TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Tình hình kinh tế xã hội tháng 7 năm 2018

Trong tháng 7/2018, sản lượng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 24.564,2 tấn, tăng 1,70% so cùng kỳ, tính đến ngày 15/7/2018, diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh là 83.464 ha, đạt 88,8% so kế hoạch vụ. Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trong 7 tháng đầu năm tăng trưởng khá cao (tăng 12,08% so với cùng kỳ năm 2017); trong đó, nổi bật là ngành sản xuất và phân phối điện có mức tăng cao (tăng 29,70%). Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 7/2018 ước đạt 2.729,5 tỷ đồng (tăng 0,58% so tháng trước; tăng 11,19% so tháng cùng kỳ năm trước)...

            I. Nông - Lâm - Thuỷ sản

1. Trồng trọt

* Cây hàng năm:

Trọng tâm trong tháng là tập trung xuống giống, chăm sóc các loại cây trồng vụ hè thu. Nhìn chung vụ hè thu năm nay tiến độ diện tích gieo trồng chưa đạt so với cùng kỳ do thời tiết khô hạn, mùa mưa trễ hơn năm trước, lượng mưa ít không thuận lợi cho sản xuất xuống giống vụ hè thu, dẫn đến một số diện tích cây hàng năm không đạt kế hoạch và thấp hơn so với cùng kỳ. Có khoảng 1.500 ha diện tích lúa chưa thể sản xuất, do kênh mương thủy lợi đang trong quá trình tu sửa (1.000 ha ở 2 xã thuộc huyện Đức Linh) và nước tưới dự trữ không đảm bảo cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp (2 xã thuộc huyện Hàm Thuận Nam khoảng 500 ha). Tuy nhiên, hiện nay các địa phương đang tích cực triển khai xuống giống đảm bảo kịp thời sản xuất vụ Hè thu.

Tính đến ngày 15/7/2018, diện tích gieo trồng toàn tỉnh là 83.464 ha, đạt 88,8% so kế hoạch vụ (giảm 9,7% so cùng kỳ năm trước), trong đó: lúa 41.845 ha (đạt 102,1% kế hoạch vụ, giảm 3,8% so vụ cùng kỳ năm trước); bắp 6.356 ha (đạt 77,2% kế hoạch vụ, giảm 18,2% so vụ cùng kỳ năm trước); cây chất bột 22.598 ha (giảm 10,6% so cùng kỳ năm trước); mè 4.379 ha (giảm 9,6% so vụ cùng kỳ năm trước); đậu phụng 1.582 ha (giảm 11,1% so vụ cùng kỳ năm trước); rau các loại 2.468 ha (tăng 0,3% so vụ cùng kỳ năm trước); đậu các loại 2.540 ha (giảm 26,3% so vụ cùng kỳ năm trước); cây công nghiệp ngắn ngày 1.582 ha (giảm 11,1% so vụ cùng kỳ năm trước).

Diện tích gieo trồng các loại cây trồng cạn như đậu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày giảm đáng kể so với vụ hè thu năm 2017 do không đảm bảo lượng nước tưới (mưa trễ và lượng mưa thấp so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là ở các huyện phía Bắc của tỉnh). Cụ thể: Diện tích trồng bắp, mía và mỳ ở một số huyện giảm và một số diện tích bắp trồng xen với cây lâu năm nay đã bước vào giai đoạn khép tán nên không thể tiếp tục canh tác, bên cạnh đó diện tích đất dùng trồng mỳ nhiều năm liên tục đã bị thoái hoá làm cho năng suất không cao nên người dân không mạnh dạn đầu tư. Riêng cây mía được trồng nhiều nhất tại huyện Hàm Tân nhưng hiện nay diện tích bị thu hẹp đáng kể do giá mía đang xuống thấp, trong quá trình trồng chăm sóc chưa tốt, chữ lượng đường không cao nên công ty mía đường đang hạn chế thu mua, do đó người dân bị thua lỗ gây tâm lý e ngại đối với loại cây trồng này.

* Cây lâu năm:

Diện tích cây lâu năm được duy trì ổn định, các cây trồng lợi thế như thanh long, cao su đang trong thời điểm thu hoạch được người dân đầu tư chăm sóc khá tích cực. Tính đến thời điểm 15/7/2018 kết quả phát triển một số cây lâu năm như sau:

- Thanh long: Nhìn chung diện tích có phát triển, nhưng so với những năm trước thì diện tích trồng mới không lớn, chủ yếu những địa phương còn quỹ đất để sản xuất và có ưu thế mới phát triển. Hiện nay đang vào mùa thu hoạch chính vụ, thời tiết đầu tháng 7 hay mưa nắng thất thường làm xuất hiện nhiều dịch bệnh nên chất lượng trái thanh long giảm. Toàn tỉnh có 9.649,52 ha được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap (trong đó: Hàm Thuận Nam 5.640,66 ha, Hàm Thuận Bắc 3.455,51 ha, Bắc Bình 292,72 ha, Phan Thiết 91,23 ha, Hàm Tân 74,60 ha và La Gi 104,8 ha).

   - Cây điều: Trong tháng nhà vườn đang tập trung chăm sóc, bón phân và tiến hành trồng mới.

- Cao su: Trong tháng 7 nhà vườn đang tập trung chăm sóc, bón phân và tiến hành trồng mới. Thị trường xuất khẩu cao su chưa có nhiều chuyển biến, nên việc khuyến khích nhà vườn phát triển diện tích mới không đáng kể.

- Cây tiêu: Hiện đã kết thúc vụ thu hoạch, nhà vườn đang tập trung bón phân, làm bồn, chăm sóc nhằm giúp cây phục hồi sau mùa thu hoạch. Diện tích tiêu tập trung chủ yếu ở Đức Linh, Tánh Linh và Hàm Tân; trên cây tiêu thường xuyên xuất hiện nhiều loại bệnh, nhất là bệnh chết chậm hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nên nhiều hộ chưa mạnh dạn đầu tư.

Ngoài ra, đang thử nghiệm mô hình trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Đức Linh, với diện tích 7 ha/9 hộ. Các cây lâu năm còn lại đang được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể.

* Tình hình dịch bệnh trên cây trồng:

+ Cây lúa: Bệnh bọ trĩ diện tích nhiễm: 122 ha (tăng 33 ha so với cùng kỳ); bệnh ốc bươu vàng diện tích nhiễm: 514 ha (tăng 146 ha so với cùng kỳ, xảy ra ở Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Bắc Bình); bệnh sâu đục thân, sâu cuốn lá diện tích nhiễm bệnh: 136 ha (giảm 773 ha so với cùng kỳ, xảy ra ở Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Tánh Linh, Bắc Bình); bệnh đạo ôn lá diện tích nhiễm: 740 ha (giảm 286 ha so với cùng kỳ, xảy ra ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh).

+ Thanh long: Do trong tháng thời tiết có mưa nhiều nơi, ban ngày nắng nóng, thuận lợi cho bệnh đốm nâu phát sinh và gây hại, diện tích nhiễm trong kỳ: 1.511 ha (xảy ra ở hầu hết các huyện); bệnh vàng cành tăng mạnh do thời tiết ban ngày nắng nóng oi bức, diện tích nhiễm trong kỳ: 2.300 ha (tăng 2.129 ha so với cùng kỳ, xảy ra ở tất cả các huyện).

+ Cây tiêu: Diện tích nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm: 1.556 ha (chủ yếu ở  Đức Linh).

+ Cây điều: Diện tích nhiễm bệnh thán thư, khô bông và bọ xít muỗi: 69 ha (Phan Thiết, La Gi).

* Công tác thủy lợi phục vụ sản xuất:

Đã tập trung triển khai các biện pháp quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nước hiện có. Tính đến ngày 10/7/2018, tổng diện tích gieo trồng vụ Hè thu 2018 được tưới từ nguồn nước thủy lợi, thủy điện: 48.705,6 ha, đạt 94,9% kế hoạch vụ (trong đó: cây lúa và cây màu 30.677,7 ha đạt 92,1% kế hoạch vụ; cây thanh long và cây công nghiệp dài ngày 18.027,9 ha đạt 100% kế hoạch vụ).

2. Chăn nuôi

 Tại thời điểm 15/7/2018, số lượng gia súc, gia cầm toàn tỉnh như sau:

- Đàn trâu, bò: Có 173.754 con trâu, bò (tăng 1,30% so với cùng kỳ); trong đó: Đàn trâu 8.952 con (tăng 0,02% so với cùng kỳ), đàn bò 164.802 con (tăng 1,37% so với cùng kỳ). Nhìn chung, tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh không có biến động lớn, chăn nuôi bò tiếp tục được duy trì.

- Đàn lợn: Có 253.212 con (tăng 3,97% so với cùng kỳ). Giá lợn hơi tăng, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang đầu tư trở lại, các trang trại nuôi CP do chủ động được con giống và đầu ra nên đang tiếp tục mở rộng phát triển tổng đàn (từ đầu năm 2018 đến nay có thêm 04 trang trại đầu tư mới với tổng số quy mô 23.700 con, 02 trang trại ở Hàm Tân và 02 trang trại ở Hàm Thuận Nam).

- Đàn gia cầm: Có 2.862 ngàn con (tăng 2,43% so cùng kỳ năm trước). Số lượng đàn gia cầm phát triển thuận lợi, giá đầu ra ổn định, tình hình dịch bệnh được kiểm soát khuyến khích người chăn nuôi tiếp tục đầu tư phát triển tổng đàn.

* Công tác phòng, chống dịch: Trong tháng, công tác phòng chống bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được triển khai thực hiện tốt, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Hoạt động kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ được kiểm tra thường xuyên, liên tục.

Công tác tiêm phòng: Đã tổ chức tiêm phòng 1.424.117 liều vắc xin (lũy kế đạt  8.018.658 liều). Trong đó: đàn trâu, bò 9.124 liều (lũy kế đạt 23.546 liều); đàn heo 72.125 liều (lũy kế 394.629 liều); đàn gia cầm 1.340.945 liều (lũy kế đạt 7.590.344 liều).

Kiểm dịch động vật: Đàn heo 124.141 con (lũy kế  863.088 con); trâu bò: 722 con (lũy kế đạt 6.362 con); gia cầm: 167.320 con (lũy kế đạt 1.596.585 con). Riêng đàn dê trong tháng 7 không kiểm dịch (lũy kế đạt 550 con).

Kiểm soát giết mổ: Đã thực hiện kiểm soát giết mổ bò 42 con (lũy kế đạt 286 con); heo: 2.032 con (lũy kế đạt 15.466 con); dê: 104 con (lũy kế đạt 1.772 con); gia cầm: 6.870 con (lũy kế đạt 50.875 con).

3. Lâm nghiệp

Trong tháng, các đơn vị chủ rừng và các cơ sở giống trên địa bàn tỉnh đã tiếp tục chăm sóc 4.012 ngàn cây giống đã gieo ươm để cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn, xuất trồng kịp thời vụ. Đã thực hiện trồng 207 ha rừng sản xuất (đạt 10,9% kế hoạch năm và bằng 100% so với cùng kỳ).

Giao khoán bảo vệ rừng: Đã triển khai giao khoán rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) với diện tích 5.710 ha (đạt 100% kế hoạch), không có khoanh nuôi tái sinh rừng mới.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng được duy trì thường xuyên. Đã thành lập 21 ban chỉ huy phòng chống cháy rừng huyện, 141 ban chỉ huy phòng chống cháy rừng xã, 402 tổ, đội phòng chống cháy rừng ở các địa phương; xây dựng 1.306,35 km đường băng cản lửa (trong đó 43,02 đường băng xanh và 1.263,33 đường băng trắng), 04 chòi canh lửa; trang bị 06 máy móc, 1.157 dụng cụ thủ công sẵn sàng ứng phó khi có tình huấn cháy khẩn cấp xảy ra. Từ đầu năm đến nay (tính đến giữa tháng 7/2018) toàn tỉnh không có xảy ra vụ cháy rừng nghiêm trọng; có 25 vụ cháy cây bụi, thảm cỏ, lá khô dưới tán rừng (diện tích bị cháy 57,82 ha) đã được các cơ quan chức năng huy động chữa cháy kịp thời nên không gây hại về tài nguyên rừng.

Tổng số vụ vi phạm lâm luật trong tháng 7/2018 là 23 vụ (trong đó: phá rừng trái phép 01 vụ; khai thác gỗ và lâm sản khác 04 vụ; mua bán vận chuyển lâm sản trái phép 07 vụ; chế biến gỗ và lâm sản khác 01 vụ; vi phạm khác 10 vụ). Trong gần 7 tháng đầu năm (tính đến giữa tháng 7/2018) đã phát hiện 261 vụ vi phạm lâm luật, xử lý 248 vụ (xử phạt hành chính 2453 vụ và xử lý hình sự 03 vụ); tịch thu: 06 ô tô máy kéo, 84 xe máy, 58 phương tiện khác, 6.079,6 m3 gỗ và lâm sản ngoài gỗ là 19,9 triệu đồng. Tổng số tiền phạt, bán tang vật nộp vào ngân sách là 347.257 triệu đồng.

4. Thuỷ sản

- Trong tháng 7/2018, sản lượng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 24.564,2 tấn, tăng 1,70% so cùng kỳ (lũy kế đạt 122.207 tấn, tăng 2,91% so với cùng kỳ và đạt 54,94% kế hoạch năm). Trong đó:

+ Nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, thời điểm này các hộ nuôi trồng thuỷ sản tập trung thả giống các loại. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 1.119 tấn, tăng 1,76% so cùng kỳ. Luỹ kế 7 tháng ước đạt 7.884 tấn, tăng 2,64% so với cùng kỳ, đạt 63,32% kế hoạch (trong đó: sản lượng cá ước đạt 3.096,4 tấn, tăng 2,09% so với cùng kỳ; sản lượng tôm ước đạt 4.752,4 tấn, tăng 2,92% so với cùng kỳ).

Các mô hình nuôi cá thác lác cườm lồng bè theo chuỗi tại hồ Biển Lạc, xã Gia An huyện Tánh Linh, với 8 hộ dân tham gia; mô hình nuôi cá thác lác ao đất theo chuỗi tại thôn 8, xã Gia An, được triển khai, nhân rộng. Hiện có một số cá nhân, doanh nghiệp đã lập dự án nuôi cá thác lác thương phẩm. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định về cam kết bảo vệ môi trường nuôi thủy sản gắn với phát triển bền vững. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, xây dựng mô hình, quảng bá sản phẩm.

+ Khai thác thủy sản: Sản lượng khai thác ước đạt 23.445,2 tấn (tăng 1,7% so cùng kỳ). Luỹ kế 7 tháng ước đạt 114.323,1 tấn, đạt 54,44% kế hoạch năm, tăng 2,93% so cùng kỳ (trong đó: khai thác biển đạt 113.969,9 tấn, tăng 2,92% so với cùng kỳ; khai thác nội địa đạt 353,2 tấn, tăng 5,79% so với cùng kỳ).

- Công tác ươm nuôi, sản xuất giống vẫn duy trì phát triển đảm bảo cung cấp nguồn giống cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Sản xuất giống trong tháng ước đạt 2.251,2 triệu con, giảm 1,8% so với cùng kỳ (lũy kế 7 tháng ước đạt 14.740,2 triệu con, đạt 64,09% kế hoạch năm, giảm 1,99% so với cùng kỳ). Sản lượng tôm giống trong tháng ước đạt 2.250 triệu con (lũy kế 7 tháng ước đạt 14.731 triệu con, đạt 64,05% kế hoạch năm), các hoạt động sản xuất tôm giống gắn với công tác kiểm dịch, phân tích xét nghiệm mẫu được duy trì, không có dịch bệnh xảy ra (chỉ rải rác một số hộ tôm có hiện tượng chậm lớn nhưng mức độ nhẹ).

- Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được duy trì thường xuyên. Các ngành chức năng đã phối hợp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc khai thác, bảo vệ các loại hải sản trong mùa sinh sản. Số vụ vi phạm trong tháng (từ ngày 01/7/2018 đến 10/7/2018) là 17 vụ. Trong đó: sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ 07 vụ, không mang theo giấy chứng nhận đăng ký tàu cá 03 vụ, không đăng kiểm lại tàu cá 01 vụ, hành nghề giã cào bay trong thời gian cấm 06 vụ, hành nghề giã cào đáy sai vùng khai thác 12 vụ. Lũy kế 7 tháng tổng số vụ vi phạm là 155 vụ: hành nghề giã cào bay sai vùng khai thác 02 vụ, hành nghề giã cào bay trong thời gian cấm 08 vụ, hành nghề lặn trái phép 27 vụ, khai thác sò lông không đúng kích thước 01 vụ, khai thác sò lông trong thời gian cấm 01 vụ, không mang bằng máy trưởng 03 vụ, không bằng thuyền trưởng 04 vụ, không giấy phép khai thác thủy sản 01 vụ, không đăng kiểm tàu cá theo quy định 15 vụ, không đăng ký lại tàu cá 01 vụ, không mang theo giấy chứng nhận đăng kiểm tàu cá 15 vụ, sử dụng công cụ kích diện 08 vụ, sử dụng mắc lưới nhỏ trong khai thác 21 vụ, sử dụng ngư cụ cấm 10 vụ, sử dụng tàu cá không đăng ký 07 vụ, sản xuất kinh doanh giống vật nuôi không có hồ sơ quá trình theo dõi 01 vụ, tàng trữ công cụ kích điện 09 vụ, tàu cá hoạt động sai nghề 02 vụ, tàu trang bị phao cứu sinh không đầy đủ 06 vụ, vận chuyển dòm nâu trong thời gian cấm 01 vụ.

- Tiếp tục duy trì công tác tuyên truyền về luật biển, an toàn hàng hải cam kết không đánh bắt vi phạm chủ quyền vùng biển nước ngoài cho ngư dân trong tỉnh.

II. Công nghiệp; đầu tư phát triển; đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tư
1. Công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7/2018 (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt 2.311,14 tỷ đồng. Luỹ kế 7 tháng đạt 15.162,71 tỷ đồng (tăng 12,08% so với cùng kỳ năm trước); trong đó ngành công nghiệp khai khoáng ước đạt 481,63 tỷ đồng (tăng 10,08%); công nghiệp chế biến chế tạo 9.147,73 tỷ đồng (tăng 3,92%); sản xuất và phân phối điện 5.371,67 tỷ đồng (tăng 29,70%) và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 161,68 tỷ đồng (tăng 9,79% so với cùng kỳ năm trước).

Các sản phẩm sản xuất trong 7 tháng tăng so với cùng kỳ năm trước gồm: Cát sỏi các loại (tăng 2,27%), đá khai thác (tăng 9,39%), thủy sản đông lạnh (tăng 1,86%), thủy sản khô (tăng 7,99%), nước mắm (tăng 3,30%), nước khoáng (tăng 7,42%), quần áo may sẵn (tăng 16,10%), gạch các loại (tăng 4,42%), nước máy sản xuất (tăng 3,55%), điện (tăng 30,06%), sơ chế mũ cao su (tăng 6,94%), thức ăn gia súc (tăng 8,45%), giày dép các loại (tăng 41,50%). Sản phẩm giảm gồm: Muối hạt (giảm 1,08%), hạt điều nhân (giảm 3,44%), đồ gỗ và các sản phẩm gỗ (giảm 3,88% so với cùng kỳ năm trước).

           Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trong 7 tháng đầu năm tăng trưởng khá cao (tăng 12,08% so với cùng kỳ năm 2017); trong đó, nổi bật là ngành sản xuất và phân phối điện có mức tăng cao (tăng 29,70%) do các công ty sản xuất điện hoạt động ổn định và nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 phát điện thương phẩm nên đã tác động đến tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành cung cấp nước hoạt động ổn định; một số sản phẩm như thức ăn gia súc, nước khoáng, quần áo may sẵn, nước máy, đồ gỗ, giày dép các loại,... tăng khá do nhận được nhiều đơn đặt hàng và các đơn vị tăng cường hoạt động sản xuất phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và xuất khẩu. Riêng hoạt động của ngành công nghiệp khai khoáng đang phục hồi sau thời gian dài gặp khó khăn, giá trị và sản lượng các sản phẩm chủ yếu như: Cát sỏi các loại, đá khai thác đều tăng so với cùng kỳ năm 2017.

2. Đầu tư phát triển

Trong tháng, vốn đầu tư thực hiện thuộc vốn ngân sách Nhà nước ước đạt 197,6 tỷ đồng; lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 1.277,7 tỷ đồng, tăng 68,24% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh trong 7 tháng ước thực hiện 932,6 tỷ đồng (tăng 67,94% so với cùng kỳ năm 2017); vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 301,5 tỷ đồng (tăng 79,83%) và vốn ngân sách nhà nước cấp xã 43,6 tỷ đồng (tăng 19,51% so với cùng kỳ năm 2017).

* Tình hình triển khai các dự án trọng điểm năm 2018: Theo Nghị quyết số 41/2017/NQ-HĐND ngày 15/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch đầu tư công và danh mục các dự án trọng điểm của tỉnh năm 2018. Kết quả triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng điểm đến tháng 6/2018 như sau:

- Dự án Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân: Tổng mức đầu tư là 377 tỷ đồng, đầu tư từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh. Kế hoạch vốn năm 2018: 40 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách tỉnh). Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2018 đến tháng 6 là 102 triệu đồng, giải ngân 596 triệu đồng. Lũy kế giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến cuối tháng 5/2018 là 240,9 tỷ đồng, giải ngân 240,8 tỷ đồng.

- Dự án phòng chống lũ lụt, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu gắn với cải tạo môi trường sông Cà Ty: Đã lập xong báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đoạn kè 400m với tổng mức đầu tư dự kiến là 44,839 tỷ đồng. Kế hoạch 2018 chưa bố trí vốn.

- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Phú Quý: Tổng mức đầu tư dự án là 544,69 tỷ đồng, kế hoạch 2018 ngân sách trung ương bố trí 273,756 tỷ đồng. Tổng diện tích thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 72.837.6 m2, tổng kinh phí bồi thường khoảng 7,587 tỷ đồng; đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 04 đợt với diện tích đất được bồi thường 28.221,5 m2/49 hộ, kinh phí bồi thường 6,475 tỷ đồng. Lũy kế giải ngân từ đầu năm 2018 đến tháng 6 là 73,769 tỷ đồng, lũy kế giải ngân từ đầu dự án là 196,249 tỷ đồng.

- Dự án đường Lê Duẩn đoạn từ đường Trường Chinh đến đường Lê Hồng Phong: Tổng mức đầu tư là 417 tỷ đồng, đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh và nguồn vốn xổ số kiến thiết. Kế hoạch vốn năm 2018: 70 tỷ đồng (nguồn vốn Xổ số kiến thiết). Khối lượng thực hiện và giải ngân từ đầu năm 2018 đến tháng 6 là 16,834 tỷ đồng, lũy kế giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến tháng 6/2018 là 221,182 tỷ đồng; đã giải ngân 215,143 tỷ đồng.

- Đường Hùng Vương (đoạn từ vòng xoay đại lộ Tôn Đức Thắng đến giáp cầu Hùng Vương):

+ Đoạn qua khu dân cư Hùng Vương II (đoạn 1): Chiều dài tuyến đường là 888,9m, tổng mức đầu tư 62,2 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 3,587 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách tỉnh). Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2018 đến tháng 6 là 1,15 tỷ đồng, giải ngân 2,145 tỷ đồng. Lũy kế khối lượng thực hiện từ khởi công đến tháng 6/2018: 48,666 tỷ đồng, lũy kế giá trị giải ngân: 45,645 tỷ đồng.

+ Đoạn qua khu dân cư Hùng Vương II, giai đoạn 2B (đoạn 3): Chiều dài tuyến đường 366m, tổng mức đầu tư là 34.1 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 20 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách tỉnh). Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2018 đến tháng 6 là 8,079 tỷ đồng, lũy kế khối lượng thực hiện từ khởi công đến tháng 6/2018 là 17,186 tỷ đồng. Lũy kế giá trị giải ngân từ đầu năm 2018 đến tháng 6 là 2,361 tỷ đồng, lũy kế giá trị giải ngân từ khởi công đến tháng 6/2018 là 8,361 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện: Đã thi công hoàn thành phần đường, thoát nước, vỉa hè, dải phân cách; đang thi công hoàn thiện điện chiếu sáng, cây xanh.

- Đường từ Cầu Hùng Vương đến đường ĐT 706B: Tổng mức đầu tư 285,99 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 55 tỷ đồng (vốn ngân sách tỉnh 50 tỷ và nguồn vốn xổ số kiến thiết 5 tỷ). Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2018 đến đến tháng 6 là 22,468 tỷ đồng, lũy kế khối lượng thực hiện từ khởi công đến tháng 6/2018 là 109,449 tỷ đồng. Giá trị giải ngân từ đầu năm 2018 đến tháng 6 là 43,354 tỷ đồng, lũy kế giá trị giải ngân từ khởi công đến tháng 6/2018 là 109,099 tỷ đồng.

- Dự án đường Lê Duẩn đoạn từ đường Lê Hồng Phong đến đường Trần Hưng Đạo: Tổng mức đầu tư: 243,873 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 60 tỷ đồng (vốn ngân sách tỉnh 40 tỷ đồng, nguồn vốn xổ số kiến thiết 20 tỷ đồng). Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2018 đến tháng 6 là 42,626 tỷ đồng, lũy kế khối lượng thực hiện từ khởi công đến tháng 6/2018 là 84,526 tỷ đồng. Lũy kế giá trị giải ngân từ đầu năm 2018 đến tháng 6 là 52,978 tỷ đồng, lũy kế giá trị giải ngân từ khởi công đến tháng 6/2018 là 83,178 tỷ đồng.

- Dự án mở rộng đường từ Đá Ông Địa đến khu du lịch Hoàng Ngọc: Tổng chiều dài 6.009m, chiều rộng mặt đường 09 m, kinh phí đầu tư là 97,096 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 20 tỷ đồng (nguồn vốn xổ số kiến thiết). Đến tháng 6/2018 đã bố trí cho dự án 29,247 tỷ đồng.

- Sân bay Phan Thiết: Tổng mức đầu tư là 1.694 tỷ đồng, triển khai hạng mục chính gồm: Hạng mục hàng không dân dụng và hạng mục sân bay quân sự. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng: Tổng diện tích thu hồi thực hiện dự án là 543 ha với 48 hộ và 06 tổ chức. Kết quả thực hiện:

+ Đã cơ bản thực hiện xong và bàn giao toàn bộ mặt bằng sân bay giai đoạn đến năm 2030 là 543 ha. Tổng kinh phí đã phê duyệt và thực hiện đến nay là 190,545 tỷ đồng (Tỉnh chi trả 23,119 tỷ đồng, Bộ Quốc phòng chi trả 167,426 tỷ đồng).

- Nhà hát và triển lãm văn hoá nghệ thuật tỉnh Bình Thuận: Tổng mức đầu tư là 200 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 27 tỷ đồng (nguồn vốn xổ số kiến thiết).

3. Đăng ký kinh doanh

Từ ngày 15/6/2018 đến ngày 15/7/2018, đã tiếp nhận 100 hồ sơ thành lập mới (tăng 21% so với cùng kỳ năm trước), tổng vốn đăng ký mới là 465 tỷ đồng (giảm 17,31%); giải thể 27 doanh nghiệp (tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước); thông báo tạm ngừng 7 trường hợp; đăng ký thay đổi 143 trường hợp (tăng 36,19% so cùng kỳ năm 2017). Lũy kế 7 tháng (ngày 01/01 đến ngày 15/7/2018), đã cấp thành lập mới cho 731 doanh nghiệp (tăng 38,97% so với cùng kỳ 2017); tổng vốn đăng ký mới là 8.458 tỷ đồng (tăng 24,25%); giải thể 153 doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp và chi nhánh văn phòng đại diện), tăng 61,05%; thông báo tạm ngừng 85 trường hợp (giảm 13,27%); đăng ký thay đổi 571 lần (tăng 1,24%) và số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 72 doanh nghiệp (tăng 20,0% so với cùng kỳ 2017). Ngành nghề đăng ký kinh doanh chủ yếu trong tháng tập trung ở lĩnh vực xây dựng, dịch vụ lưu trú, kinh doanh bất động sản và bán buôn, bán lẻ,...

4. Đăng ký đầu tư

- Tình hình cấp phép đầu tư: Trong tháng 7 (tính đến ngày 17/7/2018), trên địa bàn tỉnh có 13 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng diện tích đất 370 ha, tổng vốn đăng ký 7.330 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 17/7, toàn tỉnh có 69 dự án đã được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư, với diện tích 3.209 ha, vốn đầu tư 28.011 tỷ đồng.

* Công tác hỗ trợ doanh nghiệp: Tỉnh đã tổ chức Hội thảo “Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp - Các giải pháp nhằm phát huy nội lực trong kỷ nguyên số - Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP” và 01 khóa tập huấn cho các doanh nghiệp về “Giải pháp an toàn giúp phòng ngừa rủi ro trong thanh - kiểm tra thuế cho doanh nghiệp”; tổ chức Hội nghị trực tuyến “Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” đồng thời lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp; triển khai cho Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các Hiệp hội ngành nghề có nhu cầu tham gia hợp tác, giao thương với các doanh nghiệp nước ngoài,...

III. Thương mại, giá cả; du lịch; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải

1. Thương mại, giá cả

          Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 7/2018 ước đạt 2.729,5 tỷ đồng (tăng 0,58% so tháng trước; tăng 11,19% so tháng cùng kỳ năm trước), luỹ kế 7 tháng đạt 19.204,2 tỷ đồng (tăng 11,35% so cùng kỳ năm trước); doanh thu dịch vụ tháng 7/2018 ước đạt 1.357,6 tỷ đồng (tăng 1,2% so tháng trước; tăng 11,66% so tháng cùng kỳ năm trước), luỹ kế 7 tháng đạt 9.602,1 tỷ đồng (tăng 12,45% so cùng kỳ năm trước).

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2018 so với tháng trước là 100,02% (tăng 0,02%). Sau 07 tháng (so với tháng 12/2017) chỉ số giá tiêu dùng là 101,34% (tăng 1,34%), trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,37%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,7%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 2,18%; nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 1,68%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,46%; thuốc và dịch vụ y tế giảm 4,73%; giáo dục giảm 0,01%; văn hóa giải trí và du lịch giảm 0,33%; giao thông tăng 6,17%; bưu chính viễn thông giảm 0,84%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,95%. Nếu so với tháng cùng kỳ năm trước (sau 01 năm) thì chỉ số giá tiêu dùng là 104,3% (tăng 4,3%) và tính bình quân 07 tháng năm 2018 chỉ số giá tiêu dùng là 103,52% (bình quân 7 tháng năm 2018 tăng 3,52% so với bình quân 7 tháng năm 2017).

Trong tháng công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tiếp tục được tăng cường trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tập trung kiểm tra các mặt hàng thiết yếu, hoạt động tàng trữ, vận chuyển, mua bán khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại, an toàn thực phẩm cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Trong tháng 6/2018, lực lượng chức năng đã kiểm tra 107 vụ, phát hiện và xử lý 70 vụ vi phạm, trong đó có 16 vụ vi phạm hàng cấm, 01 vụ vi phạm về đầu cơ, găm hàng và sai phạm trong lĩnh vực giá; 05 vụ vi phạm trong kinh doanh, 48 vụ vi phạm trên các lĩnh vực khác,... đã xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 0,46 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2018, lực lượng chức năng đã kiểm tra, soát 964 vụ, phát hiện và xử lý 490 vụ tổng số tiền phạt nộp ngân sách nhà nước gần 2,7 tỷ đồng.

2. Du lịch

Trong tháng 7/2018, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi. Chất lượng các hoạt động du lịch và dịch vụ phục vụ khách du lịch khách quốc tế và nội địa đến tỉnh được nâng lên.

           Dự ước các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đón và phục vụ 443,8 ngàn lượt khách tăng 1,59% so tháng trước và tăng 11,36% so tháng cùng kỳ năm trước; số ngày khách phục vụ đạt 717,7 ngàn ngày khách tăng 1,64% so tháng trước và tăng 11,61% so cùng kỳ năm trước. Dự ước trong 7 tháng năm 2018 đạt 3.064,2 ngàn lượt khách, tăng 11,85% so cùng kỳ năm trước; số ngày khách ước đạt 4.954,6 ngàn ngày khách, tăng 12,51% so cùng kỳ năm trước.

Doanh thu từ hoạt động du lịch tháng 7/2018 ước đạt 1.067,3 tỷ đồng, tăng 0,53% so tháng trước và tăng 18,95% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 7 tháng ước đạt 7.417 tỷ đồng, tăng 18,87% so cùng kỳ năm trước.

* Tình hình khách quốc tế: Số lượt khách quốc tế tháng 7/2018 ước đạt 52.911 lượt khách (giảm 0,93% so tháng trước; tăng 12,3% so cùng kỳ năm trước). Số ngày khách quốc tế lưu trú ước đạt 154.904 ngày khách (giảm 2,12% so tháng trước; tăng 12,27% so với cùng kỳ năm trước). Tình hình khách quốc tế giảm so tháng trước, đặc biệt trong tháng có sự kiện bóng đá thế giới tổ chức tại Nga, lượng du khách Nga và một số nước Châu Âu giảm như: Nga giảm (0,43%); Đức giảm (1,95%); Pháp giảm (1%),... Bên cạnh đó một số nước Châu Á sang du lịch tại tỉnh tăng so với tháng trước như Hàn Quốc tăng 2,21%; Malaisia tăng 2,49%. Khách Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ cao đạt 33,73%; Hàn Quốc đạt 17,32%; Nga đạt 14,22%; Thái Lan đạt 8,84%; Malaisia đạt 5,42%; Anh đạt 3,51%; Mỹ đạt 3,16%.

3. Xuất nhập khẩu

          - Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 7/2018 ước đạt 39,65 triệu USD (tăng 5,26% so tháng trước; tăng 13,09% so tháng cùng kỳ năm trước). Luỹ kế 7 tháng ước đạt 243,16 triệu USD (tăng 14,5% so cùng kỳ năm trước), trong đó nhóm hàng thuỷ sản đạt 79,8 triệu USD (tăng 6,42%), hàng nông sản đạt 6,9 triệu USD (giảm 25,8%), hàng hoá khác 156,45 triệu USD (tăng 22,16%), trong đó hàng may mặc 95 triệu USD (tăng 17,25%). Một số mặt hàng xuất khẩu: cao su 665,3 tấn (giảm 57,31% so cùng kỳ); quả thanh long 2.846,8 tấn (tăng 12,23%); thuỷ sản 9.538,37 tấn (giảm 7,98%).

- Xuất khẩu trực tiếp 7 tháng năm 2018 đạt 232,12 triệu USD (tăng 16,52% so với cùng kỳ năm trước), trong đó:

+ Xuất sang thị trường Châu Á đạt 147,26 triệu USD (tăng 14,80% so với cùng kỳ năm trước);

+ Xuất sang thị trường Châu Âu đạt 37,42 triệu USD (tăng 36,48% so với cùng kỳ năm trước);

+ Xuất sang thị trường Châu Mỹ đạt 43,36 triệu USD (tăng 10,79% so với cùng kỳ năm trước);

-  Ủy thác xuất khẩu 7 tháng năm 2018 ước đạt 11,03 triệu USD, giảm 16,07% so với cùng kỳ.

- Xuất khẩu dịch vụ du lịch tháng 7/2018 ước đạt 19,82 triệu USD, luỹ kế 7 tháng năm 2018 ước đạt 139,64 triệu USD (tăng 14,83% so cùng kỳ năm trước).

- Nhập khẩu tháng 7/2018 ước đạt 85,76 triệu USD (tăng 25,09% so cùng kỳ năm trước), luỹ kế 7 tháng năm 2018 ước đạt 464,26 triệu USD, giảm 30,52% so cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, trong 7 tháng năm 2018, nhóm hàng thủy vẫn giữ mức tăng ổn định nhờ vào các hợp đồng được ký kết trong những tháng đầu năm; nhóm hàng nông sản giảm sâu so với cùng kỳ, chủ yếu do mặt hàng cao su và nhân hạt điều không có nhiều hợp đồng xuất khẩu; nhóm hàng hóa khác trong đó chiếm tỷ trọng lớn là mặt hàng may mặc và giày dép tăng cao.

4. Giao thông vận tải

Vận tải hành khách: Ước tháng 7/2018 đã vận chuyển 1.879 nghìn hành khách và luân chuyển 96,94 triệu hk.km. Lũy kế 7 tháng vận chuyển 13.141 nghìn nh khách (đạt 54,66% kế hoạch năm, tăng 10,23% so với cùng kỳ năm trước) và luân chuyển 679,36 triệu hk.km (đạt 56,42% kế hoạch năm, tăng 10,61% so với cùng kỳ). Xét theo lĩnh vực, trong tháng 7/2018 vận chuyển hành khách đường bộ đạt 1.863,7 nghìn hành khách (lũy kế 7 tháng đạt 13.033,7 nghìn hành khách, tăng 10,25% so với cùng kỳ năm trước); vận chuyển hành khách đường thủy đạt 15,32 nghìn hành khách (lũy kế 7 tháng đạt 107,31 nghìn hành khách, tăng 8,34% so với cùng kỳ); luân chuyển hành khách đường bộ đạt 95,24 triệu hk.km (lũy kế 7 tháng đạt 667,43 triệu hk.km, tăng 10,66% so với cùng kỳ), luân chuyển hành khách đường thủy đạt 1,7 triệu hk.km (lũy kế 7 tháng đạt 11,93 triệu hk.km, tăng 7,96% so với cùng kỳ năm trước).

Vận tải hàng hoá: Ước tháng 7/2018 vận chuyển hàng hoá đạt 737,83 nghìn tấn và luân chuyển hàng hoá đạt 41,58 triệu tấn.km. Lũy kế 7 tháng vận chuyển 5.133,7 nghìn tấn hàng hoá (đạt 55,50% kế hoạch năm, tăng 8,81% so với cùng kỳ năm trước) và luân chuyển hàng hoá đạt 289,60 triệu tấn.km (đạt 57,34% kế hoạch năm, tăng 9,05% so với cùng kỳ). Xét theo lĩnh vực, trong tháng 7/2018, vận chuyển hàng hoá đường bộ đạt 737,1 nghìn tấn (lũy kế 7 tháng đạt 5.128,7 nghìn tấn, tăng 8,81% so với cùng kỳ năm trước); vận chuyển hàng hoá đường thủy đạt 0,73 nghìn tấn (lũy kế 7 tháng đạt 5,01 nghìn tấn, tăng 9,39% so với cùng kỳ); luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 41,50 triệu tấn.km (lũy kế 7 tháng đạt 289,03 triệu tấn.km, tăng 9,05% so với cùng kỳ), luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 82,5 ngàn tấn.km (lũy kế 7 tháng đạt 570,9 ngàn tấn.km, tăng 10,78% so với cùng kỳ năm trước).

Cảng tổng hợp Vĩnh Tân: Ước tháng 7/2018, sản lượng hàng hóa thông qua cảng là 10.077 tấn; lũy kế 7 tháng ước đạt 47.964 tấn hàng hóa. Các mặt hàng chủ yếu thông qua cảng gồm có: Tinh quặng elmenite; cát xây dựng, muối,...

Nhìn chung, trong tháng 7/2018, công tác bảo đảm giao thông, lưu thông đi lại được thực hiện tốt, không có tuyến đường nào ách tắc. Vận tải đường bộ, đường biển ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quản lý chặt chẽ các khâu trong công tác kiểm định xe cơ giới, sát hạch cấp giấy phép lái xe; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và siết chặt quản lý các cơ sở đào tạo hoạt động trên địa bàn và tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời xử lý ngăn chặn xe quá tải, quá khổ, thực hiện tốt công tác bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.

IV. Thu, chi ngân sách; hoạt động tín dụng

1. Thu ngân sách

Ước tháng 7/2018 thu ngân sách đạt 500 tỷ đồng; luỹ kế 7 tháng: 5.804,17 tỷ đồng, đạt 68,28% dự toán năm (giảm 4,68% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó: Thu nội địa (trừ dầu): 3.969,9 tỷ đồng, đạt 65,95% dự toán năm (tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước). Riêng thu thuế, phí 3.190,7 tỷ đồng, đạt 59,98% dự toán năm (tăng 14,25% so với cùng kỳ năm trước); thu tiền sử dụng đất 779,2 tỷ đồng, đạt 111,32% dự toán năm (giảm 22,87%); thu thuế xuất nhập khẩu 812,7 tỷ đồng, đạt 81,27% dự toán năm (giảm 33,63%) và thu dầu thô 1.021,6 tỷ đồng, đạt 69,02% dự toán năm (giảm 3,77% so với cùng kỳ năm trước).

          Dự ước các khoản thu tăng (giảm) của 7 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước như sau: Thu từ doanh nghiệp nhà nước 631 tỷ đồng (tăng 18,93% so với cùng kỳ năm trước), thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 365,2 tỷ đồng (giảm 7,75%), thu ngoài quốc doanh 593,5 tỷ đồng (tăng 17,71%), thuế thu nhập cá nhân 287,8 tỷ đồng (tăng 36,02%), thuế bảo vệ môi trường 241,8 tỷ đồng (giảm 17,77%), lệ phí trước bạ 136,8 tỷ đồng (tăng 51,68%), thu từ các loại phí, lệ phí 77,8 tỷ đồng (tăng 21,26%), thu xổ số kiến thiết 525,9 tỷ đồng (tăng 11,40%); thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 63,1 tỷ đồng (tăng 85,83%), thu tiền sử dụng đất 779,2 tỷ đồng (giảm 22,87%), thu từ dầu thô 1.021,6 tỷ đồng (giảm 3,77%) và thu thuế xuất nhập khẩu đạt 812,7 tỷ đồng (giảm 33,63%).

Riêng khối huyện, thị xã, thành phố kết quả thu 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1.591,0 tỷ đồng, đạt 86,28% dự toán năm (tăng 27,82% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó: Phan Thiết thu 709,5 tỷ đồng, đạt 85,28% dự toán (tăng 21,45% so cùng kỳ năm trước); La Gi: 107,4 tỷ đồng, đạt 87,34% dự toán (tăng 44,42%); Tuy Phong: 145,1 tỷ đồng, đạt 76,80% dự toán (tăng 27,12%); Bắc Bình: 67,0 tỷ đồng, đạt 84,85% dự toán (tăng 35,57%); Hàm Thuận Bắc: 238,3 tỷ đồng, đạt 115,11% dự toán (tăng 78,68%); Hàm Thuận Nam: 107,7 tỷ đồng, đạt 74,25% dự toán (tăng 11,07%); Tánh Linh: 65,2 tỷ đồng, đạt 78,59% dự toán (tăng 25,15%); Đức Linh: 73,0 tỷ đồng, đạt 81,11% dự toán (giảm 7,54%); Hàm Tân: 52,6 tỷ đồng, đạt 69,27% (tăng 4,51%) và Phú Quý thu 25,0 tỷ đồng, đạt 125,19% dự toán năm (tăng 132,41%).

2. Chi ngân sách

Ước chi ngân sách địa phương trong tháng 7 là 465 tỷ đồng. Lũy kế 7 tháng 4.854 tỷ đồng (đạt 54,03% dự toán năm). Trong đó: Chi đầu tư phát triển 1.694,4 tỷ đồng (đạt 86,97% dự toán năm); chi thường xuyên 2.694,5 tỷ đồng (đạt 47,82% dự toán năm). Trong chi ngân sách, đã bám sát theo Nghị quyết HĐND tỉnh, Quyết định giao dự toán của Chủ tịch UBND tỉnh. Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, nhất là kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, công tác nước ngoài, kinh phí mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền. Đồng thời, tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý ngân sách nhà nước.

3. Hoạt động tín dụng

Các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn, mở rộng tín dụng an toàn và có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu và các chương trình, chính sách tín dụng của địa phương; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ thị trường, cơ cấu lại và giải quyết nợ xấu; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đối thoại và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Tình hình thực hiện lãi suất: Các tổ chức tín dụng tiếp tục chấp hành tốt các quy định về lãi suất huy động và cho vay, tiết kiệm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng. Mặt bằng lãi suất tương đối ổn định so với đầu năm. Hiện nay, lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 4,3-5,5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 5,3-6,5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6,5-7,3%/năm. Lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 6-6,5%/năm, các lĩnh vực khác từ 9-10%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 10-11,5%/năm.

Hoạt động tín dụng: Được tiếp tục đẩy mạnh để tạo nguồn cho vay phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đến 30/6/2018, nguồn vốn huy động đạt 33.211 tỷ đồng, tăng 7,94% so với đầu năm, tăng 1,73% so với tháng trước; tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 42.463 tỷ đồng, tăng 9,63% so với đầu năm, tăng 2,05% so với tháng trước. Ước đến 31/7/2018: Vốn huy động đạt 33.629 tỷ đồng, tăng 9,3% so với đầu năm; dư nợ cho vay đạt 42.875 tỷ đồng, tăng 10,7% so với đầu năm.

- Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 24.512 tỷ đồng (chiếm 57,7% tổng dư nợ); dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 1.026 tỷ đồng (chiếm 2,4% tổng dư nợ); dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 7.257 tỷ đồng (chiếm 17,09% tổng dư nợ). Dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội đạt 2.383 tỷ đồng/126.584 khách hàng.

- Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP: Đã ký hợp đồng tín dụng với 121 hồ sơ của khách hàng có nhu cầu vay đóng tàu. Tổng số tiền cam kết cho vay theo hợp đồng tín dụng là 1.082 tỷ đồng, đã giải ngân được 1.075 tỷ đồng, dư nợ là 1.032 tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 306 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 713 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 13 tỷ đồng).

- Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Quyết định 813/QĐ-NHNN và Nghị quyết 30/NQ-CP: Dư nợ cho vay đạt 399 tỷ đồng phục vụ sản xuất tôm giống, nuôi tôm thịt, mua bò và chăm sóc bò giống, trồng thanh long.

- Cho vay hỗ trợ nhà ở: Dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở là 36,7 tỷ đồng/108 khách hàng; trong đó dư nợ cho vay mua nhà ở xã hội là 2,2 tỷ đồng/13 khách hàng, dư nợ cho vay xây mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở là 34,5 tỷ đồng/95 khách hàng. Hiện tại, việc cho vay phát triển nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP đang được triển khai tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (Trung ương phân bổ 15 tỷ đồng).

- Cho vay hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020 theo QĐ số 16/2017/QĐ-UBND ngày 16/5/2017: Dư nợ cho vay đạt 31 tỷ đồng/47 khách hàng (lãi suất cho vay từ 7-8,5%/năm).

Chất lượng tín dụng: Các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp để ngăn chặn và xử lý nợ xấu, trong đó thực hiện đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý, thu nợ. Đến 30/6/2018, nợ xấu trên địa bàn là 460 tỷ đồng (chiếm 1,08% tổng dư nợ), giảm 0,5% so với tháng trước.

Hoạt động thanh toán, cung ứng tiền mặt: Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020; thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ theo Kế hoạch 630/QĐ-NHNN ngày 31/3/2017 nhằm tạo điều kiện thúc đẩy, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển lương qua tài khoản, thanh toán qua POS. Mạng lưới ATM, POS tiếp tục được mở rộng, hoạt động thông suốt và an toàn. Đến 30/6/2018, trên địa bàn có 163 máy ATM và 1.440 máy POS, hầu hết máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Tình hình thị trường ngoại tệ và vàng trên địa bàn: Các tổ chức tín dụng đã bám sát sự điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước để ấn định tỷ giá mua, bán cho phù hợp; đồng thời thường xuyên theo dõi hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ. Doanh số mua bán ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm đạt 730 triệu USD (tăng 59,8% so với cùng kỳ năm trước), trong đó doanh số chi trả kiều hối đạt 60,5 triệu USD.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng trên địa bàn tiếp tục ổn định. Trong tháng, tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, các văn bản chỉ đạo của trung ương và địa phương liên quan đến hoạt động ngân hàng.

V. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

1. Văn hoá - Thông tin

Hoạt động văn hoá, thông tin trong tháng (từ ngày 10/6/2018 - 10/7/2018) đã tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các sự kiện quan trọng, các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh như sau:

- Kỷ niệm 71 Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7); tuyên truyền dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng,… với 6.879 giờ phát thanh xe loa phóng thanh, cắt dán 5.998m băng rôn khẩu hiệu, kẻ vẽ 5.123m2 pa nô, hơn 5.874 m cờ dây và 5.325 cờ các loại.

- Hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng: Tham gia Ngày hội gia đình các tỉnh Đông Nam bộ lần thứ IX năm 2018 tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và tổ chức lớp Đờn ca tài tử tỉnh Bình Thuận năm 2018.

- Hoạt động Thư viện: Đã cấp mới 123 thẻ bạn đọc (57 thẻ thiếu nhi), phục vụ 3.534 lượt bạn đọc (thiếu nhi 1.020 lượt).

- Hoạt động bảo tồn, bảo tàng: Trong tháng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh. Trong tháng các Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận, Bảo tàng tỉnh, Ban Quản lý di tích Tháp Pô Sah Inư, Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm đã đón và phục vụ 432 đoàn với 56.803 lượt khách đến tham quan.

- Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng: Đã phục vụ vùng sâu, miền núi, thiếu nhi 120 buổi, thu hút 38.640 lượt người xem.

2. Thể dục thể thao

Hoạt động thể thao quần chúng: Đã hỗ trợ chuyên môn tổ chức giải Bóng đá vô địch huyện Hàm Thuận Nam năm 2018; phối hợp với Hội Võ cổ truyền tỉnh Bình Thuận tổ chức giải vô địch Võ cổ truyền tỉnh Bình Thuận năm 2018 tại huyện Đức Linh; với Trung tâm Doping và Y học thể thao tổ chức lớp tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá và Doping trong thể thao năm 2018. Phối hợp kiểm tra hoạt động các hồ bơi trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động thể thao thành tích cao: Tính đến tháng 7/2018, tổng số huy chương đạt được 46 huy chương (đạt 51% kế hoạch năm); trong đó, 21 huy chương vàng (đạt 81% kế hoạch), 11 huy chương bạc (đạt 46% kế hoạch), 14 huy chương đồng (đạt 35% kế hoạch).

3. Giáo dục và Đào tạo

- Trong tháng 7/2018, đã tổ chức xong thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) và chấm thi tuyển sinh lớp 10 THPT; duyệt xét tuyển sinh vào lớp 10 THPT hệ công lập; phúc khảo bài thi THPT Quốc gia 2018; hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT.

- Đã tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, đảm bảo an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế. Kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, như sau:

+ Tổng số thí sinh đăng ký dự thi: 11.785 thí sinh (kể cả thí sinh tự do). Tổng số thí sinh dự thi: 11.703 thí sinh, số thí sinh vắng: 82 (THPT: 75; GDTX: 05); trong đó có 11.196 thí sinh dự thi xét tốt nghiệp.

+ Số lượng học sinh đỗ tốt nghiệp toàn tỉnh năm 2018 là 10.987 thí sinh, đạt tỷ lệ 98,13%, đạt cao hơn 0,56% so với tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn quốc năm 2018 (giảm 0,6% so với tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2017). Trong đó: Giáo dục THPT đạt 99,36% (cao hơn 1,0% so với toàn quốc, giảm 0,31% so với tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh), GDTX đạt 71,14% (thấp hơn 17,23% so với tỷ lệ của toàn quốc).

- Toàn tỉnh có 04/28 trường THPT tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100%; điểm trung bình thi là 5,248 điểm; xếp vị trí thứ 10/63 tỉnh, thành trong cả nước (tăng 01 hạng so với năm 2017).

4. Y tế

Tỉnh chỉ đạo ngành Y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; công tác y tế dự phòng tiếp tục được quan tâm thực hiện, không để xảy ra bệnh dịch lớn; các dịch bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét, tay chân miệng, cúm A, viêm não vi rút, Zika,... được giám sát chặt chẽ. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh nhất là vào mùa mưa.

Trong tháng (từ 15/6 đến 15/7/2018) toàn tỉnh có:

Đã ghi nhận 51 cas mắc sốt xuất huyết (giảm 5,5% so với tháng trước); 49 cas mắc tay chân miệng (tăng 6,5% so với tháng trước); có 08 cas mắc sốt rét (giảm 20% so với tháng trước), có 01 cas mắc sốt rét ác tính. Hầu hết đều không có trường hợp nào tử vong.

Tiêm chủng mở rộng, số trẻ <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ là 2.188 trẻ, đạt tỷ lệ 9,2% kế hoạch năm; số phụ nữ có thai được tiêm UV2+ là 2.286 phụ nữ, đạt tỷ lệ 9,6% kế hoạch năm.

Công tác phòng chống bệnh phong: Số bệnh nhân hiện mắc bệnh phong: 08, số bệnh nhân đang quản lý 464, không có bệnh nhân phong mới phát hiện và bệnh nhân phong mới bị tàn tật độ II.

Công tác phòng chống lao: Trong tháng có 1.298 lượt khám, 119 bệnh nhân thu dung điều trị, 65 bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới

Công tác phòng chống HIV: Trong tháng có 05 bệnh nhân nhiễm HIV mới (luỹ kế 1.366 bệnh nhân), 07 bệnh nhân mới chuyển AIDS (lũy kế: 983 bệnh nhân), 01 tử vong (lũy kế: 508 bệnh nhân).

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đầu năm đến nay không có vụ ngộ độc xảy ra. Công tác khám chữa bệnh, được các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện đáp ứng được nhu cu phc vchăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Triển khai thực hiện tốt Luật Bảo hiểm y tế, không để xảy ra sai sót chuyên môn gây hậu quả nghiêm trọng; không có công chức, viên chức vi phạm y đức.

5. Lao động - Xã hội

Trong tháng đã giải quyết việc làm cho 2.200 lao động. Luỹ kế từ đầu năm đến ngày 16/7/2018 đã giải quyết việc làm cho 14.450 lao động (đạt 60,2% so kế hoạch năm); trong đó, cho vay vốn giải quyết việc làm 470 lao động, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp 2.650 lao động, đưa đi làm việc ở nước ngoài 25 lao động, nâng tổng số đưa đi làm việc ở nước ngoài luỹ kế 7 tháng là 99 lao động (Đài Loan 13 lao động, Hàn Quốc 12 lao động, Nhật Bản 71 lao động, Ả Rập Xê Út 03 lao động); thông qua các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giải quyết việc làm cho 11.231 lao động.

Công tác tuyển mới và đào tạo nghề cho 4.849 người (đạt 44,08% so kế hoạch năm); trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.556 người (đạt 42,6% so kế hoạch năm). Ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề lao động nông thôn cho 412 người.

Đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho 1.033 người (Phan Thiết: 562, Lagi: 138, Đức Linh: 195, Tuy Phong: 138), luỹ kế từ đầu năm đến ngày 16/7/2018 4.939 người; số người có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp 1.186 người (luỹ kế 4.464 người); số người có quyết định hỗ trợ học nghề 51 người (lũy kế 146 người).

Hiện toàn tỉnh có 2.506 người nghiện ma túy; có 109/127 xã, phường, thị trấn có người sử dụng trái phép chất ma túy (chiếm 85,83% xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy). Số người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone luỹ kế đến ngày 08/7/2018 là 1.385 người nghiện Heroin có hồ sơ quản lý (đạt 95,06% so với KH năm và tăng 6 người so với tháng trước), trong số 1.385 người đăng ký điều trị Methadone, hiện nay còn 773 bệnh nhân hiện đang duy trì tham gia điều trị trên địa bàn tỉnh.

Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh tiếp nhận 16 người nghiện ma túy (14 bắt buộc, 02 không nơi cư trú), hoà nhập cộng đồng 15 người (14 bắt buộc, 01 không nơi cư trú/01 nữ), đang điều trị tại Cơ sở 215/10 nữ (200 bắt buộc/7 nữ, 15 không nơi cư trú/03 nữ); Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tiếp nhận mới 03 nữ, không có đối tượng hòa nhập cộng đồng, đang chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm 201/69 nữ.

Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 4,83 tỷ đồng và đạt 80,5% kế hoạch năm (trong đó: cấp tỉnh đạt 94,6%; cấp huyện đạt 75,8%).

Công tác chính sách người có công: Nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2018); tỉnh tổ chức thăm, tặng 300 suất quà cho người có công tiêu biểu và 01 tập thể; xây dựng nhà ở cho 09 hộ người có công và 01 hộ nghèo từ nguồn tài trợ của Tổng Công ty điện lực miền Nam với trị giá 50 triệu đồng/căn nhà ở huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình; thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần cho 37 đối tượng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công; trợ cấp thờ cúng cho 18 người thờ cúng liệt sỹ; cấp mai táng phí cho 46 trường hợp; giới thiệu khám giám định chất độc hóa học cho 14 trường hợp; cung cấp dụng cụ chỉnh hình đến niên hạn cho 26 trường hợp, Quyết định trợ cấp ưu đãi giáo dục cho 12 trường hợp. Thực hiện chế độ cho các đối tượng khác: trợ cấp 01 lần cho 03 trường hợp, cấp BHYT cho 31 trường hợp; cấp mai táng phí cho 15 trường hợp.

6. Hoạt động Bảo hiểm

Tính đến ngày 30/6/2018, toàn tỉnh có 90.418 người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, đạt 97,4% kế hoạch năm 2018 (tăng 4% so cùng kỳ năm trước); số người tham gia BHXH tự nguyện là 498 người, đạt 43,9% kế hoạch (giảm 16,5% so với cùng kỳ năm trước); số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 79.682 người, đạt 95,9% kế hoạch (tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước); số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là 930.399 người (gồm thân nhân sỹ quan 10.017 thẻ), đạt 90,92% kế hoạch (tăng 7,4% so cùng kỳ năm trước). Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đạt 79,66% (bao gồm 56.495 thẻ BHYT của người dân Bình Thuận học tập và lao động ở ngoài tỉnh).

Công tác thu: Tính đến ngày 30/6/2018, toàn tỉnh thu được 969,17 tỷ đồng, đạt 47,63% kế hoạch năm (tăng 15,2% so cùng kỳ năm trước). Tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN là 134,6 tỷ đồng; nguyên nhân là do các nguồn chi và hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước địa phương chưa được trích chuyển đầy đủ, kịp thời, tình trạng chậm đóng, nợ đọng tại các đơn vị và địa phương vẫn chưa được khắc phục.

7. Tai nạn giao thông

Trong tháng 6/2018 (từ 16/5/2018 - 15/6/2018), tai nạn giao thông trên địa bàn xảy ra như sau:

- Số vụ tai nạn giao thông 32 vụ (so với tháng trước giảm 03 vụ, trong đó đường sắt xảy ra 01 vụ). So với cùng kỳ năm trước giảm 04 vụ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 208 vụ, tăng 25 vụ so với cùng kỳ năm trước (trong đó đường sắt: 02 vụ).

- Số người bị thương 20 người (giảm 02 người so với tháng trước). So với cùng kỳ năm trước tăng 05 người. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 140 người, tăng 26 người so với cùng kỳ năm trước (trong đó đường sắt bị thương 01 người).

- Số người chết 19 người (so với tháng trước giảm 02 người). So với cùng kỳ năm trước giảm 06 người. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 118 người (so với cùng kỳ giảm 14 người).

Các vụ tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra ở khu vực ngoài đô thị, nguyên nhân của các vụ tai nạn trên là do người tham gia giao thông phóng nhanh vượt ẩu, qua đường không quan sát, có rượu bia khi tham gia giao thông.

8. Thiên tai, cháy nổ

Tình hình thiên tai, cháy nổ và vi phạm môi trường trong tháng 7/2018 (từ 16/6/2018 - 17/7/2018) như sau:

- Cháy, nổ: Đã xảy ra 06 vụ cháy, không gây thiệt hại về người (tăng 05 vụ so với cùng kỳ); ước giá trị thiệt hại 665 triệu đồng. Lũy kế 7 tháng đã xảy ra 47 vụ cháy, nổ (tăng 19 vụ so với cùng kỳ) làm bị thương 04 người và chết 02 người. Tổng thiệt hại 7,43 tỷ đồng.

- Vi phạm môi trường: Đã phát hiện và xử lý 03 vụ, xử phạt 178,4 triệu đồng. Lũy kế 7 tháng đã phát hiện và xử lý 23 vụ (tăng 12 vụ so với cùng kỳ), xử phạt 1,5 tỷ đồng.

 

- Thiên tai: Xảy ra 01 đợt thiên tai do lốc xoáy cục bộ tại xã Hàm Thạnh huyện Hàm Thuận Nam (ngày 06/7), làm tốc mái 2 nhà dân và ước thiệt hại 15 triệu đồng./.

CTK Bình Thuận




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/