TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Tình hình kinh tế xã hội tháng 02 năm 2018

Trong tháng, diện tích thu hoạch thuỷ sản ước đạt 217,4 ha tăng 1,86% so tháng cùng kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 02/2018 (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt 1.945,7 tỷ đồng, luỹ kế 02 tháng đạt 4.194,1 tỷ đồng (tăng 6,85 % so với cùng kỳ năm trước); Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 02/2018 ước đạt 2.894,05 tỷ đồng; luỹ kế 02 tháng đạt 5.731,1 tỷ đồng (tăng 13,12% so với cùng kỳ năm trước); thu ngân sách đạt 550 tỷ đồng…

I. Nông-Lâm-Thuỷ sản

1. Trồng trọt:

* Cây hàng năm: Sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa đông xuân và gieo trồng cây hoa màu. Tính đến thời điểm 15/02/2018, toàn tỉnh gieo cấy vụ đông xuân 2017-2018 đạt 46.946 ha so kế hoạch vụ đạt 102,1%, tăng 3,4% so với vụ cùng kỳ. Diện tích sản xuất vụ đông xuân năm nay tăng chủ yếu ở cây lúa, một số loại cây trồng khác diện tích sản xuất giảm hơn so với kế hoạch và tiến độ cùng kỳ.

+ Cây lúa diện tích gieo cấy được 36.596 ha đạt 109,9% kế hoạch, tăng 13,9% so với cùng kỳ, diện tích gieo cấy tăng so kế hoạch và cùng kỳ do lượng nước tưới cung cấp đầy đủ, một số diện tích ruộng trồng rau, đậu năm trước chuyển sang trồng lúa, giá lúa năm nay tăng so thời điểm năm trước, tạo tâm lý phấn khởi cho người dân tăng diện tích sản xuất.

+ Cây bắp diện tích gieo cấy được 3.332 ha đạt 79,3% kế hoạch và bằng 72,6% so với cùng kỳ, diện tích giảm chủ yếu ở Bắc Bình do bắp được trồng ở khu vực không chủ động được nguồn nước nên diện tích xuống giống không đạt kế hoạch chủ yếu là các xã miền núi, mặt khác vào nửa cuối tháng 1/2018 xuất hiện 2 đợt mưa lớn cục bộ ở Đức Linh, đất quá ẩm ướt không thuận lợi để gieo trồng bắp nên bà con đã ngưng xuống giống chuyển sang trồng lúa.

+ Cây trồng khác diện tích cây trồng khác đạt 7.018 ha, bằng 81% so cùng kỳ năm trước, diện tích giảm chủ yếu ở cây mỳ, do giá mỳ không ổn định, đất thoái hoá, bạc màu, hiệu quả kinh tế không cao nên đã chuyển sang trồng cây ăn quả lâu năm và cây keo lá tràm. Riêng cây mía năm trước đã trồng kín đất nên năm nay chỉ chăm sóc mía lưu gốc, số diện tích trồng mới ít.

* Cây lâu năm:

- Cây thanh long trong tháng 02 thời tiết lạnh ảnh hưởng đến việc ra hoa trái vụ. Hiện nay, giá bán lên xuống thất thường, tuy nhiên tối thiểu vẫn trên 10.000 đ/kg. Thời điểm cuối tháng 02/2018 toàn tỉnh có 9.317,4 ha được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap (Hàm Thuận Nam 5.388,2 ha, Hàm Thuận Bắc 3.364,4 ha, Bắc Bình 297,2 ha, Phan Thiết 97,1 ha, Hàm Tân 70,7 ha, La Gi 99,8 ha).

- Cây cao su, các nhà vườn đang tập trung bón phân, phòng trừ sâu bệnh chuẩn bị cho vụ thu hoạch tới, thị trường xuất khẩu cao su có dấu hiện hồi phục, dự tính trong thời gian đến diện tích cao su tăng nhẹ.

- Cây điều đang trong thời gian ra hoa kết trái, theo một số nhà vườn ở Đức Linh, Tánh Linh so với năm 2017 năm nay tình hình thời tiết thuận lợi hơn, sản lượng cây điều dự tính năm nay tăng khá.

- Cây tiêu ở thời điểm cuối vụ thu hoạch, do từ đầu năm 2018 đến nay giá tiêu liên tục xuống thấp, trên cây tiêu thường xuyên xuất hiện nhiều sâu bệnh nhất là bệnh chết chậm không thuốc đặc trị, diện tích trong thời gian đến dự tính tăng chậm.

- Cây lâu năm còn lại đang được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể…

* Tình hình sâu bệnh: Trong tháng 02/2018 tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng xảy ra dưới dạng cục bộ, mật độ thấp, ảnh hưởng không đáng kể đến cây trồng.

+ Cây lúa, diện tích nhiễm rầy nâu trên toàn tỉnh là 114 ha, giảm 299 ha so với cùng kỳ năm 2017, phân bố tại các huyện Đức Linh, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình.

+ Cây thanh long, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu trong kỳ là 2.346 ha, giảm 2.086 ha so với cùng kỳ năm 2017, bệnh phát sinh gây hại trên những vườn thanh long rậm rạp, không được thông thoáng. Bệnh thối rễ, teo tóp cành thanh long phát sinh gây hại trên các vườn thanh long với diện tích nhiễm bệnh là 523 ha, tăng 63 ha so với cùng kỳ năm trước.

+ Cây tiêu, diện tích nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm giai đoạn ra trái non là 740 ha.

+ Cây điều, diện tích nhiễm sâu các loại là 2.549 ha; bệnh thán thư khô bông giai đoạn ra đọt non là 874 ha.

* Tình hình tưới vụ Đông Xuân 2017-2018: Tính đến ngày 07/02/2018, tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2017-2018 được tưới từ nguồn nước thủy lợi, thủy điện trên toàn tỉnh đạt 91,95% kế hoạch (46.734 ha/50.825 ha), trong đó: cây lúa và cây màu đạt 87,54% kế hoạch (28.735ha/32.826 ha), cây thanh long và cây công nghiệp dài ngày đạt 100% kế hoạch (17.999ha/17.999ha).

2. Chăn nuôi:

Chăn nuôi trâu, bò trong tháng nhìn chung ổn định, thời điểm 01/01/2018 toàn tỉnh có 8.982 con trâu, giảm 0,04% so với cùng kỳ, 163.911 con bò, tăng 0,44% so với cùng kỳ; chăn nuôi gia cầm đạt khá, đảm bảo nguồn cung đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất, thời điểm 01/01/2018 toàn tỉnh có 3.362,3 ngàn con gia cầm tăng 5,80% so với cùng kỳ. Riêng chăn nuôi lợn, do ở thời điểm cận tết nhu cầu chế biến và tiêu thụ thịt lợn cao nên giá lợn hơi bắt đầu tăng trở lại nhưng chưa có nhiều chuyển biến tích cực, người chăn nuôi vẫn trong tình trạng hoà vốn, trong khi chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh, nhân công lao động không giảm khiến người chăn nuôi lợn e ngại tái đàn. Nhiều hộ nhỏ lẻ vẫn treo chuồng, chờ thời cơ thích hợp, trong khi các gia trại, trang trại, doanh nghiệp vẫn tiếp tục nuôi nhưng có xu hướng phát triển cầm chừng, không tăng quy mô tổng đàn, thời điểm 01/01/2018 toàn tỉnh có 252.120 con lợn giảm 5,41% so với cùng kỳ.

* Công tác phòng, chống dịch:

Tính đến thời điểm 20/02/2018, toàn tỉnh không có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm như lở mồm long móng, bệnh heo tai xanh, bệnh cúm AH5N1. Một số bệnh thông thường có xảy ra nhưng ở mức độ nhỏ, các bệnh truyền nhiễm xảy ra trên đàn heo ở mức độ nhỏ, không có dấu hiệu lây lan thành dịch, và được điều trị khỏi.

Kiểm soát giết mổ, trong tháng đã tiến hành kiểm tra các quầy, sạp kinh doanh thịt gia súc, gia cầm tại chợ, kiểm soát giết mổ: 42 con bò; 2.419 con heo; 328 con dê; 6.690 con gia cầm.

3. Lâm nghiệp:

Đây là tháng mùa khô nên hoạt động trồng rừng không được triển khai. Sản xuất lâm nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng. Công tác phòng, chống cháy rừng được triển khai tích cực. Luỹ kế 02 tháng đầu năm toàn tỉnh đã xây dựng 1.306,4 km đường băng cản lửa, 7 chòi canh lửa; trang bị 170 máy móc thiết bị và 2.851 công cụ thủ công, sẵn sàng ứng phó khi có tình huấn cháy khẩn cấp xảy ra, thành lập 120 ban chỉ huy phòng chống cháy rừng các cấp. Bắt buộc các hộ dân sống trong khu vực có rừng ký cam kết bảo vệ rừng, không gây cháy hoặc phát hiện cháy phải báo ngay cho trạm bảo vệ rừng gần nhất.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Trong tháng 02/2018 đã phát hiện 43 vụ vi phạm lâm luật, trong đó: phá rừng trái phép 01 vụ, khai thác gỗ và lâm sản khác 06 vụ, mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép 14 vụ, vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã là 02 vụ, vi phạm quy định về chế biến gỗ và lâm sản khác là 01 vụ, vi phạm khác 19 vụ.

Tổng số vụ vi phạm đã xử lý trong tháng 02 là 43 vụ; tịch thu: 03 ô tô, máy kéo; 18 xe máy; 09 phương tiện khác; 82,7 m3 gỗ các loại. Số tiền phạt, bán tang vật nộp vào ngân sách là 617,5 triệu đồng.

4. Thuỷ sản:

- Nuôi trồng thủy sản, trong tháng thời tiết thuận lợi, nguồn nước đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh không xảy ra. Diện tích thu hoạch thuỷ sản trong tháng ước đạt 217,4 ha tăng 1,86% so tháng cùng kỳ, lũy kế từ đầu năm ước đạt 453,7 ha, tăng 3,03% so với cùng kỳ.

Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước 1.101,3 tấn tăng 1,36% so cùng kỳ, luỹ kế ước đạt 2.294,5 tấn tăng 2,39% so với cùng kỳ, trong đó cá các loại sản lượng ước đạt 437 tấn tăng 0,34%, lũy kế ước đạt 890 tấn, tăng 2,65% so với cùng kỳ. Tôm nuôi nước lợ sản lượng tháng có chuyển biến tích cực ước đạt 660 tấn tăng 2,01% so tháng cùng kỳ, lũy kế ước đạt 1.394 tấn tăng 2,20% so với cùng kỳ.

- Khai thác thuỷ sản, trong tháng gió bấc thổi mạnh, biển động và chuẩn bị Tết cổ truyền nên một số ngư dân không ra khơi bám biển. Sản lượng thuỷ sản khai thác trong tháng ước đạt 11.661,15 tấn giảm 0,53% so tháng cùng kỳ, lũy kế ước đạt 23.212,44 tấn tăng 1,34% so cùng kỳ. Trong đó, khai thác biển đạt 11.602,60 tấn, giảm 0,55% so tháng cùng kỳ; lũy kế ước đạt 23.093,47 tấn, tăng 1,33% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác nội địa ước đạt 58,6 tấn tăng 2,72%  so với tháng cùng kỳ, lũy kế ước đạt 118,97 tấn tăng 3,09% so cùng kỳ tập trung ở những vùng địa bàn có sông, hồ, các hồ chứa của công trình thuỷ lợi, các sản phẩm khai thác phổ biến như: các loại cá, cua, lươn, ếch...

- Sản xuất giống thuỷ sản, thời tiết thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nên sản xuất tôm giống có chuyển biến tích cực. Hoạt động sản xuất tôm giống gắn với công tác kiểm dịch, phân tích xét nghiệm mẫu được duy trì thường xuyên. Tổng sản lượng con giống ước đạt 1.811,7 triệu con tăng 1,69% so với cùng kỳ, lũy kế ước đạt 3.297,8 triệu con tăng 1,08% so với cùng kỳ. Sản lượng giống sản xuất chủ yếu là tôm giống, ước tháng tôm giống sản xuất 1.810 triệu con, tăng 1,69% so với tháng cùng kỳ; lũy kế ước đạt 3.295 triệu con tăng 1,07% so với cùng kỳ. Cá giống các loại trong tháng ước đạt 1,7 triệu con tăng 3,13% so với cùng kỳ, lũy kế ước đạt 2,8 triệu con tăng 5,77 % tập trung ở các điểm nuôi giống ở La Gi, Tánh Linh và Đức Linh.    

II. Công nghiệp; đầu tư phát triển; đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư:

             1. Công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 02/2018 (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt 1.945,7 tỷ đồng, luỹ kế 02 tháng đạt 4.194,1 tỷ đồng (tăng 6,85 % so với cùng kỳ năm trước); trong đó: Công nghiệp khai khoáng 107,6 tỷ đồng (tăng 3,72%); công nghiệp chế biến chế tạo 2.894,1 tỷ đồng (tăng 4,51%); sản xuất và phân phối điện đạt 1.150,7 tỷ đồng (tăng 13,71%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 41,6 tỷ đồng (tăng 3,84%).

Các sản phẩm sản xuất trong 02 tháng tăng gồm: Đá khai thác (tăng 6,31% so với 02 tháng đầu năm 2017), thủy sản đông lạnh (tăng 2,54%), thủy sản khô (tăng 3,39%), nước mắm (tăng 1,29%), hạt điều nhân (tăng 4,72%), thức ăn gia súc (tăng 3,40%), nước khoáng (tăng 3,59%), quần áo may sẵn (tăng 21,91%), gạch các loại (tăng 1,28%), nước máy sản xuất (tăng 4,77%), điện (tăng 10,34%), sơ chế mũ cao su (tăng 6,25%), đồ gỗ và các sản phẩm gỗ (tăng 28,15%), giày dép các loại (tăng 7,83%). Các sản phẩm giảm là: Cát sỏi các loại (giảm 2,81%), muối hạt (giảm 2,98% so với 02 tháng đầu năm 2017).

Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trong 02 tháng đầu năm tăng trưởng khá. Ngành công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến chế tạo và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải hoạt động ổn định; một số sản phẩm như: Quần áo may sẵn, đồ gỗ và các sản phẩm gỗ, giày dép các loại,.. tăng khá do nhận được nhiều đơn đặt hàng và các đơn vị tăng cường hoạt động sản xuất phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết nguyên đán 2018. Riêng ngành sản xuất và phân phối điện tăng khá cao (tăng 13,71%) do nhà máy Vĩnh Tân 4 phát điện thương phẩm.

2. Đầu tư phát triển:

Trong tháng, vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ước đạt  65,1 tỷ đồng; lũy kế 2 tháng đầu năm 2018 đạt 134,9 tỷ đồng, tăng 14,64% so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước thực hiện 95,9 tỷ đồng (tăng 14,99% so với cùng kỳ năm 2017); vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 35,7 tỷ đồng (tăng 14,35%); vốn ngân sách nhà nước cấp xã 3,2 tỷ đồng (tăng 8,08% so với cùng kỳ năm 2017).

Tình hình chuẩn bị triển khai các dự án trọng điểm năm 2018: Theo Nghị quyết số 3724/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của UBND tỉnh về kế hoạch đầu tư phát triển và danh mục các công trình trọng điểm của tỉnh năm 2018. Trong đó xác định một số công trình trọng điểm như sau:

- Dự án kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân: Tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh. Lũy kế giá trị khối lượng thực hiện từ khởi công đến ngày 20/01/2018 là 244,663 tỷ đồng, giải ngân 240,207 tỷ đồng. Kế hoạch 2018 bố trí 40 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh.

- Dự án phòng chống lũ lụt, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu gắn với cải tạo môi trường sông Cà Ty: Kế hoạch 2018 chưa bố trí vốn.

- Dự án Kè chống xói lở bảo vệ bờ biển đảo Phú Quý (giai đoạn 2): Tổng mức đầu tư 598,5 tỷ đồng đầu tư từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ. Lũy kế khối lượng thực hiện từ khởi công đến đầu tháng 02/2018 là 488,816 tỷ đồng, giải ngân 453,899 tỷ đồng. Kế hoạch 2018 chưa bố trí vốn.

- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Phú Quý: Tổng mức đầu tư dự án 544,693 tỷ đồng; trong đó: Vốn ngân sách Trung ương 540 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 4,779 tỷ đồng. Kế hoạch 2018 chưa bố trí vốn. Khối lượng thực hiện đến cuối tháng 01/2018 là 6,5 tỷ đồng.

- Dự án đường Lê Duẩn đoạn từ đường Trường Chinh đến đường Lê Hồng Phong: Tổng mức đầu tư 417 tỷ đồng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh và vốn xổ số kiến thiết. Khối lượng thực hiện từ đầu năm đến cuối tháng 01/2018 đạt 5,099 tỷ đồng, lũy kế 187,204 tỷ đồng, đã cấp phát 187,180 tỷ đồng.

- Đường Hùng Vương (đoạn từ vòng xoay đại lộ Tôn Đức Thắng đến giáp cầu Hùng Vương): Kế hoạch 2018 bố trí 29,94 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh.

- Sân bay Phan Thiết: Tổng mức đầu tư là 1.694 tỷ đồng. Lũy kế giá trị thực hiện đến cuối tháng 01/2018 là 94,784 tỷ đồng; lũy kế cấp phát vốn 73,474 tỷ đồng. Kế hoạch 2018 chưa bố trí vốn.

- Đường từ Cầu Hùng Vương đến đường ĐT 706B: Tổng mức đầu tư 285,994 tỷ đồng, lũy kế giá trị thực hiện đến cuối tháng 01/2018 là 75,810 tỷ đồng. Kế hoạch 2018 bố trí 55 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh, 5 tỷ đồng từ nguồn vốn xổ số kiến thiết.

- Dự án đường Lê Duẩn đoạn từ đường Lê Hồng Phong đến đường Trần Hưng Đạo: Kế hoạch bố trí 60 tỷ đồng, trong đó có 40 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tập trung tỉnh, 20 tỷ đồng từ nguồn xổ số kiến thiêt. Lũy kế giá trị thực hiện đến cuối tháng 01/2018 là 21,7 tỷ đồng. Hiện nay đang tiếp tục thực hiện công tác đền bù giải tỏa.

- Mở rộng đường từ Đá Ông Địa đến khu du lịch Hoàng Ngọc: Tổng mức đầu tư 97,096 tỷ đồng (đường có chiều dài 6.009 m, chiều rộng mặt đường 09 m); kế hoạch 2018 bố trí 20 tỷ đồng từ nguồn xổ số kiến thiết.

- Nhà hát và triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bình Thuận: Tổng mức đầu tư là 200,012 tỷ đồng, kế hoạch 2018 bố trí 27 tỷ đồng từ nguồn xổ số kiến thiết.

Năm 2018, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tiếp tục huy động các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, các khu cụm công nghiệp. Ưu tiên vốn bố trí cho các công trình chuyển tiếp, các công trình trọng điểm bức xúc và các công trình có khả năng hoàn thành trong năm 2018. Tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt trong công tác đền bù giải tỏa, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công và chất lượng các công trình trọng điểm, quan trọng, bức xúc theo kế hoạch đề ra.

3. Đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tư:

Từ 15/01/2018 đến 14/02/2018 đã cấp thành lập mới cho 82 doanh nghiệp (tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước); số vốn đăng ký 1.473 tỷ đồng (tăng 19,5 lần). Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh 14 doanh nghiệp, giải thể 35 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp tư nhân lên công ty tăng 2,71 lần so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp đăng ký trực tuyến 65 hồ sơ.

Đăng ký đầu tư: Trong tháng, tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư cho 04 dự án (02 công nghiệp và 02 du lịch); trong đó có 03 dự án được UBND tỉnh phê duyệt quyết định chủ trương (01 du lịch, 01 công nghiệp và 01 xăng dầu) với tổng diện tích 15,11 ha, tổng vốn đầu tư 344 tỷ đồng.

Lũy kế 02 tháng đầu năm 2018, đã có 10 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích 1.112 ha, tổng vốn đầu tư 2.812,9 tỷ đồng (lĩnh vực công nghiệp 5, khu dân cư 01, dịch vụ 01, 02 dự án du lịch, 01 dự án hạ tầng khu công nghiệp) và 06 dự án điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

III. Thương mại, Giá cả, Du lịch, Xuất nhập khẩu, Giao thông vận tải

1. Thương mại, Giá cả:

Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 02/2018 ước đạt 2.894,05 tỷ đồng; luỹ kế 02 tháng đạt 5.731,1 tỷ đồng (tăng 13,12% so với cùng kỳ năm trước); doanh thu dịch vụ tháng 02/2018 ước đạt 1.466,9 tỷ đồng; luỹ kế 02 tháng đạt 2.913,9 tỷ đồng (tăng 11,37% so với cùng kỳ năm trước).

Tháng 02 là tháng có hoạt động Tết Nguyên đán, các hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ diễn ra sôi động, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Các doanh nghiệp và hệ thống siêu thị đã chủ động dự trữ hàng hoá, nguyên liệu nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Mậu Tuất cho người dân. Các mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất chủ yếu là thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, quần áo may sẵn, giày, dép, nón, bánh mứt, trái cây và bia các loại, hoa, cây cảnh. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong tỉnh chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán với lượng hàng phong phú, đa dạng đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán 2018. Dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng khá so với cùng kỳ năm trước do lượng khách quốc tế và du lịch trong nước tăng cao, đồng thời dịch vụ ăn uống ngoài gia đình có xu hướng tăng trong những ngày đầu năm mới.

Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 03/01/2018 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường; chống buôn lậu, gian lận thương mại và bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018; các doanh nghiệp thương mại trọng yếu đã tham gia chương trình dự trữ hàng hoá thiết yếu bình ổn thị trường dịp Tết với số lượng khá, cung ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của người dân địa phương vào dịp trước, trong và sau Tết với mức dự trữ tính riêng cho các mặt hàng thiết yếu, trong đó: Công ty CP Thương mại Bình Thuận doanh số bán hàng trước, trong và sau Tết ước thực hiện trên 190 tỷ đồng, trong đó giá trị hàng hóa bình ổn khoảng 68 tỷ đồng; Siêu thị Co.op Mart Phan Thiết doanh số bán hàng phục vụ trong tháng Tết ước thực hiện 90,7 tỷ đồng, giá trị hàng hóa bình ổn khoảng 46 tỷ đồng; Siêu thị Co.op Mart La Gi doanh số bán hàng hoá thiết yếu ước thực hiện 60 tỷ đồng, giá trị hàng hóa bình ổn khoảng 14 tỷ đồng; DNTN Thương mại Dịch vụ Tùng Loan doanh số ước thực hiện trên 17 tỷ đồng, trong đó hàng hóa bình ổn giá khoảng 7,5 tỷ đồng.

Sức mua của người dân có tăng, giá cả các mặt hàng ổn định không đột biến. Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ phục vụ tốt không gián đoạn trong những ngày nghỉ Tết; đồng thời lượng cơ sở kinh doanh mở cửa phục vụ sớm để phục vụ nhu cầu mua sắm tiêu dùng của hàng hóa cung cấp cho thị trường phục vụ nhu cầu mua sắm hàng ngày của người dân phong phú, dồi dào, không thiếu hàng nên người dân không mua sắm dự trữ nhiều hàng hóa trong gia đình. Các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, hoa quả tươi các loại lượng hàng phong phú, đa dạng, giá cả giữ ổn định như năm trước.

Nhìn chung, tình hình giá cả thị trường dịp trước, trong và sau Tết diễn biến bình thường, giá cả một số mặt hàng thiết yếu ổn định; sức mua tăng vào những ngày cận Tết ở các nhóm mặt hàng như: thực phẩm, điện máy, hàng gia dụng, hóa mỹ phẩm, quần áo may sẵn, giầy dép, bia rượu,… các mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất chủ yếu là thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, quần áo may sẵn, giày, dép, nón, bánh mứt, trái cây và bia các loại, hoa, cây cảnh.

Ngày 18/02/2018 (mùng 3 Tết Mậu Tuất), giá cả một số mặt hàng thịt gia súc, gia cầm các loại tăng so với trước Tết, cụ thể: giá gà ta sống 110.000 đ/kg (tăng 10.000đ/kg); vịt sống 75.000đ/kg (tăng 5.000 đ/kg); thịt bò 250.000-270.000 đ/kg (tăng 5.000-10.000 đ/kg); thịt heo giá 80.000-100.000 đ/kg (tăng 5.000đ/kg); rau xanh các loại tăng 5.000-8.000 đồng/kg.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 01/2018 tăng 0,16% so với tháng trước; tăng 2,85% so với cùng tháng năm trước; tăng 0,16% so với tháng 12 năm trước; và bình quân cùng kỳ tăng 2,85%.

Trong tháng ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực thương mại; việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực giá; việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong nước  hoặc tổ chức, cá nhân là người nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; chú trọng kiểm tra các đối tượng có dấu hiệu vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm, các kho chứa hàng, điểm tập kết, nơi cung cấp, phân phối hàng nhập lậu; vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm; các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Trong tháng 01/2018 lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra kiểm soát 70 vụ, phát hiện và xử lý 49 vụ vi phạm. Trong đó vi phạm về đầu cơ, găm hàng và sai phạm trong lĩnh vực giá 2 vụ, vi phạm trong kinh doanh 2 vụ, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm 16 vụ, vi phạm khác 29 vụ, đã xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 121,2 triệu đồng và tịch thu một số hàng hoá vi phạm.

2. Du lịch:

Hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch trong tháng Tết diễn ra khá sôi động, các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch ở các khu du lịch trọng điểm của tỉnh đã chuẩn bị chu đáo và khá tốt để phục vụ du khách. Các chương trình mừng Xuân, phục vụ du khách, nhất là khách quốc tế trong dịp Tết này được các cơ sở lưu trú duy trì tổ chức, tạo được sự phong phú, hấp dẫn, sinh động như tổ chức “Ẩm thực xuân” với tiệc Gala dinner, buffet bằng những món ăn truyền thống mang hương vị các vùng, miền Việt Nam, tổ chức ẩm thực ngoài trời, trang trí kiểu chợ quê, tặng quà lưu niệm cho khách…; chương trình văn nghệ đón giao thừa mừng Xuân mới, biểu diễn nhạc dân tộc, ca nhạc quốc tế, múa Lân Sư rồng, múa rối nước, nhạc nước; một số doanh nghiệp tổ chức đưa du khách tham quan Phan Thiết, xem bắn pháo hoa vào đêm Giao thừa. Có thể nói, sự đa dạng các dịch vụ du lịch đã góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch Bình Thuận thu hút đông đảo du khách trong dịp tết Mậu Tuất 2018.

Dự ước tháng 02/2018 tổng số lượt khách phục vụ ước đạt 456,9 ngàn lượt khách tăng 1,19% so tháng trước và tăng 17,63% so với tháng cùng kỳ năm trước; ngày khách phục vụ đạt 753,6 ngàn ngày khách tăng 1,27% so với tháng trước và tăng 19,17% so với cùng kỳ năm trước. Dự tính trong 02 tháng ước đạt 908,5 ngàn lượt khách, tăng 12,49% so với cùng kỳ năm trước, ngày khách ước đạt 1.497,7 ngàn ngày khách, tăng 13,36% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượt khách quốc tế trong tháng ước đạt 59.582 lượt khách (tăng 20,3% so với cùng kỳ), luỹ kế 02 tháng đạt 118.439 lượt khách (tăng 14,14% so cùng kỳ) số khách quốc tế chủ yếu đến từ Nga, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan. Số ngày khách quốc tế lưu trú ước đạt 187.476 ngày khách (tăng 22,6% so với cùng kỳ), luỹ kế 02 tháng đạt 372.746 ngày khách (tăng 14,75% so với cùng kỳ).

Doanh thu du lịch trong tháng 02/2018 ước đạt 1.074,5 tỷ đồng tăng 1,77% so với tháng trước, và tăng 19,24% so với cùng kỳ năm trước. Dự tính 02 tháng ước đạt 2.130,4 tăng 19,06% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, tình hình hoạt động du lịch trong tháng 02 khá ổn định, lượng khách quốc tế đến tham quan và nghỉ dưỡng tiếp tục tăng so với tháng trước, nhất là du khách Nga. Lượng khách du lịch nhất là khách nội địa đến tham quan và nghỉ dưỡng tại Bình Thuận tăng cao so ngày thường. Các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm túc quy định về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết... Riêng giá các loại hải sản bán theo giá từng thời điểm, chưa có phản ảnh nào của du khách qua đường dây nóng về giá cả dịch vụ, hàng hoá và chất lượng phục vụ. Ngoài ra các địa phương có thế mạnh về du lịch đã tăng cường công tác tuyên truyền đến dân cư, hộ kinh doanh dịch vụ thể hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá với du khách.

3. Xuất nhập khẩu:

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 02/2018 ước đạt 22,4 triệu USD. Luỹ kế 02 tháng đầu năm 2018 ước đạt 55,79 triệu USD (tăng 19,40% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, nhóm hàng thủy sản ước đạt 15,42 triệu USD tăng 9,04% so với cùng kỳ; nhóm hàng nông sản ước đạt 2,06 triệu USD giảm 45,59% so với cùng kỳ; nhóm hàng hoá khác ước đạt 38,31 triệu USD tăng 33,02% so với cùng kỳ.

+ Xuất khẩu trực tiếp tháng 02/2018 ước đạt 22,02 triệu USD. Luỹ kế 02 tháng đầu năm 2018 đạt 54,29 triệu USD (tăng 20,69% so với cùng kỳ năm trước); trong đó, thị trường xuất khẩu Châu Á chiếm cao nhất đạt 32,63 triệu USD (tăng 15,11% so với cùng kỳ năm trước); Thị trường Châu Âu đạt 8,08 triệu USD (tăng 22,63% so với cùng kỳ năm trước); Thị trường Châu Mỹ đạt 12,39 triệu USD (tăng 32,79% so với cùng kỳ năm trước).

+ Ủy thác xuất khẩu 02 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,49 triệu USD, giảm 13,89% so với cùng kỳ. Chủ yếu giảm ở nhóm hàng may mặc.

- Nhập khẩu 02 tháng đầu năm 2018 ước đạt 46,34 triệu USD giảm 72,59% so với cùng kỳ. Chủ yếu giảm ở mặt hàng máy móc thiết bị.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đầu năm 2018 khá khả quan. Nhóm hàng thủy sản và nhóm hàng hoá khác đều tăng so với cùng kỳ. Trong khi đó nhóm hàng nông sản lại giảm mạnh so với cùng kỳ. Mặt hàng cao su ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch nhóm hàng nông sản nhu cầu tiêu thụ của khách hàng đầu năm chưa nhiều.

4. Giao thông vận tải:    

Vận tải hàng hoá ổn định, ước tháng 02/2018 khối lượng luân chuyển hàng hoá đạt 44,4 triệu tấn.km, luỹ kế 02 tháng đạt 91 triệu tấn.km (tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước); trong đó: Luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 44,3 triệu tấn.km, luỹ kế 02 tháng đạt 90,82 triệu tấn.km (tăng 8,34%); luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 93,7 ngàn tấn.km, luỹ kế 02 tháng đạt 189,8 ngàn tấn.km (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước).

Luân chuyển hành khách: Ước tháng 02/2018 đạt 101,98 triệu lượt người.km, luỹ kế 02 tháng đạt 200,8 triệu lượt người.km (tăng 12,93% so với cùng kỳ năm trước); trong đó: Luân chuyển hành khách đường bộ đạt 101,6 triệu lượt người.km, luỹ kế 02 tháng đạt 200,1 triệu lượt người.km (tăng 12,94%); luân chuyển hành khách đường thuỷ đạt 370,4 ngàn lượt người.km, luỹ kế 02 tháng đạt 728,6 ngàn lượt người.km (tăng 10,41% so với cùng kỳ năm trước).

Trong những ngày cao điểm vào dịp Tết Nguyên đán 2018, công tác bảo đảm giao thông, lưu thông đi lại thực hiện tốt không có tuyến đường nào ách tắc, tình hình vận tải đường bộ, đường biển ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân. Công tác tuần tra, kiểm soát được duy trì thường xuyên, đã kịp thời xử lý ngăn chặn xe quá tải, quá khổ lưu thông trên các tuyến đường, giải tỏa các tụ điểm lấn chiếm lòng lề đường nhằm đảm bảo tối đa an toàn giao thông. Lực lượng thanh tra giao thông đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự cùng các địa phương, Bến xe trong tỉnh tăng cường tuần tra, kiểm soát, giải tỏa các tụ điểm lấn chiếm lòng lề đường; kiểm tra và xử lý nghiêm các phương tiện chở quá số người quy định; thu tiền vé vượt quá quy định; chạy sai lịch trình, hành trình vận tải.

IV. Thu ngân sách; Hoạt động tín dụng

1. Thu ngân sách:

Ước tháng 02/2018, thu ngân sách đạt 550 tỷ đồng. Luỹ kế 02 tháng đạt 1.675,1 tỷ đồng, tăng 0,85% so với 02 tháng đầu năm trước. Dự ước các khoản thu qua 02 tháng tăng (giảm) so với cùng kỳ năm trước như sau: Thu từ doanh nghiệp nhà nước 188,2 tỷ đồng (tăng 47,59% so với cùng kỳ năm trước), thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 222,6 tỷ đồng (tăng 34,34%), thu ngoài quốc doanh 171,6 tỷ đồng (tăng 39,62%), thuế thu nhập cá nhân 85,2 tỷ đồng (tăng 50,62%), thuế bảo vệ môi trường 74,8 tỷ đồng (giảm 10,4%), lệ phí trước bạ 38,1 tỷ đồng (tăng 64,39%), thu từ các loại phí, lệ phí 28,5 tỷ đồng (tăng 16,08%), thu xổ số kiến thiết 266,2 tỷ đồng (tăng 4,35%), thu tiền sử dụng đất 82,7 tỷ đồng (giảm 46,26%), thuế xuất nhập khẩu 188,2 tỷ đồng (giảm 39,88%), thu từ dầu thô 275,2 tỷ đồng (giảm 0,19%).

Trong tháng, tỉnh tiếp tục tập trung đẩy mạnh thu - nộp ngân sách, nhất là thu lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,... hạn chế chuyển nợ qua tháng sau; đồng thời thực hiện kiểm soát giá cả bình ổn thị trường theo Công văn số 105/UBND-KT ngày 09/01/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 48/CT-TTg  ngày 27/12/2017 của Thủ Tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

2. Hoạt động tín dụng:

Hoạt động tín dụng trên địa bàn ổn định. Các tổ chức tín dụng tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn, mở rộng tín dụng an toàn và có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu… và các chương trình, chính sách tín dụng của địa phương; đồng thời tiếp tục hướng dẫn khách hàng thực hiện hồ sơ vay và đẩy mạnh công tác thẩm định cho vay phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67; tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, cơ cấu lại và giải quyết nợ xấu.

Tình hình thực hiện lãi suất: Thực hiện tốt các quy định về lãi suất huy động và cho vay, tiết kiệm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng. Mặt bằng lãi suất tương đối ổn định so với tháng trước. Hiện nay, lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 4,3-5,5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 5,3-7,1%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6-7,3%/năm. Lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 6-6,5%/năm, các lĩnh vực khác từ 9-10%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 10,5-11,5%/năm.     

Hoạt động huy động vốn: Tiếp tục được tăng cường để tạo nguồn cho vay phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đến 31/01/2018, nguồn vốn huy động đạt 30.812 tỷ đồng, tăng 0,14% so với đầu năm. Ước đến 28/02/2018: vốn huy động đạt 30.983 tỷ đồng, tăng 0,7% so với đầu năm.

Hoạt động tín dụng: Thực hiện theo chủ trương mở rộng cho vay đi đôi với an toàn và hiệu quả, gắn với thực hiện các chính sách của Trung ương và địa phương. Đến 31/01/2018, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 39.142 tỷ đồng, tăng 1,06 % so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 37.994 tỷ đồng, chiếm 97% tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 20.997 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng dư nợ. Ước đến 28/02/2018, dư nợ đạt 39.389 tỷ đồng, tăng 1,7% so với đầu năm.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng; trong đó đặc biệt tăng cường các biện pháp xử lý tài sản, bảo đảm thu hồi nợ của khách hàng vay; hạn chế, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh mới; cơ cấu lại nợ theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong xử lý nợ xấu. Đến 31/01/2018, nợ xấu trên địa bàn là 355 tỷ đồng, chiếm 0,91% tổng dư nợ, tăng 0,07% so với đầu năm.

Tình hình dư nợ các chương trình tín dụng (số liệu đến 31/01/2018):

- Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 22.313 tỷ đồng (chiếm 57% tổng dư nợ); dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 830 tỷ đồng (chiếm 2,12% tổng dư nợ); dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 6.790 tỷ đồng (chiếm 17,35% tổng dư nợ). Dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội đạt 2.267 tỷ đồng/125.797 khách hàng.

- Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định 67: Tỉnh đã nhận 131 hồ sơ của khách hàng có nhu cầu vay đóng tàu theo Nghị định 67, trong đó đã ký hợp đồng tín dụng với 121 hồ sơ, đang xử lý 06 hồ sơ, từ chối cho vay 04 hồ sơ. Tổng số tiền cam kết cho vay theo hợp đồng tín dụng là 1.100 tỷ đồng, đã giải ngân được 1.064,4 tỷ đồng, dư nợ là 1.028 tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 302,2 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 712,3 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 13,5 tỷ đồng); cho vay vốn lưu động 115 triệu đồng.

- Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Quyết định 813/QĐ-NHNN và Nghị quyết 30/NQ-CP: Dư nợ cho đạt 400 tỷ đồng phục vụ sản xuất tôm giống, nuôi tôm thịt, mua bò và chăm sóc bò giống, trồng thanh long.

- Cho vay hỗ trợ nhà ở: Dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở là 40,5 tỷ đồng/112 khách hàng, trong đó dư nợ cho vay mua nhà ở xã hội là 2,5 tỷ đồng/14 khách hàng, dư nợ cho vay để xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa nhà ở là 38 tỷ đồng/98 khách hàng.

- Cho vay thu mua lúa gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước đạt 147,5 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 đạt 69,4 tỷ đồng...

- Cho vay hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020 theo QĐ số 16/2017/QĐ-UBND ngày 16/5/2017: Dư nợ cho vay đạt 32 tỷ đồng/51 khách hàng (lãi suất cho vay từ 7-8,5%/năm).

- Hỗ trợ người dân giải quyết các khó khăn cho người dân trên địa bàn: Đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng gặp khó khăn do hạn hán, lũy kể từ khi thực hiện đến cuối tháng 01/2018 dư nợ 35,97 tỷ đồng/107 khách hàng (01 doanh nhiệp và 106 hộ dân), đến 31/01/2018 dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 2,77 tỷ/23 khách hàng; cơ cấu lại nợ cho khách hàng gặp khó khăn trong  nuôi lợn với dư nợ đạt 2,5 tỷ đồng; chưa có trường hợp khách hàng nào đề nghị khoanh nợ, xoá nợ.

Đã thực hiện tốt công tác điều hòa tiền mặt, đảm bảo hệ thống thanh điện tử liên ngân hàng. Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển lương qua tài khoản, thanh toán qua POS. Mạng lưới ATM, POS tiếp tục được duy trì, hoạt động thông suốt và an toàn.  Đến 31/01/2018, trên địa bàn có 153 máy ATM, giảm 02 so với đầu năm và 1.350 máy POS, tăng 29 máy so với đầu năm, hầu hết máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau, góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

V. Các vấn đề xã hội

1. Văn hoá, Thể thao:

Đã triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, chào mừng kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2018), kỷ niệm 50 năm Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và mừng Đảng, mừng Xuân Mậu Tuất năm 2018; tổ chức chương trình ca nhạc chào mừng năm mới và bắn pháo hoa tầm thấp vào thời khắc giao thừa Xuân Mậu Tuất năm 2018; tuyên truyền thực hiện việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo; tuyên truyền bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan trong dịp Tết... Đã thực hiện 2.570 giờ phát thanh xe loa phóng thanh, cắt dán 3.850 m băng rôn khẩu hiệu, kẻ vẽ 1.910 m2 pa nô; phát hành 900 tập san bản tin Thông tin nghiệp vụ và 900 tập tin ảnh về cơ sở; trang trí đèn hoa, đèn màu, treo cờ phướn, cờ dây, băng rôn phướn rực rỡ tại khắp trung tâm tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, tạo không khí rộn ràng, phấn khởi trong nhân dân. Các Resort trên địa bàn tỉnh trang trí trước cơ sở mình nhiều đèn hoa, đèn màu, treo banner, cành mai vàng tạo ấn tượng mạnh mẽ với đông đảo nhân dân và du khách.

Các hoạt động triển lãm ảnh, biễu diễn ca múa nhạc, các chương trình văn nghệ đón giao thừa tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 được các địa phương trên toàn tỉnh tổ chức thực hiện phục vụ người dân địa phương, du khách trong và ngoài nước đến tham quan như: bắn pháo hoa đêm giao thừa, chương trình “Lễ hội Giao thừa Mậu Tuất 2018”, “Xuân về trên phố biển”, Cuộc thi “Búp Mai vàng”; chương trình “Xuân yêu thương”, “Tết sum vầy”, ẩm thực “Món ngon Bình Thuận”, Hội báo Xuân Mậu Tuất 2018, triển lãm ảnh chủ đề “Sắc màu Bình Thuận”, triển lãm ảnh tư liệu “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”,…

Thư viện tỉnh tổ chức Hội báo Xuân Mậu Tuất 2018 tại quảng trường Nguyễn Tất Thành. Tuyên truyền, giới thiệu sách mới, sách chuyên đề kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2018) 150 tài liệu. Sưu tầm 63 tin, bài tư liệu biên soạn Thông tin chuyên đề Mừng Đảng, Mừng Xuân Mậu Tuất 2018.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận triển lãm ảnh chủ đề “Sắc màu Bình Thuận” và ảnh tư liệu “Bác Hồ với Quốc hội”. Phục vụ khách và nhân dân đến viếng Bác Hồ trong đêm Giao thừa, tham quan di tích Dục Thanh và nhà Bảo tàng. Từ ngày 13/02 đến ngày 18/02/2018, đã đón 28 đoàn, 686 lượt khách tham quan, trong đó có 03 khách nước ngoài; phục vụ 01 lễ viếng, tưởng niệm.

Bảo tàng tỉnh triển lãm ảnh tư liệu “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”, “Các di tich cấp Quốc gia, cấp tỉnh”. Phục vụ cán bộ, nhân dân, du khách tham quan nhân dịp tết Nguyên đán. Từ ngày 10/02-17/02/2018, đã đón 328 lượt khách đến tham quan.

Hoạt động thể thao:

Đã tổ chức Hội Đua thuyền truyền thống Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2018 trên sông Cà Ty; Leo núi Cấm, Đua thuyền truyền thống tại Lạch Voi Dừa (huyện Phú Quý), thu hút khoảng 8.200 lượt người xem; Bóng chuyền nữ (huyện Đức Linh); giải thể thao Công nhân viên chức gồm kéo co, nhảy bao bố, Việt dã, Hội thi Leo núi Tà Cú (huyện Hàm Thuận Nam); Kéo co, Bóng đá mini, Bóng chuyền các xã nông thôn mới (huyện Hàm Thuận Bắc); Liên hoan múa Lân – Sư – Rồng, Võ thuật cổ truyền, Bóng đá mini, Bóng bàn, Cầu Lông (thị xã La Gi); giải Bóng đá tứ hùng, Cờ tướng, Bóng chuyền, Đua xe đạp  Hòa Phú – Hòa Thắng, Vượt đồi cát Bình Thạnh (Tuy Phong); Bóng đá, Bóng chuyền tứ hùng (huyện Hàm Tân), Bóng đá nam, Bợi lội, Bóng chuyền (Tánh Linh), Cầu Lông, Bóng đá mini, Bóng chuyền (Bắc Bình).

2. Giáo dục:

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh Bình Thuận có 11 học sinh đạt giải, cụ thể:

- Giải nhì: 01 giải nhì;

- Giải ba: 03 giải ba;

- Giải khuyến khích: 07 giải khuyến khích;

So với năm học 2016 - 2017, tăng 01 giải nhì, 01 giải ba.

3. Y tế:

Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Kết quả khám chữa bệnh như sau:

Tính từ ngày 14/02/2018 (29 ÂL) đến 09 giờ ngày 18/02/2018 (mùng 03 ÂL)

 

TT

Chỉ số khám chữa bệnh

Tết Đinh Dậu

Tết Mậu Tuất

Ghi chú

1

Tổng số bệnh nhân còn lại đến trước ngày báo cáo

1.301

1.093

Giảm

2

Tổng số khám cấp cứu, tai nạn

1.590

1.644

Tăng

2.1

Tổng số tai nạn giao thông

489

541

Tăng

2.2

Tổng số tai nạn do sinh hoạt

186

217

Tăng

2.3

Tổng số tai nạn do pháo nổ

02

00

Giảm

2.4

Tổng số tai nạn do chất nổ khác

00

00

 

2.5

Tổng số khám ngộ độc thức ăn

25

16

Giảm

2.6

Tổng số tai nạn do đánh nhau

88

59

Giảm

2.7

Tổng số tai nạn do nguyên nhân khác

152

26

Giảm

2.8

Tổng số khám cấp cứu khác

572

771

Tăng

3

Tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú

1.354

1.519

Tăng

4

Tổng số bệnh nhân phẫu thuật

73

122

Tăng

 

Phẫu thuật chấn thương sọ não

01

04

Tăng

5

Tổng số ca đẻ (kể cả mổ đẻ)

179

234

Tăng

6

Tổng số tử vong tại bệnh viện (bao gồm TV trước viện)

12

12

 

6.1

Tử vong do tai nạn giao thông

05

03

Giảm

6.2

Tử vong do tai nạn sinh hoạt

00

00

 

6.3

Tử vong do pháo nổ

00

00

 

6.4

Tử vong do chất nổ khác

00

00

 

6.5

Tử vong do ngộ độc thức ăn

00

00

 

6.6

Tử vong do tai nạn đánh nhau

00

01

Tăng

6.7

Tử vong do các nguyên nhân khác

07

08

Tăng

7

Tổng số bệnh nhân ra viện

977

1.205

Tăng

8

Tổng số bệnh nhân chuyển viện

147

157

Tăng

9

Tổng số bệnh nhân còn lại

1.320

1.271

Giảm

Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Tỉnh thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất. Cụ thể kiểm tra thực phẩm bày bán tại các chợ, các nơi bán thực phẩm phục vụ Tết, các nhà hàng, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các địa phương. Đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Kết quả như sau (số liệu kết quả kiểm tra trước Tết):

* Kết quả thanh tra, kiểm tra tác an toàn vệ sinh thực phẩm

Stt

Loại hình cơ sở

thực phẩm

Số cơ sở được

thanh tra, kiểm tra

Số cơ sở đạt

Tỷ lệ % đạt

1

Sản xuất NUĐC, nước đá

40

19

48%

2

Kinh doanh dịch vụ ăn uống

239

175

73%

3

Kinh doanh thức ăn đường phố

162

120

71%

Tổng cộng

441

314

71%


* Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm

Stt

Tổng hợp tình hình vi phạm

Số lượng

Tỷ lệ % so với số được thanh tra, kiểm tra

1

Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra

441

 

2

Số cơ sở có vi phạm

127

29%

3

Số cơ sở vi phạm bị xử lý

37

29%

 

Trong đó:

 

 

3.1

Hình thức phạt chính:

 

 

*

Số cơ sở bị cảnh cáo

0

0%

*

Số cơ sở bị phạt tiền

37

29%

*

Tổng số tiền phạt (đồng)

91.750.000

3.2

Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả

 

 

*

Số cơ sở bị đóng cửa

4

 

*

Số cơ sở bị tiêu huỷ sản phẩm

5

 

*

Số cơ sở phải khắc phục về nhãn

0

 

*

Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành tài liệu q/cáo

0

 

*

Các xử lý khác

0

 

3.3

Chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý

0

 

4

Số cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý (chỉ nhắc nhở)

132

 

Các cơ sở được thanh tra, kiểm tra thường mắc các vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, điều kiện con người và Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, lưu mẫu thực phẩm.

4. Lao động Xã hội, Chính sách:

Trong tháng 02/2018, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 2.000 lao động, luỹ kế 02 tháng giải quyết việc làm cho 3.500/24.000 lao động (đạt 14,58%), trong đó: cho vay vốn giải quyết việc làm 100 lao động, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp 650 lao động; có 10 lao động xuất cảnh, đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm các thị trường Đài Loan 05, Nhật Bản 05; thông qua các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 2.740 lao động.

Công tác chính sách người có công

Tổ chức thăm tặng quà cho người có công từ ngân sách tỉnh cấp cho 29.800
người, với số tiền 24.408,8 triệu đồng (theo 02 mức 1.000.000 đồng và 800.000
đồng); trong đó có tặng 300 suất quà cho gia đình liệt sĩ và người có công với cách
mạng tiêu biểu, đang gặp khó khăn, bệnh tật ở các địa phương trong tỉnh, với số tiền là 300 triệu đồng (mức 1.000.000 đồng/suất). Lãnh đạo tỉnh trực tiếp đi thăm 20 gia đình, còn lại ủy quyền cho lãnh đạo huyện đi thăm 280 gia đình.

Thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần cho 13 đối tượng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công. Trợ cấp thờ cúng cho 52 người thờ cúng liệt sỹ. Cấp mai táng phí cho 26 trường hợp. Giới thiệu khám giám định chất độc hóa học 07 trường hợp. Cấp ưu đãi giáo dục cho 23 trường hợp; cấp dụng cụ chỉnh hình cho 02 trường hợp. Thực hiện chế độ cho các đối tượng khác: trợ cấp 1 lần cho 35 trường hợp; cấp BHYT cho 150 trường hợp; cấp mai táng phí cho 20 trường hợp.

Đối với đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo và các đối tượng khác:

Tăng quà tết cho hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các
gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật 16.454 suất quà với kinh phí 6.332 triệu đồng, mỗi suất quà trị giá từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Cấp phát khung, thiếp mừng thọ, vải lụa cho các địa phương để trao cho người cao tuổi tròn 90 và 100 tuổi nhân dịp Tết Nguyên Đán Mậu Tuất năm 2018.

Công tác quản lý người nghiện ma túy, theo số liệu của cơ quan Công an tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có 2.306 người nghiện ma túy, có 106/127 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có người sử dụng trái phép chất ma túy, chiếm 83,46%.

Đối tượng người có công, đối tượng bảo trợ xã hội hiện đang nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp là 199/67 nữ. Số đối tượng cai nghiện ma túy đang quản lý tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy là 152/06 nữ (02 tự nguyện, 149 bắt buộc/06 nữ, 01 không nơi cư trú).

5. Tai nạn giao thông, cháy nổ:

- Trong tháng 01/2018 (từ 16/12/2017 đến 15/01/2018), tai nạn giao thông trên địa bàn xảy ra như sau:

+ Số vụ tai nạn giao thông 46 vụ, so với cùng kỳ năm trước giảm 05 vụ. Luỹ kế cả năm 2018: 46 vụ (giảm 05 vụ so với năm trước).

+ Số người bị thương 26 người, so với cùng kỳ năm trước giảm 07 người. Luỹ kế cả năm 2018: 26 người (giảm 07 người so với năm trước).

+ Số người chết 26 người, so với cùng kỳ năm trước tăng 09 người. Luỹ kế cả năm 2018: 29 người (tăng 09 người so với năm trước).

- Số vụ cháy nổ trong tháng (từ ngày 14/02/2018 đến 20/02/2018) là 03 vụ (giảm 01 vụ so cùng kỳ năm trước); số người bị thương 01 người (năm trước 0); tổng giá trị tài sản thiệt hại ước tính 4,2 tỷ đồng (tăng 7,63 lần so cùng kỳ năm trước).

- Tình hình tai nạn trong Tết Nguyên đán Mậu Tuấn: Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải tỉnh, trong thời gian cao điểm (từ ngày 14/02 (29 ÂL) đến hết ngày 20/02 (mùng 5 ÂL): tai nạn giao thông xảy ra 12 vụ, làm chết 09 người, bị thương 07 người. So cùng kỳ năm 2017 giảm 02 vụ, tăng 03 người chết, giảm 05 người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, thiếu chú ý quan sát./.

 




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/