TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và năm 2022 tỉnh Bình Thuận

Kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh phát triển tích cực so với năm 2021, nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao như công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ lưu trú, vận tải, bán lẻ hàng hóa; xuất khẩu hàng hóa…Tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp tốt hơn, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức cũng không ít, đặc biệt còn nhiều yếu tố rủi ro khó lường từ diễn biến dịch Covid-19, lạm phát, giá cả nguyên vật liệu đầu vào (xăng dầu, vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu...) tăng cao, tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine,... đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

I. Tăng trưởng kinh tế

Dự ước tổng sản phẩm nội tỉnh năm 2022, tăng 7,75% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị tăng thêm tăng 8,29%, thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,51%. Giá trị tăng thêm nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,5%; công nghiệp xây dựng tăng 6,66% (công nghiệp tăng 5,76%; xây dựng tăng 10,96%); dịch vụ tăng 14,88%.

Tốc độ tăng trưởng GRDP qua các năm VT: %)

Cơ cấu kinh tế trong GRDP năm 2022: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 27,72%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,51%; khu vực dịch vụ chiếm 32,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,23% ([1]).

Năng suất lao động xã hội tiếp tục có sự cải thiện, dự ước năm 2022 đạt 144,2 triệu đồng/người, tăng 7,53% so với cùng kỳ năm trước. GRDP bình quân đầu người ước đạt 77,3 triệu đồng/người, tăng 9,22% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 51,66 triệu đồng/người, tăng 9,97% so với cùng kỳ năm trước.

II. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 thuận lợi về điều kiện thời tiết. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng các loài nuôi có giá trị kinh tế, dễ tiêu thụ, có thị trường ổn định đầu ra, phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn; đẩy mạnh công tác cải tạo giống. Tình hình sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi không diễn biến phức tạp, chỉ xảy ra dưới dạng cục bộ và ảnh hưởng không đáng kể. Bên cạnh những thuận lợi, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và thu nhập của người người dân; giá các loại vật tư nông nghiệp vẫn ở mức cao trong khi giá đầu ra còn thấp và không ổn định làm giảm thu nhập và khả năng tái tạo vốn sản xuất của người dân. Các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn còn xảy ra. Tình hình ngư trường tương đối thuận lợi, hoạt động khai thác hải sản ổn định, sản lượng khai thác thủy sản tiếp tục được duy trì.

1. Trồng trọt

1.1. Cây hàng năm

- Vụ đông xuân: Diện tích gieo trồng đạt 51.029,6 ha, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích cây lương thực đạt 42.464,9 ha, tăng 6,7%; năng suất ước đạt 67,87 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha; sản lượng đạt 288.191 tấn, tăng 5,48% (trong đó cây lúa diện tích đạt 39.456,5 ha, tăng 8%; năng suất đạt 66,8 tạ/ha, giảm 0,3 tạ/ha; sản lượng đạt 263.773,9 tấn, tăng 7,6%).

- Vụ hè thu: Diện tích gieo trồng đạt 60.796 ha, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước (diện tích giảm chủ yếu ở cây lúa huyện Đức Linh và Tánh Linh, do một số khu vực thời tiết ít thuận lợi, chi phí sản xuất tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận nên người dân giãn vụ). Diện tích cây lương thực đạt 45.323,2 ha, giảm 10,3%; năng suất đạt 59,8 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước; sản lượng lương thực đạt 271.059,1 tấn, giảm 6,7% (trong đó cây lúa diện tích đạt 38.483,3 ha, giảm 9,3%; năng suất đạt 59,7 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng đạt 229.630 tấn, giảm 7,3%).

- Vụ mùa: Diện tích gieo trồng đạt 85.798 ha, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước (diện tích giảm chủ yếu ở cây lúa, giảm ở hầu hết các huyện trong tỉnh, đặc biệt giảm mạnh ở các huyện như Bắc Bình (giảm 700 ha), huyện Tánh Linh (giảm 437 ha), huyện Đức Linh (giảm 105 ha) do chi phí đầu vào tăng cao trong khi giá bán sản phẩm đầu ra thấp, người dân đã chủ động cắt giảm diện tích chuyển sang gieo trồng sớm cho vụ đông xuân năm sau; riêng huyện Tuy Phong (giảm 185 ha) do thời điểm xuống giống muộn hơn so với năm trước. Diện tích cây lương thực đạt 47.341,4 ha, giảm 3,6%; năng suất đạt 56,5 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ cùng kỳ năm trước; sản lượng đạt 267.550 tấn, giảm 3,45% (trong đó cây lúa đạt 42.525,5 ha, giảm 3,6%; năng suất đạt 55,6 tạ/ha, tương đương so với vụ cùng kỳ năm trước; sản lượng 236.550 tấn, giảm 3,5%).

- Ước cả năm 2022: Tổng diện tích gieo trồng đạt 197.623 ha, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước (giảm chủ yếu ở các cây lương thực, cây mía và cây lang):

+ Nhóm cây lương thực: Diện tích ước đạt 135.129 ha, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước; năng suất ước đạt 61,2 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng lương thực ước đạt 826.800 tấn, giảm 1,7% (trong đó cây lúa diện tích ước đạt 120.465 ha, giảm 2,5%; năng suất đạt 60,6 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; sản lượng đạt 729.914 tấn, giảm 1,1%. Cây bắp đạt 14.664 ha, giảm 4,4%; năng suất đạt 66,1 tạ/ha, giảm 1,1 tạ/ha, sản lượng đạt 96.886 tấn; giảm 6%).

+ Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích cây đậu phộng ước đạt 6.187 ha, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng ước đạt 11.868,5 tấn, tăng 12,2%. Diện tích cây mè đạt 4.512,5 ha, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng ước đạt 2.783,4 tấn, tăng 12,8%.

+ Nhóm cây rau, đậu các loại: Diện tích gieo trồng ước đạt 20.207 ha, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng ước đạt 129.735,5 tấn, tăng 1,7% (trong đó rau các loại diện tích đạt 10.248,6 ha, tăng 3%; sản lượng đạt 117.309,8 tấn, tăng 2,1%).

Nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất và tăng cường tiết kiệm nguồn nước tưới, năm 2022 toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi 5.198 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày khác hiệu quả hơn (gồm cây bắp 1.238 ha, rau 1.256 ha, đậu các loại 1.002 ha, đậu phộng 1.234 ha, dưa hấu 164 ha, cây trồng khác 304 ha). Các địa phương trong tỉnh triển khai các giải pháp phát triển lúa thương phẩm chất lượng cao nhằm hướng đến xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo, phát triển tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, bền vững.

1.2. Cây lâu năm

Trong năm thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây lâu năm; người dân tập trung chăm sóc các loại cây lâu năm hiện có. Tuy nhiên, việc xuất khẩu nông sản, đặc biệt là thanh long gặp nhiều khó khăn; giá cả nguyên, vật liệu đầu vào, nhất là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu và các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao; chất lượng giá trị và sức cạnh tranh của một số sản phẩm nông nghiệp còn thấp; hiệu quả liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp chưa cao. Tổng diện tích trồng cây lâu năm sơ bộ đạt 109.154,2 ha, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm đạt 67.758,4 ha, tăng 2,7%; cây ăn quả đạt 39.596,3 ha, giảm 9,4%; các loại cây lâu năm còn lại 1.799,6 ha, tăng 5,2%.

- Thanh long: Diện tích toàn tỉnh năm 2022 đạt 27.787,6 ha, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước; năng suất đạt 217,4 tạ/ha, giảm 4,4 tạ/ha; sản lượng thu hoạch đạt 600.500 tấn, giảm 80.400,9 tấn; diện tích giảm ở hầu hết ở các huyện trên địa bàn tỉnh. Do thị trường Trung Quốc giảm lượng nhập khẩu, giá bán giảm sâu (có lúc 1.000 đến 2.000 đồng/kg) nhưng không có người thu mua, nên người trồng thanh long hạn chế đầu tư, chăm sóc; giá thấp kéo dài, trong khi chi phí lao động, phân bón, thuốc trừ sâu ngày càng tăng, nên người trồng thanh long bỏ vườn không chăm sóc ngày càng nhiều; năm nay số lượng hộ chong đèn giảm dần, do tâm lý sợ thua lỗ.

Tính đến thời điểm 15/12/2022, toàn tỉnh có 10.120,9 ha thanh long được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap (trong đó Hàm Thuận Nam 6.952,8 ha; Hàm Thuận Bắc 2.427,1 ha; Bắc Bình 419,6 ha; Phan Thiết 32,0 ha; Hàm Tân 97,2 ha; La Gi 121 ha; Tuy Phong 72 ha).

- Cây điều: Diện tích toàn tỉnh năm 2022 đạt 18.326,1 ha, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước; chủ yếu giảm do diện tích điều già cho năng suất thấp, không hiệu quả nên người dân chặt bỏ chuyển sang trồng cây khác; năng suất đạt 8 tạ/ha, tăng 0,23 tạ/ha; sản lượng thu hoạch đạt 14.300 tấn, tăng 283,1 tấn. Năng suất điều tăng do trong những năm gần đây một số địa phương triển khai trồng điều ghép nên năng suất thu hoạch ngày được cải thiện hơn; tuy nhiên phần lớn diện tích điều trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các giống điều truyền thống, năng suất thấp, nhất là các huyện phía bắc chủ yếu trồng trên đất cát bạc màu nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao.

- Cây tiêu: Diện tích toàn tỉnh năm 2022 đạt 1.028,2 ha, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước; năng suất đạt 13,7 tạ/ha, tăng 0,08 tạ/ha; sản lượng thu hoạch đạt 1.410 tấn, giảm 114,1 tấn. Do giá tiêu thấp trong thời gian dài nên người trồng tiêu chặt bỏ một số diện tích già; hiện nay, giá tiêu tăng trở lại nhưng chưa cao, trong khi chi phí sản xuất tăng, thường xuyên xuất hiện nhiều sâu bệnh không thuốc đặc trị (chết nhanh chết chậm), không có lãi, nhiều rủi ro nên người trồng ngại đầu tư.

- Cao su: Diện tích toàn tỉnh năm 2022 ước đạt 45.000 ha, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước; năng suất đạt 15,5 tạ/ha, tăng 0,08 tạ/ha; sản lượng cao su sơ bộ đạt 65.400 tấn, tăng 1.486,7 tấn. Trong năm 2022 thị trường xuất khẩu cao su chưa có dấu hiệu khả quan, sản phẩm thu hoạch chủ yếu tiêu thụ trong nước, dự tính trong thời gian đến diện tích trồng mới trên địa bàn tỉnh sẽ còn phát triển nhưng không cao.

- Cà phê: Diện tích toàn tỉnh năm 2022 đạt 2.255,5 ha, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước; nguyên nhân giảm do chuyển diện tích cà phê già kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác (như sầu riêng,...); cây cà phê trồng tập trung chủ yếu huyện Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh và Đức Linh; năng suất đạt 17,2 tạ/ha, tăng 0,05 tạ/ha; sản lượng sơ bộ đạt 3.880 tấn, giảm 27 tấn so với cùng kỳ năm trước.

- Các loại cây lâu năm còn lại đang được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích tăng so với cùng kỳ năm trước.

1.3. Tình hình dịch bệnh:

Trong năm không xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng; dịch bệnh trên cây trồng cơ bản được kiểm soát, tiếp tục duy trì công tác phòng chống bệnh trên các loại cây trồng.

- Cây lúa: Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá 940 ha, giảm 78 ha so với cùng kỳ năm trước; bệnh bạc lá (cháy bìa lá) 470 ha, giảm 287 ha; sâu đục thân (bông bạc) 340 ha, tăng 16 ha; chuột gây hại 280 ha; sâu đục thân 271 ha.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu diện tích nhiễm 328 ha; bệnh thối rễ tóp cành 880 ha; bệnh nám vàng cành 771 ha, tăng 317 ha so với cùng kỳ năm trước; ốc sên gây hại 761 ha, giảm 115 ha.

- Cây điều: Bệnh thán thư diện tích nhiễm 186 ha, tăng 24 ha so với cùng kỳ năm trước. Các loài sâu bệnh hại trên những cây trồng khác xuất hiện và gây hại với mật độ không đáng kể.

1.4. Tình hình thủy lợi phục vụ sản xuất:

Trong năm diện tích được tưới từ nguồn nước thủy lợi, thủy điện đạt 114.043 ha, đạt 98% so với kế hoạch. Trong đó cây lúa, hoa màu 93.648 ha, đạt 98,5% kế hoạch, tăng 485 ha so với cùng kỳ năm trước. Cây thanh long, cây ăn quả đạt 19.984 ha, đạt 95% kế hoạch, giảm 1.071 ha so với cùng kỳ năm trước.

2. Chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi trong năm 2022 tiếp tục được duy trì và phát triển; đàn trâu giảm nhẹ, đàn bò phát triển ổn định; đàn lợn phát triển khá, giá thịt hơi vào những tháng cuối năm dự báo có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu thụ vào các dịp lễ, tết sắp đến. Nhiều doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi tập trung phát triển đàn; đàn gia cầm phát triển thuận lợi, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, một số trang trại, doanh nghiệp thành lập mới chăn nuôi gà quy mô lớn đã góp phần làm cho tổng đàn gia cầm tăng cao.

- Chăn nuôi trâu, bò: Ước đàn trâu có 8,4 ngàn con, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước; đàn trâu tập trung nuôi chủ yếu ở huyện Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc và Hàm Tân, do khả năng tăng đàn chậm dẫn đến một số hộ chăn nuôi giảm đàn. Chăn nuôi bò phát triển ổn định, các mô hình trồng cỏ, nuôi nhốt vỗ béo tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong,… đang có xu hướng thay thế chăn thả truyền thống trước đây. Đàn bò toàn tỉnh có 176,1 ngàn con, tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước (đàn bò chủ yếu là nuôi bò thịt).

- Chăn nuôi lợn: Ước đàn lợn có 348,8 ngàn con (không tính lợn con chưa tách mẹ), tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Đàn lợn tăng do có thêm 1 chi nhánh của Công ty LinkFram ở huyện Hàm Thuận Bắc quy mô 30 ngàn con, bắt đầu thả nuôi vào tháng 10 năm 2022.

- Chăn nuôi gia cầm: Ước đàn gia cầm có 6.535,1 ngàn con, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước. Đàn gia cầm chủ yếu tăng ở đàn gà do Công ty TaFa Việt ở huyện Đức Linh tăng thêm quy mô nuôi gà đẻ trứng 300 ngàn con; huyện Bắc Bình tăng thêm 01 trang trại; Công ty LinkFram ở địa huyện Hàm Thuận Bắc phát sinh thêm chi nhánh quy mô 850 ngàn con.

- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2022: Dự ước đạt 83.630,7 tấn, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng trứng gia cầm 305.092 ngàn quả, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước; sản lượng trứng gia cầm tăng cao do Công ty TaFa Việt đóng ở địa bàn huyện Đức Linh mở rộng nuôi gà đẻ trứng công nghiệp với tổng số 800 ngàn con, công suất 148 triệu quả trong một năm, thị trường tiêu thụ chủ yếu là các siêu thị và nguyên liệu đầu vào cho công ty Vedan Việt Nam sản xuất mì tôm xuất khẩu sang Nhật; vịt có thêm doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2022 đóng tại địa bàn huyện Bắc Bình và một số trại nuôi vịt chạy đồng tăng quy mô. Với số lượng đàn gia súc, gia cầm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và xuất bán các tỉnh lận cận trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán sắp đến.

* Công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật

Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh không xuất hiện các ổ dịch nguy hiểm như: Cúm gia cầm; bệnh viêm da nổi cục trâu, bò; lở mồm long móng; bệnh heo tai xanh. Một số bệnh truyền nhiễm khác có xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm nhưng ở mức độ lẻ tẻ không lây lan thành dịch.

- Công tác tiêm phòng vắc xin: Trong tháng đã tổ chức tiêm phòng 1.881,1 ngàn liều (trong đó trâu bò 11,1 ngàn liều; lợn 25,7 ngàn liều; gia cầm 1.841,6 ngàn liều). Năm 2022 đã tiêm phòng 23.996,8 ngàn liều (trong đó trâu, bò 265,9 ngàn liều; lợn 570,3 ngàn liều; đàn gia cầm 23.134,9 ngàn liều).

- Kiểm dịch động vật: Trong tháng đã tổ chức kiểm dịch 118,3 ngàn con lợn; 1,3 ngàn con trâu bò; 728,6 ngàn con gia cầm; 325 tấn thịt các loại; 4,4 triệu quả trứng gia cầm; 41,2 tấn thịt sơ chế. Năm 2022 đã kiểm dịch 1.446,2 ngàn con lợn; 4,9 ngàn con trâu bò; 5,4 triệu con gia cầm; 3,8 ngàn tấn thịt các loại; 45,3 triệu quả trứng gia cầm; 568,6 tấn thịt sơ chế.

- Kiểm soát giết mổ: Trong tháng đã tổ chức kiểm soát giết mổ 255 con trâu, bò; 5,1 ngàn con lợn; 1,1 ngàn con gia cầm; 114 con dê. Năm 2022 đã kiểm soát 2,8 ngàn con trâu, bò; 47,6 ngàn con lợn; 20 ngàn con gia cầm; 1,6 ngàn con dê.

3. Lâm nghiệp

- Công tác trồng rừng: Các đơn vị chủ rừng chuẩn bị tốt các khâu về đất, giống cây trồng, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng và trồng cây phân tán năm 2022. Phát triển mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, giúp bảo vệ tài nguyên rừng, đồng thời tạo sinh kế nâng cao thu nhập; đã hoàn thành việc nghiệm thu mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Diện tích rừng trồng mới tập trung năm 2022 sơ bộ đạt 3.700 ha, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước (trong đó rừng sản xuất trồng mới đạt 3.662 ha, tăng 33,4%).

- Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: Công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tiếp tục được các địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tập trung theo dõi và thông báo kịp thời cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Trong năm 2022, toàn tỉnh đã xảy ra 05 trường hợp cháy thực bì (lá, cỏ khô...) dưới tán rừng với diện tích 4,81 ha; các trường hợp cháy được phát hiện sớm và chữa cháy kịp thời nên không gây thiệt hại tài nguyên rừng.

- Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Các hoạt động tuần tra, kiểm tra được chủ động triển khai thực hiện ở các cấp và các chủ rừng, có trọng tâm, trọng điểm; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và với các địa phương, đơn vị tỉnh bạn tiếp tục được duy trì và tăng cường. Luỹ kế 11 tháng năm 2022 đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý 252 vụ vi phạm (giảm 18 vụ so với cùng kỳ năm trước). Qua đó xử phạt hành chính 242 vụ vi phạm; số lâm sản tịch thu 126,76 m3 gỗ các loại; giá trị lâm sản ngoài gỗ 55,1 triệu đồng; động vật rừng tịch thu 18,3 kg; phương tiện tịch thu 27 xe máy và 12 phương tiện khác; nộp ngân sách nhà nước 2,054 tỷ đồng. Quyết định khởi tố hình sự 10 vụ (huyện Tuy Phong 01 vụ, Bắc Bình 04 vụ, Hàm Thuận Bắc 04 vụ, Tánh Linh 01 vụ). Bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có của tỉnh, triển khai tốt các giải pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng; triển khai có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Phát triển mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, giúp bảo vệ tài nguyên rừng, đồng thời tạo sinh kế nâng cao thu nhập.

- Sản lượng gỗ khai thác năm 2022: Sơ bộ đạt 320,3 ngàn m3 gỗ, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước và đạt 220 ngàn ste củi, tăng 1,85% so với cùng kỳ năm trước. Do chất lượng rừng trồng được nâng cao, với giống cây lâm nghiệp cho năng suất cao, diện tích khai thác có trữ lượng lớn, cộng với diện tích rừng trồng của các hộ dân, trang trại đến kỳ khai thác phải thu hoạch, ngoài ra nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và xuất khẩu như dăm gỗ, ván ép, mặt khác còn để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, làm các sản phẩm đồ mộc.

4. Thuỷ sản

- Diện tích nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng trong tháng ước đạt 243,3 ha, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế năm 2022 ước đạt 2.803,6 ha, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước (trong đó diện tích nuôi cá đạt 1.862 ha, tăng 3,2%; diện tích nuôi tôm đạt 898,6 ha, tăng 0,1%). Tình hình nuôi trồng tính từ đầu năm đến nay tương đối thuận lợi, dịch bệnh nghiêm trọng không xảy ra.

- Sản lượng nuôi trồng: Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 956 tấn, tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế năm 2022 ước đạt 11.838,5 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước (chủ yếu là nuôi thủy sản nội địa). Trong đó sản lượng cá đạt 6.745,7 tấn, giảm 3,1% (nuôi tập trung ở các huyện Tánh Linh, Đức Linh, Phú Quý). Sản lượng tôm đạt 4.500,8 tấn, tăng 11,4% (nuôi thâm canh ở một số huyện như Hàm Tân, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, La Gi). Nuôi hải sản trên biển tiếp tục duy trì với nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao (cá bóp, cá mú, tôm hùm).

- Sản lượng khai thác: Tình hình khai thác thủy sản trong năm nhìn chung tương đối ổn định, tuy nhiên do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng cao, thời tiết ngư trường có lúc không thuận lợi làm hạn chế hoạt động khai thác hải sản biển. Sản lượng khai thác trong tháng ước đạt 18.671 tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế năm 2022 ước đạt 231.380 tấn, tăng 0,58% so với cùng kỳ năm trước (trong đó khai thác biển đạt 230.744,9 tấn, tăng 0,6%); trong năm các nghề câu tay cá, nghề lưới rê tầng đáy được ngư dân lựa chọn đánh bắt cao hơn năm trước. Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, giám sát hoạt động tàu cá, bảo quản sản phẩm sau khai thác luôn được quan tâm, đẩy mạnh; các mô hình hiệu quả trong bảo quản sản phẩm sau khai thác được nhân rộng. Xây dựng liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị; tăng cường công tác bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh khai thác xa bờ gắn với quản lý chặt chẽ hoạt động tàu cá ven bờ; thực hiện nghiêm quy định cấm phát triển nghề lưới kéo dưới mọi hình thức, tuân thủ hạn ngạch số lượng giấy phép khai thác tại vùng khơi theo công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Sản xuất giống thuỷ sản: Hoạt động sản xuất tôm giống gắn với công tác kiểm dịch, phân tích xét nghiệm mẫu được duy trì thường xuyên; tăng cường quản lý chất lượng tôm giống, giữ vững chất lượng và thương hiệu tôm giống Bình Thuận trên thị trường. Thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực công nghệ, tài chính đầu tư vào khu sản xuất giống thủy sản tập trung xã Chí Công huyện Tuy Phong. Năm 2022 sản lượng tôm giống của tỉnh đạt 25,8 tỷ post, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; nguyên nhân tăng do giá tôm thịt trên thế giới và thị trường trong nước tăng, mức tiêu thụ và xuất khẩu tăng. Tôm giống được đánh giá có chất lượng tốt với tỷ lệ nuôi thành công cao, các cơ sở và doanh nghiệp sản xuất tôm giống tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong và thành phố Phan Thiết.

* Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tăng cường; phục hồi hệ sinh thái ven biển, hải đảo gắn với sinh kế của cộng đồng ngư dân; nhân rộng các mô hình đồng quản lý. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiếp tục được quan tâm; đặc biệt thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), tập trung khắc phục tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị Ủy ban Châu Âu (EC), nhất là ngăn chặn tàu cá và ngư dân khai thác bất hợp pháp vùng biển nước ngoài. Từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng phát hiện 03 vụ với 03 thuyền, 01 xuồng máy và 23 lao động bị nước ngoài bắt giữ (trong đó có trường hợp 01 xuồng máy/04 lao động bị bắt giữ trong vùng biển đang tranh chấp giữa Việt Nam với Philipin). Đến ngày 30/11/2022 đã phát hiện và xử phạt 283 vụ vi phạm nguồn lợi thủy sản. Tiếp tục tăng cường công tác tuần tra trên biển, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các tàu cá hoạt động nghề cấm, thuyền nghề giã cào bay hoạt động khai thác sai vùng, sử dụng các phương thức khai thác hủy diệt ngư trường, nguồn lợi thủy sản.

5. Công tác ứng dụng Khoa học công nghệ và khuyến nông vào sản xuất

Theo dõi và tổ chức nghiệm thu các mô hình mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao; đã triển khai thực hiện các mô hình: Trồng thâm canh cây đinh lăng theo liên kết chuỗi với quy mô 3,4 ha; mô hình thâm canh cây thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP theo liên kết chuỗi với quy mô 14 ha; mô hình thâm canh sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP theo liên kết chuỗi với quy mô 14 ha; mô hình thâm canh cây lúa theo phương pháp cải tiến SRI với quy mô 19 ha; mô hình trồng cỏ nuôi bò với quy mô 100 con bò vỗ béo; 9,6 ha cỏ kết hợp hệ thống tưới và 40 tấn cỏ ủ chua với 15 hộ tham gia; mô hình nuôi cá bóp trên biển bằng lồng bè HDPE với quy mô 512 m3 thực hiện tại huyện Phú Quý, tỷ lệ cá sống đạt 98%, trọng lượng bình quân đạt 23 cm/con. Mô hình trang bị máy lọc nước biển trên tàu khai thác hải sản xa bờ với quy mô 4 máy/4 tàu/3 hộ; kết quả mô hình đã giảm được lượng nước ngọt phải chở theo cho mỗi chuyến biển, giảm tải trọng và tăng sức chở của tàu, đồng thời đảm bảo nguồn nước ngọt tại chỗ, liên tục, đạt tiêu chuẩn phục vụ cho nhu cầu sử dụng của ngư dân khi đánh bắt xa bờ, giúp ngư dân tăng thời gian hoạt động trên biển và nâng cao sản lượng khai thác.

6. Phát triển nông thôn mới

Tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí nâng cao, kiểu mẫu; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất, giải quyết cơ bản nhu cầu thiết yếu của người dân nông thôn, góp phần quan trọng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực nông thôn, là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

 Toàn tỉnh triển khai xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, chú trọng đầu tư các công trình hạ tầng cơ bản theo mục tiêu đã đề ra như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, trạm y tế, công trình nước sạch; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào các khâu sản xuất và tổ chức liên kết phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả và bền vững. Triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, sản phẩm, gắn với xây dựng nông thôn mới; trong đó, chú trọng xây dựng mô hình sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ giữa kinh tế hộ gia đình với doanh nghiệp. Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 71/93 xã (chiếm 76,34%), trong đó có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

III. Công nghiệp - xây dựng; đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tư

1. Công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2022 với mức tăng trưởng thấp so với các năm trước đây và có sự chuyển dịch tăng trưởng từ ngành sản xuất và phân phối điện sang ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Trong bối cảnh dịch Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát trên phạm vi cả nước; các Hiệp định thương mại như EVFTA, CPTPP phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh giữ được tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, với tình hình lạm phát gia tăng; ảnh hưởng xung đột giữa Nga và Ukraine; giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao dẫn đến tăng chi phí sản xuất, vận chuyển; nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nước đang có xu hướng giảm dần… đã tác động đến hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12 ước giảm 1,75% so với tháng trước và tăng 16,21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 35,86%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 11,19%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 18,12%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,48%.

Lũy kế năm 2022 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 1,33% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành khai khoáng và công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao (ngành khai khoáng tăng 25,41% do xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía đông, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,07%); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 3,16%; ngành cung cấp nước hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,2%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tháng 12 ước đạt 3.633,68 tỷ đồng, giảm 0,23% so với tháng trước và tăng 16,74% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế năm 2022 ước đạt 39.189,71 tỷ đồng, tăng 9,36% so với cùng kỳ năm trước; trong đó công nghiệp khai khoáng 3.138,12 tỷ đồng, tăng 32,18%; công nghiệp chế biến chế tạo 20.740,11 tỷ đồng, tăng 16,67%; sản xuất và phân phối điện đạt 15.065,68 tỷ đồng, giảm 2,48%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 245,80 tỷ đồng, tăng 4,82%.

Các sản phẩm sản xuất năm 2022 tăng so với cùng kỳ gồm: Đá xây dựng tăng 38,68%; gạch các loại tăng 12,9%; thủy sản đông lạnh tăng 10,04%; thủy sản khô tăng 17,81%; nước mắm tăng 4,19%; hạt điều nhân tăng 33,33%; quần áo may sẵn tăng 21,83%; nước khoáng (không tính nước khoáng tinh khiết) tăng 1,77%; nước máy sản xuất tăng 3,64%; thức ăn gia súc tăng 7,80%; giày, dép các loại tăng 5,56; sơ chế mũ cao su tăng 2,47%. Sản phẩm giảm gồm: Cát sỏi các loại giảm 17,27%; điện sản xuất giảm 19,67%; muối hạt giảm 6,67%; đồ gỗ và các sản phẩm gỗ giảm 6,54%.

* Tình hình xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Sản xuất kinh doanh quý IV/2022 so với quý trước: Qua khảo sát các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến chế tạo cho thấy có 36,36% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2022 tốt hơn quý trước; có 30,3% khó khăn và có 33,33% số doanh nghiệp cho rằng ổn định.

Có 40,35% doanh nghiệp ngoài quốc doanh đánh giá có chiều hướng tốt lên; 33,33% có chiều hướng giữ nguyên và 26,32% có chiều hướng giảm (khó khăn hơn); có 12,5% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đánh giá có chiều hướng tốt lên; 37,5% có chiều hướng giữ nguyên và 50% có chiều hướng giảm (khó khăn hơn); có 100% doanh nghiệp nhà nước đánh giá có chiều hướng giảm.

Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, có 35,09% doanh nghiệp đánh giá do nhu cầu thị trường trong nước thấp; có 14,04% doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường quốc tế thấp; có 15,79% doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh trong nước cao; có 12,28% doanh nghiệp cho rằng do gặp khó khăn về tài chính; có 8,77% doanh nghiệp cho rằng thiếu nguyên nhiên vật liệu; 7,02% doanh nghiệp cho rằng lãi suất vay vốn cao; có 5,26% doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu cao và có 1,75% doanh nghiệp đánh giá lý do chính sách pháp luật của Nhà nước.

Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh quý tiếp theo: Có 78,79% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn, trong đó có 43,94% doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt hơn; có 34,85% doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và có 21,21% dự báo khó khăn hơn.

* Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp (KCN)

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN ổn định, có mặt chuyển biến tiến bộ, đạt kết quả cao hơn năm trước. Nhóm doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng như may mặc, da giày, túi xách, giấy dính cao cấp, gỗ, cơ khí, hải sản, thực phẩm, nhân hạt điều, khoáng sản, vật liệu xây dựng có sự tăng trưởng ổn định, một số doanh nghiệp tuyển thêm lao động để đáp ứng đơn hàng. Các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN đều tăng cao hơn bình quân chung toàn tỉnh.

Doanh thu các doanh nghiệp năm 2022 ước đạt trên 7.760 tỷ đồng tăng 43,3%; kim ngạch xuất khẩu 220 triệu USD tăng 53% so với cùng kỳ; nộp ngân sách trên 120 tỷ đồng, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước. Giải quyết việc làm cho trên 12.000 lao động, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương, tiền thưởng cho người lao động, ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân... không để xảy ra đình công, lãn công và khiếu nại, khiếu kiện đông người. Có 331 lao động của 19 doanh nghiệp được chi hỗ trợ theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ với số tiền là 493,5 triệu đồng.

Sau một thời gian dài ảnh hưởng do dịch Covid-19 nên tiến độ đầu tư hạ tầng trong các KCN vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra. Trong năm có 6 KCN tiếp tục triển khai đầu tư hạ tầng với giá trị 55,26/242,21 tỷ đồng, đạt 22,81% kế hoạch cả năm 2022 (chưa tính giá trị chuẩn bị đầu tư của 2 KCN Sơn Mỹ 1, KCN Tân Đức). Có 66 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh/tổng số 85 dự án còn hiệu lực (gồm 44 dự án có vốn trong nước và 22 dự án có vốn đầu tư nước ngoài).

2. Xây dựng

Năm 2022, ngành xây dựng đã đối mặt với rất nhiều khó khăn từ chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao cho đến thị trường bất động sản gặp vấn đề về huy động vốn; giá hàng hóa thế giới tăng nhanh đối với một số mặt hàng thiết yếu và nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng và do chi phí vận tải gia tăng. Những tháng cuối năm là giai đoạn nước rút cho các dự án hoàn thành đúng tiến độ, đặc biệt các tuyến đường giao thông trọng điểm, cao tốc Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh.

Giá trị sản xuất xây dựng cả năm 2022 (theo giá hiện hành) ước 17.162 tỷ đồng tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước (chiếm tỷ trọng 0,6%) ước đạt 93 tỷ đồng; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 70,7%) ước đạt 12.141 tỷ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 1,8%) ước đạt 315,5 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước; loại hình kinh tế khác (chiếm 26,9%) ước đạt 4.612,5 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị sản xuất ngành xây dựng cả năm 2022 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 9.888,1 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước; công trình nhà ở đạt 3.204,6 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước; công trình nhà không để ở đạt 1.580,9 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước; công trình kỹ thuật dân dụng 4.295,6 tỷ đồng, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 806,9 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị sản xuất ngành xây dựng chia theo loại công trình

(theo giá so sánh 2010)

3. Đầu tư phát triển

Trong năm 2022, tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công, kết quả thực hiện đến cuối năm đạt khá so với kế hoạch. Đến hết tháng 11 năm 2022 đã có 35 dự án có quyết định phê duyệt quyết toán, 2 dự án đang trình thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và 28 dự án hoàn thành nhưng chưa nộp hồ sơ thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý thực hiện tháng 12 năm 2022 ước đạt 531 tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 17,3% so với tháng cùng kỳ năm trước. Dự ước vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý năm 2022 đạt được 4.685 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 96,4% kế hoạch năm 2022. Trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh là 3.988,5 tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 96,2% kế hoạch năm; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện là 616 tỷ đồng, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 98,1% kế hoạch năm; vốn ngân sách nhà nước cấp xã là 80,5 tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 98,8% kế hoạch năm. Vốn cân đối ngân sách tỉnh là 970,2 tỷ đồng; vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu là 1.614 tỷ đồng; vốn nước ngoài (ODA) 92,1 tỷ đồng và vốn xổ số kiến thiết là 1.312,3 tỷ đồng.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện trên địa bàn năm 2022 ước đạt 44.250,2 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó vốn nhà nước đạt 8.757,1 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 19,8% trong tổng số vốn thực hiện; vốn ngoài nhà nước đạt 32.513,1 tỷ đồng tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 73,5% trong tổng số vốn thực hiện; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.979,9 tỷ đồng tăng 45,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 6,7% trong tổng số vốn thực hiện.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn năm 2020-2022

ĐVT: Tỷ đồng

4. Đăng ký kinh doanh

Trong tháng (từ ngày 15/11-14/12/2022), có 110 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 48 đơn vị trực thuộc), tăng 5,77% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký mới 921,30 tỷ đồng, giảm 10,41%; giải thể 36 doanh nghiệp (trong đó có 20 đơn vị trực thuộc), tăng 44% so với cùng kỳ năm trước; tạm ngừng hoạt động 15 doanh nghiệp (trong đó có 01 đơn vị trực thuộc), bằng so với cùng kỳ năm trước; chuyển đổi loại hình 02 doanh nghiệp, giảm 81,82% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 13 doanh nghiệp (trong đó có 04 đơn vị trực thuộc), tăng 8,33% so với cùng kỳ năm trước; đăng ký thay đổi 143 doanh nghiệp (trong đó có 38 đơn vị trực thuộc), giảm 22,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cả năm 2022 (tính đến ngày 14/12/2022), có 1.504 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 645 đơn vị trực thuộc), tăng 53,63% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký 9.142,21 tỷ đồng, tăng 0,26%; có 241 doanh nghiệp hoạt động trở lại (trong đó có 55 đơn vị trực thuộc), tăng 6,17%; tạm ngừng hoạt động 381 doanh nghiệp (trong đó có 76 đơn vị trực thuộc), tăng 37,55%; số doanh nghiệp đăng ký thay đổi 1.519 doanh nghiệp (trong đó có 352 đơn vị trực thuộc), tăng 23,3%; chuyển đổi loại hình 88 doanh nghiệp, tăng 29,41% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp đã giải thể 330 doanh nghiệp (trong đó có 207 đơn vị trực thuộc), tăng 50%.

5. Đăng ký đầu tư

Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không có dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; lũy kế năm 2022 trên địa bàn tỉnh có 18 dự án được cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (giảm 15 dự án so với cùng kỳ năm trước), với tổng diện tích đất 146 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 716 tỷ đồng. Lũy kế từ trước đến nay có 1.607 dự án được cấp phép đầu tư, với tổng diện tích đất 50.105 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 332.726 tỷ đồng.

Trong tháng không có dự án thu hồi; lũy kế năm 2022 có 03 dự án khởi công, 09 dự án thu hồi và không có dự án nào đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được thực hiện, công tác hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm và chú trọng.

IV. Thương mại; du lịch; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải

1. Thương mại, giá cả

Tình hình thương mại năm 2022 có mức tăng trưởng tương đối ổn định; nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, hàng hoá dồi dào, đa dạng. Trong tháng hàng hoá đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất và đời sống người dân, sức mua tăng so với tháng trước. Các cơ sở kinh doanh bắt đầu dự trữ hàng hoá cho Tết Nguyên đán sắp đến; ngoài ra UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch dự trữ hàng hoá thiết yếu bình ổn thị trường, dự kiến mức dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn giá theo kế hoạch của các đơn vị trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 khoảng 357,16 tỷ đồng với nhiều mặt hàng bình ổn tại các đơn vị. Công tác kích cầu tiêu dùng tại địa phương được tăng cường bằng nhiều hình thức như giảm giá, khuyến mãi các mặt hàng tiêu dùng, hàng điệu tử, điện máy... Các ngành dịch vụ tại địa phương tiếp tục có hướng phát triển tốt, các cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng, cơ sở lưu trú và dịch vụ khác có nhiều tín hiệu khả quan và tiếp tục phát triển. Riêng mặt hàng xăng dầu trong tháng có điều chỉnh giảm giá bán so với tháng trước, giảm bớt áp lực, chi phí cho các đơn vị vận tải.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt  đạt 7.256,2 tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 30,26% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 4.998,8 tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 11,71% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các nhóm ngành hàng tăng so với tháng trước; nhóm lương thực, thực phẩm dự ước đạt 2.530,1 tỷ đồng, tăng 1,83% so với tháng trước và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình dự ước 427 tỷ đồng tăng 1,68% so với tháng trước và tăng 13,39% so với cùng kỳ năm trước; gỗ vật liệu xây dựng dự ước đạt 300,5 tỷ đồng, tăng 1,95% so với tháng trước và tăng 16,43% so với cùng kỳ năm trước và nhóm hàng hoá khác dự ước đạt 238,2 tỷ đồng, tăng 1,85% so với tháng trước và tăng 12,98% so với cùng kỳ năm trước.

Ước cả năm 2022 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 74.400 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 52.000 tỷ đồng, tăng 15,04%; doanh thu các ngành dịch vụ đạt 22.400 tỷ đồng, tăng 56,97%.

* Công tác quản lý thị trường: Công tác quản lý thị trường được tăng cường trong đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Tiếp tục kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và vi phạm an toàn thực phẩm góp phần ổn định thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão. Trong tháng 11/2022, đã kiểm tra 35 vụ, phát hiện và xử lý 06 vụ vi phạm (trong đó 02 vụ hàng nhập lậu, 02 vụ vi phạm trong kinh doanh, 02 vụ vi phạm khác) và thu nộp ngân sách Nhà nước 53,2 triệu đồng. Luỹ kế 11 tháng năm 2022 đã kiểm tra 650 vụ, phát hiện và xử lý 235 vụ vi phạm (trong đó 03 vụ hàng cấm, 103 vụ hàng nhập lậu, 01 vụ vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng và sở hữu trí tuệ, 02 vụ vi phạm về đầu cơ, găm hàng và sai phạm trong lĩnh vực giá, 49 vụ vi phạm trong kinh doanh và 77 vụ vi phạm khác); xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 4.336,1 triệu đồng.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2022 giảm 0,08% so với tháng trước tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước; CPI bình quân 12 tháng năm 2022 tăng 3,61% so với cùng kỳ năm trước.

So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,67%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,39%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,38%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,29%; may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,28%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,26%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,19%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; bưu chính viễn thông tăng 0,01%; giáo dục tăng 0,01%. Có 01 nhóm hàng giảm giá: Giao thông giảm 3,09%.

2. Hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch trong năm phục hồi nhanh (chủ yếu quý III) nhưng không đồng đều giữa khách trong nước và khách quốc tế, lượng khách đến tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước (chủ yếu khách nội địa). Hoạt động lữ hành tiếp tục tăng trưởng, các tour du lịch phục vụ du khách ngày càng tăng; các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ khác hoạt động ổn định, tăng so với năm trước; các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống luôn mở cửa phục vụ cho người dân địa phương và du khách, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, niêm yết giá bán, tuân thủ theo quy định của cơ quan quản lý.

Lượng khách du lịch trong tháng ước đạt 602,2 ngàn lượt khách, tăng 4,05% so tháng trước và tăng 75,9 lần so với cùng kỳ năm trước; ngày khách phục vụ ước đạt 1.117,2 ngàn ngày khách, tăng 4,3% so với tháng trước và tăng 60,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Ước cả năm 2022 lượt khách du lịch đạt 5.720,2 ngàn lượt khách, tăng 3,2 lần so với cùng kỳ năm trước, ngày khách du lịch ước đạt 10.275,5 ngàn ngày khách, tăng 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu từ hoạt động du lịch trong tháng ước đạt 1.555,7 tỷ đồng, tăng 4,21% so với tháng trước và tăng 28 lần so với cùng kỳ năm trước. Dự ước năm 2022 đạt 13.680,3 tỷ đồng, tăng 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước.

 * Tình hình khách quốc tế: Trong tháng ước đạt 13,8 ngàn lượt khách, tăng 5,26% so với tháng trước và tăng 16,8 lần so với cùng kỳ năm trước; ngày khách phục vụ dự ước đạt 55,4 ngàn ngày khách, tăng 5,4% so với tháng trước và tăng 19,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Năm 2022 dự ước lượng khách quốc tế đạt 87,7 ngàn lượt khách, tăng 3,8 lần so với cùng kỳ năm trước; ngày khách phục vụ ước đạt 346,6 ngàn ngày khách tăng 3,9 lần so với cùng kỳ năm trước.

3. Xuất, nhập khẩu

Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh năm 2022 tăng trưởng khá tốt; tuy nhiên sự tăng trưởng giữa các nhóm hàng không đồng đều, trong khi nhóm hàng thủy sản và hàng hóa khác tăng trưởng khá cao do nhu cầu tiêu thụ của thị trường nước ngoài thì nhóm hàng nông sản lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 71,37 triệu USD, tăng 6,89% so với tháng trước và giảm 5,11% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2022 ước đạt 775,9 triệu USD, tăng 23,09% so với cùng kỳ năm trước; trong đó nhóm hàng thủy sản đạt 245,88 triệu USD, tăng 42,45%; nhóm hàng nông sản đạt 14,77 triệu USD, giảm 19,47%; nhóm hàng hóa khác đạt 515,25 triệu USD, tăng 17,26%.

+ Xuất khẩu trực tiếp năm 2022 ước đạt 767,63 triệu USD, tăng 23,24% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất sang thị trường Châu Á ước đạt 503,98 triệu USD, tăng 23,17% (xuất đi các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippin). Xuất sang thị trường Châu Âu đạt 80,34 triệu USD, tăng 22,38% cùng kỳ năm trước (xuất đi các nước như Anh, Italia, Đan Mạch, Bỉ, Đức, Hà Lan). Xuất sang thị trường Châu Mỹ đạt 177,07 triệu USD, tăng 23,78% cùng kỳ năm trước (xuất đi các nước như Mỹ, Canada, Belizo).

Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như tôm thẻ chân trắng xuất đi Mỹ, Nhật, Đức, Anh. Mực tươi đông lạnh xuất đi Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ. Thủy sản khác các loại xuất đi Nhật Bản, Côlômbia, Mỹ, Đan Mạch. Các loại quặng xuất đi Trung Quốc. Các sản phẩm may mặc xuất đi Nhật Bản. Giày dép các loại xuất đi Mỹ, Hà Lan, Canada, Italia.

+ Ủy thác xuất khẩu năm 2022 ước đạt 8,27 triệu USD, tăng 10,65% so với cùng kỳ năm trước.

- Nhập khẩu trong tháng ước đạt 113,79 triệu USD, giảm 8,73% so với tháng trước và tăng 60,89% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2022 ước đạt 1.341,93 triệu USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu để sản xuất như hàng thủy sản, nguyên liệu dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, giấy các loại, thức ăn gia súc,.... Tỷ trọng một số mặt hàng chủ yếu như: Hàng thủy sản chiếm 12,83% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu; nguyên liệu dệt may, da giày chiếm 12,32%; nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chiếm 71,14%.

4. Hoạt động vận tải

Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ và đường biển có chuyển biến tốt, hoạt động thường xuyên và tăng vào những tháng cuối năm do nhu cầu du lịch, nghĩ dưỡng dịp cuối năm. Hoạt động vận chuyển hành khách các tuyến liên tỉnh và nội tỉnh được đảm bảo. Hoạt động vận tải hàng hóa ổn định đáp ứng được nhu cầu vận chuyển những tháng cuối năm được thông suốt. Riêng mặt hàng xăng dầu trong năm có nhiều biến động đã tạo áp lực không nhỏ cho ngành vận tải.

- Vận tải hành khách:

+ Ước tháng 12 vận chuyển 865,81 nghìn hành khách, tăng 6,75% so với tháng trước và tăng gấp 3,25 lần so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 82,88 triệu hk.km, tăng 8,9% so với tháng trước và tăng 10,57 lần so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế năm 2022 vận chuyển 13.794,38 nghìn hành khách, tăng 73,97% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 955,43 triệu hk.km, tăng 2,69 lần so cùng kỳ năm trước.

 + Xét theo lĩnh vực, tháng 12 vận chuyển hành khách đường bộ đạt 834,56 nghìn hành khách, tăng 6,90% so với tháng trước và tăng gấp 3,15 lần so với cùng kỳ năm trước; lũy kế năm 2022 đạt 13.410,51 nghìn hành khách, tăng 70,27% so với năm cùng kỳ năm trước. Vận chuyển hành khách đường sắt đạt 20,43 nghìn hành khách, tăng 2,41% so với tháng trước; luỹ kế năm 2022 đạt 210,25 nghìn hành khách. Vận chuyển hành khách đường thủy đạt 10,82 nghìn hành khách, tăng 3,76% so với tháng trước và tăng 10,30 lần so với cùng kỳ năm trước; luỹ kế năm 2022 đạt 173,62 nghìn hành khách, tăng 3,27 lần so với cùng kỳ năm trước. Luân chuyển hành khách đường bộ đạt 69,43 triệu hk.km, tăng 9,86% so với tháng trước và tăng gấp 8,99 lần so với cùng kỳ; luỹ kế năm 2022 đạt 820,53 triệu hk.km, tăng 2,35 lần so với cùng kỳ năm trước. Luân chuyển hành khách đường sắt đạt 12.500 nghìn hk.km, tăng 4,45% so với tháng trước; luỹ kế năm 2022 đạt 118.930,29 nghìn hành khách.km. Luân chuyển hành khách đường thủy đạt 943,23 nghìn hk.km, tăng 0,93% so với tháng trước và tăng gấp 8,14 lần so với cùng kỳ năm trước; luỹ kế năm 2022 đạt 15,97 triệu hk.km, tăng 2,77 lần so với cùng kỳ năm trước.

Khối lượng vận tải hành khách qua các năm

Vận chuyển                                                                   Luân chuyển

- Vận tải hàng hoá:

+ Ước tháng 12 vận chuyển hàng hoá đạt 475,71 nghìn tấn, tăng 7% so với tháng trước và tăng gấp 2,88 lần so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển hàng hoá đạt 39,07 triệu tấn.km, tăng 2,53% so với tháng trước và gấp 3,18 lần so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế năm 2022 đã vận chuyển 6.550,81 nghìn tấn hàng hoá, tăng 41,91% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển hàng hoá đạt 506,86 triệu tấn.km, tăng 96,52% so với cùng kỳ năm trước.

+ Xét theo lĩnh vực, tháng 12 vận chuyển hàng hoá đường bộ đạt 469,23 nghìn tấn, tăng 7,07% so với tháng trước và tăng gấp 2,85 lần so với cùng kỳ năm trước; luỹ kế năm 2022 đạt 6.478,34 nghìn tấn, tăng 40,51% so với cùng kỳ năm trước. Vận chuyển hàng hoá đường sắt đạt 5,38 nghìn tấn, tăng 2,26% so với tháng trước; luỹ kế năm 2022 đạt 62,28 nghìn tấn. Vận chuyển hàng hoá đường thủy đạt 1,11 nghìn tấn, tăng 3,07% so với tháng trước, tăng 3,07% so với cùng kỳ năm trước; luỹ kế năm 2022 đạt 10,18 nghìn tấn, tăng 88,10% so với cùng kỳ năm trước. Luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 34,99 triệu tấn.km, tăng 1,96% so với tháng trước và tăng gấp 2,85 lần so với cùng kỳ năm trước; luỹ kế năm 2022 đạt 456,54 triệu tấn.km, tăng 77,44% so với cùng kỳ năm trước. Luân chuyển hàng hoá đường sắt đạt 3.965,52 nghìn tấn.km, tăng 7,76% so với tháng trước; luỹ kế năm 2022 đạt 49.211,96 nghìn tấn.km. Luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 119,90 nghìn tấn.km, tăng 3,09% so với tháng trước, tăng 2,9 lần so với cùng kỳ năm trước; luỹ kế năm 2022 đạt 1.101,80 nghìn tấn.km, tăng 76,95% so với cùng kỳ năm trước.

Khối lượng vận tải hàng hóa qua các năm

Vận chuyển                                                                   Luân chuyển

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi tháng 12 ước đạt 195,30 tỷ đồng, tăng 6,17% so với tháng trước và tăng gấp 3,51 lần so với cùng kỳ năm trước. Quý 4/2022 ước đạt 575,5 tỷ đồng, tăng 4,12 lần so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế  năm 2022 ước đạt 2.275,5 tỷ đồng, tăng 2,19 lần so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh thu vận tải hành khách ước đạt 1.000,09 tỷ đồng, tăng 3,05 lần; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 1.147,51 tỷ đồng, tăng 69,28%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 123,33 tỷ đồng, tăng 4,11 lần; doanh thu bưu chính, chuyển phát ước đạt 4,87 tỷ đồng.

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Cảng quốc tế Vĩnh Tân tháng 11 năm 2022 đạt 124,0 ngàn tấn, trong đó xuất cảng 51,54 ngàn tấn (tro bay, muối xá…); nhập cảng 72,46 ngàn tấn (muối xá, xi măng). Tháng 12 năm 2022 ước đạt 115.000 tấn; lũy kế khối lượng hàng hóa vận chuyển qua cảng năm 2022 đạt 1.321,65 ngàn tấn. Loại hàng hóa chủ yếu là muối xá, quặng ilmenite, tro bay, xi măng…

V. Thu, chi ngân sách; hoạt động tín dụng

1. Thu, chi ngân sách

Ước thu ngân sách cả năm 2022 đạt 10.984,92 tỷ đồng, đạt 129,42% dự toán năm và giảm 6,76% so với cùng kỳ năm trước; trong đó thu nội địa 10.002,01 tỷ đồng, đạt 139,15% dự toán năm, giảm 1,25%. Trong tổng thu ngân sách gồm: Thu thuế, phí và thu khác 8.672,68 tỷ đồng, đạt 146,80% dự toán năm, tăng 3,21%; thu tiền nhà, đất 1.329,34 tỷ đồng, đạt 103,85% dự toán năm, giảm 22,96% (trong đó thu tiền sử dụng đất 1.004,46 tỷ đồng, đạt 91,31% dự toán năm, giảm 31,71% so với cùng kỳ năm trước); thu thuế xuất nhập khẩu 982,91 tỷ đồng, đạt 75,61% dự toán năm và giảm 40,55%. Riêng khối huyện, thị xã, thành phố kết quả thu cả năm 2022: có 10/10 huyện, thị xã, thành phố thu ngân sách đạt và vượt dự toán năm; 8/10 huyện, thị xã, thành phố thu ngân sách tăng so với cùng kỳ năm trước.

Dự ước các khoản thu cả năm 2022 tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước như sau: Thu từ doanh nghiệp nhà nước 1.474,27 tỷ đồng (giảm 4,74%), thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 886,37 tỷ đồng (giảm 34,16%), thu ngoài quốc doanh 1.837,87 tỷ đồng (giảm 3,39%), thuế thu nhập cá nhân 1.251,06 tỷ đồng (tăng 63,96%), thuế bảo vệ môi trường 354,72 tỷ đồng (giảm 31,63%); lệ phí trước bạ 532,84 tỷ đồng (tăng 65,18%); thu từ các loại phí, lệ phí 173,21 tỷ đồng (giảm 34,37%); thu khác ngân sách 363,29 tỷ đồng (tăng 25,98%); thu xổ số kiến thiết 1.694 tỷ đồng (tăng 31,68%); thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 87,62 tỷ đồng (giảm 40,32%); thu tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 19,63 tỷ đồng (tăng 41,06%), thu tiền thuê mặt đất, mặt nước 305,03 tỷ đồng (tăng 28,18%); thu tiền sử dụng đất 1.004,46 tỷ đồng (giảm 31,71%) và thu thuế xuất nhập khẩu đạt 982,91 tỷ đồng (giảm 40,55%).

Chi ngân sách đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi lương và hoạt động thường xuyên của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, chi đầu tư phát triển; chi cho các nhiệm vụ trọng tâm; chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tổng chi ước cả năm 2022 đạt 15.740,1 tỷ đồng; Chi ngân sách nhà nước ước đạt 11.600,46 tỷ đồng, trong đó đầu tư phát triển 5.376,21 tỷ đồng, chi thường xuyên 6.223,46 tỷ đồng.

2. Hoạt động tín dụng

Đến 30/11/2022, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 78.498,2 tỷ đồng, tăng 5,8% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 5,14%). Trong đó dư nợ cho vay bằng VND đạt 77.157,5 tỷ đồng, chiếm 98,3% tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 47.293,3 tỷ đồng, chiếm 60,25% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay phân theo các mức lãi suất: lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng 6%/năm chiếm khoảng 2,1% tổng dư nợ, lãi suất từ 6-7%/năm chiếm khoảng 2,8% tổng dư nợ, lãi suất trong khoảng 7-9%/năm chiếm 26% tổng dư nợ; lãi suất từ 9-12%/năm chiếm khoảng 53,7% tổng dư nợ, lãi suất trên 12%/năm chiếm khoảng 15,4% tổng dư nợ. Ước đến 31/12/2022, tổng dư nợ đạt là 79.388 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm.

Từ ngày 25/10/2022, lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 4,6-6%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng là 5,7-10,3%/năm; kỳ hạn từ trên 12 tháng trở lên là 6,2-10,5%/năm; lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 5,5%/năm (riêng Quỹ tín dụng nhân dân là 6,5%/năm), các lĩnh vực khác từ 8,5-12%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 9,8-14,5%/năm.

Vốn huy động ước đến 30/11/2022 đạt 52.754,5 tỷ đồng, tăng 7,79% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 13,38%). Ước đến 31/12/2022, nguồn vốn huy động đạt 53.837 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Đến 30/11/2022, nợ xấu (nội bảng) trên địa bàn là 851 tỷ đồng, chiếm 1,11% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng 0,27% so với đầu năm.

Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên gắn với thực hiện các chính sách của trung ương và địa phương, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 43.014 tỷ đồng, chiếm 54,8% tổng dư nợ; dư nợ cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao đạt 292 tỷ đồng, chiếm 0,37% tổng dư nợ; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 538 tỷ đồng, chiếm 0,68% tổng dư nợ; dư nợ cho vay vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 17.140 tỷ đồng, chiếm 21,83% tổng dư nợ.

Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP: Dư nợ (nội bảng) 98,9 tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 31 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 66,8 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 1,2 tỷ đồng). Nợ xấu (nội bảng) là 5,61 tỷ đồng/2 tàu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 23,7 tỷ đồng/26 tàu, nợ ngoại bảng là 823,4 tỷ đồng/81 tàu. Các đối tượng chính sách vay theo các chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ cho vay đạt 3.838,7 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đạt 132,6 tỷ đồng/353 hộ; dư nợ cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 5,5 tỷ đồng, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến là 15,3 tỷ đồng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.

Đến 30/11/2022, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 193 tỷ đồng/446 khách hàng; lũy kế giá trị nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 23/01/2020 đến 30/11/2022 là 2.903 tỷ đồng/14.910 khách hàng; Miễn, giảm, hạ lãi suất cho khách hàng với tổng số tiền 161,69 tỷ đồng, trong đó miễn, giảm lãi là 5,86 tỷ đồng, hạ lãi suất cho vay với số tiền lãi đã hạ là 155,83 tỷ đồng; Cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với lãi suất thấp hơn so với trước khi dịch bệnh xảy ra với doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến 30/11/2022 là 76.079 tỷ đồng/102.934 khách hàng.

Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động được vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (thực hiện đến 31/3/2022) đến thời điểm 30/11/2022, dư nợ là 21,7 tỷ đồng/3 doanh nghiệp.

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 16/8/2022 về việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN. Kết quả thực hiện đến ngày  30/11/2022, doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất là 149.715 triệu đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất là 57.856 triệu đồng, số khách hàng được hỗ trợ lãi suất là 12 khách hàng, số tiền đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng là 219 triệu đồng.

Doanh số mua bán ngoại tệ trong năm 2022 đạt 544 triệu USD, doanh số chi trả kiều hối đạt 156 triệu USD. Đến 30/11/2022, trên địa bàn có 201 máy ATM, tăng 14 máy so với đầu năm và 1.631 máy POS, tăng 49 máy so với đầu năm. Các máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Đã tích cực triển khai chuyển đổi số, đến nay tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán đang còn hoạt động tại các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn khoảng trên 77%. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.

VI. Lĩnh vực Văn hoá - Xã hội

1. Hoạt động văn hóa - Thể dục thể thao

1.1. Hoạt động văn hóa

- Hoạt động tuyên truyền, cổ động: Tập trung tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ, tết của quê hương, đất nước: Tuyên truyền kỷ niệm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Tây Bắc 1952; 92 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam; 76 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; 50 năm Ngày ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; tuyên truyền phòng, chống ma túy, phòng ngừa, đấu tranh đối với hành vi vi phạm về pháo, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022…. Tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Bình Thuận.

- Hoạt động văn nghệ: Đã biểu diễn 42 buổi văn nghệ tuyên truyền và chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân. Tổ chức chung kết Liên hoan “Tiếng hát Học sinh - Sinh viên” tỉnh Bình Thuận lần thứ I năm 2022…

- Hoạt động thư viện: Trong tháng cấp mới 28 thẻ, phục vụ 225.790 lượt bạn đọc; luân chuyển 20.882 lượt sách, tài liệu; sưu tầm 95 tin, bài thông tin tư liệu Bình Thuận; trưng bày giới thiệu 20 bản sách mới trên website, 300 tài liệu tuyên truyền. Lũy kế năm 2022 đã cấp mới 905 thẻ, phục vụ 2.500.328 lượt bạn đọc; luân chuyển 2.045.152 lượt sách, tài liệu; sưu tầm 1.497 tin, bài thông tin tư liệu Bình Thuận; trưng bày giới thiệu 207 bản sách mới trên website, 3.185 tài liệu tuyên truyền.

- Hoạt động bảo tồn, bảo tàng: Trong tháng đã đón 23.903 lượt khách (528 lượt khách quốc tế). Lũy kế 11 tháng năm 2022 đón 253.115 lượt khách (2.078 lượt khách quốc tế).

1.2. Hoạt động thể thao

Trong năm đã tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao các cấp và Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Bình Thuận lần thứ IX năm 2022, cụ thể có 123/124 xã, phường, thị trấn tổ chức Đại hội (đạt 99,2%); có 10/10 địa phương tổ chức Đại hội; Đại hội thể dục thể thao tỉnh Bình Thuận lần thứ IX năm 2022, có 41 đơn vị với 1.628 vận động viên tham gia thi đấu 16 môn và chia làm 02 giai đoạn; thành phố Phan Thiết là đơn vị dẫn đầu về thành tích tại Đại hội với 94 huy chương (35 huy chương vàng, 31 huy chương bạc, 28 huy chương đồng).

Thể thao thành tích cao: Trong tháng cử đội tuyển Bóng rổ Nam, Bóng rổ Nữ, Karate tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022. Lũy kế 11 tháng năm 2022 tổng số huy chương đạt được 208 huy chương (59 huy chương vàng; 49 huy chương bạc; 101 huy chương đồng).

2. Giáo dục và Đào tạo

Trong tháng, tiếp tục tăng cường triển khai kế hoạch trường học an toàn, đẩy mạnh hiệu quả công tác giáo dục thể chất, y tế trường học để thích ứng với tình hình dịch Covid-19, thiên tai và các dịch bệnh truyền nhiễm khác, nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục.

Tiếp tục duy trì tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi (với 10/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, 124/124 đơn vị cấp xã đạt chuẩn). Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 (có 122 xã, phường, thị trấn đạt Mức độ 3, đạt 98,38%; 01 xã, phường, thị trấn đạt Mức độ 2, đạt 0,81%; 01 xã, phường, thị trấn đạt Mức độ 1, đạt 0,81%). Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt mức độ 1.

Trường đạt chuẩn quốc gia: Tính đến thời điểm tháng 12, toàn tỉnh có 275/536 trường chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 51,3%; trong đó Mầm non có 52/142 trường (36,62%), Tiểu học có 129/238 trường (54,20%), THCS có 80/130 trường (61,54%), THPT có 14/26 trường (53,85%). Như vậy, theo chỉ tiêu được giao trong năm 2022, đến thời điểm báo cáo, có 03/09 trường đã có quyết định là trường đạt chuẩn quốc gia.

3. Y tế

Trong tháng (từ ngày 15/11-14/12/2022), toàn tỉnh có 1.447 cas mắc sốt xuất huyết, không có cas tử vong; lũy kế năm 2022 (đến ngày 14/12/2022) toàn tỉnh có 11.026 cas mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 5,3 lần so với cùng kỳ năm trước, có 06 trường hợp tử vong, số ca mắc cao tại các huyện: Tánh Linh (2.530 ca), Hàm Thuận Nam (1.667 ca), Bắc Bình (1.482 ca). Bệnh tay chân miệng có 27 cas mắc, lũy kế năm 2022 có 832 ca mắc, có 01 trường hợp tử vong (tại Phan Thiết).

Số bệnh nhân mắc bệnh phong: Trong tháng không có bệnh nhân mới và không có bệnh nhân phong mới tàn tật độ II. Luỹ kế năm 2022 có 04 bệnh nhân mắc bệnh phong, 386 bệnh nhân phong đang quản lý và 01 bệnh nhân phong mới bị tàn tật độ II.

Bệnh dại: Trong tháng không có xảy ra bệnh dại và tử vong. Lũy kế năm 2022, toàn tỉnh ghi nhận 02 trường hợp mắc bệnh dại và 02 ca tử vong do dại.

Công tác phòng chống lao: Có 750 tổng số lượt khám, số bệnh nhân thu dung điều trị 226 ca và 116 ca bệnh nhân lao phổi AFB(+). Lũy kế năm 2022 có 1.645 tổng số lượt khám, số bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới 955 ca.

Số nhiễm HIV: Trong tháng có 10 ca nhiễm mới, không có ca nhiễm chuyển sang AIDS và không có ca tử vong. Luỹ kế năm 2022 có 73 ca nhiễm HIV mới, 18 ca nhiễm đã chuyển sang AIDS, 05 ca tử vong. Lũy kế từ trước đến nay có 1.732 ca nhiễm HIV, số ca nhiễm đã chuyển sang AIDS 1.104 và 541 ca tử vong.

Công tác phòng, chống dịch bệnh đã triển khai đồng bộ các hoạt động giám sát, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, các ca bệnh được quản lý chặt chẽ, cập nhật kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch. Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết Dengue... Tình hình dịch cúm A H5N1, H7N9, Ebola, Zika; phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người, bệnh đậu mùa khỉ; tiếp tục tăng cường triển khai xử lý các ổ dịch Covid-19 theo quy định.

Trong tháng không có xảy ra ngộ độc thực phẩm; các bệnh viện, các đơn vị điều trị chủ động thực hiện tốt công tác thường trực, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; thực hiện đầy đủ các quy định chuyên môn của Bộ Y tế; tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng, chống dịch và công tác khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn. Trong tháng, số lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh 72.633 lượt, số bệnh điều trị nội trú 11.548 số bệnh nhân chuyển viện 853, số bệnh nhân tử vong 40. Công suất sử dụng giường bệnh tại các tuyến đạt từ 86% đến 136,4%.

Công tác chống dịch Covid-19 tiếp tục triển khai thực hiện. Tính từ ngày 27/4/2021 đến 18 giờ ngày 22/12/2022, toàn tỉnh đã ghi nhận 53.901 ca mắc Covid-19 (Phan Thiết 9.146, Tánh Linh 8.965, Hàm Thuận Bắc 6.493, Hàm Thuận Nam 6.250, Tuy Phong 5.138, La Gi 4.334, Hàm Tân 4.313, Đức Linh 3.685, Phú Quý 2.796, Bắc Bình 2.736). Trong đó có 43 ca đang được điều trị tại cơ sở y tế, 53.403 ca đã điều trị khỏi và xuất viện, 484 ca tử vong (29 ca tử vong ngoài tỉnh). Có 902.752 người đã tiêm vắc xin mũi 1 (100%); 902.752 người tiêm vắc xin mũi 2 (100%); 522.152/762.532 tiêm vắc xin mũi 3 (68,5%) và 115.468/117.800 tiêm vắc xin mũi 4. Tiêm nhắc lần 1 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi (mũi 3): 57.701 (47,5%). Tiêm cho trẻ từ 05 đến 11 tuổi: 108.617 mũi 1 (85,6%); 75.989 mũi 2 (59,98%).

4. Khoa học - Công nghệ; Bưu chính, viễn thông

Hoạt động khoa học và công nghệ tiếp tục được chú trọng. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện theo cơ chế đặt hàng, có cam kết ứng dụng kết quả nghiên cứu ngay từ thời điểm tham gia tuyển chọn. Công tác nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiếp tục được triển khai; các hoạt động quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt.

Hạ tầng bưu chính, mạng viễn thông tiếp tục được phát triển mở rộng; đảm bảo an toàn mạng lưới thông tin, thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, người dân và các tổ chức, doanh nghiệp. Hệ thống truyền dẫn cáp quang, mạng internet băng rộng di động 3G, 4G và cố định đã phủ đến 100% các xã, phường, thị trấn. Mạng lưới phục vụ bưu chính, viễn thông với 1.270 cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, đạt bán kính phục vụ bình quân là 1,4 km/cơ sở. Tổng số thuê bao điện thoại ước đạt 1.870.250 thuê bao, mật độ 149 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao Internet các loại 175.000 thuê bao; tỷ lệ người sử dụng Internet (quy đổi) đạt 70%.

Chương trình chuyển đổi số được quan tâm triển khai, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện “Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số” trên địa bàn tỉnh. Triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng trang thông tin điện tử về chuyển đổi số của tỉnh; xây dựng kế hoạch thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

5. Lao động - xã hội

Ước cả năm 2022, toàn tỉnh giải quyết việc làm 22.224 lao động, đạt 111,21% so kế hoạch, tăng 38,9% so với cùng kỳ năm trước; cho vay vốn giải quyết việc làm cho 5.341 lao động, gấp 3,8 lần so với kế hoạch. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới và đào tạo nghề nghiệp cho 17.930 người, tăng 79,30% so với kế hoạch và tăng 2,44 lần so với cùng kỳ năm trước. Vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa 9,91 tỷ đồng, tăng 65,2% so với kế hoạch năm và tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh vận động 2,035 tỷ đồng tăng 1,75% so kế hoạch năm và giảm 0,78% so với cùng kỳ năm trước.

Toàn tỉnh có 3.021 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (trong đó quản lý, giáo dục, lao động trị liệu và chăm sóc sức khỏe tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh là 392/4 nữ; tự điều trị bằng thuốc thay thế Methadone tại cơ sở y tế 612 người; 1.839 đang được các ban, ngành, đoàn thể ở nơi cư trú quản lý giáo dục; quản lý trong trại tạm giam, nhà tạm giữ 178 người ). Có 111/124 xã, phường, thị trấn có người sử dụng trái phép chất ma tuý, chiếm 89,52% số xã, phường, thị trấn.

Chính sách an sinh xã hội được bảo đảm. Toàn tỉnh có 41.085 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, 918 đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập. Việc chi trả trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội kịp thời, đảm bảo chế độ theo quy định, đã giải quyết cho 1.268 hộ nghèo vay 64.689 triệu đồng; cho 1.947 hộ cận nghèo vay 99.992 triệu đồng, 3.460 hộ mới thoát nghèo vay 167.907 triệu đồng để đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cấp 22.599 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo và 40.120 thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo để khám, chữa bệnh; thực hiện đảm bảo việc miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Từ nguồn vận động Quỹ “Vì người nghèo” được 13,574 tỷ đồng, đạt 142,9%; hỗ trợ xây dựng mới 20 căn nhà ở và sửa chữa 20 căn nhà ở cho hộ nghèo. Tổ chức đưa 461 người có công đi điều dưỡng tập trung tại Đà Lạt và Bến Tre, 152 người có công đi tham quan miền Bắc; điều dưỡng tại nhà cho 2.264.người có công theo quy định.

* Thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19:

- Chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19([2]): Đã hỗ trợ cho 7.916 lượt đơn vị, 257.825 lượt đối tượng với kinh phí 350.093 triệu đồng (số liệu được cộng dồn từ năm 2021 đến nay).

- Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động năm 2022: Thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đã hỗ trợ cho 331 lao động/19 doanh nghiệp/493,5 triệu đồng.

6. Hoạt động bảo hiểm

Tính đến ngày 30/11/2022 toàn tỉnh có 97.045 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước; có 88.386 người tham gia BHTN, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước; số người tham gia BHXH tự nguyện 10.216 người, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước; số người tham gia BHYT 1.034.540 người (bao gồm thẻ BHYT của thân nhân do Bộ Quốc phòng cung cấp là 11.371 người), tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ bao phủ BHYT chung toàn tỉnh ước đạt 93,4% dân số.

Đến hết tháng 11/2022, toàn tỉnh có 247.119 em học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 99,7%. Trong đó có 209.776 em tham gia tại trường học, có 37.332 em tham gia theo nhóm khác (hộ nghèo, cận nghèo,…), còn 632 em chưa tham gia BHYT, chiếm tỷ lệ 0,3%, chủ yếu là HSSV tham gia có thời hạn ngắn (3 tháng, 6 tháng) hết hạn thẻ chưa tham gia lại, người dân tộc thiểu số không còn được ngân sách đóng BHYT theo Quyết định số 861/QĐ-TTg.

Đã xét duyệt, giải quyết cho 59.082 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó hưởng các chế độ BHXH dài hạn 947 lượt người; hưởng trợ cấp thất nghiệp 10.117 người; hưởng trợ cấp BHXH một lần 11.686 lượt người; hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức-phục hồi sức khỏe 36.332 lượt người.

Tổng số đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng tính đến hết tháng 11/2022 là 17.510 người. Tính đến ngày 30/11/2022, tổng số thu 2.365,565 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 177,041 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

7. Tai nạn giao thông

Trong tháng (từ ngày 15/11-14/12/2022), xảy ra 20 vụ tai nạn giao thông (trong đó có 01 vụ đường sắt), giảm 02 vụ so với tháng trước và giảm 01 vụ so với cùng kỳ năm trước; số người bị thương 11 người, bằng so với tháng trước và giảm 10 người so với cùng kỳ năm trước; số người chết 14 người (trong đó đường sắt có 01 người), giảm 02 người so với tháng trước và tăng 07 người so với cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế năm 2022 đã xảy ra 251 vụ (trong đó có 08 vụ đường sắt), so với cùng kỳ năm trước giảm 07 vụ; số người bị thương 133 người (trong đó đường sắt 01 người) giảm 24 người so với cùng kỳ năm trước; số người chết 176 người (trong đó đường sắt 07 người), so với cùng kỳ năm trước tăng 23 người.

Trong năm 2022, không xảy ra vụ tai nạn giao thông nào đặc biệt nghiêm trọng. Số vụ giảm 3,09% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu xảy ra trên quốc lộ 1A, đường bộ, ở khu vực ngoài đô thị, nguyên nhân của các vụ tai nạn trên là do người tham gia giao thông phóng nhanh vượt ẩu, qua đường không quan sát, có rượu bia khi tham gia giao thông.

8. Thiên tai, cháy nổ, vi phạm môi trường

- Thiên tai: Trong tháng xảy ra 01 vụ thiên tai do mưa lớn kéo dài kèm theo gió lốc giật mạnh xảy ra tại huyện Đức Linh gây thiệt hại làm tốc mái, hư hỏng 02 căn nhà; diện tích lúa bị ngập lụt gồm 40 ha đang trổ; 03 ha rau màu các loại bị ngả đổ, hư hỏng; ước thiệt hại 300 triệu đồng. Lũy kế năm 2022 đã xảy ra 41 vụ thiên tai, ước tổng giá trị thiệt hại ban đầu 24.456,6 triệu đồng.

- Cháy nổ: Trong tháng xảy ra 06 vụ cháy (giảm 02 vụ với cùng kỳ năm trước), không xảy ra vụ nổ, ước giá trị thiệt hại 257,2 triệu đồng. Lũy kế năm 2022 đã xảy ra 33 vụ cháy (giảm 21 vụ so với cùng kỳ năm trước), thiệt hại 3.939 triệu đồng.

- Vi phạm môi trường: Trong tháng đã phát hiện 02 vụ (tương đương với cùng kỳ năm trước); đã xử phạt 1.467,06 triệu đồng (các hành vi về bảo vệ môi trường: Xả nước thải vượt quy định, không có công trình xử lý chất thải; về đất đai sử dụng sai mục đích). Lũy kế năm 2022 đã xảy ra 33 vụ (tăng 04 vụ so với cùng kỳ năm trước), thiệt hại 5.679,29 triệu đồng.

* Đánh giá chung:

Năm 2022, nền kinh tế của tỉnh đã phục hồi khá mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, nhiều ngành kinh tế đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao .

Sản xuất nông nghiệp duy trì ổn định; diện tích gieo trồng cây ngắn ngày, số lượng gia súc, gia cầm, sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản tăng so với cùng kỳ năm trước. Công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, quản lý bảo vệ rừng, nguồn lợi thủy sản được triển khai tích cực. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục tập trung triển khai và công nhận thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 71/93 xã (đạt 76,34%), trong đó có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tiếp tục thực hiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá. Các chính sách hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục thực hiện tốt.

Giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển (tăng 9,36% so với cùng kỳ năm trước), nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,67%.

Hoạt động du lịch sôi động trở lại, phục hồi khá nhanh sau dịch Covid-19; lượt khách đến gấp 3,22 lần và doanh thu từ hoạt động du lịch gấp 3,29 lần so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải, xuất nhập khẩu trở lại bình thường, thông suốt. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 23,09% so với cùng kỳ năm trước.

Thu ngân sách nhà nước có nhiều cố gắng; chi ngân sách bảo đảm cho yêu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các nhiệm vụ trọng tâm, bức xúc. Hoạt động tín dụng trên địa bàn ổn định. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm trước.

Thu hút đầu tư phát triển có sự phục hồi, huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng 18,33% so với cùng kỳ năm trước. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công bảo đảm kế hoạch đề ra (dự ước cả năm 2022 giải ngân đạt trên 95% kế hoạch). Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách. Thường xuyên đôn đốc, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy các dự án, các công trình trọng điểm.

Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh an toàn, đúng đối tượng. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, thực hiện tốt. Chất lượng giáo dục, đào tạo được duy trì. Tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Bình Thuận. Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các văn hóa, văn nghệ, thể thao linh hoạt chuyển hướng hình thức đáp ứng hưởng thụ văn hóa và giải trí của nhân dân. Hoạt động thể dục thể thao diễn ra khá sôi động, thể thao thành tích cao đạt được kết quả khá, đội bóng đá nam Bình Thuận lên thi đấu hạng nhất Quốc gia vào năm 2023. Các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người nghèo được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội ở một số lĩnh vực vẫn còn một số khó khăn, tồn tại, hạn chế:

Việc triển khai kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19 còn chậm. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn do giá cả vật tư, xăng, dầu tăng cao. Sản xuất công nghiệp nhìn chung còn khó khăn.

Hoạt động du lịch tuy có phục hồi, nhưng lượt khách đến giảm 10,72% so với năm 2019 trước khi chưa xảy ra dịch Covid-19 và doanh thu giảm 10,01%. Khối lượng luân chuyển hành khách giảm 26,29%, khối lượng luân chuyển hàng hóa giảm 12,47% so với năm 2019 trước khi chưa xảy ra dịch Covid-19.

Việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp còn nhiều khó khăn, bất cập, nhất là thanh long; tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng, dịch bệnh vật nuôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh gây hại. Vẫn còn trường hợp tàu cá, ngư dân ở một vài địa phương đánh bắt hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, làm ảnh hưởng đến nỗ lực chung chống khai thác IUU của tỉnh.

Tiến độ triển khai đầu tư một số công trình trọng điểm của tỉnh còn chậm. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác chuẩn bị hồ sơ của các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư còn chậm.

Chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân có mặt còn hạn chế; cơ sở vật chất một số cơ sở y tế xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch, nhất là sốt xuất huyết, tay chân miệng tỷ lệ mắc bệnh cao. Dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi nhắc lại cho đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi và mũi cơ bản cho trẻ từ 5-11 tuổi thấp so với kế hoạch. Đội ngũ bác sỹ và nhân lực chuyên môn có trình độ cao còn thiếu. Đội ngũ giáo viên còn thừa thiếu cục bộ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ viên chức quản lý, giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ theo quy định trong Luật Giáo dục 2019 còn khá cao (Cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn là 101/534, chiếm tỷ lệ 19,5%; Giáo viên chưa đạt chuẩn là 2.469/5.976, chiếm tỷ lệ 40,6%).

CTK Bình Thuận

 

 

Kèm file: Số liệu KTXH tháng 12 và năm 2022.pdf

 

 

 

 


([1]) Tương ứng năm 2021: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 28,95%; công nghiệp và xây dựng chiếm 33,93%; dịch vụ chiếm 30,5% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,62%.

([2]) Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 2021 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg; Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/