TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2018

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2018, tình hình sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi, sản lượng khai thác 6 tháng ước đạt 90.874 tấn (tăng 3,24% so cùng kỳ năm trước). Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt 12.765,8 tỷ đồng (đạt 44,33% kế hoạch năm), tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 16.468 tỷ đồng (tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước). Ước thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2018 đạt 4.876,5 tỷ đồng (đạt 57,37% dự toán năm), giảm 7,28% so với cùng kỳ năm trước. Các vấn đề xã hội tiếp tục có nhiều mặt chuyển biến…

I. Nông - Lâm - Thuỷ sản

1. Trồng trọt:

* Cây hàng năm:

- Vụ đông xuân 2017-2018: Đến nay toàn tỉnh đã thu hoạch xong với 47.798,2 ha tăng 2,5% so với vụ cùng kỳ năm trước (trong đó: lúa 37.661 ha đạt 113,1% kế hoạch vụ và tăng 7,5% so với cùng kỳ; bắp 3.123 ha đạt 74,4% kế hoạch vụ và bằng 77,6% so cùng kỳ; cây chất bột 241,7 ha bằng 104% so với cùng kỳ; cây công nghiệp ngắn ngày 1.542 ha, bằng 113,5% so với vụ cùng kỳ; rau, đậu, cây cảnh 4.741,5 ha bằng 84,% so với cùng kỳ; cây hàng năm khác 344 ha bằng 146,9% so cùng kỳ năm trước.

Dự ước sản lượng lương thực đạt 265.136,8 tấn, tăng 6,8% so cùng kỳ và đạt 108,5% kế hoạch vụ; năng suất lương thực bình quân ước 65 tạ/ha, tăng 2,2% so cùng kỳ (tăng 1,4 tạ/ha). Trong đó ước sản lượng lúa 241.099,3 tấn, tăng 10,4% so cùng kỳ, năng suất lúa ước 64 tạ/ha tăng 2,7% so cùng kỳ; ước sản lượng bắp 24.037,5 tấn, giảm 20,1% so cùng kỳ và đạt 76,5% kế hoạch vụ, năng suất bắp ước 77 tạ/ha tăng 3% so cùng kỳ.

Một số cây trồng khác sản lượng ước đạt: rau các loại 24.721 tấn (tăng 2,9% so cùng kỳ năm trước), đậu các loại 1.437,3 (giảm 35,8% so cùng kỳ năm trước), đậu phụng 2.205,3 tấn (tăng 11,5% so cùng kỳ năm trước), khoai lang 1.130 tấn (tăng 2,5% so cùng kỳ năm trước).

Trong vụ đông xuân 2017-2018, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất và tăng cường tiết kiệm nguồn nước tưới, đã thực hiện chuyển đổi 1.789 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày khác hiệu quả hơn (bắp 918 ha, rau đậu các loại 618 ha, dưa hấu 140 ha, sen 70 ha, khoai lang 36 ha, mè 7 ha). Chương trình xã hội hoá giống lúa được chú trọng triển khai; toàn tỉnh đã thực hiện 547 ha giống lúa xác nhận, nông dân ngày càng quan tâm đến việc sử dụng giống lúa xác nhận đưa vào sản xuất lúa, từ đó đã làm tăng tỷ lệ giống lúa xác nhận khoảng trên 79% trên địa bàn tỉnh; đồng thời, tiếp tục duy trì 3.000 ha lúa chất lượng cao tại huyện Tánh Linh.

- Tiến độ sản xuất vụ hè thu 2018: Triển khai sản xuất vụ hè thu, do mưa muộn, một số nơi nắng hạn cục bộ, nên tiến độ gieo trồng chậm hơn so với cùng kỳ năm trước; tính đến ngày 15/6/2018, tổng diện tích gieo trồng là 58.143 ha, đạt 61,9% so kế hoạch vụ và bằng 82,9% so vụ cùng kỳ năm 2017 (trong đó, cây lúa đạt 38.678 ha đạt 94,3% so với kế hoạch vụ và tăng 1,9% so vụ cùng kỳ năm 2017; bắp 3.868 ha đạt 47% so với kế hoạch vụ và bằng 88,6% so vụ cùng kỳ năm 2017).

* Cây lâu năm:

Diện tích cây lâu năm được duy trì ổn định, các cây trồng lợi thế như thanh long, cao su được người dân đầu tư chăm sóc khá tích cực. Tổng diện tích cây lâu năm ước đạt 104.796 ha, tăng 2,4% so với cùng kỳ (+2.453,2 ha), trong đó: diện tích cây công nghiệp lâu năm 63.961,6 ha tăng 2,06% so với cùng kỳ (+1.294,1 ha); cây ăn quả lâu năm 39.243,6 ha tăng 3,9% so với cùng kỳ (+1.471,8 ha); cây lâu năm còn lại 1.590,8 ha giảm 16,43% so với cùng kỳ (+312,7 ha).

- Thanh long: Diện tích toàn tỉnh đạt 27.991 ha, tăng 3,03% so với cùng kỳ (+824,2 ha), tuy nhiên so với những năm trước tốc độ tăng không cao (Bắc Bình tăng 248 ha, Hàm Tân tăng 254 ha, Hàm Thuận Nam tăng 110 ha, Phan Thiết tăng 75,7 ha, các địa phương còn lại ổn định, không tăng hoặc tăng ít). Chương trình sản xuất thanh long VietGAP ước đến cuối tháng 6/2018 toàn tỉnh có 9.466,02 ha đạt 96,59% kế hoạch.

- Cây điều: Diện tích toàn tỉnh đạt 17.372,7 ha, tăng 2,86% so với cùng kỳ (+483,7 ha). Giá điều ở mức cao đã khuyến khích nhà vườn đầu tư chăm sóc, bên cạnh một số địa phương có diện tích điều chặt bỏ thay thế bằng cây trồng khác thì ở một số địa phương khác trong tỉnh có thổ nhưỡng phù hợp với cây điều đang triển khai trồng điều ghép và điều cao sản, thay thế dần các giống điều truyền thống đã góp phần làm tăng diện tích điều toàn tỉnh (Tánh Linh tăng 533 ha, Hàm Tân tăng 240 ha).

- Cao su: Diện tích toàn tỉnh ước đạt 42.700,7 ha tăng 1,52% so với cùng kỳ (+639,7 ha). Sản lượng cây cao su ước đạt 12.749,1 tấn tăng 1,52% so cùng kỳ (+278,3 tấn), 6 tháng đầu năm giá cao su thu mua giảm nên không khuyến khích nhà vườn khai thác.

- Cây tiêu: Diện tích toàn tỉnh ước đạt 1.700 ha, tăng 3,22% so với cùng kỳ (tăng 53 ha, cụ thể: Tánh Linh tăng 38 ha, Đức Linh tăng 13 ha và Hàm Tân tăng 02 ha). Sản lượng thu hoạch ước đạt 1.791 tấn tăng 3,35% so với cùng kỳ (+58 tấn), cây tiêu thường xuất hiện nhiều loại bệnh, nhất là bệnh chết chậm hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nên nhiều hộ chưa mạnh dạn đầu tư.

- Cà phê: Diện tích toàn tỉnh ước đạt 2.174 ha, tăng 5,8% so với cùng kỳ (+119,2 ha).

Các loại cây lâu năm còn lại đang được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể,...

* Tình hình dịch bệnh trên cây trồng:

Dịch bệnh trên cây trồng cơ bản được kiểm soát; điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, dịch bệnh trên cây lúa giảm so cùng kỳ năm 2017; diện tích nhiễm bệnh đốm nâu trên cây thanh long tính đến nay giảm 361 ha so cùng kỳ (269 ha/ 630 ha) chủ yếu là nhiễm nhẹ; trên cây tiêu, diện tích nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm tính đến nay tăng 1.531 ha so cùng kỳ năm 2017 (1.556 ha/ 25 ha). Tăng cường hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ bệnh trên cây trồng, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu và bệnh đốm nâu trên cây thanh long (trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức 02 lớp tập huấn về quản lý dịch hại trên cây tiêu cho các hộ dân tại xã Đức Hạnh và Tân Hà, huyện Đức Linh). Tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất kích thích, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng.

* Công tác thủy lợi phục vụ sản xuất:

Tập trung triển khai các biện pháp quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nước hiện có. Tiếp tục theo dõi tình hình mực nước các hồ chứa và khả năng chạy máy phát điện từ thủy điện Đại Ninh và Hàm Thuận - Đa Mi cấp nước về hạ du; đồng thời, tuyên truyền cho nhân dân sử dụng nước một cách tiết kiệm, tăng cường đào ao, trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Đôn đốc các đơn vị quản lý sử dụng công trình thủy lợi trong tỉnh thường xuyên nạo vét kênh mương, tu sửa các công trình thủy lợi hiện đang khai thác sử dụng, đảm bảo duy trì khả năng cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công trình hoạt động an toàn, không xảy ra sự cố hư hỏng trong mùa mưa lũ; Tăng cường kiểm tra, theo dõi, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Tổ chức kiểm tra chất lượng nước trong các công trình cấp nước sạch nông thôn tại các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và thị xã La Gi.

Vụ đông xuân 2017- 2018, diện tích tưới lúa, hoa màu thuộc hệ thống công trình thủy lợi toàn tỉnh đạt 32.342 ha/KH 32.826 ha (98,5%); diện tích tưới cây Thanh long và các loại cây trồng khác là 18.028 ha/18.028 ha KH (đạt 100%). Riêng vụ Hè thu 2018, tính đến ngày 10/6/2018, diện tích tưới lúa, hoa màu thuộc hệ thống công trình thủy lợi toàn tỉnh đạt 41.452 ha, đạt 80,74% (trong đó: cây lúa và cây màu 23.424 ha/33.310 ha kế hoạch, đạt 70,32%; cây thanh long và cây công nghiệp dài ngày 18.028 ha/18.028 ha kế hoạch, đạt 100%).

Tình hình nguồn nước, đến ngày 18/5/2018, dung tích hữu ích hiện tại trên 17 hồ đập của tỉnh còn 67,57 triệu m3/ 259 m3 (26,1%), thấp hơn 47,43 triệu m3 so với cùng kỳ; Hồ chứa Đại Ninh 53 triệu m3/ 251 m3 (21,1%), thấp hơn 78 triệu m3 so với cùng kỳ; Hàm thuận- Đa mi: 100 triệu m3/ 522 m3 (19,2%), thấp hơn 212 triệu m3 so với cùng kỳ.

2. Chăn nuôi: (Theo kết quả điều tra thời điểm 01/4/2018).

- Đàn trâu, bò: Toàn tỉnh có 173.458 con trâu, bò tăng 1,07% so với cùng kỳ, trong đó đàn trâu 8.968 con, giảm 0,23% so với cùng kỳ; đàn bò 164.490 con, tăng 1,14% so với cùng kỳ. Nhìn chung, tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh không có biến động lớn, chăn nuôi bò tiếp tục được duy trì.

- Đàn lợn: Toàn tỉnh có 246.120 con, giảm 4,26% so với cùng kỳ. Tuy giá lợn hơi trên thị trường có dấu hiệu tăng trở lại, nhưng người chăn nuôi lợn nuôi vẫn chưa dám tái đàn. Các trang trại, gia trại vẫn tiếp tục duy trì phát triển nhưng cũng chỉ ổn định về số lượng tổng đàn.

- Đàn gia cầm: Toàn tỉnh có 2.774,5 ngàn con tăng 1,14% so cùng kỳ. Số lượng đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh tăng do giá đầu ra ổn định, tình hình dịch bệnh được kiểm soát khuyến khích người chăn nuôi tiếp tục đầu tư phát triển tổng đàn.

Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được triển khai tích cực; trong 6 tháng đầu năm 2018, đã tổ chức tiêm phòng 6.870.500 liều, thực hiện kiểm dịch 1.772.000 con gia súc, gia cầm các loại; đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm. Công tác kiểm soát giết mổ được trú trọng, trong 6 tháng đầu năm, thực hiện kiểm soát giết mổ 58.803 con gia súc, gia cầm các loại tại các cơ sở giết mổ do địa phương quy hoạch và các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ được cho phép tiếp tục hoạt động. Tiến hành giám sát điều kiện vệ sinh thú y tại 05 cơ sở gia súc thuộc huyện Hàm Thuận Bắc và thành phố Phan Thiết; đồng thời, giám sát điều kiện vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm tại 119 quầy, sạp kinh doanh thịt gia súc, gia cầm tại các chợ Phan Thiết, Phú Trinh, Phú Thủy và Phú Hài.

3. Lâm nghiệp:

Công tác giao khoán bảo vệ rừng thực hiện được 6 tháng đầu năm 2018 là 140.316 ha đạt 114,5% kế hoạch năm, trong đó giao khoán cho đồng bào dân tộc thiểu số 86.392 ha. Công tác khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên 5.710 ha đạt 100% kế hoạch năm. Các đơn vị chủ rừng đang tập trung gieo ươm, chăm sóc cây giống để phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2018 khi điều kiện thời tiết thuận lợi, ước đến cuối tháng 6/2018, gieo ươm  được 2,7 triệu cây giống các loại.

Công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020 và Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016- 2020 được UBND tỉnh phê duyệt và các nội dung tái cơ cấu ngành lâm nghiệp được thực hiện. Tiếp tục thực hiện các Chỉ thị, Kế hoạch, Phương án của Trung ương, của Tỉnh về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, chống lấn chiếm đất lâm nghiệp và chống người thi hành công vụ. Tăng cường kiểm tra, truy quét chống phá rừng tại các điểm nóng và vùng giáp ranh với các tỉnh. Từ đầu năm đến nay, đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý 200 vụ vi phạm, giảm 19 vụ so cùng kỳ, chủ yếu giảm các vi phạm về mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép và phạm quy định về khai thác gỗ, lâm sản; đã khởi tố hình sự 01 vụ vi phạm, xử phạt hành chính 187 vụ vi phạm; tịch thu 281,89 m3 gỗ các loại; 05 chiếc ô tô/ máy kéo, 71 chiếc xe máy và 50 phương tiện khác; phát hiện, lập hồ sơ vi phạm về hành vi lấn chiếm mới đất lâm nghiệp trái phép 06 vụ/ 16,72 ha.

Các đơn vị chủ rừng tiếp tục tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2017 - 2018; theo dõi và thông báo kịp thời cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 25 trường hợp cháy dưới tán rừng với diện tích 57,82 ha, tăng 02 trường hợp so cùng kỳ; các vụ cháy chủ yếu cháy trảng cỏ, cây bụi, lá khô dưới tán rừng được huy động chữa cháy kịp thời nên không gây hại về tài nguyên rừng.

4. Thuỷ sản:

Nuôi trồng thủy sản: Thời tiết từ đầu năm đến nay nhìn chung khá thuận lợi nên nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá. Dự ước 6 tháng đầu năm 2018 sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch đạt 6.765 tấn (tăng 2,79% so với cùng kỳ năm trước); trong đó tôm thẻ chân trắng 3.900 tấn (tăng 3,69%). Tiếp tục chú trọng triển khai công tác kiểm tra, quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh tại các vùng nuôi thủy sản.

Khai thác thuỷ sản: Thời tiết ngư trường trong quý I/2018 nhìn chung ít thuận lợi do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thổi mạnh, nguồn nước đục và chảy xiết gây nhiều khó khăn cho tàu thuyền hoạt động. Song từ tháng 4/2018 trở đi thời tiết và ngư trường khai thác diễn biến thuận lợi hơn, cá nổi áp lộng, tập trung tại các vùng lộng và ven bờ, hoạt động khai thác hải sản đạt hiệu quả, ngư dân tích cực bám biển khai thác, các tàu thuyền có công suất lớn tập trung khai thác ở vùng biển xa. Sản lượng khai thác 6 tháng ước đạt 90.874 tấn (tăng 3,24% so cùng kỳ năm trước). Trong đó ước khai thác biển đạt 90.575,94 tấn tăng 3,16%; khai thác nội địa đạt 298 tấn, tăng 6,77% so cùng kỳ.

Hoạt động sản xuất tôm giống gắn với công tác kiểm dịch, phân tích xét nghiệm mẫu được duy trì thường xuyên; sản lượng tôm giống sản xuất và tiêu thụ 6 tháng đầu năm ước đạt 13.457 triệu post đạt 58,5% kế hoạch, tăng 6,91% so cùng kỳ. Hoạt động chế biến thủy sản tiếp tục được duy trì.

Đặc biệt trong vài năm trở lại đây Bình Thuận phát triển phong trào làm nhà yến, thu hút yến về làm tổ và thu hoạch sản phẩm, qua rà soát hiện trên địa bàn tỉnh có 488 nhà yến, trong số này có 315 nhà yến đã có sản phẩm thu hoạch, ước tính sản lượng tổ yến thu hoạch trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm năm khoảng 0,94 tấn.

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tăng cường; tính đến thời điểm 08/6/2018 đã phát hiện 113 vụ vi phạm (trong đó, vi phạm hoạt động giã cào bay 14 vụ (hành nghề giã cào bay sai vùng khai thác 02 vụ, hành nghề giã cào bay trong thời gian cấm 02 vụ, giã cào đáy sai vùng khai thác 10 vụ).

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa theo Quyết định số 48/QĐ-TTg; tập trung triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ: đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách đăng ký đóng mới, nâng cấp tàu cá 187 trường hợp, trong đó, có 116 chiếc đóng mới đã hoàn thành và đi vào hoạt động sản xuất, về nâng cấp tàu đã có 6 chiếc thực hiện xong. Tính đến nay, Ngân hàng thương mại đã giải ngân 1.087 tỷ đồng. Đã củng cố và thành lập 274 tổ/2.272 thuyền và 6 tổ hợp tác/6 thuyền tham gia tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

* Công tác ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến nông vào sản xuất:

Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổ chức hội thảo, nghiệm thu một số mô hình từ năm 2017 chuyển sang như: Mô hình luân canh 02 lúa +01 mè liên kết theo chuỗi; mô hình luân canh 02 lúa + 01 đậu phộng; mô hình khảo nghiệm sản xuất một số giống tỏi triển vọng kết hợp tưới nước tiết kiệm; mô hình khuyến nông cây mì; mô hình sản xuất lúa giống xác nhận theo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; mô hình nuôi lươn thương phẩm; mô hình khảo nghiệm mật độ áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước (khô ướt xen kẽ); mô hình thâm canh lúa theo phương pháp SRI.

Tiếp tục theo dõi các mô hình khuyến nông - khuyến ngư năm 2017 chuyển sang, đồng thời triển khai thực hiện các chương trình khuyến nông - khuyến ngư năm 2018 trên địa bàn tỉnh: Mô hình luân canh cây bạc hà trên đất kém hiệu quả phục vụ liên kết chuỗi; mô hình sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả theo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; mô hình trồng và thâm canh cây điều giống mới năng suất cao; mô hình chăn nuôi vịt biển sử dụng đệm lót sinh học; mô hình xây dựng hệ thống nhà lưới kết hợp tưới nước tiết kiệm trên cây rau; mô hình trang bị đèn led trên tàu khai thác hải sản xa bờ; mô hình nuôi cá thát lát cườm an toàn sinh học bằng thức ăn công nghiệp theo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ. Tiến hành điều tra khảo sát xây dựng phương án chuyển đổi nghề giã cào bay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận,... Tổ chức 05 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho nông dân và 03 lớp tập huấn TOT. Tiếp tục sản xuất và cung ứng giống lúa nguyên chủng, xác nhận, phục vụ cho chương trình giống của tỉnh; đến nay, đã cung ứng được 150 tấn lúa giống các loại. Ngoài ra, đã sản xuất 220 con heo giống chất lượng tốt và 2.050 liều tinh heo.

* Chương trình xây dựng nông thôn:

Tiếp tục thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 02 liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ thanh long, dịch vụ cung ứng đầu vào (Hiện nay 01 Liên hiệp HTX đã tạm ngừng hoạt động ); 182 HTX (tăng 36 HTX), so với cùng kỳ tăng 24,66%. Trong 6 tháng đầu năm 2018 thành lập mới 15 HTX (01 HTX trong lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ, 14 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp), giải thể 02 HTX. 5.157 tổ hợp tác(4.654 tổ đăng ký hoạt động theo Nghị định 151/NĐ-CP), giảm 0,08% so với cùng kỳ. Tiếp tục đầu tư các hạng mục công trình hạ tầng nông thôn, tập trung chủ yếu cho các khu tái định cư.

Đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2018; các sở, ngành đã ban hành các văn bản hướng dẫn cách thực hiện, phương pháp đánh giá tiêu chí và chủ động đi kiểm tra, làm việc với các xã do mình phụ trách. Đến nay đã có 10/10 huyện, thị xã, thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai và giao chỉ tiêu cho từng xã thực hiện, đối với 9 xã có khả năng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 đã chủ động triển khai, thực hiện tốt công tác chuẩn bị.

Tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các chế độ, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai kịp thời, đời sống của đồng bào cơ bản ổn định. Đã phân khai  nguồn vốn thực hiện Dự án 2-Chương trình 135 năm 2018 (16.981 triệu đồng); hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn năm 2018 (1.523,6 triệu đồng); thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho 4.990 hộ/17.862 khẩu là hộ nghèo vùng khó khăn; giao khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số (17.361,7 triệu đồng, diện tích 86.252,59 ha/2.379 hộ). Thực hiện thủ tục để cấp đất sản xuất cho đồng bào cho 87 hộ/48,2964 ha tại 2 xã Đông Giang và La Dạ (lũy kế đến nay đã cấp 4.824,24 ha đất sản xuất cho 4.516 hộ, nâng tổng diện tích đất canh tác hiện có 15.281,08 ha/14.279 hộ). 

 

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2018, tình hình sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định do không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và dịch bệnh, đảm bảo nguồn cung đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân trong tỉnh; riêng chăn nuôi lợn, mặc dù giá thịt lợn hơi trên thị trường có xu hướng tăng nhưng vẫn không đảm bảo cho người chăn nuôi có lãi nên quy mô đàn tiếp tục giảm, người chăn nuôi vẫn trong tình trạng hoà vốn, trong khi chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh, nhân công lao động không giảm, khiến người chăn nuôi lợn chưa dám tái đàn. Tình hình thời tiết không quá ảnh hưởng đến nuôi trồng và ngư trường khai thác thuỷ sản; sản xuất giống thuỷ sản và chất lượng con giống được đảm bảo, nuôi trồng thuỷ sản có nhiều dấu hiệu tích cực; tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi từ đầu năm đến nay tương đối ổn định không xảy ra.

II. Công nghiệp; Đầu tư xây dựng; Đăng ký kinh doanh; Đăng ký đầu tư

          1. Công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt 12.765,8 tỷ đồng (đạt 44,33% kế hoạch năm), tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành công nghiệp khai khoáng ước đạt 413,5 tỷ đồng (tăng 8,90%); công nghiệp chế biến chế tạo 7.747,4 tỷ đồng (tăng 3,68%); sản xuất và phân phối điện 4.464,3 tỷ đồng (tăng 24,3%) và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 140,5 tỷ đồng (tăng 9,80% so với cùng kỳ năm trước).

 

Các sản phẩm sản xuất trong 6 tháng tăng so với cùng kỳ năm trước gồm: Cát sỏi các loại (tăng 0,08%), đá xây dựng các loại (tăng 2,30%), muối hạt (tăng 4,13%), thủy sản đông lạnh (tăng 1,36%), thủy sản khô (tăng 7,47%), nước mắm (tăng 2,81%), thức ăn gia súc (tăng 9,16%), nước khoáng (tăng 8,29%), quần áo may sẵn (tăng 17,17%), gạch các loại (tăng 7,74%), nước máy sản xuất (tăng 3,53%), điện (tăng 39,11%), đồ gỗ và các sản phẩm gỗ (tăng 4,94%), giày dép các loại (tăng 39,65%). Sản phẩm giảm gồm: Hạt điều nhân (giảm 3,89%) và sơ chế mũ cao su (giảm  8,16% so với cùng kỳ năm trước).

           Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng khá (tăng 10,32% so với cùng kỳ năm 2017); trong đó, nổi bật là ngành sản xuất và phân phối điện có mức tăng cao (tăng 24,3%) do các công ty sản xuất điện hoạt động ổn định và nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 phát điện thương phẩm nên đã tác động đến tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành cung cấp nước hoạt động ổn định; một số sản phẩm như thức ăn gia súc, nước khoáng, quần áo may sẵn, nước máy, đồ gỗ, giày dép các loại,.. tăng khá do nhận được nhiều đơn đặt hàng và các đơn vị tăng cường hoạt động sản xuất phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và xuất khẩu. Riêng hoạt động của ngành công nghiệp khai khoáng đang có dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài gặp khó khăn, giá trị và sản lượng các sản phẩm như: đá, cát, sỏi, muối đều tăng so với cùng kỳ năm 2017, tuy mức tăng không đáng kể nhưng qua đó cho thấy hoạt động của ngành công nghiệp khai khoáng đang có dấu hiệu khởi sắc.

 

* Phát triển hạ tầng công nghiệp:

- Khu công nghiệp: Đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp còn chậm, từ đầu năm đến nay các khu công nghiệp đã thực hiện đầu tư hạ tầng với giá trị 19,8 tỷ đồng (đạt 14,36% kế hoạch vốn đăng ký). Kết quả thu hút đầu tư thứ cấp vào các khu công nghiệp rất thấp, chỉ có 01 dự án mới (Xưởng dịch vụ ô tô Bình Thuận Ford của Công ty Cổ phần dịch vụ ô tô Bình Thuận) được chấp thuận đầu tư với vốn đầu tư 20 tỷ đồng và 01 dự án đầu tư mở rộng với số vốn tăng thêm 50 tỷ đồng.

- Cụm công nghiệp: Đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp nhìn chung chưa có sự chuyển động, các cụm công nghiệp: Tân Bình 1, Nghĩa Hòa tuy có triển khai nhưng tiến độ còn rất chậm; một số cụm công nghiệp: Phú Long, Sông Bình hiện đang vướng công tác đền bù, giải tỏa. Kết quả thu hút đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp rất thấp, chỉ có 01 dự án (Nhà máy sản xuất nước mắm của Công ty Cổ phần chế biến thủy hải sản Liên Thành) được chấp thuận đầu tư với vốn đầu tư 300 tỷ đồng.

- Các dự án sản xuất công nghiệp: Tình hình triển khai thi công các dự án sản xuất công nghiệp, nhất là các dự án có quy mô lớn còn chậm so với yêu cầu:

+ Nhà máy dây khóa kéo KaoShing đã thi công hoàn thành 03 nhà xưởng, nhà máy xử lý nước thải, các hạng mục công trình khác với tổng giá trị xấp xỉ 95 tỷ đồng, nhập 1.160 máy móc, thiết bị với giá trị 440,16 ngàn USD, đang triển khai xây dựng nhà văn phòng, sân đường nội bộ, đài và hồ cấp nước sản xuất.

+ Nhà máy sản xuất gạch không nung (Công ty Cổ phần đầu tư Mãi Xanh) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà xưởng số 1, lắp đặt đưa vào sản xuất 03/28 dây chuyển sản xuất gạch các loại; đang triển khai xây dựng 06 nhà xưởng còn lại.

+ Nhà máy may Nhà Bè -  Đức Linh giai đoạn 2 hiện đang hoàn chỉnh các hồ sơ thủ tục đầu tư.

Từ đầu năm đến nay, có 06 dự án được chấp thuận đầu tư ngoài khu, cụm công nghiệp với tổng vốn đầu tư 27 tỷ đồng, trong đó có 03 dự án khai thác cát bồi nền, 02 dự án sản xuất nước đá và 01 dự án chế biến muối tinh.

- Các công trình, dự án điện:

+ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4: Tổ máy thứ 2 đã hoàn thành thử nghiệm và vận hành phát điện thương mại ngày 31/3/2018.

+ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng: Đang thi công đạt 66,6% về tổng tiến độ, trong đó: Thiết kế đạt 87,91%, mua sắm chế tạo đạt 90,69% và thi công xây lắp đạt 41,45%. Đã hoàn thành lắp đặt kết cấu chính lò hơi, khung băng chuyền cấp than và silo than; kết cấu chính nhà Tuabin, khung bệ Tuabin máy phát; ống khói; máy biến áp chính và máy biến áp tự dùng; mái nhà turbine,…; đang thi công hệ thống áp lực lò hơi, tuabin hạ áp, vỏ tuabin hạ áp, vỏ tuabin cao - trung áp; xây dựng khu xử lý nước và khu xử lý nước thải; đang hoàn thiện nhà điện, nhà điều khiển CPP và nhà điều kiển hệ thống ESP&FGD&ASH.

+ Nhà máy nhiệt  điện Vĩnh Tân 1: Đang thi công đạt 94,5% về tổng tiến độ, trong đó thiết kế đã hoàn thành, 98,66% thiết bị đã được giao đến công trường, công tác xây dựng hoàn thành đạt 91,89%. Ngày 18/4/2018, tổ máy thứ 1 đã hòa lưới lần đầu thành công, dự kiến phát điện thương mại vào ngày 15/7/2018.

+ Từ đầu năm đến nay, có 09 dự án điện mặt trời được chấp thuận đầu tư với tổng công suất 545,72MWp, tổng vốn đầu tư 14.060,5 tỷ đồng.

2. Đầu tư xây dựng:

Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc tỉnh quản lý ước 1.528,4 tỷ đồng, đạt 55,8% kế hoạch năm. Trong đó: Nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh 1.034 tỷ đồng, đạt 54,2% kế hoạch (vốn ngân sách tập trung 724 tỷ đồng, vốn xổ số kiến thiết  310 tỷ đồng); nguồn vốn ngân sách trung ương là 494,4 tỷ đồng, đạt 59,6% kế hoạch (vốn các chương trình mục tiêu và chương trình mục tiêu quốc gia 236,9 tỷ đồng, trái phiếu Chính phủ 257,5 tỷ đồng).

* Tình hình triển khai các dự án trọng điểm năm 2018: Theo Nghị quyết số 41/2017/NQ-HĐND ngày 15/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch đầu tư công và danh mục các dự án trọng điểm của tỉnh năm 2018. Kết quả triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng điểm đến cuối tháng 4/2018 như sau:

- Dự án Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân: Tổng mức đầu tư là 377 tỷ đồng, đầu tư từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh. Kế hoạch vốn năm 2018: 40 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách tỉnh). Khối lượng thực hiện từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 4 là 132 triệu đồng, giải ngân 626 triệu đồng. Lũy kế giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến cuối tháng 4/2018 là 247,2 tỷ đồng, giải ngân 247,1 tỷ đồng.

- Dự án phòng chống lũ lụt, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu gắn với cải tạo môi trường sông Cà Ty: Đã lập xong báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đoạn kè 400m với tổng mức đầu tư dự kiến là 44.839 triệu đồng. Kế hoạch 2018 chưa bố trí vốn.

- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Phú Quý: Tổng mức đầu tư dự án là 544,69 tỷ đồng; kế hoạch 2018 ngân sách trung ương bố trí 273,756 tỷ đồng. Khối lượng thực hiện trong tháng 4/2018 là 10,13 tỷ đồng, giải ngân 72,87 tỷ đồng. Lũy kế giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến cuối tháng 4/2018 là 181,9 tỷ đồng, giải ngân 180,1 tỷ đồng.

- Dự án đường Lê Duẩn đoạn từ đường Trường Chinh đến đường Lê Hồng Phong: Tổng mức đầu tư là 417 tỷ đồng, đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh và nguồn vốn xổ số kiến thiết. Kế hoạch vốn năm 2018: 70 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách tỉnh). Khối lượng thực hiện và giải ngân từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 4 là 11 tỷ đồng; lũy kế giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến cuối tháng 4/2018 là 215,14 tỷ đồng, đã giải ngân 215,14 tỷ đồng.

- Đường Hùng Vương (đoạn từ vòng xoay đại lộ Tôn Đức Thắng đến giáp cầu Hùng Vương):

+ Đoạn qua khu dân cư Hùng Vương II (đoạn 1): Chiều dài tuyến đường là 888,9m, tổng mức đầu tư 62,2 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 3,587 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách tỉnh). Khối lượng thực hiện và giải ngân từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 4 là 1,21 tỷ đồng; lũy kế giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến cuối tháng 4/2018 là 48,66 tỷ đồng.

+ Đoạn qua khu dân cư Hùng Vương II, giai đoạn 2B (đoạn 3): Chiều dài tuyến đường 366m, tổng mức đầu tư là 34.1 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 20 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách tỉnh). Khối lượng thực hiện và giải ngân từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 4 là 1,5 tỷ đồng; lũy kế giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến cuối tháng 4/2018 là 19,6 tỷ đồng. Lũy kế giá trị giải ngân từ khởi công đến cuối tháng 4/2018 là 8,36 tỷ đồng.

- Đường từ Cầu Hùng Vương đến đường ĐT 706B: Tổng mức đầu tư 285,99 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 55 tỷ đồng (vốn ngân sách tỉnh 50 tỷ và nguồn vốn xổ số kiến thiết 5 tỷ). Khối lượng thực hiện và giải ngân từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 4 là 38,9 tỷ đồng; lũy kế giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến cuối tháng 4/2018 là 109 tỷ đồng. Lũy kế giá trị giải ngân từ khởi công đến cuối tháng 4/2018 là 97,17 tỷ đồng.

- Dự án đường Lê Duẩn đoạn từ đường Lê Hồng Phong đến đường Trần Hưng Đạo: Tổng mức đầu tư: 243,8 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 60 tỷ đồng (vốn ngân sách tỉnh 40 tỷ đồng, nguồn vốn xổ số kiến thiết 20 tỷ đồng). Khối lượng thực hiện và giải ngân từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 4 là 58,2 tỷ đồng. Lũy kế giá trị giải ngân từ khởi công đến cuối tháng 4/2018 là 57 tỷ đồng.

- Dự án mở rộng đường từ Đá Ông Địa đến khu du lịch Hoàng Ngọc: Tổng chiều dài 6.009m, chiều rộng mặt đường 09 m, kinh phí đầu tư là 97 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 20 tỷ đồng (nguồn vốn xổ số kiến thiết). Đến cuối tháng 4/2018 đã bố trí cho dự án 29,2 tỷ đồng.

- Sân bay Phan Thiết: Tổng mức đầu tư là 1.694 tỷ đồng, triển khai hạng mục chính gồm: Hạng mục hàng không dân dụng và hạng mục sân bay quân sự. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng: Tổng diện tích thu hồi thực hiện dự án là 543 ha với 48 hộ và 06 tổ chức. Kết quả thực hiện:

+ Đã cơ bản thực hiện xong và bàn giao toàn bộ mặt bằng sân bay giai đoạn đến năm 2030 là 543 ha. Tổng kinh phí đã phê duyệt và thực hiện đến nay là 190,545 tỷ đồng (Tỉnh chi trả 23,119 tỷ đồng, Bộ Quốc phòng chi trả 167,426 tỷ đồng).

+ Đã giải ngân hết kinh phí do Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp tạm ứng từ năm 2012 là 41,4 tỷ đồng, và giải ngân hết kinh phí Bộ Quốc phòng cấp năm 2016, 2017 là 135 tỷ đồng. Năm 2018 Bộ Quốc phòng chưa bố trí vốn.

- Nhà hát và triển lãm văn hoá nghệ thuật tỉnh Bình Thuận: Tổng mức đầu tư là 200 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2018: 27 tỷ đồng (nguồn vốn xổ số kiến thiết).

Nhìn chung các dự án trọng điểm của tỉnh được triển khai tích cực sớm, tuy nhiên khối lượng thực hiện và giải ngân còn chậm so với yêu cầu. Nguyên nhân chủ yếu là vướng đền bù giải toả, các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương bố trí vốn còn thấp, có dự án đến nay chưa được ngân sách trung ương bố trí.

3. Đăng ký kinh doanh:

Từ ngày 01/01/2018 đến 06/6/2018 đã cấp thành lập mới cho 616 doanh nghiệp (tăng 46% so với cùng kỳ năm trước); tổng vốn đăng ký mới là 7.834 tỷ đồng tăng 26% so cùng kỳ. Giải thể 124 doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp và chi nhánh văn phòng đại diện) so cùng kỳ tăng 47%; thông báo tạm ngừng 73 trường hợp, so với cùng kỳ tăng 126%; đăng ký thay đổi 379 lần, tăng so cùng kỳ 8,28%. Lĩnh vực đăng ký kinh doanh chủ yếu là sản xuất và phân phối điện (chiếm 4.722 tỷ đồng), kinh doanh bất động sản (chiếm 923 tỷ đồng), bán buôn, bán lẻ (chiếm 989 tỷ đồng); tập trung ở địa bàn thành phố Phan Thiết và 02 huyện Tuy Phong và Bắc Bình; số doanh nghiệp vi phạm giảm 86 trường hợp; số doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp tư nhân lên Công ty cao hơn 19 doanh nghiệp so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm đã lập biên bản vi phạm 07 trường hợp, chuyển đề nghị thanh tra xử phạt 02 trường hợp vi phạm quy định Luật doanh nghiệp và nhắc nhở 05 trường hợp.

4. Đăng ký đầu tư, xúc tiến đầu tư:

- Tình hình cấp phép đầu tư: Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách. Trong 6 tháng năm 2018 (tính đến ngày 06/6/2018), trên địa bàn tỉnh có 50 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng diện tích đất 2.371 ha, tổng vốn đăng ký 19.240 tỷ đồng. Lũy kế từ trước đến nay có 1.425 dự án đã được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư, với diện tích 58.718 ha, vốn đầu tư 281.871 tỷ đồng.

- Dự án khởi công xây dựng: Lũy kế từ đầu năm đến nay có 04 dự án khởi công xây dựng (Dự án trang trại chăn nuôi heo của Công ty TNHH Dịch vụ Phúc Thịnh Phát tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình; Dự án khu du lịch Bảo Thạch của Công ty TNHH Bảo Thạch tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết; Dự án khu du lịch và dịch vụ Vạn Tùng của Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Thuận Điền tại phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết; Khu du lịch Cẩm Thái của Công ty TNHH Du lịch Cẩm Thái tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam).

- Dự án đi vào hoạt động kinh doanh: Lũy kế từ đầu năm đến nay có 02 dự án đi vào hoạt động kinh doanh (Dự án chợ Phước Thể tại xã Phước Thể, huyện Tuy Phong của Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh bất động sản Phú Thịnh, vốn đầu tư 12 tỷ đồng; Dự án Trung tâm đào tạo và sát hạch cấp phép lái xe cơ giới đường bộ tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Cát Tường Minh, vốn đầu tư 50 tỷ đồng).

- Công tác rà soát các dự án: Trong 6 tháng đầu năm 2018 đã thu hồi 10 dự án (du lịch 03, nông lâm 06, công nghiệp 01), đồng thời thu hồi 01 chủ trương đầu tư.

III. Thương mại, Giá cả, Du lịch, Xuất nhập khẩu, Giao thông vận tải

1. Thương mại, Giá cả:

Hoạt động thương mại nội địa duy trì ổn định, tình hình thị trường và giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh nhìn chung khá bình ổn, nguồn cung hàng hóa của các doanh nghiệp khá dồi dào, đa dạng, hàng hóa lưu thông thông suốt giữa các vùng miền. Tổng mức bán lẻ hàng hoá 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 16.468 tỷ đồng (tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước); doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 8.233 tỷ đồng (tăng 12,4%).

          Giá tiêu dùng nhìn chung 6 tháng đầu năm 2018 tiếp tục được bình ổn, không có mặt hàng nào tăng giá đột biến. Sau 6 tháng (so với tháng 12/2017) chỉ số giá tiêu dùng là 101,31% (tăng 1,31%), trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,08%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,76%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 2,02%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,73%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,35%; thuốc và dịch vụ y tế không tăng; giao thông tăng 6,69%; bưu chính viễn thông giảm 0,81%, văn hoá giải trí và du lịch giảm 0,19%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 1,13%. Nếu so với tháng cùng kỳ năm trước (sau 01 năm) thì chỉ số giá tiêu dùng là 104,49% (tăng 4,49%) và tính bình quân 6 tháng đầu năm 2018 chỉ số giá tiêu dùng là 103,39% (bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 3,39% so với bình quân 6 tháng đầu năm 2017).

 

Công tác xúc tiến thương mại được quan tâm. Đã tổ chức các đợt Hội chợ nhằm góp phần thúc đẩy giao thương quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường giữa các tỉnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư: Tham gia Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 28, Chương trình kết nối tiêu thụ hàng hóa và đặc sản vùng miền thông qua hệ thống chợ (PMAX 2018) - Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây, Chương trình hợp tác ngành Công Thương 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng; tổ chức phiên chợ hàng Việt về huyện Phú Quý; vận động, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm tại các tỉnh, thành phố.

Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được các ngành, các cấp phối hợp tăng cường, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết, góp phần bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức. Tuy nhiên, tình trạng vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu vẫn còn xảy ra và có chiều hướng phức tạp, 6 tháng đầu năm 2018 lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 838 vụ, phát hiện và xử lý 411 vụ vi phạm gồm 422 hành vi vi phạm (hàng cấm 43 hành vi; hàng lậu 04 hành vi; vi phạm trong lĩnh vực giá 35 hành vi; vi phạm trong kinh doanh 79 hành vi; an toàn thực phẩm 90 hành vi; vi phạm khác 171 hành vi), tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và bán hàng hoá tịch thu thu nộp ngân sách Nhà nước 2.296,3 triệu đồng (trong đó: thu xử phạt vi phạm hành chính là 1.912 triệu đồng, bán hàng hoá tịch thu là 384,3 triệu đồng) và tịch thu 2.260 bao thuốc lá điếu nhập lậu các loại. Phổ biến, tuyên truyền pháp luật có liên quan đến hoạt động thương mại, sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành quản lý cho 838 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; tổ chức cho 539 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn ký cam kết không buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, không sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng hoá kém chất lượng.

Triển khai đầu tư phát triển hạ tầng thương mại được tiếp tục thực hiện: Khởi công xây dựng siêu thị Co.op mart Phan Rí Cửa; khai trương Chuỗi cung ứng nông sản sạch Đồng Ta Phan Thiết. Hoàn thành, đưa vào hoạt động chợ Nam Chính (huyện Đức Linh), chợ Phước Thể (huyện Tuy Phong), chợ Đa Mi, chợ Hàm Liêm (huyện Hàm Thuận Bắc); chợ Hàm Thắng đã thi công hoàn thành cơ bản các hạng mục chợ, đang hoàn thiện hệ thống thoát nước, sân nền xung quanh chợ; chợ Tân Thắng đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, đang triển khai công tác kiểm kê đất đai và đền bù; chợ Tân Bình và chợ Tân Phước đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, đang triển khai công tác di dời hộ kinh doanh đến chợ tạm, bàn giao mặt bằng thi công; chợ Hàm Cường đang triển khai thi công san nền, đổ bê tông dầm, cột và xây hầm nhà vệ sinh; một số chợ khác như: Phú Tài, Đức Long, Tân Nghĩa, La Gi,… đang tiếp tục triển khai thủ tục đầu tư.

2. Du lịch:

Toàn tỉnh có 56 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có 07 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 22 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 27 chi nhánh văn phòng đại diện, văn phòng du lịch. Các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch như: vận chuyển, ăn uống, mua sắm, spa, thể thao trên biển,… tiếp tục có chuyển biến về chất lượng phục vụ, đáp ứng được yêu cầu khách du lịch quốc tế và trong nước. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được duy trì, đã triển khai kế hoạch thông tin xúc tiến du lịch năm 2018. Tham gia Hội chợ MITT Nga, Hội chợ VITM Hà Nội, Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018,...

Ước 6 tháng đầu năm 2018, số lượt khách đến 2.613,3 ngàn lượt khách, đạt 45,5% kế hoạch năm, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, khách quốc tế đạt 334,9 ngàn lượt khách, đạt 50% kế hoạch năm, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước); số lượt khách lưu trú đạt 2.573,3 ngàn lượt khách, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước); số ngày khách lưu trú đạt 4.216 ngàn ngày khách, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước (trong đó khách quốc tế đạt 1.011 ngàn lượt khách tăng 14,2% so cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 6.351 tỷ đồng , tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước.

          Số lượng khách quốc tế đến Bình Thuận có trên 120 nước, sáu tháng đầu năm 2018 có 10 nước chiếm tỷ lệ khá trong tổng số lượt khách quốc tế đến tỉnh, đứng đầu là khách Trung Quốc 28,19%, khách Nga 23,11%, khách Hàn Quốc 11,81%, khách Đức 4,87%, khách Thái Lan 4,81%, khách Pháp 2,64%, khách Anh 2,62%; khách Malaysia 1,99%, khách Mỹ 1,95%, khách Hà Lan 1,64%. Một số thị trường khách quốc tế tìm năng, ngành du lịch của tỉnh cần chú trọng khai thác như: Anh, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Canada.

 

Nhìn chung, hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm 2018 đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan được triển khai tổ chức. Hoạt động du lịch diễn ra khá sôi nỗi nhất là trong dịp tết Nguyên đán 2018, các ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 ÂL), ngày nghỉ lễ 30/4 và 01/5, lượng khách đến tỉnh tăng so với năm trước. Tình hình vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự ở các khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh được bảo đảm; công tác cứu nạn, cứu hộ trên các bãi tắm dọc theo tuyến biển, các hồ bơi ở các Resort được quan tâm chú ý bảo đảm an toàn cho du khách. Chất lượng phục vụ du khách được các đơn vị kinh doanh du lịch quan tâm, chú trọng hơn trước và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được chú trọng. Nội dung, hình thức quảng bá, xúc tiến ngày càng có chiều sâu. Các hoạt động văn hoá, thể thao, các lễ hội truyền thống được tổ chức thường xuyên và ngày càng gắn với yêu cầu phục vụ du lịch, từng bước tạo được sự phong phú, hấp dẫn cho sản phẩm du lịch của tỉnh, thu hút được sự chú ý của các đơn vị kinh doanh lữ hành, du khách ở trong và ngoài nước.

3. Xuất nhập khẩu:

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 198,8 triệu USD (tăng 12,14% so cùng kỳ năm trước), trong đó nhóm hàng thuỷ sản đạt 66,7 triệu USD (tăng 6,74%), hàng nông sản đạt 5,7 triệu USD (giảm 34,8%), hàng hoá khác 126,4 triệu USD (tăng 19,18%), trong đó hàng may mặc 80,2 triệu USD (tăng 18,84%), giày dép 23,8 triệu USD (tăng 20,77%); với một số mặt hàng: cao su 542 tấn (giảm 65,21% so với cùng kỳ); quả thanh long 2.777 tấn (tăng 19,39%); thuỷ sản 8.124 tấn (giảm 6,8%).

- Xuất khẩu dịch vụ du lịch 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 119,8 triệu USD (tăng 15,05% so với cùng kỳ năm trước).

 

- Nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 120 triệu USD, giảm 79,99% so cùng kỳ năm trước (chủ yếu giảm ở mặt hàng máy móc thiết bị của Cty TNHH Điện Lực Vĩnh Tân 1).

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2018 tăng trưởng khá. Nhóm hàng thủy sản và hàng hóa khác có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ do có nhiều đơn đặt hàng vào những tháng đầu năm. Tuy nhiên nhóm hàng nông sản lại giảm mạnh so với cùng kỳ do mặt hàng cao su giảm sâu ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch nhóm hàng này, nguyên nhân do thị trường tiêu thụ của khách hàng của 6 tháng đầu năm chưa nhiều. Mặt hàng trái thanh long xuất khẩu tăng do chất lượng trái thanh long được đảm bảo, thanh long xuất đi một số thị trường chủ yếu như: Singapore, Ả Rập Thống Nhất, Đức, Thái Lan, Canada, Trung Quốc).

4. Giao thông vận tải:

Vận tải hành khách: Ước 6 tháng 2018 đã vận chuyển 11.259 nghìn hành khách (đạt 46,8% kế hoạch năm, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước), luân chuyển 582,4 triệu hk.km (đạt 48,4% kế hoạch năm, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước). Xét theo lĩnh vực: Trong 6 tháng 2018, vận chuyển hành khách đường bộ đạt 11.167 nghìn hành khách (tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước), vận chuyển hành khách đường thủy đạt 92 nghìn hành khách (tăng 8,2%); luân chuyển hành khách đường bộ đạt 572,2 triệu hk.km (tăng 11,2%) và luân chuyển hành khách đường thủy đạt 10,2 triệu hk.km (tăng 8,0% so với cùng kỳ năm trước).

Vận tải hàng hoá: Ước 6 tháng 2018 đã vận chuyển 4.395 nghìn tấn hàng hoá (đạt 47,5% kế hoạch năm, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước), luân chuyển hàng hoá đạt 248 triệu tấn.km (đạt 49,1% kế hoạch năm, tăng 8,4%). Xét theo lĩnh vực: Trong 6 tháng 2018, vận chuyển hàng hoá đường bộ đạt 4.391 nghìn tấn (tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước), vận chuyển hàng hoá đường thủy đạt 4,3 nghìn tấn (tăng 10,3%); luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 247,5 triệu tấn.km (tăng 8,4%) và luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 0,488 triệu tấn.km (tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước).

Cảng tổng hợp Vĩnh Tân: Đến ngày 18/5/5018, đã đón 15 lượt tàu vào cảng làm thủ tục, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 28.500 tấn. Các mặt hàng chủ yếu thông qua cảng gồm có: Tinh quặng elmenite; cát xây dựng, muối.

 

Nhìn chung, trong 6 tháng 2018, công tác bảo đảm giao thông, lưu thông đi lại được thực hiện tốt, không có tuyến đường nào ách tắc. Vận tải đường bộ, đường biển ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quản lý chặt chẽ các khâu trong công tác kiểm định xe cơ giới, sát hạch cấp giấy phép lái xe; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và siết chặt quản lý các cơ sở đào tạo hoạt động trên địa bàn và tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời xử lý ngăn chặn xe quá tải, quá khổ, thực hiện tốt công tác bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.

IV. Thu ngân sách; Hoạt động tín dụng

1. Thu ngân sách:

          Ước thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2018 đạt 4.876,5 tỷ đồng (đạt 57,37% dự toán năm), giảm 7,28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Thu nội địa (trừ dầu) đạt 3.411,9 tỷ đồng đạt 56,68% dự toán năm, tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước. Riêng thu thuế, phí 2.741,1 tỷ đồng, đạt 51,53% dự toán năm, tăng 17,02% so với cùng kỳ năm trước; thu tiền sử dụng đất 670,8 tỷ đồng, đạt 95,82% dự toán năm, giảm 31,70%; thu thuế xuất nhập khẩu 638 tỷ đồng, đạt 63,80% dự toán năm, giảm 36,58%; thu từ dầu thô 826,6 tỷ đồng, đạt 55,85% dự toán năm, giảm 10,98% so với cùng kỳ năm trước.

Ở khối huyện, thị xã, thành phố: Dự ước thu 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.266,7 tỷ đồng (đạt 68,69% dự toán năm), tăng 22,15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Phan Thiết thu 574,2 tỷ đồng (tăng 15,71% so với cùng kỳ năm trước), La Gi: 86,8 tỷ đồng (tăng 40,49%), Tuy Phong: 125,3 tỷ đồng (tăng 34,37%), Bắc Bình: 51,8 tỷ đồng (tăng 21,08%), Hàm Thuận Bắc: 171,8 tỷ đồng (tăng 66,93%), Hàm Thuận Nam: 89,0 tỷ đồng (tăng 19,85%), Tánh Linh: 54,9 tỷ đồng (tăng 18,83%), Đức Linh: 60,0 tỷ đồng (giảm 8,69%), Hàm Tân: 41,7 tỷ đồng (giảm 6,35%)Phú Quý thu 11,3 tỷ đồng (tăng 20,11% so với cùng kỳ năm trước).

         Như vậy, thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt trên mức bình quân chung (56,68%); trong đó, một số nguồn thu có tỷ trọng lớn đạt trên mức bình quân chung như: Thuế thu nhập cá nhân (thu 235,9/410 tỷ, đạt 57,53% dự toán), xổ số kiến thiết (thu 459,1/720 tỷ, đạt 63,76% dự toán), tiền sử dụng đất (thu 670,7/700 tỷ, đạt 95,82% dự toán), thuế xuất nhập khẩu (thu 638/1.000 tỷ, đạt 63,8% dự toán), dầu thô (thu 826,6/1.480 tỷ, đạt 55,85% dự toán) nên đã tác động tích cực đến tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn.

Tuy vậy, một số khoản thu có tỷ trọng lớn chỉ đạt dưới mức bình quân chung (56,68%): Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đạt 39,41% dự toán năm), thuế bảo vệ môi trường (đạt 38,33%), lệ phí trước bạ (đạt 47,24%), các loại phí-lệ phí (đạt 43,72% dự toán năm),… đã làm ảnh hưởng đến thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Nếu so với 6 tháng đầu năm 2017 thì thu ngân sách 6 tháng 2018 giảm 7,28%. Nguyên nhân do một số khoản thu giảm mạnh, nhất là thu từ sử dụng đất (6 tháng đầu năm 2017 có phát sinh lớn số nộp tiền sử dụng đất dự án khu phố biển Rạng Đông và dự án Công ty Tân Việt Phát),... Song nếu chỉ tính thu thuế, phí thì kết quả thu 6 tháng đạt 2.741,1 tỷ đồng (đạt 51,53% dự toán năm), tăng 17,02% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là kết quả thu ở các huyện, thị xã, thành phố hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm trước (trừ huyện Hàm Tân và Đức Linh giảm nhẹ).

2. Chi ngân sách:

Ước chi ngân sách địa phương trong 6 tháng là 4.164 tỷ đồng, đạt 46,35% dự toán năm; trong đó: Chi đầu tư phát triển 1.092 tỷ đồng (đạt 56,0% dự toán năm), chi thường xuyên 2.697 tỷ đồng (đạt 47,86% dự toán năm). Trong chi ngân sách, đã bám sát theo Nghị quyết HĐND tỉnh, Quyết định giao dự toán của Chủ tịch UBND tỉnh. Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, nhất là kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, công tác nước ngoài, kinh phí mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền. Đồng thời, tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý ngân sách nhà nước.

3. Hoạt động tín dụng:

Hoạt động ngân hàng trên địa bàn phát triển ổn định. Các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn, mở rộng tín dụng an toàn và có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu và các chương trình, chính sách tín dụng của địa phương; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ thị trường, cơ cấu lại và giải quyết nợ xấu; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đối thoại và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Tình hình thực hiện lãi suất: Các tổ chức tín dụng tiếp tục chấp hành tốt các quy định về lãi suất huy động và cho vay, tiết kiệm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng. Mặt bằng lãi suất tương đối ổn định so với đầu năm. Hiện nay, lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 4,3-5,5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 5,3-6,5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6,5-7,3%/năm. Lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 6-6,5%/năm, các lĩnh vực khác từ 9-10%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 10-11,5%/năm.

Hoạt động huy động vốn: Được tiếp tục đẩy mạnh để tạo nguồn cho vay phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đến 30/4/2018, nguồn vốn huy động đạt 32.484 tỷ đồng, tăng 5,58% so với đầu năm, tăng 22,71% so với cùng kỳ năm trước; tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 41.091 tỷ đồng, tăng 6,09% so với đầu năm, tăng 19,89% so với cùng kỳ năm trước. Ước đến 30/6/2018 vốn huy động đạt 33.075 tỷ đồng, tăng 7,5% so với đầu năm, tăng 18,46% so với cùng kỳ năm trước; dư nợ đạt dư nợ đạt 41.829 tỷ đồng, tăng 8,0% so với đầu năm, tăng 18,35% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 24.049 tỷ đồng (chiếm 58,5% tổng dư nợ); dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 926 tỷ đồng (chiếm 2,3% tổng dư nợ); dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 6.924 tỷ đồng (chiếm 16,85% tổng dư nợ). Dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội đạt 2.341 tỷ đồng/126.625 khách hàng.

Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP: Đã ký hợp đồng tín dụng với 121 hồ sơ của khách hàng có nhu cầu vay đóng tàu. Tổng số tiền cam kết cho vay theo hợp đồng tín dụng là 1.100 tỷ đồng, đã giải ngân được 1.091 tỷ đồng, dư nợ là 1.048,8 tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 300,9 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 734,6 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 13,3 tỷ đồng).

Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Quyết định 813/QĐ-NHNN và Nghị quyết 30/NQ-CP đạt 404 tỷ đồng phục vụ sản xuất tôm giống, nuôi tôm thịt, mua bò và chăm sóc bò giống, trồng thanh long. Dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở là 38,21 tỷ đồng/110 khách hàng, trong đó dư nợ cho vay mua nhà ở xã hội là 2,25 tỷ đồng/13 khách hàng, cải tạo và sửa chữa nhà ở là 35,96 tỷ đồng/97 khách hàng. Cho vay thu mua lúa gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước đạt 216,4 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 đạt 69,4 tỷ đồng. Cho vay hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020 theo QĐ số 16/2017/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 đạt 30 tỷ đồng/46 khách hàng (lãi suất cho vay từ 7-8,5%/năm).

Các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp để ngăn chặn và xử lý nợ xấu, trong đó thực hiện đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý, thu nợ. Đến 30/4/2018, nợ xấu (nội bảng) trên địa bàn là 464 tỷ đồng (chiếm 1,13% tổng dư nợ), tăng 0,29% so với đầu năm 2017. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020; thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ theo Kế hoạch 630/QĐ-NHNN ngày 31/3/2017 nhằm tạo điều kiện thúc đẩy, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển lương qua tài khoản, thanh toán qua POS. Mạng lưới ATM, POS tiếp tục được mở rộng, hoạt động thông suốt và an toàn.

Tình hình thị trường ngoại tệ và vàng trên địa bàn: Các tổ chức tín dụng đã bám sát sự điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước để ấn định tỷ giá mua, bán cho phù hợp; đồng thời thường xuyên theo dõi hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ. Doanh số mua bán ngoại tệ trong 04 tháng đầu năm đạt 556 triệu USD (tăng 95% so với cùng kỳ năm trước), trong đó doanh số chi trả kiều hối đạt 24 triệu USD. Nhu cầu mua bán ngoại tệ hợp pháp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, các giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện thông suốt. Diễn biến thị trường vàng, ngoại hối trên địa bàn tiếp tục phát triển theo hướng ổn định.

Nhìn chung, hoạt động ngân hàng đến thời điểm hiện nay luôn ổn định và đạt hiệu quả tích cực. Hoạt động tín dụng tăng trưởng khá cao so với mặt bằng chung của cả nước (tăng 6,09%/cả nước 4,77%); đã chủ động nắm bắt, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện cho các thành phần tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, nhất là chính sách tín dụng; vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên; công tác thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán chuyển tiền điện tử tiếp tục được đẩy mạnh; thị trường vàng, ngoại tệ trên địa bàn phát triển theo hướng ổn định; việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu tiếp tục được quan tâm triển khai đồng bộ, đảm bảo hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tiếp tục phát triển ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn: Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhưng có xu hướng gia tăng so với đầu năm (tăng 0,29% so với đầu năm); ở một số đơn vị, công tác tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng còn chưa sâu kỹ dẫn đến còn tình trạng đơn thư khiếu nại trong thực hiện chính sách tín dụng thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

V. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

1. Văn hoá - Thông tin:

Các hoạt động tuyên truyền chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn, các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mừng Đảng, mừng Xuân Mậu Tuất, 43 năm giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4), giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày quốc tế Lao động (01/5); 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5) và các hoạt động trọng tâm 6 tháng đầu năm 2018 được triển khai tích cực. Đã tổ chức lễ hội Giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong; Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2018; chương trình bắn pháo hoa tầm thấp đón giao thừa tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018; kiện toàn các Ban Chỉ đạo về công tác gia đình, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh,…Thực hiện 19.487 giờ phát thanh xe loa, phóng thanh, cắt dán 24.958 băng rôn khẩu hiệu, kẻ vẽ 21.362 m2 pa nô, 16.297 pa nô dọc, treo 18.152 lượt cờ các loại.

Hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng, tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân như: Hội Hoa Xuân Mậu Tuất 2018, trưng bày quà lưu niệm, gỗ mỹ nghệ, thời trang, ẩm thực “Món ngon Bình Thuận”, triển lãm 100 ảnh nghệ thuật “Sắc Xuân Bình Thuận”; 120 ảnh thời sự “Những tấm gương bình dị mà cao quý”,… Tham gia Liên hoan “Tiếng hát Miền Đông” lần thứ XVIII/2018 tại Bà Rịa - Vũng Tàu (đạt 02 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc tiết mục, 01 Huy chương Bạc chương trình). Tổ chức Liên hoan “Tiếng hát về nguồn” tại thị xã La Gi. Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ chính trị diễn 49/90 buổi (đạt 54,5% kế hoạch), doanh thu đạt 1.081.500.000/2,1tỷ (đạt 51,5% kế hoạch),…

Hoạt động bảo tồn, bảo tàng, phát huy các giá trị lịch sử văn hoá đã đem lại cho du khách tham quan, thưởng lãm nhiều trãi nghiệm quý báu về con người và văn hoá Bình Thuận. Sáu tháng đầu năm 2018, tổng lượt khách tham quan các bảo tàng, Ban Quản lý di tích Tháp Pô Sah Inư Trung tâm Trưng bày Văn hoá Chăm đạt 190.211 lượt khách; hoạt động Thư viện đã cấp mới 189 thẻ bạn đọc, phục vụ 1.050.496 lượt bạn đọc; các Đội chiếu bóng lưu động và các rạp chiếu phim thực hiện 576 buổi chiếu phục vụ chính trị, thu hút 184.320 lượt người xem. Doanh thu chiếu phim doanh thu đạt 300 triệu đồng; Đã tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3); triển khai công tác tổ chức “Ngày hội gia đình văn hóa tiêu biểu” tỉnh Bình Thuận lần thứ V- năm 2018.

Nhìn chung, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật diễn ra sôi nổi, thiết thực phục vụ các ngày lễ, tết; nhiều chương trình được chú trọng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và giải trí của nhân dân. Hoạt động văn hoá, văn nghệ tiếp tục hướng về cơ sở phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng bãi ngang đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân.

2. Thể dục thể thao:

Hoạt động thể thao quần chúng: Tổ chức các giải thể thao phục vụ các sự kiện chính trị, các ngày lễ, tết, nhất là các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân 2018, tiêu biểu: Giải  leo núi Tà Cú Hàm Thuận Nam – Bình Thuận (mở rộng) lần thứ XXII/2018; Hội Đua thuyền và đua thúng trên sông Cà Ty; Vượt đồi cát – Mũi Né; giải Windsurf mở rộng (Lướt ván buồm) lần thứ 19 năm 2018; giải Việt dã, Bóng chuyền bãi biển Đại hội Thể dục thể thao tỉnh BìnhThuận lần thứ VIII năm 2018; giải “Bơi, chạy, trượt đồi cát” tại điểm Du lịch Bàu Trắng, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình lần thứ V năm 2018; giải Xe đạp Nữ quốc tế Bình Dương mở rộng lần VIII - 2018 Cúp Biwase; Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bình Thuận lần thứ XIII/2018; Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2018 và hoạt động kỷ niệm 72 năm ngày Thể thao Việt Nam 27/3... Đăng cai tổ chức giải vô địch Bóng ném bãi biển nam, nữ toàn quốc năm 2018 và các trận thi đấu giải Bóng đá hạng Nhì quốc gia năm 2018. 

Hoạt động thể thao thành tích cao: 6 tháng đầu năm 2018, các đoàn thể thao tỉnh đã đạt được 28 huy chương các loại (trong đó 14 HCV, 06 HCB, 08 HCĐ).

3. Giáo dục và Đào tạo:

- Toàn tỉnh hiện có 631 trường trường mầm non và phổ thông, tăng 5 trường so với năm học trước. Trong tổng số trường có 36 trường tư thục, 195 trường mầm non, 277 trường tiểu học, 130 trường THCS và PTCS, 29 trường THPT và phổ thông nhiều cấp học. Tính đến nay, bình quân mỗi xã có: 1,53 trường mầm non; 2,18 trường tiểu học; 1,02 trường THCS; bình quân mỗi huyện có 2,9 trường THPT.

- Tỷ lệ huy động học sinh các cấp học, năm học 2017-2018:

+ Mầm non: Tỷ lệ huy động cháu vào nhà trẻ 12,3% với 6.806 cháu; vào mẫu giáo 87% với 52.543 cháu, trong đó huy động mẫu giáo 5 tuổi 99,55% với 22.968 cháu.

+ Tiểu học: Tỷ lệ huy động học sinh tiểu học đúng độ tuổi là 99,9% với 109.721 học sinh, trong đó huy động dân số 6 tuổi vào lớp 1 là 99,9% với 21.785 học sinh.

+ Trung học cơ sở: Tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi là 89% với 77.523 học sinh, trong đó tuyển mới vào lớp 6 là 21.953 học sinh, tuyển mới vào lớp 6 DTNT là 340 học sinh.

+ Trung học phổ thông: Tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi là 49% với 34.626 học sinh, trong đó tuyển mới vào lớp 10 công lập là 12.586 học sinh.

- Về chất lượng giáo dục năm học 2017-2018:

+ Giáo dục mầm non: Tính đến ngày 18/5/2018, toàn tỉnh có 127/127 xã, phường, thị trấn và 10/10 huyện, thị xã, thành phố duy trì chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (đạt tỷ lệ 100%). Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) đều giảm so với đầu năm học 2017-2018: SDD thể nhẹ cân: 1.740/63.272 cháu, tỷ lệ 2,75% (giảm 1,54%), SDD thể thấp còi: 1,736/63.272 cháu, tỷ lệ 2,75% (giảm 1,54%).   Toàn tỉnh có 2.048 nhóm lớp học 2 buổi/ngày với tổng số trẻ: 61.338 cháu, đạt 96,94%, tăng 0,38%  so với năm học 2016-2017.

+ Giáo dục phổ thông:

– Tiểu học: Môn Toán: Tỷ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành tốt” 54,15%; tỷ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành” 41,49%; tỷ lệ học sinh được đánh giá “Chưa hoàn thành” 4,36%. Môn tiếng Việt: Tỷ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành tốt” 58,51%; tỷ lệ học sinh được đánh giá “Hoàn thành” 37,09%; tỷ lệ học sinh được đánh giá “Chưa hoàn thành” 4,40%.

– Trung học cơ sở: Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực loại Giỏi: 19,65% tăng 1,35% so với cùng kỳ năm học trước; Khá: 31,37% tăng 0,75% so với cùng kỳ năm học trước; Trung bình: 32,75% giảm 0,97% so với cùng kỳ năm học trước; Yếu: 14,76% giảm 1,25% so với cùng kỳ năm học trước; Kém: 1,47% tăng 0,12% so với cùng kỳ năm học trước.

– Trung học phổ thông: Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực loại Giỏi: 7,43% giảm 0,32% so với cùng kỳ năm học trước; Khá: 34,88% tăng 0,09% so với cùng kỳ năm học trước; Trung bình: 44,68% tăng 0,88% so với cùng kỳ năm học trước; Yếu: 12,39% giảm 0,27% so với cùng kỳ năm học trước; Kém: 0,61% giảm 0,39% so với cùng kỳ năm học trước.

- Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia năm học 2017-2018:

+ Kết quả Kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh: Tổng số học sinh đạt giải 323 (Giải nhất 13 học sinh; Giải nhì 51 học sinh; Giải Ba 259 học sinh). So với năm học trước, tăng 73 giải (tăng 16 giải nhì và tăng 57 giải ba).

+ Kết quả Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia: Có 11 học sinh đạt giải (Giải nhì 01 học sinh; Giải ba 03 học sinh; Giải giải khuyến khích 07 học sinh). So với năm học 2016-2017, tăng 01 giải nhì và 01 giải ba.

- Tình trạng học sinh bỏ học: Số học sinh Tiểu học, THCS và THPT bỏ học trong Học kỳ I năm học 2017-2018, giảm so với cùng kỳ năm học trước, cụ thể:

+ Cấp Tiểu học, số học sinh bỏ học từ đầu năm học đến cuối học kỳ I là 13 em, tỉ lệ 0,01% (tỷ lệ này giữ nguyên so với cùng kỳ năm học trước).

+ Cấp THCS, số học sinh bỏ học từ đầu năm học đến cuối học kỳ I là 303 em, tỉ lệ 0,39% (Giảm 53 học sinh, tỷ lệ giảm 0,08% so với cùng kỳ năm học trước).

+ Cấp THPT, số học sinh bỏ học từ đầu năm học đến cuối học kỳ I là 148 em, tỉ lệ 0,44% (tỷ lệ này giữ nguyên so với cùng kỳ năm học trước).

Nhìn chung, công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục duy trì ổn định dạy và học ở từng cấp học trên toàn tỉnh. Công tác chuẩn bị cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 đã được chuẩn bị chu đáo, theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tính đến thời điểm 04/6/2018, ngành giáo dục đã kiểm tra công nhận 07 trường (đạt tỷ lệ 33,33%) đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia hiện nay là 205 trường, gồm có 30 trường mầm non, 103 trường tiểu học, 59 trường THCS, 13 trường THPT. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia so với số trường công lập là 34,35% (trong đó trường mầm non đạt 18,51%, trường tiểu học đạt 37,68%, trường THCS đạt 45,38%, trường THPT đạt 50%). Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý giáo dục vẫn còn tồn tại hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như: chất lượng giáo dục tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng tỷ lệ học sinh khá, giỏi còn thấp; tỷ lệ học sinh bỏ học có giảm nhưng vẫn còn; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ,...

4. Y tế:

Toàn tỉnh hiện có 115/115 trạm y tế xã, phường có bác sỹ công tác, chiếm tỷ lệ 100%, bình quân hiện có 7,15 bác sỹ/vạn dân. Tổng số xã, phường, thị trấn đạt Chuẩn Quốc gia về y tế 119/127, đạt tỷ lệ 93,7%. Dự kiến, cuối năm 2018 có thêm 8 xã, phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Công tác phòng chống bệnh dịch được giám sát chặt chẽ nhất là các bệnh truyền nhiễm như: Zika, Mers-CoV, Ebola, cúm A H5N1, H7N9, H5N6, sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng,... Các đơn vị y tế dự phòng tỉnh, huyện đã chủ động tích cực triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh; hiện đang tập trung các hoạt động phòng, chống dịch bệnh mùa hè.

Số cas mắc sốt xuất huyết ước 6 tháng là 320 cas, giảm 56,3% so với cùng kỳ; tay chân miệng 250 cas (tăng 21,9% so với cùng kỳ); sốt rét 38 cas (giảm 2,56% so với cùng kỳ) và không có tử vong. Triển khai thực hiện các chỉ tiêu Chương trình mục tiêu y tế - dân số cơ bản đạt tiến độ. Tỷ lệ trẻ dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ước 6 tháng đạt 47% (cùng kỳ 46,5%).

Số lượt khám, chữa bệnh ước 6 tháng năm 2018 có 1,43 triệu lượt người (tăng 2% so với cùng kỳ). Số bệnh nhân nội trú 93.234 (tăng 2% so với cùng kỳ). Các cơ sở khám chữa bệnh công lập triển khai thực hiện tốt Luật Bảo hiểm y tế, không để xảy ra sai sót chuyên môn gây hậu quả nghiêm trọng; không có công chức, viên chức vi phạm Y đức.

Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai đều ở các tuyến từ tỉnh đến huyện. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm (cùng kỳ năm trước xảy ra 01 vụ, 04 người mắc và 01 trường hợp tử vong).

Nhìn chung, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2018 được ngành y tế kiểm soát tốt, công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được ngành y tế quan tâm thực hiện. An toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo, không có vụ ngộ độc nào xảy ra. Công tác khám chữa bệnh tiếp tục đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, phong cách, thái độ phục vụ của viên chức y tế có sự chuyển biến; công tác phòng, chống dch đảm bảo chủ động; an toàn thực phm cơ bản được duy trì; việc triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế dự phòng có nhiều cố gắng.

5. Lao động - Xã hội:

Trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 12.230 lao động, đạt 50,95% kế hoạch năm và bằng 91,3% so với cùng kỳ năm trước (cho vay vốn giải quyết việc làm 370 lao động; đưa 74 lao động đi làm việc ở nước ngoài, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh 2.250 lao động; thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 9.536 lao động).

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tuyển mới và đào tạo nghề cho 3.541 người, đạt 32,19% kế hoạch năm và bằng 70,13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.742 người, đạt 29,03% kế hoạch năm.

Triển khai vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa (tính đến ngày 30/5/2018) được 0,793 tỷ đồng, đạt 52,87% kế hoạch năm; quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân từ thiện với tổng kinh phí là 1,04 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 52,2% kế hoạch năm. Số tiền vận động thực hiện phẫu thuật tim, khuyết tật vận động, hỗ trợ học bổng… cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Toàn tỉnh hiện có 2.506 người nghiện ma túy; có 109/127 xã, phường, thị trấn có người sử dụng trái phép chất ma túy, chiếm 85,83% về xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy. Tổng số người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone luỹ kế đến ngày 08/06/2018 là 1.379/1.457 người nghiện Heroin có hồ sơ quản lý (đạt 94,65% kế hoạch). Trong số 1.379 người đăng ký điều trị Methadone, hiện nay còn 777 bệnh nhân hiện đang duy trì tham gia điều trị.

Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2018, công tác giải quyết việc làm cho người lao động đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm đã cung ứng được một số lượng lớn lao động cho các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tích cực phối hợp với các địa phương trong việc tuyển sinh các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Vận động “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Triển khai thực hiện các dự án, chính sách về giảm nghèo, bảo trợ xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội chặt chẽ hơn, đã tạo điều kiện cho người nghèo, đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được thụ hưởng theo quy định hiện hành của nhà nước; công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về được phối hợp triển khai kịp thời đến địa phương, cơ sở; mô hình xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm và xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em tiếp tục được duy trì.

Tuy nhiên, số lao động được giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn cho vay từ quỹ quốc gia về việc làm còn ít; các nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng chưa tuyển sinh được và việc triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn một số địa phương thực hiện còn chậm; công tác phối hợp toàn dân tham gia vận động, giúp đỡ người nghiện ma túy giữa các ngành, đoàn thể chưa đồng bộ, chặt chẽ và chưa được duy trì thường xuyên. Công tác hỗ trợ và giúp đỡ người sau cai nghiện ma tuý chưa được quan tâm đúng mức. Tình hình Trẻ em bị đuối nước, bị xâm hại vẫn còn xảy ra.

6. Hoạt động Bảo hiểm (tính đến ngày 31/5/2018):

Toàn tỉnh có 89.180 người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, đạt 96,1% kế hoạch năm 2018 (tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2017); số người tham gia BHXH tự nguyện là 794 người, đạt 67,2% kế hoạch (tăng 18,0%); số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 79.645 người, đạt 95,9% kế hoạch; số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là 927.411 người (gồm thân nhân sỹ quan 10.017 thẻ), đạt 90,6% kế hoạch (tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2017). Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đạt 79,4% (bao gồm 56.495 thẻ BHYT của người dân Bình Thuận học tập và lao động ở ngoài tỉnh).

Công tác thu, toàn tỉnh thu được 733,348 tỷ đồng, đạt 36,0% kế hoạch năm (tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2017). Tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN là 172,303 tỷ đồng; nguyên nhân là do các nguồn chi và hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước địa phương chưa được trích chuyển đầy đủ, kịp thời, tình trạng chậm đóng, nợ đọng tại các đơn vị và địa phương vẫn chưa được khắc phục.

7. Khoa học - Công nghệ, Thông tin và Truyền thông:

Hoạt động nghiên cứu khoa học được chú trọng. Đã phê duyệt danh mục 10 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng thực hiện trong kế hoạch năm 2018, đến nay đã tổ chức tuyển chọn, xét chọn 5 đề tài cấp tỉnh thực hiện trong năm 2018. Tổ chức bàn giao 7 nhiệm vụ khoa học công nghệ đã nghiệm thu cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh để ứng dụng vào thực tiễn.

Công tác ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến nông vào sản xuất được quan tâm triển khai thực hiện. Tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng bảo hộ thương hiệu các đặc sản địa phương, UBND tỉnh đã cho phép Hội Nông dân xã Thắng Hải sử dụng tên địa danh “Thắng Hải - Hàm Tân” và Hội Nông dân xã Tân Phúc sử dụng tên địa danh để đăng ký nhãn hiệu tập thể; Cục Sở hữu trí tuệ đã chọn “Thanh long Bình Thuận” đăng ký chỉ dẫn địa lý sang Nhật Bản. Thẩm định trình độ công nghệ, thiết bị đối với 2 doanh nghiệp đề nghị xem xét, hỗ trợ theo chính sách đổi mới công nghệ của tỉnh; lựa chọn, đề xuất 2 doanh nghiệp cho SMEDEC 2 để hỗ trợ thực hiện chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng kịp thời, đa dạng. Thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhân dân; hạ tầng mạng lưới bưu chính, viễn thông được đầu tư theo hướng hiện đại, chất lượng các dịch vụ ngày càng được nâng lên. Mạng lưới phục vụ bưu chính, viễn thông được duy trì với 1.120 cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính, viễn thông, đạt bán kính phục vụ bình quân 1,5 km/cơ sở. Tổng số thuê bao điện thoại các loại ước 6 tháng đầu năm 2018: 1.813.700 thuê bao (điện thoại cố định là 64.000 thuê bao), mật độ điện thoại 144,5 thuê bao/100 dân, đạt 50% kế hoạch. Tổng số thuê bao Internet ước 73.600 thuê bao, tỷ lệ người sử dụng Internet (quy đổi) là 48%, đạt 60% kế hoạch.

 Các sở, ngành, địa phương đã tích cực hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn. Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, thúc đẩy cải cách hành chính, minh bạch hóa thông tin, phục vụ chỉ đạo điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước được quan tâm thực hiện.

8. Tai nạn giao thông:

Trong tháng 5 tháng đầu năm 2018 (từ 16/12/2017 đến 15/5/2018), tai nạn giao thông trên địa bàn xảy ra như sau:

- Số vụ tai nạn giao thông 35 vụ (so với tháng trước tăng 05 vụ). So với cùng kỳ năm trước giảm 01 vụ. Luỹ kế 05 tháng 176 vụ (tăng 25 vụ so với cùng kỳ năm trước.

- Số người bị thương 22 người (so với tháng trước không tăng). Luỹ kế 05 tháng 120 người (giảm 23 người so với cùng kỳ năm trước).

- Số người chết 21 người (so với tháng trước tăng 04 người). So với cùng kỳ năm trước tăng 06 người. Luỹ kế 05 tháng 99 người (so với cùng kỳ tăng 13 người).

Các vụ tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra ở khu vực ngoài đô thị, nguyên nhân của các vụ tai nạn trên là do người tham gia giao thông phóng nhanh vượt ẩu, qua đường không quan sát, có rượu bia khi tham gia giao thông

9. Thiên tai, cháy nổ:

Trong 5 tháng đầu năm 2018, thiệt hại do thiên tai, cháy nổ và vi phạm môi trường xảy ra như sau: Cháy nổ 34 vụ (tăng 11 vụ so với cùng kỳ), 01 người người bị thương do cháy, nổ. Giá trị thiệt hại là 6,1 tỷ đồng.

* Đánh giá chung:

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2018 chuyển biến tích cực; nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt khá so với cùng kỳ năm trước: 

- Sản xuất nông nghiệp thuận lợi, diện tích gieo trồng cây hàng năm, sản lượng lương thực tăng so với cùng kỳ; các cây lâu năm, cây ăn quả phát triển ổn định. Chăn nuôi gia cầm ổn định; trong 6 tháng không phát sinh dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển; sản xuất tôm giống tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi được triển khai tích cực, các dịch bệnh được khống chế kịp thời. Công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo. Các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa, chính sách hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp tục triển khai thực hiện tốt.

- Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước; hầu hết các sản phẩm sản xuất công nghiệp chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ năm trước, đáng chú ý sản lượng điện phát ra tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Ngành khai khoáng đang có dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài gặp khó khăn.

- Hoạt động thương mại, xuất khẩu tăng trưởng khá. Công tác quản lý thị trường được tăng cường; giá cả hàng hóa, dịch vụ giữ được ổn định. Hoạt động giao thông vận tải ổn định, khối lượng vận tải hành khách và hàng hoá đều tăng so với cùng kỳ. Công tác bảo đảm giao thông, lưu thông đi lại được thực hiện tốt, không có tuyến đường nào ách tắc. Vận tải đường bộ, đường biển ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Hoạt động du lịch phát triển ổn định; số lượng du khách, thời gian lưu trú và doanh thu du lịch tăng khá so với cùng kỳ năm trước.

- Thu ngân sách có nhiều cố gắng. Có nhiều khoản thu đạt trên mức bình quân chung so dự toán năm. Ở các huyện, thị xã, thành phố hầu hết thu ngân sách đều tăng so với cùng kỳ năm trước (trừ huyện Hàm Tân và Đức Linh). Chi ngân sách bảo đảm cho yêu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các nhiệm vụ trọng tâm, bức xúc. Hoạt động tín dụng trên địa bàn ổn định và tiếp tục phát triển theo hướng tập trung phục vụ phát triển sản xuất - kinh doanh.

- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách và thu hút đầu tư có nhiều cố gắng. Việc đôn đốc, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy các dự án, các công trình trọng điểm, bức xúc trên địa bàn được tập trung chỉ đạo. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước.

- Các vấn đề xã hội tiếp tục có nhiều mặt chuyển biến. Từ đầu năm đến nay chưa xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm; các bệnh xã hội được tiếp tục chú trọng, quan tâm điều trị kịp thời. Chương trình y tế quốc gia được triển khai đều ở các tuyến; công tác khám chữa bệnh được đảm bảo. Chất lượng dạy và học ở các cấp phổ thông được tiếp tục chú trọng và được nâng lên; tỷ lệ bỏ học giảm; đã chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT,… Giải quyết việc làm cho người lao động có nhiều cố gắng. Công tác xoá đói giảm nghèo, chăm sóc các gia đình, những người có công với nước được tiếp tục quan tâm.

* Những khó khăn, tồn tại:

- Giá cả hàng nông sản chưa thật ổn định; một số mặt hàng nông sản xuất khẩu giảm. Giá heo hơi tháng gần đây tuy có tăng nhưng chưa ổn định làm ảnh hưởng tâm lý người nuôi, do đó chăn nuôi heo hộ gia đình mang tính cầm chừng. Tình hình vi phạm lâm luật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn còn diễn biến phức tạp, chưa ngăn chặn triệt để.

- Các dự án trọng điểm của tỉnh được triển khai tích cực sớm, tuy nhiên khối lượng thực hiện và giải ngân còn chậm so với yêu cầu. Nguyên nhân chủ yếu là vướng đền bù giải toả, các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương bố trí vốn còn thấp, có dự án đến nay chưa được ngân sách trung ương bố trí.

- Đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp còn chậm. Kết quả thu hút đầu tư thứ cấp vào các khu công nghiệp chưa nhiều. Đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp nhìn chung chưa có sự chuyển động, hoặc triển khai tiến độ còn rất chậm do vướng công tác đền bù, giải tỏa. Kết quả thu hút đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp rất thấp.

- Thu nội địa giảm so với cùng kỳ năm trước. Một số khoản thu có tỷ trọng lớn giảm so với cùng kỳ (thu tiền sử dụng đất, thu thuế xuất nhập khẩu, thu dầu thô).

- Số lao động được giải quyết việc làm còn thấp so với 6 tháng cùng kỳ năm trước; tuyển mới và đào tạo nghề cho lao động còn chậm so với kế hoạch và cùng kỳ, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn chỉ 25% kế hoạch năm.

Từ kết quả trên, dự ước tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2018 tăng 8,58% so cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị tăng thêm tăng 8,72%, thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,95%.

Trong giá trị tăng thêm, nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,98%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,12% (công nghiệp tăng 14,79%, xây dựng tăng 9,63%); dịch vụ tăng 7,75%./.

CTK Bình Thuận

 

 

 

 


 

 

 




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/