CÁC CHUYÊN ĐỀ
Tình hình nuôi trồng, đánh bắt gắn với chế biến thuỷ sản tỉnh bình thuận giai đoạn 2010 - 2014

Bình Thuận với lợi thế chiều dài về bờ biển là 192 km; có vùng nước nội thuỷ rộng, thềm lục địa phía Bắc khá dốc và thoải dần về phía Nam. Ngoài khơi có huyện đảo Phú Quý với diện tích là 32 km2; có sáu cửa sông chính đổ ra biển, tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản trên biển của tỉnh tập trung chủ yếu ở bốn cửa biển chính đó là cửa biển Phú Hải, cửa biển Cà Ty, cửa biển La Gi và cửa biển Tuy Phong. Độ mặn trung bình của nước biển là 37%o, với nhiều dòng hải lưu hợp lưu là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại hải đặc sản sinh sôi và phát triển… Với năng lực đánh bắt lên đến hàng ngàn chiếc tàu với các công suất lớn nhỏ khác nhau, tạo thuận lợi cho ngư dân đánh bắt gần bờ, xa bờ và bám biển dài ngày.

Theo kết quả điều tra của ngành nông nghiệp tỉnh, vùng biển Bình Thuận khá phong phú về chủng loại, riêng cá có trên 500 loài, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá biển của vùng biển Bình Thuận khoảng 220 - 240 ngàn tấn. Ngoài việc đánh bắt thuỷ hải sản, điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đai cho các huyện ven biển thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản như nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nuôi cá lồng bè trên biển… thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào phát triển.

Tổng sản lượng khai thác đạt cao, phong phú về chủng loại, cho thấy tiềm năng hải đặc sản của vùng biển Bình Thuận rất là to lớn, điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ hải sản của tỉnh làm ra nhiều loại sản phẩm đông lạnh, sấy khô và sản xuất nước mắm để xuất khẩu thu về nhiều lợi nhuận cho tỉnh nhà. Thương hiệu nước mắm Phan Thiết từ lâu nổi tiếng cả trong nước lẫn quốc tế, có chất lượng và hương vị riêng vẫn cung cấp đều đặn hơn 20 triệu lít/năm cho thị trường nội địa và một phần cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, trên thực tế, xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn như chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, khi nước ta gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì sức ép cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn trong khi đó các doanh nghiệp của Bình Thuận còn non trẻ, nhỏ cả về quy mô sản xuất, vốn, trang thiết bị và thị trường. Vì vậy, ngành thủy sản Bình Thuận muốn vượt qua được khó khăn để duy trì và tiếp tục phát triển thì cần sự nổ lực của các cấp, các ngành tìm ra những giải pháp để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu đạt được những kết quả hiệu quả và bền vững trong tương lai. Cục Thống kê Bình Thuận biên soạn ấn phẩm “Tình hình nuôi trồng, đánh bắt gắn với chế biến thủy sản tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 - 2014”, nhằm đánh giá thực trạng nuôi trồng, đánh bắt gắn với chế biến thuỷ sản, từ đó đó đưa ra các giải pháp để phát triển ngành thuỷ sản Bình Thuận theo hướng bền vững lâu dài. Nội dung ấn phẩm gồm 03 phần:

- Phần thứ nhất: Tình hình nuôi trồng, đánh bắt gắn với chế biến thủy sản tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2014;

- Phần thứ 2: Định hướng và giải pháp phát triển;

    - Phần thứ 3: Hệ thống biểu số liệu giai đoạn 2010 – 2014.




CÁC CHUYÊN ĐỀ THUỘC CỤC CÙNG LOẠI KHÁC:







 
 
 
 
 
 
Trang: 
/