65% so với cùng kỳ năm 2022; hoạt động lữ hành ước đạt 39,0 tỷ đồng, giảm 16,27% so với quý trước và tăng 24,44% so với cùng kỳ năm 2022. Dự ước năm 2023, doanh thu lưu trú đạt 5.277,2 tỷ đồng, tăng 63,58% so với năm 2022; dịch vụ ăn uống đạt 16.489,6 tỷ đồng, tăng 52,56%; hoạt động lữ hành ước đạt 173,2 tỷ đồng, tăng 63,16%.

Doanh thu từ hoạt động du lịch trong tháng 12/2023 ước đạt 1.754,2 tỷ đồng tăng 2,06% so với tháng trước và tăng 12,76% so với cùng kỳ năm 2022; quý IV/2023 ước đạt 5.133,9 tỷ đồng, giảm 11,97% so với quý trước và tăng 13,61% so với cùng kỳ năm 2022. Dự ước cả năm 2023 đạt 22.309,1 tỷ đồng, tăng 63,07% so với năm 2022.

3. Xuất nhập khẩu

Tình hình kinh tế thế giới khó khăn, tổng cầu suy giảm, các hợp đồng xuất khẩu giảm mạnh đã tác động đến xuất khẩu hàng hóa giảm so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 68,26 triệu USD, tăng 12,79% so với tháng trước và tăng 5,34% so với cùng kỳ. Trong đó: nhóm hàng thủy sản ước đạt 21,1 triệu USD, tăng 8,42% so với tháng trước và tăng 34,73% so với cùng kỳ; nhóm hàng nông sản ước đạt 1,04 triệu USD, tăng 9,69% so với tháng trước và giảm 30% so với cùng kỳ; nhóm hàng hóa khác ước đạt 46,11 triệu USD, tăng 15% so với tháng trước và giảm 3,19% so với cùng kỳ.

Dự ước năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 714,44 triệu USD, giảm 8,59% so với năm 2022. Trong đó: nhóm hàng thủy sản ước đạt 214,77 triệu USD, giảm 14,13% so với năm 2022; nhóm hàng nông sản ước đạt 14,25 triệu USD, tăng 9,86%; nhóm hàng hóa khác ước đạt 485,42 triệu USD, giảm 6,37%. Bên cạnh nhóm hàng thủy sản và hàng hóa khác giảm so với cùng kỳ do nhu cầu tiêu thụ của thị trường nước ngoài giảm, thì nhóm hàng nông sản tăng trưởng khá nhưng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch nên tác động không đáng kể đến tốc độ tăng trưởng chung của tổng kim ngạch, trong đó cao su tăng gần gấp 3 lần (do cùng kỳ năm 2022 mặt hàng này không có đơn hàng). Các nhóm hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ do không có đơn hàng nên kim ngạch giảm so với cùng kỳ (nhóm hàng dệt may và da giày có đơn hàng xuất khẩu tăng trở lại ở 2 tháng cuối năm).

+ Xuất khẩu trực tiếp năm 2023 ước đạt 703,92 triệu USD, giảm 9,1% so với năm 2022. Thị trường Châu Á ước đạt 515,9 triệu USD, tăng 2,6% so với năm 2022; thị trường Châu Âu đạt 46,46 triệu USD, giảm 46,23%; thị trường Châu Mỹ đạt 136,75 triệu USD, giảm 26%; thị trường Châu Đại Dương và Châu Phi đạt 8,79 triệu USD chiếm tỷ trọng không đáng kể. Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như tôm thẻ chân trắng (xuất đi Mỹ, Nhật, Đức, Anh), mực tươi đông lạnh (xuất đi Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ), thủy sản khác các loại (xuất đi Nhật Bản, Côlômbia, Mỹ, Đan Mạch), các loại quặng (xuất chủ yếu đi Trung Quốc), các sản phẩm may mặc (xuất đi Nhật Bản), giày dép các loại (xuất đi Mỹ, Hà Lan, Canada, Italia….).

+ Ủy thác xuất khẩu năm 2023 ước đạt 10,52 triệu USD, tăng 48,39% so với năm 2022.

Kim ngạch nhập khẩu năm 2023 ước đạt 1.227,61 triệu USD, giảm 10,11% so với năm 2022; Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu để sản xuất như hàng thủy sản, nguyên liệu dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, giấy các loại. Tỷ trọng một số mặt hàng chủ yếu: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chiếm 73,11% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu; nguyên phụ liệu may, da, giày chiếm 12,68%; hàng thủy sản chiếm 11,57%.

4. Hoạt động vận tải

Nhu cầu đi lại vui chơi, du lịch, nghỉ ngơi của người dân và khách du lịch tăng khá, đặc biệt là những ngày cuối tuần, dịp lễ, tết. Các phương tiện vận tải hành khách và hàng hóa trên tuyến đường biển Phan Thiết - Phú Quý hoạt động ổn định, bình thường. Doanh thu vận tải, kho bãi tháng 12/2023 ước đạt 256,18 tỷ đồng, tăng 2,53% so với tháng trước và tăng 23,78% so với cùng kỳ năm 2022; quý IV/2023 ước đạt 763,12 tỷ đồng, tăng 29,06%; năm 2023 ước đạt 3.128,77 tỷ đồng, tăng 39,42%. Hoạt động vận tải năm 2023 tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2022 trên tất cả các ngành đường.

- Vận tải hành khách:

+ Ước tháng 12/2023 đạt 1.015,72 nghìn Hk, tăng 6,78% so với tháng trước và tăng 17,61% so với cùng kỳ năm 2022; lượt khách luân chuyển ước đạt 96.815,89 nghìn Hk.km, tăng 6,78% so với tháng trước và tăng 34,60% so với cùng kỳ. Lũy kế năm 2023 lượt khách vận chuyển ước đạt 13,06 triệu Hk, tăng 36,67% so với năm 2022; lượt khách luân chuyển ước đạt 1.299,15 triệu Hk.km, tăng 65,61%.

+ Xét theo lĩnh vực, trong tháng 12/2023 vận chuyển hành khách đường bộ đạt 1.001,06 nghìn Hk, tăng 6,78% so với tháng trước và tăng 17,47% so với cùng kỳ năm 2022; lũy kế năm 2023 ước đạt 12,84 triệu Hk, tăng 36,60% so với cùng kỳ. Vận chuyển hành khách đường thủy đạt 14,65 nghìn Hk, tăng 6,63% so với tháng trước và tăng 28,20% so với cùng kỳ năm 2022; lũy kế năm 2023 ước đạt 223,8 nghìn Hk, tăng 41,63% so với cùng kỳ. Luân chuyển hành khách đường bộ đạt 95.461,52 nghìn Hk.km, tăng 6,78% so với tháng trước và tăng 34,64% so với cùng kỳ năm 2022; lũy kế năm 2023 ước đạt 1.279,01 triệu Hk.km, tăng 66,09% so với cùng kỳ. Luân chuyển hành khách đường thủy đạt 1.354,37 nghìn Hk.Km, tăng 6,72% so với tháng trước và tăng 31,85% so với cùng kỳ năm 2022; lũy kế năm 2023 ước đạt 20,14 triệu Hk.Km, tăng 40,09%.

- Vận tải hàng hóa:

+ Ước tháng 12/2023 đạt 604,80 nghìn tấn, tăng 2,80% so với tháng trước và tăng 36,13% so với cùng kỳ năm 2022; khối lượng luân chuyển ước đạt 54.555,47 nghìn tấn.Km, tăng 2,80% so với tháng trước và tăng 28,79% so với cùng kỳ. Lũy kế năm 2023 khối lượng vận chuyển ước đạt 6,73 triệu tấn, tăng 24,83% so với năm 2022; khối lượng luân chuyển ước đạt 551,54 triệu tấn.Km, tăng 27,38%.

+ Xét theo lĩnh vực, trong tháng 12/2023 vận chuyển hàng hóa đường bộ đạt 603,43 nghìn tấn, tăng 2,79% so với tháng trước và tăng 36,16% so với cùng kỳ năm 2022; lũy kế năm 2023 ước đạt 6,73 triệu tấn, tăng 24,83% so với cùng kỳ. Vận chuyển hàng hoá đường thủy đạt 1,37 nghìn tấn, tăng 4,10% so với tháng trước, tăng 21,24% so với cùng kỳ năm 2022; lũy kế năm 2023 ước đạt 17,04 nghìn tấn, tăng 27,18%. Luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 54.404,83 nghìn tấn.Km, tăng 2,79% so với tháng trước và tăng 28,81% so với cùng kỳ năm 2022; lũy kế năm 2023 ước đạt 549,67 triệu tấn.Km, tăng 27,39%. Luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 150,64 nghìn tấn.Km, tăng 4,0% so với tháng trước và tăng 22,35% so cùng kỳ năm 2022; lũy kế năm 2023 ước đạt 1.86 triệu tấn.Km, tăng 24,06%.

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi tháng 12/2023 ước đạt 256,19 tỷ đồng, tăng 2,53% so với tháng trước và tăng 23,78% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 98,65 tỷ đồng, tăng 5,85% so với tháng trước và tăng 20,70% so với năm 2022; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 130,61 tỷ đồng, tăng 0,13 so với tháng trước và tăng 18,01% so với cùng kỳ; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 26,35 tỷ đồng, tăng 2,77% so với tháng trước và tăng 87,47% so với cùng kỳ; doanh thu bưu chính, chuyển phát ước đạt 0,58 tỷ đồng, tăng 106% so với tháng trước và tăng 14,23% so với cùng kỳ.

Lũy kế năm 2023 ước đạt 3.128,77 tỷ đồng, tăng 39,42% so với năm 2022; trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 1.315,89 tỷ đồng, tăng 37,52% so với năm 2022; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 1.391,82 tỷ đồng, tăng 20,55%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 413,46 tỷ đồng, tăng 3,23 lần; doanh thu bưu chính, chuyển phát ước đạt 7,5 tỷ đồng, tăng 51,83%.

 

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua cảng quốc tế Vĩnh Tân tháng 12/2023 ước đạt 125 ngàn tấn, trong đó: xuất cảng 75 ngàn tấn (muối xá, tro bay, quặng ilmenite, xỉ than, cát…); nhập cảng 50 ngàn tấn (muối xá, xi măng túi, cao lanh, bột đá, thiết bị máy móc…). Lũy kế 12 tháng năm 2023 ước đạt 1.291,27 ngàn tấn, giảm 2,30% so với năm 2022, trong đó: xuất cảng 976,62 ngàn tấn (giảm 5,38%) và nhập cảng 314,65 ngàn tấn (tăng 8,70%).

V. Thu, chi ngân sách; hoạt động tín dụng

1. Thu, chi ngân sách

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2023 ước đạt 10.081,52 tỷ đồng, đạt 100,75% dự toán năm và giảm 9,06% so với năm 2022; trong đó: thu nội địa 9.020,06 tỷ đồng, đạt 104,81% dự toán năm, giảm 10,19%. Trong tổng thu ngân sách gồm: thu thuế, phí và thu khác 8.208,66 tỷ đồng, đạt 110,85% dự toán năm, giảm 6,50%; thu tiền nhà, đất 811,40 tỷ đồng, đạt 67,56% dự toán năm, giảm 38,10% (trong đó thu tiền sử dụng đất 596,23 tỷ đồng, đạt 59,62% dự toán năm, giảm 38,87%); thu thuế xuất nhập khẩu 1.061,46 tỷ đồng, đạt 75,82% dự toán toán năm và tăng 6,62% so với năm 2022. Có 09/18 loại thu đạt trên mức bình quân chung (98,32%), trong đó có 06/09 loại thu tăng so với năm 2022 và 03/09 loại thu giảm so với năm 2022.

 

Riêng khối huyện, thị xã, thành phố kết quả thu năm 2023 ước đạt 3.984,42 tỷ đồng, đạt 118,94% dự toán năm, giảm 11,15% so với năm 2022, trong đó: Phan Thiết 1.490,52 tỷ đồng (đạt 100,03% dự toán, giảm 12,97%); La Gi 305,54 tỷ đồng (đạt 135,80% dự toán, giảm 22,05%); Tuy Phong 330,35 tỷ đồng (đạt 122,35% dự toán, giảm 9,75%); Bắc Bình 450,03 tỷ đồng (đạt 152,55% dự toán, tăng 1,12%); Hàm Thuận Bắc 443,32 tỷ đồng (đạt 145,35% dự toán, giảm 12,32%); Hàm Thuận Nam 328,72 tỷ đồng (đạt 131,49% dự toán, giảm 5,67%); Tánh Linh 129,85 tỷ đồng (đạt 133,86% dự toán, giảm 7,14%); Đức Linh 190,99 tỷ đồng (đạt 166,08% dự toán, giảm 1,48%); Hàm Tân 280,40 tỷ đồng (đạt 100,14% dự toán, giảm 13,70%) và Phú Quý thu 34,69 tỷ đồng (đạt 150,83% dự toán, giảm 37,92%).

Chi ngân sách đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu chi lương và hoạt động thường xuyên của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, chi đầu tư phát triển; chi cho các nhiệm vụ trọng tâm; chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2023 ước đạt 12.862,71 tỷ đồng, đạt 101,99% dự toán. Trong đó: chi ngân sách địa phương 10.317,18 tỷ đồng, đạt 98,10% dự toán (Chi đầu tư phát triển 2.530,49 tỷ đồng, đạt 83,40% dự toán; chi thường xuyên 7.590,26 tỷ đồng đạt 104,37% dự toán). Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác quản lý giá trên địa bàn, quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước và các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước

2. Hoạt động tín dụng

Đến ngày 30/11/2023, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 85.611,6 tỷ đồng, tăng 7,19% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 5,8%), trong đó: dư nợ cho vay bằng VND đạt 84.166,5 tỷ đồng, chiếm 98,3% tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 53.679,8 tỷ đồng, chiếm 98,3% tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 53.679,8 tỷ đồng, chiếm 62,7% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay phân theo các mức lãi suất: lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng 6%/năm chiếm khoảng 2,68% tổng dư nợ, lãi suất từ 6-7%/năm chiếm khoảng 2,97% tổng dư nợ, lãi suất trong khoảng 7-9%/năm chiếm 26,46% tổng dư nợ; lãi suất từ 9-12%/năm chiếm khoảng 49,58% tổng dư nợ, lãi suất trên 12%/năm chiếm khoảng 18,3% tổng dư nợ. Ước đến 31/12/2023, tổng dư nợ đạt là 86.259 tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2022.

Lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng 2,7-4,2%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng 4,2-5,9%/năm; kỳ hạn từ trên 12 tháng trở lên 4,8-5,9%/năm; lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 4%/năm (riêng Quỹ tín dụng nhân dân 5%/năm), các lĩnh vực khác phổ biến từ 8,5-13,5%/năm.

Vốn huy động đến ngày 30/11/2023 đạt 56.603,5 tỷ đồng, tăng 7,32% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 7,79%). Ước đến ngày 31/12/2023, nguồn vốn huy động đạt 57.226 tỷ đồng, tăng 8,5% so với đầu năm. Đến ngày 30/11/2023, nợ xấu (nội bảng) trên địa bàn 2.000,4 tỷ đồng, chiếm 2,34% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng 0,15% so với đầu năm.

Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên gắn với thực hiện các chính sách của trung ương và địa phương, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 47.047 tỷ đồng, chiếm 55% tổng dư nợ; dư nợ cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao đạt 266 tỷ đồng, chiếm 0,31% tổng dư nợ; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 708,6 tỷ đồng, chiếm 0,83% tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 15.603,5 tỷ đồng, chiếm 18,23% tổng dư nợ.

Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP: Tổng số tiền cho vay từ đầu chương trình 1.075,49 tỷ/120 tàu. Doanh số thu nợ từ đầu chương trình 181,87 tỷ. Dư nợ (nội bảng) là 61,5 tỷ đồng/22 tàu (trong đó, cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 12,74 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 48,03 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 0,73 tỷ đồng). Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 14,63 tỷ đồng/16 tàu, nợ ngoại bảng là 832,11 tỷ đồng/87 tàu, số tàu đã trả hết nợ là 11 tàu.

Các đối tượng chính sách vay theo các chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ cho vay đạt 4.554,5 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đạt 208,66 tỷ đồng/540 hộ; cho vay giải quyết việc làm đạt 975,1 tỷ/20.184 khách hàng, cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 736 tỷ/19.843 hộ; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đạt 252,9 tỷ/6.759 hộ,...

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 16/8/2022 về việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN. Kết quả thực hiện đến ngày 30/11/2023, doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất 345.484,6 triệu đồng, số khách hàng được hỗ trợ lãi suất 15 khách hàng, số tiền đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng 1.458,5 triệu đồng.

Về Chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP (giá trị 120 nghìn tỷ đồng) và Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản (khoảng 15 nghìn tỷ đồng): đối với gói cho vay 120.000 tỷ đồng: đã triển khai thực hiện nhưng trên địa bàn chưa có phát sinh số liệu cho vay; chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản: chương trình tín dụng này mới được triển khai và hướng dẫn thực hiện nên đến nay chưa có dư nợ phát sinh.

Chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN. Đến 30/11/2023, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 1.598,9 tỷ đồng/44 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (trong đó: gốc là 1.496,2 tỷ đồng, lãi là 102,7 tỷ đồng); lũy kế giá trị nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 1.670,1 tỷ đồng/52 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (trong đó gốc là 1.559,6 tỷ đồng, lãi là 110,5 tỷ đồng).

Các nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, các giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện thông suốt. Doanh số mua bán ngoại tệ đến tháng 30/11/2023 đạt 597 triệu USD, doanh số chi trả kiều hối đạt 168,5 triệu USD. Đến ngày 30/11/2023, trên địa bàn có 205 máy ATM, tăng 9 máy so với đầu năm và 1.774 máy POS, tăng 115 máy so với đầu năm. Các máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển mạng lưới ATM và POS, đảm bảo hệ thống máy ATM hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt. Đến nay tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán đang còn hoạt động tại các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn trên 90%.

VI. Lĩnh vực Văn h - Xã hội

1. Hoạt động Văn hóa - Thể dục thể thao

1.1. Hoạt động văn hóa

Trong tháng 12/2023 đã tổ chức biểu diễn văn nghệ tuyên truyền với kịch bản “Từ nay xin chừa” và chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân, đồng bào vùng sâu, miền núi, thiếu nhi các huyện với 6 buổi. Bên cạnh đó tổ chức Tuyên truyền 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 34 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2023; tổ chức các hoạt động Lễ hội Nghệ thuật biểu diễn quốc tế lần thứ nhất năm 2023 - Bình Thuận, Việt Nam… đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân địa phương và du khách tham dự.

Trong năm 2023 tỉnh đã tuyên truyền, tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm, sự kiện chính trị của đất nước năm 2023 nổi bật như: sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2023 gắn với Năm Du lịch quốc gia 2023 Bình Thuận - Hội tụ xanh và chào năm mới 2023; tổ chức các hoạt động văn hóa trong khuôn khổ “Tuần lễ văn hóa”; Hội thi tiếng hát đoàn viên, viên chức, lao động, công nhân tỉnh Bình Thuận lần thứ II năm 2023; Cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Ngôi sao biển lần thứ IV năm 2023. Tổ chức biểu diễn văn nghệ tuyên truyền và chiếu phim lưu động với 800 buổi phục vụ nhân dân, đồng bào vùng sâu, miền núi, thiếu nhi các huyện với kịch bản tuyên truyền “Cạm bẫy đồng tiền”.

* Hoạt động Thư viện:

Trong tháng 12/2023 đã cấp 221 thẻ (thiếu nhi 133 thẻ), 245.601 lượt bạn đọc (tại thư viện 2.785 lượt (thiếu nhi 575 lượt), truy cập website 234.127 lượt, qua youtube 2.646 lượt, khai thác sách trực tuyến 452 lượt, truy cập Fanpage 5.591 lượt); luân chuyển 3.418 lượt sách, tài liệu (thư viện 3.122 lượt (thiếu nhi 561 lượt), tài liệu qua website 296 lượt). Sưu tầm 105 tin, bài thông tin tư liệu Bình Thuận; biên soạn 03 tập thông tin chuyên đề, 01 tập thông tin tư liệu Bình Thuận; trưng bày, giới thiệu 18 bản sách mới trên website; bổ sung 1.000 bản sách; tiếp nhận 400 bản sách tài trợ, biếu tặng; thu hồi 379 bản sách; số hóa 1.007 trang/134 tài liệu; đóng 16 tập báo, tạp chí. Tổ chức Ngày hội Văn hóa đọc năm 2023 - Liên hiệp Thư viện khu vực miền Đông Nam bộ và cực Nam Trung bộ từ ngày 06/12 đến 08/12/2023.

Năm 2023, đã cấp mới và đổi 2.347 thẻ (thiếu nhi 1.528 thẻ), 1.920.159 lượt bạn đọc (website 1.810.116 lượt, tại thư viện 9.456 lượt, youtube 39.853 lượt, khai thác sách trực tuyến 6.004 lượt, truy cập Fanpage 33.016 lượt, phục vụ xe lưu động 21.714 lượt); luân chuyển 120.252 lượt sách, tài liệu (thư viện 15.342 lượt, xe lưu động 101.690 lượt, website 3.220 lượt); bổ sung 4.003 bản sách (đạt 89%). Phục vụ xe ô tô thư viện lưu động tại 46 điểm trường học thu hút 21.714 học sinh tham gia. Tổ chức Hội Báo Xuân Quý Mão 2023 (trực tuyến) trên website, với 112 loại báo Xuân của Trung ương, các tỉnh và ấn phẩm địa phương; Cuộc thi Vẽ tranh trên nón lá với chủ đề “Bức tranh quê hương Bình Thuận” (70 học sinh tham gia); cuộc thi lập trình điều khiển robot với chủ đề “Robot - Bạn của chúng ta” (27 học sinh tham gia). Tham dự Liên hoan Thiếu nhi kể chuyện theo sách năm 2023 tại tỉnh Ninh Thuận (đạt giải B); tham dự Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách về chủ quyền biển đảo Việt Nam, chủ đề “Việt Nam - Đất nước bên bờ sóng” tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổ chức thành công “Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023 khu vực Miền Đông Nam bộ và Cực Nam Trung bộ”.

* Hoạt động bảo tồn, bảo tàng

Trong tháng 12/2023 đã đón 13.448 lượt khách đến tham quan, trong đó có 630 lượt khách quốc tế. Luỹ kế năm 2023 đã đón 362.705 lượt khách đến tham quan, trong đó có 3.575 lượt khách quốc tế; phục vụ 388 lễ viếng Bác, tuyên dương, báo công. Tổ chức Lễ khánh thành công trình Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ, tổ chức Chương trình giao lưu với các trường học trong tỉnh với chuyên đề “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành với mái trường Dục Thanh” nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam gắn với kỷ niệm 113 năm thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học tại trường Dục Thanh - Phan Thiết.

1.2. Hoạt động thể thao

* Thể dục thể thao quần chúng

Tháng 12/2023, tổ chức giải vô địch Bóng bàn các Câu lạc bộ, Hiệp hội, Liên đoàn, Trung tâm toàn quốc trực thuộc Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam lần thứ III năm 2023 (11 Câu lạc bộ, 100 vận động viên tham gia); giải Bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng tranh Cúp BTV năm 2023 (21 đội bóng gồm 12 đội Thiếu niên và 9 đội Nhi đồng); giải Futsal vô địch tỉnh lần thứ 14 năm 2023 (08 đội bóng tham gia); giải Ô tô - Mô tô địa hình trên cát Bình Thuận - Ninh Thuận mở rộng, Bàu Trắng - HTV Challenge Cup 2023 (86 đội đua với 41 đội Mô tô, 45 đội Ô tô; 200 vận động viên trong và ngoài nước tham gia thi đấu).

Trong năm 2023, thể thao quần chúng đã tổ chức sôi nổi đều khắp ở các địa phương, nhiều loại hình thể thao được tổ chức thường xuyên với 25 giải và tổ chức các hoạt động cộng đồng quy mô quốc tế, quốc gia lần đầu được tổ chức và xác lập các kỷ lục Guinness tại Phan Thiết, Bình Thuận: Lễ hội Mô tô Việt Nam - Bình Thuận 2023 (khoảng 2.500 chiếc Mô tô) xác lập kỷ lục Guinness về đoàn mô tô diễu hành đông nhất, dài nhất Việt Nam; tổ chức trình diễn bay treo 30 quả khinh khí cầu và 07 chiếc dù lượn tại bãi biển Đồi Dương; Giải Stop and Run Marathon - BTV Bình Thuận 2023 với sự tham gia tranh tài của gần 2.000 vận động viên trong và ngoài nước; Giải Aquaman Viet Nam - Phan Thiết quy tụ hơn 1.500 vận động viên; Giải trẻ và vô địch Vovinam tỉnh Bình Thuận năm 2023 (20 đơn vị, 289 vận động viên tham gia); giải Taekwondo vô địch các lứa tuổi trẻ tỉnh Bình Thuận năm 2023 (12 đơn vị, 192 vận động viên tham gia); Lễ hội Diều và xác lập kỷ lục Guinness diều lớn nhất Việt Nam và kết hợp diễu hành siêu xe tại Bắc Bình với sự tham gia của 10 đội diều chuyên nghiệp thả 1.000 con diều; giải Golf “Bình Thuận - Hội tụ xanh” với 144 Golfers tham gia đến từ Hội, Câu lạc bộ Golf của Bình Thuận và các tỉnh, thành như Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Khánh Hòa);...

* Thể thao thành tích cao

Trong tháng 12/2023, đã cử đội tuyển Karate, Bóng rổ nam, Taekwondo, Điền kinh, Bơi - Lặn Năng khiếu tham gia các giải thể thao khu vực, quốc gia, đạt 15 huy chương (04 huy chương vàng, 04 huy chương bạc, 07 huy chương đồng). Cử 01 vận động viên Bơi - Lặn tham gia Giải vô địch trẻ bơi, lặn Châu Á 2023.

Trong năm 2023, đã cử các đội tuyển tham gia 79 giải thể thao với 268 huy chương (69 huy chương vàng, 82 huy chương bạc, 117 huy chương đồng). Phối hợp tổ chức giải Bóng đá hạng Nhất quốc gia - Bia Sao Vàng 2023 tại Ninh Thuận; tổ chức Vòng 1 và vòng chung kết giải Billiards Snooker vô địch quốc gia; Giải Đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia; giải vô địch Yoga trẻ quốc gia lần II và Giải Yoga Thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc lần V năm 2023; giải vô địch các câu lạc bộ Lân Sư Rồng quốc gia và giải vô địch Bóng bàn các Câu lạc bộ, Hiệp hội, Liên đoàn, Trung tâm là thành viên trực thuộc Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam năm 2023... Đặc biệt, cử 18 vận động viên tập trung đội tuyển và đội tuyển trẻ quốc gia (Đội tuyển Judo tham dự giải vô địch Juhitsu Châu Á năm 2023 tại Thái Lan (đạt 02 huy chương đồng); giải vô địch Taekwondo Đông Nam Á tại Philippines (01 huy chương vàng, 01 huy chương bạc, 01 huy chương đồng); giải vô địch Taekwondo biểu diễn thế giới (01 huy chương vàng, 01 huy chương bạc, 01 huy chương đồng); Đại hội thể thao sinh viên thế giới năm 2023 tại Trung Quốc (Taekwondo đạt 01 huy chương đồng); Đội Taekwondo tham dự giải Vô địch Taekwondo Dallas - Mỹ mở rộng năm 2023 tại Dallas, Mỹ; 05 vận động viên tham gia thi đấu SEA Games 32, đạt 03 huy chương (01 huy chương vàng môn Judo, 01 huy chương bạc môn Đua thuyền truyền thống, 01 huy chương đồng môn Taekwondo)).

2. Giáo dục và đào tạo

Tiếp tục thực hiện đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025". Duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục bắt buộc đối với cấp tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1. Trong năm học mới 2023-2024, tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng, nội dung, cải tiến phương pháp dạy và học để bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Đã tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp tỉnh; kết quả có 392 học sinh đạt giải (06 nhất, 40 nhì, 346 ba), tăng 18 giải so với năm học 2021-2022 (giảm 04 nhất, 25 nhì, tăng 93 ba); kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia năm học 2022-2023 có 07 giải: 01 nhì, 02 ba, 04 khuyến khích (tăng 04 giải gồm: 01 nhì, 02 ba, 01 khuyến khích). Tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,43% (tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông bình quân của cả nước là 98,88%), xếp vị trí thứ 31/63 (năm 2022 xếp vị thứ 32/63). Tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh lần thứ XV năm học 2022 - 2023. Phát động phong trào đọc sách tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh để hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam. Các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí trong thanh niên học sinh, ít nhất 01 hoạt động/01 cơ sở/năm.

Tổng số học sinh phổ thông có mặt đầu năm học 2023-2024: 244.380 học sinh (trong đó: 121.005 học sinh tiểu học, 84.213 học sinh trung học cơ sở và 39.162 học sinh trung học phổ thông).

Đến nay tổng số trường đạt chuẩn của tỉnh là 226/536 trường (đạt tỷ lệ 42,16%), cụ thể: Mầm non có 59/142 trường công lập (41,54%), Tiểu học có 100/238 trường (42,02%), THCS có 66/130 trường (50,76%), THPT có 01/26 trường (3,85%); trong đó, số trường chuẩn quốc gia công nhận mới năm 2023 của cấp Mầm non là 06 trường, cấp Tiểu học là 05 trường, cấp THCS là 07 trường.

3. Y tế

Công tác khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo kết nối liên thông về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định. Tiếp tục thực hiện việc thu dung, phân tuyến điều trị, tăng cường năng lực chẩn đoán, điều trị, hạn chế thấp nhất các trường hợp nặng, tử vong do bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng,... Đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng, chống dịch và công tác khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

Trong tháng 12/2023, toàn tỉnh có 417 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 76,6% so cùng kỳ năm 2022; không ca tử vong. Lũy kế năm 2023 có 4.226 ca mắc, 141 ca sốt huyết nặng, có 01 ca tử vong do sốt xuất huyết Dengue.

Bệnh tay chân miệng có 481 trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong; lũy kế năm 2023, toàn tỉnh ghi nhận 2.486 trường hợp mắc, 03 trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng.

Bệnh sốt rét trong tháng không ghi nhận ca mắc, không có trường hợp mắc sốt rét ác tính và trường hợp tử vong; lũy kế năm 2023 ghi nhận 06 trường hợp mắc (trong đó có 04 trường hợp sốt rét ngoại lai), không có trường hợp tử vong do sốt rét.

Bệnh dại trong tháng ghi nhận 01 trường hợp mắc và tử vong do bệnh dại (tại huyện Bắc Bình); lũy kế năm 2023 ghi nhận 03 trường hợp mắc bệnh và tử vong do bệnh dại.

Công tác phòng chống phong trong tháng không ghi nhận trường hợp mắc bệnh phong mới; lũy kế năm 2023 đã khám phát hiện 02 bệnh nhân phong mới và có 366 số bệnh nhân đang quản lý tại tỉnh.

Công tác phòng chống lao ghi nhận 716 lượt khám; có 140 bệnh nhân lao thu dung điều trị; 84 bệnh nhân lao AFB(+) phát hiện mới. Lũy kế năm 2023 ghi nhận 1.313 bệnh nhân lao thu dung điều trị; 901 bệnh nhân lao AFB(+) phát hiện mới.

Công tác phòng chống HIV/AIDS ghi nhận 04 ca nhiễm HIV mới; không có ca chuyển AIDS mới và ca tử vong do AIDS mới. Lũy kế từ trước đến nay ghi nhận 1.785 ca nhiễm HIV; 1.113 ca nhiễm HIV chuyển AIDS; 549 ca tử vong do AIDS.

Công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong tháng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm. Lũy kế năm 2023 xảy 01 vụ ngộ độc thực phẩm với 29 người mắc, không có tử vong.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ; bệnh đau mắt đỏ; tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu. Tình hình dịch cúm A (H5N1), bạch hầu, Ebola, Zika, dịch tả... không ghi nhận trường hợp mắc.

Số ca mắc Covid-19 (tính từ 27/4/2021 đến ngày 14/12/2023): toàn tỉnh ghi nhận 54.340 ca mắc (Phan Thiết 9.190, Tánh Linh 9.026, Hàm Thuận Bắc 6.556, Hàm Thuận Nam 6.282, Tuy Phong 5.160, La Gi 4.429, Hàm Tân 4.408, Đức Linh 3.714, Phú Quý 2.807, Bắc Bình 2.768). Trong đó: có 01 ca đang điều trị, 53.884 ca đã điều trị khỏi và xuất viện, 484 ca tử vong (29 ca tử vong ngoài tỉnh).

Công tác triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 (đến ngày 14/12/2023): đã tiêm cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên: hoàn thành 100% liều cơ bản, 71,5% tiêm mũi 3 (mũi nhắc lại lần 1), 99,9% tiêm mũi (mũi nhắc 2). Tiêm cho đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi: hoàn thành 100% liều cơ bản, triển khai tiêm nhắc lần 1 đạt 47,5%. Tiêm cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi: đạt 88% mũi 1; 67,3% mũi 2.

4. Khoa học và công nghệ; Thông tin, Truyền thông

Hoạt động khoa học và công nghệ tiếp tục được chú trọng, hỗ trợ thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Tăng cường hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ. Tập trung hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương và các hoạt động thúc đẩy sáng kiến. Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa và triển khai Đề án áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện kịp thời, thể hiện đầy đủ diễn biến đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong tỉnh, tuyên truyền về các nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa XIII, các Hội nghị Tỉnh ủy và các kỳ họp HĐND tỉnh, kịp thời phát hiện và biểu dương gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến trong lao động và sản xuất; tăng cường thông tin, tuyên truyền các hoạt động Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh”. Cấp 43 Giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.

Hạ tầng viễn thông đáp ứng như cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông cũng như băng rộng cố định, dịch vụ di động 3G, 4G, truyền hình. Hạ tầng truyền dẫn cáp quang đảm bảo cung cấp dịch vụ đến 100% xã, phường trong tỉnh; đáp ứng nhu cầu khoảng 98% dân số với 1.744 vị trí đặt trạm BTS (gồm 3.870 trạm BTS, trong đó có 07 vị trí trạm 5G của Viettel phát thử nghiệm tại Novaworld, Novahill, toà nhà Viettel và BCH Quân sự tỉnh), đảm bảo an toàn mạng lưới thông tin, liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh và phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ internet ngày càng nâng cao với các gói cước thấp nhất trước đây tốc độ từ 40Mbps nay nâng lên 80Mbps, gói cước cung cấp đến hộ gia đình cao nhất đáp ứng nhu cầu với tốc độ lên đến 300Mbps, đường truyền cung cấp cho các doanh nghiệp có tốc độ đạt trên 1.000Mbps đảm bảo hoạt động phát triển thương mại, quảng bá phát triển dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

5. Lao động việc làm và thực hiện các chính sách xã hội

Trong tháng 12/2023 toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 1.739 lao động, lũy kế 12 tháng năm 2023 đã giải quyết việc làm cho 23.915 lao động, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó cho vay vốn giải quyết việc làm cho 3.805 lao động. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới và đào tạo nghề nghiệp cho 1.771 người, lũy kế 12 tháng năm 2023 đã tuyển mới đào tạo nghề cho 13.713 người, bằng 76,48% so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó: hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho các đối tượng: lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật,… là 3.259 người; hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên xuất ngũ là 590 người). Ước cả năm 2023 toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 24.000 lao động, tăng 7,99% so với năm 2022; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới và đào tạo nghề nghiệp cho 14.060 người (trong đó: đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật,… là 3.308 người).

Đã vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa 9.909 triệu đồng, đạt 165,2%; quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh 3.220 triệu đồng, đạt 161% so kế hoạch năm.

Công tác chính sách người có công: Trong tháng tiếp tục tổ chức đợt 2 đưa 70 người có công (các huyện: Tuy phong, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Đức Linh) đi tham quan Thủ đô Hà Nội, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ ngày 18/11 đến ngày 29/11/2023). Chi trả qua tài khoản cho các đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng 2.298/9.493 đối tượng, chiếm 24,21% trên tổng đối tượng, tổng kinh phí phải chi qua tài khoản hơn 5,3 tỷ đồng. Thăm 20 gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng tiêu biểu, đang gặp khó khăn, bệnh tật ở các địa phương trong tỉnh và huyện đi thăm 280 gia đình với tổng số tiền là 300 triệu đồng (mức 1.000.000 đồng/suất). Ngoài ra, cấp thêm 20 phần quà bằng tiền mặt; do Đoàn Đại biểu Quốc hội tặng, mỗi phần quà trị giá 2 triệu đồng; 01 phần quà cho Mẹ Liệt sĩ bằng tiền mặt trị giá 02 triệu đồng và 01 phần quà trị giá 300 nghìn đồng do Chủ tịch Quốc hội tặng nhân dịp dự Lễ năm du lịch quốc gia.

Trên địa bàn tỉnh có 2.242 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (trong đó: quản lý, giáo dục, lao động trị liệu và chăm sóc sức khỏe tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh là 380/1 nữ; tự điều trị bằng thuốc thay thế Methadone tại cơ sở y tế 563 người; 1.108 đang được các ban, ngành, đoàn thể ở nơi cư trú quản lý giáo dục; quản lý trong tại tạm giam, nhà tạm giữ 191 người ). Có 111/124 xã, phường, thị trấn có người sử dụng trái phép chất ma tuý, chiếm 89,52% số xã, phường, thị trấn.

Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước giảm 0,52% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025; duy trì 83 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn mại dâm. Chính sách an sinh xã hội được bảo đảm, toàn tỉnh có 43.708 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, 952 đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập. Việc chi trả trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội kịp thời, đảm bảo chế độ theo quy định, đã giải quyết cho 630 hộ nghèo vay 35.025 triệu đồng; cho 1.573 hộ cận nghèo vay 89.417 triệu đồng, 2.755 hộ mới thoát nghèo vay 135.803 triệu đồng để đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cấp 18.125 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo và 38.270 thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo để khám, chữa bệnh; thực hiện đảm bảo việc miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Từ nguồn vận động Quỹ “Vì người nghèo” được 14,378 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng mới 101 căn nhà ở và sửa chữa 02 căn nhà ở cho hộ nghèo. Từ nguồn Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam đã hỗ trợ cho 194 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 200 triệu đồng; hỗ trợ xe đạp cho 30 trẻ số tiền 52,5 triệu đồng; hỗ trợ vở học cho 550 trẻ số tiền 66 triệu đồng; mổ tim cho 08 trẻ với số tiền 495,94 triệu đồng và hỗ trợ đột xuất khác. Tổ chức đưa 845 người có công đi điều dưỡng tập trung tại Đà Lạt và Bến Tre, 152 người có công đi tham quan miền Bắc; điều dưỡng tại nhà cho 2.264 người có công theo quy định.

6. Hoạt động bảo hiểm

Tính đến ngày 30/11/2023, toàn tỉnh có 97.866 người tham gia BHXH bắt buộc, đạt 94,5% kế hoạch, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2022; có 89.353 người tham gia BHTN, đạt 94,2% kế hoạch, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 1,1%; số người tham gia BHXH tự nguyện 9.192 người, đạt 61,2% kế hoạch, giảm 0,5% so với tháng trước và giảm 10,0%; số người tham gia BHYT 1.052.062 người (bao gồm thẻ BHYT của thân nhân do Bộ Quốc phòng cung cấp là 11.405 người), đạt 92,5% kế hoạch, tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 1,7%. Tỷ lệ bao phủ BHYT chung toàn tỉnh đạt 90,04% dân số.

Ước thực hiện năm 2023, số người tham gia BHXH bắt buộc 103.547 người; tham gia BHXH tự nguyện 15.014 người; tham gia BHTN là 94.889 người; tham gia BHYT là 1.137.149 người; Tỷ lệ bao phủ BHYT ước đạt 92,25% dân số (đã bao gồm người Bình Thuận làm việc, học tập ngoài tỉnh có tham gia BHYT).

Đến 30/11/2023, toàn tỉnh có 249.468/249.814 học sinh, sinh viên tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 99,9%. Trong đó: có 213.541 em tham gia tại trường học, có 35.927 em tham gia theo nhóm khác (hộ nghèo, cận nghèo, …). Số học sinh, sinh viên tham gia BHYT tăng 2.657 em so với tháng trước; tất cả các huyện, thị xã đều đạt tỷ lệ 100% học sinh tham gia BHYT; riêng thành phố Phan Thiết đạt 99,4%, còn 346 em học sinh - sinh viên chưa tham gia BHYT.17.326 người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình tham gia BHYT, tăng 7.272 người so với tháng trước (tăng 69,6%).

Tính đến 30/11/2023 đã xét duyệt cho 62.133 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó: hưởng chế độ BHXH dài hạn 792 người; hưởng trợ cấp thất nghiệp 10.365 người; hưởng trợ cấp BHXH một lần 14.072 người; hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe 36.904 lượt người). Ước thực hiện năm 2023, đãx xét duyệt, giải quyết cho 67.817 lượt người. Trong đó: hưởng BHXH dài hạn 869 người; hưởng BHXH một lần 16.122 người; 12.366 người hưởng BHTN và hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn 38.461 người.

 Tổng số người đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH dài hạn do BHXH tỉnh xét duyệt, quản lý đến đầu tháng 12/2023 là 18.241 người. Tổng số thu 2.588,39 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2022; tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN phải thu 208,41 tỷ đồng, tăng 17,7%. Tổng số đã chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN 2.719,63 tỷ đồng, tăng 22,3% (trong đó: có 1.841,71 tỷ đồng chi trả chế độ BHXH; 172 tỷ đồng chi BHTN; 705,93 tỷ đồng chi KCB BHYT).

Ước cuối năm 2023: Tổng số thu được 2.995,83 tỷ đồng (trong đó: Thu BHXH bắt buộc 1.660,83 tỷ đồng; thu BHXH tự nguyện 50,78 tỷ đồng; thu BHTN 117,23 tỷ đồng; thu BHYT 1.167 tỷ đồng), phấn đấu giảm nợ xuống dưới 3,87% trên tổng dự toán thu, tương ứng 115,94 tỷ đồng. Tổng số chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN 3.140,44 tỷ đồng (trong đó, chi trả chế độ BHXH 2.125,8 tỷ đồng; chi BHTN 189,6 tỷ đồng; chi KCB BHYT 825 tỷ đồng).

7. Tai nạn giao thông

Số vụ tai nạn giao thông trong tháng (từ ngày 15/11 - 14/12/2023) là 60 vụ (trong đó có 02 vụ đường sắt), so với tháng trước tăng 14 vụ và tăng 40 vụ so với cùng kỳ năm 2022. Luỹ kế năm 2023 đã xảy ra 314 vụ (trong đó đường sắt 03 vụ), tăng 63 vụ so với cùng kỳ năm 2022.

Số người bị thương trong tháng (từ ngày 15/11 - 14/12/2023) là 54 người, tăng 09 người so với tháng trước và tăng 43 người so với cùng kỳ năm 2022. Luỹ kế năm 2023 có 246 người bị thương, tăng 113 người so với cùng kỳ năm 2022.

Số người chết trong tháng (từ ngày 15/11 - 14/12/2023) là 19 người (trong đó đường sắt 01 người), tăng 03 người so với tháng trước và tăng 05 người so với cùng kỳ năm 2022. Luỹ kế năm 2023 có 159 người chết (trong đó đường sắt 02 người) giảm 17 người so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tháng không xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; 01 vụ rất nghiêm trọng; 19 vụ nghiêm trọng, 07 vụ ít nghiêm trọng và 33 vụ va chạm. Luỹ kế năm 2023 xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, 13 vụ rất nghiêm trọng, 126 vụ nghiêm trọng, 09 vụ ít nghiêm trọng và 155 vụ va chạm. Các vụ tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra ở khu vực đô thị, nguyên nhân của các vụ tai nạn trên là do người tham gia giao thông phóng nhanh vượt ẩu, qua đường không quan sát.

 

 

Chia theo các huyện, thị xã, thành phố: Phan Thiết xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, 51 người bị thương, 18 người chết; La Gi xảy ra 25 vụ tai nạn giao thông, 22 người bị thương, 07 người chết; Tuy Phong xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, 26 người bị thương, 18 người chết; Bắc Bình xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, 27 người bị thương, 19 người chết; Hàm Thuận Bắc xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, 38 người bị thương, 33 người chết; Hàm Thuận Nam xảy ra 32 vụ tai nạn giao thông, 20 người bị thương, 24 người chết; Tánh Linh xảy ra 24 vụ tai nạn giao thông, 21 người bị thương, 14 người chết; Đức Linh xảy ra 25 vụ tai nạn giao thông, 23 người bị thương, 03 người chết; Hàm Tân xảy ra 34 vụ tai nạn giao thông, 16 người bị thương, 24 người chết; Phú Quý xảy ra 02 vụ tai nạn giao thông, 02 người bị thương và 01 người chết.

8. Thiên tai, cháy nổ, vi phạm môi trường

- Thiên tai: trong tháng 12/2023 xảy ra 01 vụ thiên tai giảm 2 vụ so với tháng trước và bằng so với năm 2022, nguyên nhân do gió mạnh trên biển làm 01 tàu cá bị chìm; ước thiệt hại 90 triệu đồng. Lũy kế năm 2023 xảy ra 50 vụ thiên tai (tăng 9 vụ so với cùng kỳ năm trước), ước tổng giá trị thiệt hại ban đầu 145,01 tỷ đồng.

- Cháy nổ: trong tháng 12/2023 xảy ra 03 vụ cháy, tăng 01 vụ với tháng trước và giảm 03 vụ so với năm 2022; không xảy ra vụ nổ; ước thiệt hại 40,73 tỷ đồng. Lũy kế năm 2023 đã xảy ra 20 vụ cháy, giảm 13 vụ cháy so với năm 2022; số vụ nổ tăng 01 vụ so với cùng kỳ năm 2022; thiệt hại 115,2 tỷ đồng.

- Vi phạm môi trường: trong tháng 12/2023 phát hiện 01 vụ vi phạm môi trường, giảm 02 vụ so với tháng trước và giảm 03 vụ với cùng kỳ năm 2022; không có xử phạt. Lũy kế năm 2023 toàn tỉnh phát hiện 23 vụ, giảm 08 vụ so cùng kỳ năm 2022; xử phạt 2,23 tỷ đồng.

VII. Đánh giá chung

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2023 vẫn đạt được kết quả trên một số mặt, cụ thể là:

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) năm 2023 ước đạt 8,10%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,80% so với năm 2022. Ngành du lịch phục hồi và tăng trưởng nhanh. Hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải, xuất nhập khẩu đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; số lượng gia súc, gia cầm, khai thác thủy sản ước tăng so với năm 2022. Công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi được triển khai tích cực; quản lý bảo vệ rừng, nguồn lợi thủy sản, xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo. Tiếp tục triển khai sản xuất cây thanh long VietGAP và tích cực xây dựng, triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2030. Các chính sách hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục thực hiện tốt.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, đóng góp lớn nhất là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (tăng 8,03% so với năm 2022). Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tiếp tục được đầu tư xây dựng.

Công tác đầu tư công được quan tâm, thúc đẩy tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án, công trình trọng điểm. Thu ngân sách nhà nước có nhiều cố gắng. Hoạt động tín dụng trên địa bàn ổn định.

Cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, đặc biệt đã đưa vào khai thác tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh” đã tạo hiệu ứng tích cực, góp phần thu hút các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước đến Bình Thuận.

* Những khó khăn, hạn chế

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nhu cầu về đơn hàng xuất khẩu sụt giảm,… Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp thành lập mới quay trở lại hoạt động giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Việc thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế. Việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp còn nhiều khó khăn, bất cập. Vẫn còn trường hợp tàu cá, ngư dân đánh bắt hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, làm ảnh hưởng đến nỗ lực chống khai thác IUU của tỉnh.

 

Tiến độ triển khai một số công trình trọng điểm của tỉnh còn chậm. Những vướng mắc, bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, thu hồi đất và xác định giá đất cụ thể chậm được tháo gỡ, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các công trình, dự án và nguồn thu ngân sách của tỉnh. Công tác chuẩn bị hồ sơ, thủ tục các dự án đầu tư công còn chậm.



[1] Năm 2020 tăng 3,56%; năm 2021 tăng 4,47%; năm 2022 tăng 2,5%.

 

 

CTK Bình Thuận

 

 

Kèm file : Số liệu KTXH năm 2023.pdf

 




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/