TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Tình hình kinh tế xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2021

Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 của tỉnh diễn ra trong điều kiện còn nhiều khó khăn, dịch Covid-19 xảy ra ở một số địa phương trên cả nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân trong tỉnh. Trong điều kiện đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2021, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã sớm ban hành Chương trình hành động triển khai Nghị quyết của Chính phủ, Kết luận của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế phù hợp với tình hình dịch bệnh; kịp thời ban hành các kế hoạch và nhiều văn bản triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giải ngân các nguồn vốn đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 của tỉnh nhìn chung ổn định, có mặt chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu về kinh tế đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ năm trước (riêng lĩnh vực du lịch vẫn còn bị ảnh hưởng khá nặng do dịch Covid-19 gây ra).

 

I. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm (GRDP) 6 tháng đầu năm 2021 ước tính tăng 7,53% so với cùng kỳ năm 2020, đây là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh chịu tác động của dịch Covid-19. Trong mức tăng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 8,21%, đóng góp 2,01 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,53%, đóng góp 3,02 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,72%, đóng góp 2,05 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,59%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm.

 

 

II. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy có bị ảnh hưởng, nhưng do điều kiện sản xuất tương đối thuận lợi cả về thời tiết và sự quan tâm tích cực từ chính quyền địa phương, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành, hầu hết các lĩnh vực đều phát triển tốt như diện tích gieo trồng vụ đông xuân tăng, thực hiện chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày khác tăng hiệu quả sử dụng đất; chăn nuôi gia cầm phát triển, chăn nuôi lợn tiếp tục đà hồi phục; thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm thuỷ sản ổn định, giá sản phẩm đầu ra một số cây lâu năm có xu hướng tăng nhẹ như cao su, tiêu... Khai thác và nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

1. Trồng trọt

* Cây hàng năm

- Vụ đông xuân: Trong tháng 5 các địa phương đã tập trung thu hoạch dứt điểm vụ đông xuân và bắt đầu sản xuất vụ hè thu năm 2021. Kết thúc gieo trồng vụ đông xuân sơ bộ diện tích đạt 47.013 ha, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó, cây lúa đạt 36.520,1 ha, tăng 64,4%; cây bắp đạt 3.293,3 ha, giảm 4,6%; cây chất bột đạt 136,7 ha, giảm 0,62%). So với cùng kỳ năm 2020, sản lượng lúa sơ bộ đạt 245.018,3 tấn, tăng 65,18%, năng suất đạt 67,1 tạ/ha, giảm 0,1%; sản lượng bắp đạt 28.144,8 tấn, giảm 0,52%, năng suất đạt 85,5 tạ/ha, tăng 3,5 tạ/ha.

Đã chuyển đổi 5.456 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày khác tăng hiệu quả sử dụng đất. Chương trình xã hội hoá giống lúa được chú trọng triển khai, toàn tỉnh đã thực hiện 2.550 ha giống lúa xác nhận và tiếp tục duy trì 3.000 ha lúa chất lượng cao tại huyện Tánh Linh.

- Tiến độ sản xuất vụ hè thu: Tính đến ngày 15/6/2021 toàn tỉnh xuống giống đạt 61.747,2 ha, tăng 2,16 lần so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó, cây lúa đạt 36.483,5 ha, tăng 2 lần; cây bắp đạt 8.534,4 ha, tăng 3,13 lần; rau các loại đạt 4.920,3 ha, tăng 2,3 lần); nguyên nhân tăng do thời tiết năm nay thuận lợi so với cùng kỳ, diện tích gieo trồng tập trung chủ yếu ở 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh. Các giống lúa được phép sản xuất đại trà: ML 48, ML 202, ML214, TH 6, Đài Thơm 8, các giống lúa OM của Viện lúa đồng bằng Sông Cửu ong được công nhận sản xuất phù hợp với vùng sinh thái tỉnh Bình Thuận.

* Cây lâu năm

Sáu tháng đầu năm 2021 tập trung chăm sóc diện tích hiện có, từ thời điểm tháng 6 đã có mưa trên diện rộng, lượng nước phục vụ sản xuất cây lâu năm nhìn chung đảm bảo nên một số huyện trong tỉnh bắt đầu triển khai trồng mới một số loại cây lâu năm. Tổng diện tích trồng cây lâu năm 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 108.814 ha, tăng 1,59% so với cùng kỳ năm 2020.

- Thanh long: Diện tích ước đạt 33.555,1 ha, tăng 0,77% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm 2021, ước đạt 339.100 tấn, tăng 2,51% so với cùng kỳ năm 2020; tính đến thời điểm 15/6/2021, toàn tỉnh có 11.429,5 ha được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.

- Cây điều: Diện tích ước đạt 17.435,5 ha, tăng 1,55% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm 2021, ước đạt 12.500 tấn, tăng 2,95% so với cùng kỳ năm 2020. Trong những năm gần đây một số địa phương triển khai trồng điều ghép nên năng suất thu hoạch ngày được cải thiện hơn, tuy nhiên phần lớn diện tích điều trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các giống điều truyền thống, năng suất thấp, nhất là các huyện phía nam chủ yếu trồng trên đất các bạc màu nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao.

- Cây tiêu: Diện tích ước đạt 1.247,8 ha, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2020 do tình hình dịch bệnh nên người trồng phá bỏ một số diện tích tiêu già; hiện nay, giá tiêu có xu hướng tăng trở lại, dự kiến trong những tháng cuối năm diện tích tiêu trên địa bàn tỉnh sẽ tăng nhẹ.

- Cao su: Diện ước đạt 42.216,2 ha, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù trong tháng giá cao su tăng nhẹ, tuy nhiên do ảnh hưởng của việc giá thấp những năm gần đây một số vườn cao su già bị chặt bỏ chuyển sang trồng cây khác. Sản lượng thu hoạch ước đạt 13.800 tấn, tăng 0,66% so với cùng kỳ năm 2020.

- Các loại cây lâu năm còn lại đang được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể.

* Tình hình dịch bệnh:

Công tác dự báo và ngăn ngừa dịch bệnh trên cây trồng được theo dõi, triển khai thường xuyên. Tình hình sâu bệnh trên cây trồng trong 6 tháng đầu năm tăng so cùng kỳ năm trước, cụ thể:

 - Cây lúa: Rầy nâu diện tích nhiễm 783 ha; bệnh đạo ôn lá nhiễm 1.084 ha; bệnh bạc lá nhiễm 580 ha; chuột gây hại lúa tăng đột biến với diện tích gây hại 1.087 ha, tăng 800 ha so với cùng kỳ năm 2020.

 - Cây thanh long: Diện tích nhiễm bệnh đốm nâu 632 ha; các loài sâu bệnh hại trên cây trồng khác xuất hiện và gây hại với mật số thấp.

* Tình hình tưới vụ Hè thu 2021: Tính đến ngày 04/6/2021, diện tích cấp nước sản xuất vụ hè thu đạt 43.758/52.165 ha, đạt 83,8% so với kế hoạch vụ; trong đó, diện tích tưới lúa, hoa màu thuộc hệ thống công trình thủy lợi đạt 23.135/31.542 ha, đạt 73,4%; diện tích tưới cây thanh long và cây công nghiệp dài ngày đạt 20.623/20.623 ha, đạt 100%.

2. Chăn nuôi (tại thời điểm ngày 15/6/2021)

Tình hình chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm tiếp tục được duy trì ổn định; đàn trâu giảm nhẹ, đàn bò phát triển và có khuynh hướng tăng; chăn nuôi lợn phát triển khá, nhiều doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi mở rộng tái đàn; chăn nuôi gia cầm phát triển thuận lợi, tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm cơ bản được kiểm soát tốt, nhiều trang trại nuôi gà công nghiệp CP được thành lập mới.

- Chăn nuôi trâu, bò: Ước đàn trâu có 8.660 con, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2020, đàn trâu trên địa bàn tỉnh có khuynh hướng giảm nhẹ do đặc tính phát triển chậm, diện tích vùng đầm lầy thích hợp chăn thả trong những năm gần đây bị thu hẹp. Chăn nuôi bò phát triển khá, tạo thu nhập ổn định cho nhiều hộ chăn nuôi, toàn tỉnh có 170.950 con tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2020.

- Chăn nuôi lợn: Ước đàn lợn có 301.830, tăng 8,11% so với cùng kỳ năm 2020. Chăn nuôi lợn chuyển từ chăn nuôi hộ, gia trại nhỏ lẻ sang quy mô doanh nghiệp công nghệ cao (CP). Toàn tỉnh hiện có có 19 doanh nghiệp chăn nuôi lợn với quy mô tổng đàn  đạt 117.094 con, chiếm 38,8% trong tổng đàn lợn của toàn tỉnh. Do tình hình đô thị hoá, các hộ chăn nuôi lợn nằm trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường nghỉ dần. Doanh nghiệp chăn nuôi lợn CP tăng do một số đơn vị chăn nuôi ở tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Phước có khuynh hướng chuyển sang các tỉnh lân cận thuê đất ở các huyện của tỉnh để chăn nuôi, dự kiến trong thời gian tới một số dự án chăn nuôi lớn hình thành và sẽ đi vào hoạt động, số lượng doanh nghiệp nuôi lợn cũng như tổng đàn sẽ còn tăng thêm.

- Chăn nuôi gia cầm: Ước đàn gia cầm có 4.239,4 ngàn con, tăng 17,26 so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, đàn gà 3.050 ngàn con, tăng 24,8%, đàn gà có khuynh hướng tăng mạnh do nhiều trang trại, doanh nghiệp lớn chăn nuôi gà công nghiệp theo mô hình CP thành lập mới.

- Đàn gia súc khác (dê, cừu,...): Ước có 37.910 con dê, cừu; tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó đàn dê 34.800 con, tăng 2,1%; đàn cừu 3.110 con, tăng 7,6%. Đàn dê, cừu tăng do thị trường tiêu thụ đầu ra ổn định, giá cao đã khuyến khích người chăn nuôi phát triển tổng đàn.

- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 36.442,9 tấn, tăng 9,85% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó thịt bò 4.188 tấn, tăng 1,6%; thịt lợn 24.759 tấn, tăng 10,7%; thịt gia cầm các loại 7.191,5 tấn, tăng 12,8. Sản lượng trứng gia cầm ước đạt 47.963,4 ngàn quả, tăng 14,2% so với cùng kỳ; trong đó, trứng gà 21.106,5 ngàn quả, tăng 28,9%; trứng vịt 18.200 ngàn quả, tăng 6,6%; trứng ngan 28 ngàn quả, tăng 1,6%; trứng chim cút 8.620 ngàn quả, tăng 1,2%.

* Công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật

Trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh không xuất hiện các ổ dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng ở gia súc, bệnh tai xanh trên lợn, bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò và bệnh dịch tả lợn Châu Phi; một số bệnh truyền nhiễm khác có xảy ra trên gia súc, gia cầm nhưng ở mức độ lẻ tẻ không lây lan thành dịch.

- Công tác tiêm phòng: Đã tổ chức tiêm phòng 1.674.442 liều vắc xin; trong đó, đàn trâu, bò 388 liều, đàn lợn 54.372 liều, đàn gia cầm 1.618.030 liều. Luỹ kế 6 tháng đầu năm đã tiêm phòng 13.059.359 liều vắc xin; trong đó, đàn trâu bò 84.520 liều, đàn lợn 2.013.194 liều, đàn gia cầm 10.954.527 liều.

- Kiểm dịch động vật: Đã kiểm dịch 78.624 con lợn, 2.015 con trâu bò, 27.023 con gia cầm, 378.391 kg thịt các loại, 3,1 triệu quả trứng gia cầm, 337.050 kg thịt sơ chế. Lũy kế 6 tháng đầu năm đã kiểm dịch 411.908 con lợn, 14.319 con trâu bò, 1.302.646 con gia cầm, 3.257.623 kg thị các loại, 16,5 triệu quả trứng gia cầm, 1.042.230 kg thịt sơ chế.

- Kiểm soát giết mổ: Đã kiểm soát giết mổ 304 con trâu bò, 3.282 con lợn, 1.559 con gia cầm, 172 con dê; luỹ kế 6 tháng đầu năm đã kiểm soát giết mổ 2.262 con trâu bò, 17.984 con lợn, 18.510 con gia cầm, 1.459 con dê.

3. Lâm nghiệp

- Công tác trồng rừng: Các cơ quan chức năng đã tiến hành rà soát, thống kê diện tích trồng rừng, kiểm tra, rà soát diện tích đất khuyến khích người dân trồng và phát triển rừng trong mùa mưa tới. Sáu tháng đầu năm, hoạt động trồng rừng, chăm sóc rừng chưa được triển khai. Các đơn vị chủ rừng tập trung gieo ươm, chăm sóc cây giống để phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2021 khi điều kiện thời tiết thuận lợi.

- Công tác phòng chống cháy rừng: Trong 6 tháng đầu năm 2021 không xảy ra vụ cháy rừng nào trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên có 26 trường hợp cháy với diện tích 35 ha, chủ yếu cháy thực bì dưới tán rừng và không gây thiệt hại đến cây rừng. Ngành chức năng đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống phá rừng và PCCCR. Toàn tỉnh đã xây dựng 220.234,5 km đường băng cản, 11 chòi canh lửa, trang bị 479 máy móc thiết bị và 3.213 công cụ thủ công; sẵn sàng ứng phó khi tình huống cháy khẩn cấp xảy ra.

* Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Ngành chức năng và các đơn vị chủ rừng tăng cường phối hợp kiểm tra, truy quét, tập trung tại các điểm nóng và vùng giáp ranh các tỉnh luôn được tăng cường. Trong 6 tháng đầu năm 2021, có 144 vụ vi phạm; trong đó, phá rừng trái phép 6 vụ, khai thác gỗ và lâm sản khác 40 vụ, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép 56 vụ, vi phạm quy định về chế biến gỗ và lâm sản khác 2 vụ, vi phạm quy định về sử dụng đất lâm nghiệp 01 vụ, vi phạm khác 39 vụ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 (tính đến ngày 10/6/2021) đã xử phạt vi phạm hành chính 142 vụ; tịch thu 77 xe máy, 02 ô tô máy kéo, 13 phương tiện khác và 147,5 m3 gỗ các loại. Số tiền phạt, bán tang vật nộp vào ngân sách là 1.017,5 triệu đồng.

4. Thuỷ sản

- Nuôi trồng thủy sản: Tình hình nuôi trồng thủy sản thuận lợi do nguồn nước ở các hồ đập được cung cấp đầy đủ, trong tháng tình hình dịch bệnh nghiêm trọng trên thủy sản không xảy ra. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tháng ước đạt 183,6 ha, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó, diện tích nuôi cá ước đạt 114 ha, tăng 3,4%; diện tích nuôi tôm ước đạt 67 ha, tăng 3,1%). Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, ước đạt 1.256,2 ha, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó, diện tích nuôi cá ước đạt 876 ha, tăng 2,9%; diện tích nuôi tôm ước đạt 370,4 ha, tăng 3,1%). Ngành chức năng thường xuyên kiểm tra điều kiện sản xuất, cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản và cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng đối với nuôi lồng bè trên biển và đối tượng nuôi chủ lực.

Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 772,5 tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó, cá các loại ước đạt 178 tấn, tăng 3,6%; tôm ước đạt 588 tấn, tăng 3,6%). Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, ước đạt 5.334,6 tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó, cá các loại ước đạt 1,802 tấn, tăng 2,7%; tôm ước đạt 3.497,5 tấn, tăng 2,4%).

- Sản lượng khai thác: Trong những tháng đầu năm thời tiết và ngư trường ít thuận lợi, hoạt động đánh bắt thủy sản chưa hiệu quả, tàu thuyền nằm nghỉ bờ dài ngày, kể từ đầu tháng 3/2021 trở đi thời tiết và ngư trường có thuận lợi hơn, một số nghề khai thác dần ổn định. Các loại cá nổi áp lộng nhiều, hoạt động khai thác thủy sản đạt hiệu quả. Ngư trường khai thác chủ yếu tập trung tại các vùng lộng và ven bờ trong tỉnh, các tàu câu khơi, chụp mực, vây rút chì thường xuyên đánh bắt tại vùng biển Trường sa, nhà giàn ĐK1. Từ cuối tháng 4 năm 2021 đến nay, dịch Covid -19 bùng phát và diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản của tỉnh.

Khai thác thủy sản biển tiếp tục đầu tư theo hướng giảm dần tàu thuyền công suất nhỏ khai thác ven bờ, phát triển tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Sản lượng thuỷ sản khai thác trong tháng ước đạt 21.890,4 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó, khai thác thủy sản biển ước đạt 21.860 tấn, tăng 4%). Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, ước đạt 97.200,6 tấn, tăng 1,83% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó, khai thác thủy sản biển ước đạt 96.927 tấn, tăng 1,8%). Các tàu từ 90 mã lực trở lên được trang bị đầy đủ máy định vị vệ tinh, máy đo sâu dò cá, máy thông tin liên lạc vô tuyến điện tầm xa; tàu từ 400 mã lực trở lên trang bị thêm hệ thống nhận dạng tự động và sử dụng một số công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm để cải thiện về chất lượng, giảm tỷ lệ hao hụt sản phẩm sau thu hoạch, tăng thời gian bám biển cho tàu cá.

- Sản xuất giống thuỷ sản: Hoạt động sản xuất tôm giống gắn với công tác kiểm dịch, phân tích xét nghiệm mẫu được ngành chức năng duy trì thường xuyên, tăng cường công tác quản lý chất lượng giống thuỷ sản, nhất là giống tôm bố mẹ; theo dõi chặt chẽ tình hình các vùng nuôi trồng thủy sản, thu mẫu quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi. Trong tháng ước sản xuất 2,3 tỷ post tôm giống, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, ước đạt 11,92 tỷ post, tăng 4,56% so với cùng kỳ năm 2020.

 

- Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Từ đầu năm đến ngày 13/5/2021 không xảy ra trường hợp tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ; về vi phạm nguồn lợi thủy sản đã phát hiện và xử phạt 85 trường hợp vi phạm  với các hành vi tàng trữ công cụ kích điện, ngư cụ cấm sử dụng để khai thác, thuyền viên không có tên trong sổ danh bạ thuyền viên, không đăng ký tàu cá... Tiếp tục thực hiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá (đến ngày 01/6/2021 toàn tỉnh có 1.807/1.924 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt 93,5%). Công tác đăng kiểm tàu cá được thực hiện thường xuyên. Công tác tổ chức sản xuất trong khai thác theo hình thức tổ đội sản xuất được quan tâm; đã kiện toàn và duy trì hoạt động 129 tổ đoàn kết trên 982 thuyền với 4.910 lao động và 05 nghiệp đoàn nghề cá. Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa.

 

 

* Công tác ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến nông vào sản xuất

Sáu tháng đầu năm 2021, đã tổ chức hội thảo nghiệm thu 8 mô hình, nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình đã tiết kiệm được lượng nước, rút ngắn thời gian tưới, điện năng sử dụng ít và giảm chi phí về công lao động mà ớt lại sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng suất và chất lượng. Nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình sản xuất lúa SRI theo hướng an toàn định hướng hữu cơ theo liên kết chuỗi; Mô hình trồng hành tím giống mới (Mase rati F1) theo hướng an toàn theo liên kết chuỗi; Mô hình sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả đạt chứng nhận VietGAP theo liên kết chuỗi; Mô hình sản xuất nếp thương phẩm theo liên kết chuỗivới quy mô 20 ha; Mô hình sản xuất cây ớt theo hướng an toàn kết hợp với tưới tiết kiệm nước trên đất kém hiệu quả theo liên kết chuỗivới quy mô 2,5 ha; Mô hình trồng thâm canh cây điều giống mới theo liên kết chuỗi với quy mô 20 ha. Mô hình thâm canh cây đậu bắp trên đất kém hiệu quả theo liên kết chuỗi với quy mô 23 ha; Mô hình “Hỗ trợ phát triển các chuỗi sản xuất và tiêu thụ thanh long”với quy mô 20 ha/20 hộ; Mô hình nuôi cua thương phẩm 2 giai đoạn bằng thức ăn công nghiệp trong ao đất theo liên kết chuỗi với quy mô 11.000 m2­.­

III. Công nghiệp – xây dựng; đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tư

1. Công nghiệp

Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung chủ yếu vẫn là ngành sản xuất điện. Các doanh nghiệp sản xuất hoạt động ổn định, có chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện, cao hơn so với cùng kỳ năm 2020. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp đẩy mạnh sản xuất và tăng cường tiêu thụ nội địa.

Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành quý 2/2021 ước tăng 9,77% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 55,47%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 7,27%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 9,69%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,50%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,71% so với cùng năm 2020; trong đó, ngành khai khoán tăng cao nhất 31,12%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng ổn định 9,27%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,07%; ngành cung cấp nước hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,10%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tháng 6 ước đạt 3.335,02 tỷ đồng, tăng 10,77% so cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 18.232,7 tỷ đồng, tăng 8,62% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, công nghiệp khai khoáng 151,1 tỷ đồng, tăng 36,52%; công nghiệp chế biến chế tạo 8.205,1 tỷ đồng, tăng 5,84%; sản xuất và phân phối điện 9.095,8 tỷ đồng, tăng 9,42%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải 136,5 tỷ đồng, giảm 1,79%.

* Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu dự ước quý 2/2021 và 6 tháng đầu năm:

- Đá khai thác: Đá xây dựng dự ước quý 2/2021 sản lượng đạt 462,5 ngàn m3, tăng 70,33% so với quý trước và tăng 77,32% so với cùng kỳ; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 sản lượng đạt 734,1 ngàn m3, tăng 43,84% so với cùng kỳ năm 2020. Cát tự nhiên dự ước sản lượng đạt 47,5 ngàn m3, tăng 45,88% so với quý trước và tăng 35,0% so với cùng kỳ năm 2020; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 sản lượng đạt 80,1 ngàn m3, tăng 26,74% so với cùng kỳ năm 2020, nguyên nhân do Bình Thuận đang triển khai thi công tuyến đường cao tốc và một số tuyến đường trong tỉnh.

- Giày, dép thể thao: Dự ước quý 2/2021 sản lượng đạt 1.110 ngàn đôi, tăng 16,42% so với quý trước và tăng 35,49% so với cùng kỳ năm 2020; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 sản lượng đạt 2.063 ngàn đôi, tăng 33,08% so với cùng kỳ năm 2020 do doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng và do tháng cùng kỳ ảnh hưởng dịch Covid-19.

- Thức ăn gia súc: Dự ước quý 2/2021 sản lượng đạt 100,7 ngàn tấn, tăng 17,09% so với quý trước và tăng 12,67% so với cùng kỳ năm 2020; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 sản lượng đạt 186,7 ngàn tấn, tăng 8,03% so với cùng kỳ năm 2020, nguyên nhân sản xuất tăng để đáp ứng nhu cầu cung cấp thức ăn đàn gia súc hiện đang phục hồi.

- Điện sản xuất: Dự ước quý 2/2021 sản lượng đạt 5.539 triệu kwh, tăng 9,7% so với quý trước và tăng 9,72% so với cùng kỳ năm 2020; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 sản lượng đạt 16.322 triệu kwh, tăng 9,35% so với cùng kỳ năm 2020, do các nhà máy nhiệt điện đã đi vào hoạt động ổn định và phát sinh thêm nhà máy điện năng lượng mặt trời, điện gió.

- Sản phẩm trang phục: Áo sơ mi dự ước quý 2/2021 sản lượng đạt 4.547 ngàn cái, tăng 27,1% so với quý trước và tăng 33,56% so với cùng kỳ năm 2020; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 sản lượng đạt 8.542 ngàn cái, tăng 12,09% so với cùng kỳ năm 2020; bộ Com-lê (Jacket) dự ước quý 2/2021 sản lượng đạt 2.371 ngàn cái, tăng 43,91% so với quý trước và tăng 1,94% so với cùng kỳ năm 2020; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 sản lượng đạt 4.018 ngàn cái, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2020.

 

- Nước khoáng: Dự ước quý 2/2021 sản lượng đạt 26 triệu lít, tăng 19,9% so với quý trước và giảm 9,03% so với cùng kỳ năm 2020; luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 sản lượng đạt 47,8 triệu lít, giảm 10,63% so với cùng kỳ do giá thành nước khoáng cao người tiêu dùng chọn sản phẩm nước khác có giá thành rẻ hơn.

 

 

2. Xây dựng

Trong 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động xây dựng chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đường giao thông. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành quý 2/2021 ước đạt 2.842,5 tỷ đồng, tăng 14,2% so cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 5.371,9 tỷ đồng, tăng 15%; trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước ước đạt 3.428,3 tỷ đồng, tăng 13,5%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 176,2 tỷ đồng, giảm 1,5%; loại hình kinh tế khác ước đạt 1.767,4 tỷ đồng, tăng 20,1%. Một số công trình đang triển khai sau:

- Đường vào cảng hàng không Phan Thiết: Dự án đang trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện tạm dừng triển khai giai đoạn 2. Lũy kế thực hiện từ đầu dự án đến nay đạt 49,6 tỷ đồng, đạt 44% tiến độ của dự án.

 - Cải tạo, nâng cấp đường ĐT.718, đoạn từ Ga Bình Thuận đến xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam: Tổng mức đầu tư 95,5 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ nguồn dự phòng ngân sách tập trung tỉnh trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và chuyển tiếp sang kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Lũy kế thời gian thực hiện từ đầu dự án đến nay 16,9 tỷ đồng, đạt 17,7% tiến độ của dự án.

- Đường Hàm Kiệm đi Tiến Thành: UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư công trình tại Quyết định số 1409/QĐ-UBND, ngày 19/6/2020, với quy mô chiều dài tuyến đường khoảng 7,7 Km. Tổng mức đầu tư: 419,99 tỷ đồng. Kế hoạch vốn 2021 là 45 tỷ đồng. Hiện đang trình cấp thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu để triển khai công tác đấu thầu xây lắp.

- Đường dọc kênh phát triển kinh tế - xã hội vùng chiến khu Lê Hồng Phong, huyện Bắc Bình: Nguồn vốn đầu tư từ cuối giai đoạn 2016-2020 và chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025. Lũy kế thực hiện từ đầu dự án đến nay 16,6 tỷ đồng, đạt 41,7% tiến độ.

- Làm mới đường trục ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết – Kê Gà: Tổng mức đầu tư 999,4 tỷ đồng; Nguồn vốn đầu tư từ vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, vốn ngân sách tỉnh và nguồn thu từ khai thác quỹ đất hai bên đường trục ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết - Kê Gà. Đã khởi công ngày 25/11/2020, dự kiến hoàn thành ngày 25/01/2024. Tuy nhiên, sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ và dự kiến thi công hoàn thành công trình trong thời gian 900 ngày (từ ngày 25/11/2020 đến 13/5/2023), rút ngắn thời gian thi công khoảng 8 tháng so với hợp đồng. Lũy kế cấp phát vốn từ đầu dự án đến nay 198,8 tỷ đồng. Kế hoạch vốn 2021: 338 tỷ đồng.  (Lũy kế giá trị thực hiện đến nay 199,3 tỷ đồng).

- Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.719 đoạn Kê Gà - Tân Thiện: Tổng chiều dài khoảng 32,5 Km; chiều rộng nền đường 9m, chiều rộng mặt đường 8m, tổng mức đầu tư: 599,6 tỷ đồng; Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, vốn ngân sách tỉnh và nguồn thu từ khai thác quỹ đất hai bên đường trục ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết - Kê Gà; Lũy kế giá trị thực hiện từ đầu dự án đến nay 142,2 tỷ đồng, đạt 23,7% tiến độ thực hiện.

- Cải tạo đê chắn sóng cảng Phú Quý, huyện Phú Quý: UBND tỉnh phê duyệt dự án tại Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 21/03/2016 và 242/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 với tổng mức đầu tư 341,3 tđồng. Nguồn vốn Trung ương đầu tư theo Chương trình Biển Đông Hải đảo giai đoạn 2016 - 2020. Thời gian thực hiện dự án: đến hết 2022. Lũy kế giá trị thực hiện từ đầu dự án đến nay 290,3 tỷ đồng.

Kết quả khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng quý 2/2021 cho thấy, có 14,3% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý 1/2021; có 51% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và có 34,7% cho rằng khó khăn hơn. Trong đó, có 85,4% doanh nghiệp ngoài nhà nước đánh giá thị trường ổn định, thuận lợi hơn và có 100% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đánh giá ổn định.

 

Đặc thù của hoạt động xây dựng thường xuyên thay đổi địa điểm nên hoạt động của ngành xây dựng thường sử dụng nhiều lao động thời vụ tại các địa phương có công trình xây dựng đang thi công, tuy nhiên do dịch Covid-19 tái bùng phát tại nhiều tỉnh thành nên nhận định số lao động tăng không đáng kể chiếm 8,2% trong quý tiếp theo, có 67,4% đánh giá không đổi và có 24,5% đánh giá giảm.

3. Đầu tư phát triển

Ngay từ đầu năm, các dự án trọng điểm của tỉnh đã được UBND tỉnh và các chủ đầu tư quan tâm triển khai thực hiện; được ưu tiên bố trí vốn; các chủ đầu tư đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở ban ngành địa phương liên quan triển khai thực hiện dự án, nhất là công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Trong tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ước đạt 523,8 tỷ đồng, tăng 4,0% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1.461,4 tỷ đồng, đạt 35,1% so với kế hoạch và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.179,6 tỷ đồng, tăng 5,5%, đạt 34,2% kế hoạch năm, vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 253,6 tỷ đồng, giảm 2,7%, đạt 39,7% kế hoạch năm, vốn ngân sách nhà nước cấp xã 28,2 tỷ đồng, giảm 11,2%, đạt 35,3% kế hoạch năm.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện trên địa bàn quý 2/2021 ước đạt 8.523 tỷ đồng, tăng 87,7% so với quý 1/2021 và tăng 9,36% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện trên địa bàn 15.085,5 tỷ đồng, tăng 11,82% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn đạt 2.045,4 tỷ đồng, tăng 13,08%, vốn ngoài nhà nước trên địa bàn đạt 11.544,9 tỷ đồng, tăng 12,33%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.495,2 tỷ đồng, tăng 6,46%

 

Dự báo quý 3 và cả năm 2021, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội sẽ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 do có các dự án điện năng lượng, nhiều dự án lớn đang khẩn trương triển khai thi công (dự án tuyến đường cao tốc bắc nam đoạn ngang qua địa bàn tỉnh; 02 dự án đường ven biển ĐT.719 và ĐT.719B; dự án cảng hàng không Phan Thiết,...) và hơn 50 dự án thuộc nhiều lĩnh vực đang được tỉnh tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư.

 

 

4. Đăng ký kinh doanh

Trong tháng 6 (từ ngày 15/5-15/6/2021), có 100 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó, có 41 đơn vị trực thuộc), giảm 31,97% so với cùng kỳ năm 2020; tổng vốn đăng ký mới 698,35 tỷ đồng, giảm 66,85%; số doanh nghiệp đã giải thể 25 doanh nghiệp (trong đó, có 11 đơn vị trực thuộc), giảm 7,41%; tạm ngừng hoạt động 25 doanh nghiệp (trong đó, có 6 đơn vị trực thuộc), tăng 19,05%; đăng ký chuyển đổi loại hình 10 doanh nghiệp, tăng 11,11%; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 20 doanh nghiệp (trong đó, có 6 đơn vị trực thuộc), tăng 81,82%.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm (tính đến 15/6/2021), có 585 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó, có 226 đơn vị trực thuộc), tăng 1,39% so với cùng kỳ năm 2020; vốn đăng ký 5.529,26 tỷ đồng, tăng 23,84%; có 153 doanh nghiệp hoạt động trở lại (trong đó có 23 đơn vị trực thuộc) tăng gấp 2,89 lần; tạm ngừng hoạt động 191 doanh nghiệp (trong đó có 34 đơn vị trực thuộc), tăng 3,24%; chuyển đổi loại hình 40 doanh nghiệp (không có đơn vị trực thuộc), bằng so với cùng kỳ năm 2020. Số doanh nghiệp đã giải thể 123 doanh nghiệp (trong đó có 58 đơn vị trực thuộc), tăng 39,77%.

Về quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh: Thông báo cảnh báo 138 trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký, gỡ bỏ cảnh báo 17 trường hợp có báo cáo theo yêu cầu; xử lý giải thể 11 chi nhánh và địa điểm kinh doanh.

5. Đăng ký đầu tư

Trong 6 tháng đầu năm 2021 (tính đến ngày 04/6/2021) trên địa bàn tỉnh có 15 dự án được cấp mới, với tổng diện tích đất 424 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 14.103 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2020, số dự án giảm 11 dự án, tổng diện tích đất tăng 1,73 lần và tổng vốn đăng ký tăng 2,29 lần. Ngoài ra, cấp điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư 21 dự án.

Trong tháng không có dự án khởi công, có 02 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và 04 dự án thu hồi. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, không có dự án khởi công, có 05 dự án đi vào hoạt động và 07 có dự án thu hồi. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được thực hiện, công tác hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm và chú trọng.

6. Xu hưởng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn

Qua khảo sát các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến chế tạo cho thấy: có 39,13% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý 2/2021 tốt hơn quý trước; có 28,99% đánh giá khó khăn và có 31,88% số doanh nghiệp cho rằng ổn định.

Có 34,43% doanh nghiệp ngoài quốc doanh đánh giá có chiều hướng tốt lên; 32,79% đánh giá có chiều hướng giữ nguyên và có 32,79% đánh giá có chiều hướng giảm (khó khăn hơn). Có 71,43% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đánh giá có chiều hướng tốt lên và có 28,57% đánh giá có chiều hướng giữ nguyên và không có doanh nghiệp chiều hướng giảm (khó khăn hơn).

Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý 2/2021, có 56,52% doanh nghiệp đánh giá do thiếu nguyên nhiên vật liệu; có 28,99% doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường trong nước thấp; 23,19% doanh nghiệp không tuyển được lao động theo yêu cầu; 30,43% doanh nghiệp cho rằng do gặp khó khăn về tài chính và 36,23% doanh nghiệp đánh giá lý do khác (dịch bệnh Covid-19).

Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh quý 3/2021 so với quý 2/2021: Có 78,26% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn. Trong đó, có 47,83% doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt hơn; có 30,43% doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và có 21,74% dự báo khó khăn hơn.

7. Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp (KCN)

Sáu tháng đầu năm 2021, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng nhìn chung không có biến động lớn. Trong đó, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản hoạt động tốt, một số doanh nghiệp tuyển thêm lao động; các doanh nghiệp về ngành may mặc, giày dép, gỗ, cơ khí, hạt điều, giấy dính cao cấp,... hoạt động ổn định; các đơn vị về thương mại, dịch vụ như ôtô, bia, nước giải khát,... đã duy trì hoạt động thường xuyên. Các doanh nghiệp sản xuất bao bì carton hoạt động khoảng 50-70% công xuất do thị trường xuất khẩu thanh long không ổn định.

Luỹ kế doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 15,13% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 40,04% kế hoạch năm; kim ngạch xuất khẩu lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 68 triệu USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 42,5% kế hoạch năm. Nộp ngân sách đạt ước đạt 41,5 tỷ đồng, tăng 16,2 % so với cùng kỳ năm 2020, đạt 41,5% kế hoạch năm.

Tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, xem công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng hàng đầu; theo đó các doanh nghiệp trong KCN đã tiếp nhận thông tin và thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến về các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 cho công nhân. Các doanh nghiệp tổ chức các buổi tuyên truyền tại các nhà xưởng, nhất là các buổi truyền thông trực tiếp kết hợp phát tờ rơi... đã cung cấp cho công nhân nhiều kiến thức để phòng, chống dịch; Ban Quản lý các KCN cũng đã xây dựng Phương án phối hợp xử lý tình huống khi phát hiện người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhiễm/nghi nhiễm Covid-19.

IV. Thương mại; du lịch; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải

1. Thương mại, giá cả

Sáu tháng đầu năm 2021 tình hình bán lẻ hàng hoá trên thị trường tương đối ổn định, hàng hoá đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân. Không xảy ra tình trang khan hiếm hàng hoá, giá cả thị trường hàng hoá không tăng đột biến. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức mua của người dân trong tỉnh. Trong tháng sức mua chậm lại so với tháng trước, các doanh nghiệp đã triển khai tốt chương trình bán hàng bình ổn tại các siêu thị, cửa hàng, điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Các siêu thị Coop mart, Lotte mart thường xuyên có các chương trình giảm giá nhiều mặt hàng nhằm kích cầu tiêu dùng, tăng nhu cầu mua sắm của người dân.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 ước đạt 4.604,2 tỷ đồng, giảm 3,49% so với tháng trước và giảm 1,33% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 3.386,7 tỷ đồng, giảm 0,16% so với tháng trước và tăng 6,05% so với cùng kỳ năm 2020 (nhóm lương thực, thực phẩm ước đạt 1.657 tỷ đồng, tăng 0,41% so với tháng trước và tăng 4,18% so với cùng kỳ năm 2020; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 198,6 tỷ đồng, tăng 0,91% so với tháng trước và tăng 0,97 % so với cùng kỳ năm 2020; nhóm hàng may mặc ước đạt 148,2 tỷ đồng, giảm 1,21% so với tháng trước và tăng 11,2 % so với cùng kỳ năm 2020). Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, ước đạt 29.372,8  tỷ đồng, tăng 8,52% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước đạt 20.883,4 tỷ đồng, tăng 10,14%; doanh thu dịch vụ ước đạt 2.979,78 tỷ đồng, tăng 4,34%; doanh thu lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành ước đạt 5.509,59 tỷ đồng, tăng 4,95%.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tại địa phương được thực hiện quyết liệt nhằm ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng, gian lận thương mại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bình ổn thị trường và góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong tháng 5/2021 lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 183 vụ, phát hiện và xử lý 43 vụ vi phạm (trong đó, 05 vụ hàng hàng cấm, 07 vụ hàng nhập lậu, 01 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng và sở hữu trí tuệ, 06 vụ vi phạm trong kinh doanh và 24 vụ vi phạm khác) đã xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 547,5 triệu đồng. Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2021, đã kiểm tra 623 vụ, phát hiện và xử lý 196 vụ vi phạm, xử phạt và thu nộp ngân sách Nhà nước 1.901 triệu đồng.

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm 2021 tăng 0,28% so với tháng trước, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 2,09% so với tháng 12 năm 2020; CPI bình quân quý 2 năm 2021 tăng 0,73% so với quý trước; CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 tăng 1,75%.

So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 7 nhóm hàng tăng giá: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,78%; giao thông tăng 0,76%; giáo dục tăng 0,29%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,23%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,22%; may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%. Có 2 nhóm hàng giảm giá: Đồ uống và thuốc lá giảm 0,32%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,75%. Có 2 nhóm hàng ổn định: Bưu chính viễn thông 100%; thuốc và dịch vụ y tế 100%.

* Diễn biến giá tiêu dùng tháng 6 năm 2021 so với tháng trước của một số nhóm hàng chính như sau:

- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,23%: Chỉ số giá lương thực tháng 6/2021 tăng 0,5%, do giá gạo tăng 0,57% so với tháng trước, giá khoai lang giảm 3,04%. Chỉ số giá thực phẩm tăng 0,04%, tăng do giá các mặt hàng cá tươi tăng 0,05%, hải sản tươi sống khác tăng 0,66%, rau tươi, khô và chế biến tăng 2,70%, trứng gia cầm các loại tăng 1,44%. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt hàng tăng giá, nhóm thực phẩm cũng có các mặt hàng giảm giá như: Giá thịt lợn giảm 1,34%, do nguồn cung tại địa phương dồi dào, đồng thời nguồn cung thịt lợn tăng cùng với nhập khẩu lợn sống và lợn đông lạnh tại các hệ thống siêu thị làm cho giá thịt lợn thị trường tiêu dùng giảm so với tháng trước; thịt nội tạng động vật giảm 1,77%; mỡ ăn giảm 1,69%; tôm tươi, tôm ướp lạnh giảm 1,89%...

- Ăn uống ngoài gia đình tăng 0,59%, do trong tháng ảnh hưởng giá xăng, giá gas, giá lương thực thực phẩm tăng làm cho nhóm hàng ăn uống tăng theo, trong đó chỉ số giá ăn ngoài gia đình tăng 0,57%; chỉ số giá nhóm uống ngoài gia đình tăng 1,06%; đồ ăn nhanh mang đi tăng 0,37%.

- Đồ uống và thuốc lá giảm 0,32%, do ảnh hưởng dịch bệnh lượng khách du lịch giảm, nhu cầu tiêu thụ rượu bia tại các nhà quán ăn cũng giảm theo nên giá các mặt hàng rượu bia các loại giảm 1,49% so với tháng trước.

- Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,78%, do giá gas trong tháng 6 tăng 3,95% so với tháng trước; giá xăng, dầu điều chỉnh tăng, bình quân tháng 6 năm 2021 giá xăng dầu tăng 2,63% so với tháng trước; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,66% so tháng trước, chủ yếu tăng mạnh giá sắt thép, cát, xi măng….; giá dầu hỏa tăng 4,38%.

- Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%, tăng chủ yếu các mặt hàng tủ lạnh, quạt điện do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sửa dụng các thiết bị làm mát tăng cao, do đó chỉ số giá nhóm tủ lạnh tăng 0,38%, chỉ số giá nhóm quạt điện tăng 0,79%.

- Giao thông tăng 0,76%, chỉ số giá nhóm này tăng chủ yếu do ảnh hưởng đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu.

- Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,75%, giảm chủ yếu do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên người dân hạn chế đi du lịch, đặc biệt du lịch theo tour làm cho giá dịch vụ du lịch trọn gói tháng 6/2021 giảm 4,04% so với tháng trước, giá khách sạn nhà khách giảm 7,49% so với tháng trước.

- Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,22%, tăng chủ yếu các mặt hàng đồ trang sức bằng vàng tăng 1,96% so với tháng trước, tăng do giá vàng trong nước biến động tăng theo giá vàng thế giới.

2. Hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch dần phục hồi, nhưng chưa thể bằng như trước khi xảy ra dịch, do tiếp tục bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên cả nước và thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2021 ngành kinh doanh du lịch tăng ở mức thấp, với sự sụt giảm mạnh lượng khách quốc tế cũng như trong nước đã khiến nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch trở nên vắng khách. Các tour du lịch không thể thực hiện được theo kế hoạch, khách du lịch nghỉ dưỡng chủ yếu là khách nội địa.

Lượng khách du lịch tháng 6 ước đạt 152,9 ngàn lượt khách, giảm 36,4% so tháng trước và tăng 37,3% so với tháng cùng kỳ năm 2020; ngày khách phục vụ ước đạt 281,8 ngàn ngày khách, giảm 35,6% so với tháng trước và tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, lượt khách du lịch ước đạt 1.765,6 ngàn lượt khách, tăng 13,77% so với cùng kỳ năm 2020; ngày khách lưu trú ước đạt 3.035,1 ngàn ngày khách, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Doanh thu từ hoạt động du lịch trong tháng 6 ước đạt 239,3 tỷ đồng giảm 34,68% so với tháng trước và giảm 27,38% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, ước đạt 3.832,3 tỷ đồng, giảm 17,41% so với cùng kỳ năm 2020.

 

* Tình hình khách quốc tế: Lượng khách quốc tế tiếp tục giảm mạnh so với tháng trước, dự ước đạt 0,74 ngàn lượt khách, giảm 68,5% so với tháng trước và giảm 75,78% so với cùng kỳ năm 2020; ngày khách phục vụ dự ước đạt 2,9 ngàn ngày khách, giảm 67,5% so với tháng trước và giảm 84,12 % so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, ước đạt 19,7 ngàn lượt khách, giảm 87,3% so với cùng kỳ năm 2020; ngày khách phục vụ ước đạt 74,7 ngàn ngày khách giảm 85,43% so với cùng kỳ năm 2020.

 

 

3. Xuất, nhập khẩu

Xuất khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt, nếu như 6 táng đầu năm 2020 xuất khẩu giảm 3%, thì sáu tháng đầu năm 2021 tăng đến 30,48%. Trong 6 tháng đầu năm 2021 mức tăng trưởng kim ngạch khá cao ở tất cả các nhóm hàng chủ lực, nhất là với sản phẩm hàng may mặc, giày dép, thủy sản và nông sản.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 6 ước đạt 47,42 triệu USD, tăng 1,09% so với tháng trước và tăng 29,88% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, ước đạt 281,3 triệu USD, tăng 30,48% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, nhóm hàng thủy sản ước đạt 73,90 triệu USD, tăng 4,94% (một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn như tôm thẻ, tôm càng, cá hộp); nhóm hàng nông sản ước đạt 9,69 triệu USD, tăng 37,65% (tăng chủ yếu ở mặt hàng hạt điều, cao su, quả tươi). Nhóm hàng hóa khác ước đạt 197,71 triệu USD, tăng 43,13% (chủ yếu ở mặt hàng giày dép, dệt may, sản phẩm gỗ).

- Xuất khẩu trực tiếp lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 276,20 triệu USD, tăng 33,56% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó:

+ Xuất sang thị trường Châu Á ước đạt 177,30 triệu USD, tăng 28,69% (tăng chủ yếu ở thị trường Nhật Bản các mặt hàng thủy sản, áo, quần dài; thị trường Campuchia các mặt hàng ngô hạt; thị trường Trung Quốc các mặt hàng quặng các loại).

+ Xuất sang thị trường Châu Âu ước đạt 32,88 triệu USD, tăng 4,14% (tăng chủ yếu ở thị trường Nga các mặt hàng giày dép, thanh long, quả tươi; thị trường Đức mặt hàng tôm thẻ, sản phẩm từ sắt thép; thị trường Bỉ các mặt hàng linh kiện và phụ tùng ô tô).

+ Xuất sang thị trường Châu Mỹ ước đạt 63,15 triệu USD, tăng 78,73% (tăng chủ yếu ở thị trường Mỹ các mặt hàng giày dép, đồ gỗ nội thất, tôm thẻ; thị trường Belizơ mặt hàng đế giày; thị trường Canada tăng ở mặt hàng giày dép).

- Ủy thác xuất khẩu lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, ước đạt 5,10 triệu USD, giảm 41,97% so với cùng kỳ năm 2020 (chủ yếu giảm ở mặt hàng bộ quần áo, mực tươi, quần khác).

 

-  Nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021 tăng so với cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở các nhóm hàng cần thiết phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu như hàng thuỷ sản; thức ăn gia súc và nguyên liệu; giấy các loại; nguyên phụ liệu dệt may, da, giày; máy móc thiết bị,. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 kim ngạch nhập khẩu ước đạt 470 triệu USD, tăng 28,68% so với cùng kỳ năm 2020.

 

 

 

4. Hoạt động vận tải

Hoạt động giao thông vận tải 6 tháng đầu năm 2021 không được thuận lợi do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp ngành vận tải phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ và vận tải hành khách. Các hoạt động lưu thông, vận chuyển hàng hóa, đặc biệt vận chuyển hành khách bị ảnh hưởng rõ rệt.  Hoạt động vận tải hành khách trên tuyến Phan Thiết ra đảo Phú Quý vẫn tiếp tục được duy trì, tuy nhiên theo quy định của tỉnh không được nhận vận chuyển hành khách đến - về từ vùng có dịch; ngoài ra các cơ sở kinh doanh hoạt động xe du lịch, xe hợp đồng, xe khách, xe buýt, xe taxi chỉ được phép vận chuyển tối đa 50% số lượng khách theo số lượng ghế ngồi của xe thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.

- Vận tải hành khách:

+ Ước tháng 6 đã vận chuyển 676,41 nghìn hành khách, giảm 33,31% so với tháng trước và giảm 27,24% so với cùng kỳ năm 2020; luân chuyển 27,29 triệu hk.km, giảm 42,97% so với tháng trước và giảm 34,83% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, vận chuyển 7.300,37 nghìn nh khách, giảm 2,86% so với cùng kỳ năm 2020 và luân chuyển 340,87 triệu hk.km, giảm 1,6% so cùng kỳ năm 2020.

+ Xét theo lĩnh vực, trong tháng 6 vận chuyển hành khách đường bộ đạt 667,41 nghìn hành khách; lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, đạt 7.247,5 nghìn hành khách, giảm 2,86%% so với năm cùng kỳ năm 2020. Vận chuyển hành khách đường thủy đạt 9,0 nghìn hành khách; lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, đạt 52,87 nghìn hành khách, giảm 3,23% so với cùng kỳ năm 2020. Luân chuyển hành khách đường bộ đạt 26,31 triệu hk.km; lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, đạt 335,13 triệu hk.km, giảm 1,57% so với cùng kỳ năm 2020. Luân chuyển hành khách đường thủy đạt 0,98 triệu hk.km; lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, đạt 5,73 triệu hk.km, giảm 3,62% so với cùng kỳ năm 2020.

- Vận tải hàng hoá:

+ Ước tháng 6 vận chuyển hàng hoá đạt 555,84 nghìn tấn, giảm 12,269% so với tháng trước và tăng 13,91% so với cùng kỳ năm 2020; luân chuyển hàng hoá đạt 30,25 triệu tấn.km, giảm 11,81% so với tháng trước và tăng 15,52% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh đã vận chuyển 4.079,51 nghìn tấn hàng hoá, tăng 5,51% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển hàng hoá đạt 220,46 triệu tấn.km, tăng 5,26% so với cùng kỳ năm 2020.

+ Xét theo lĩnh vực, trong tháng 6 vận chuyển hàng hoá đường bộ đạt 555,38 nghìn tấn, lũy kế 6 tháng đầu năm, đạt 4.076,31 nghìn tấn, tăng 5,64% so với cùng kỳ năm 2020. Vận chuyển hàng hoá đường thủy đạt 0,46 nghìn tấn, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, đạt 3,20 nghìn tấn, tăng 0,53% so với cùng kỳ năm 2020. Luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 30,19 triệu tấn.km; lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, đạt 220,09 triệu tấn.km, tăng 7,09% so với cùng kỳ năm 2020. Luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 53,97 nghìn tấn.km; lũy kế 6 tháng đầu năm, đạt 367,17 nghìn tấn.km, tăng 0,15% so với cùng kỳ năm 2020.

- Cảng quốc tế Vĩnh Tân: Khối lượng bốc xếp hàng hoá tháng 6 ước đạt 80.000 tấn; lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, đạt 512.805 tấn (trong đó, khối lượng bốc xếp ngoài nước đạt 96.691 tấn); các mặt hàng chủ yếu thông qua cảng gồm quặng Ilmenite, cát, tro bay, xi măng, muối xá, thiết bị máy móc. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu ước đạt 78,75 tỷ đồng.

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi ước tháng 6 đạt 106,18 tỷ đồng, giảm 19,88% so với tháng trước và giảm 7,99% so với cùng kỳ năm 2020; lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 844,87 tỷ đồng, tăng 2,43% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 288,86 tỷ đồng, giảm 3,59%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 537,23 tỷ đồng, tăng 6,10%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 18,77 tỷ đồng, tăng 0,63%.

 

 

 

 

V. Thu, chi ngân sách; hoạt động tín dụng

1. Thu, chi ngân sách

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh là điểm sáng, theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tác động tiêu cực tới sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Ước thu ngân sách tháng 6 năm 2021 đạt 600 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, ước đạt 6.892,6 tỷ đồng, đạt 82,84% dự toán năm và tăng 33,25% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, thu nội địa (trừ dầu) đạt 5.368,6 tỷ đồng, đạt 77,39% dự toán năm, tăng 39,60%. Trong tổng thu ngân sách gồm: Thu thuế, phí và thu khác 4.299 tỷ đồng, đạt 83,80% dự toán năm, tăng 29,56%; thu tiền nhà, đất 1.069,7 tỷ đồng, đạt 118,46% dự toán năm, tăng gấp 2,02 lần (trong đó, thu tiền sử dụng đất 929 tỷ đồng, đạt 132,72% dự toán năm, tăng gấp 3,24 lần so với cùng kỳ năm 2020); thu dầu thô 623,4 tỷ đồng, đạt 77,92% dự toán năm và tăng 1,70%.

Tổng chi ngân sách trong tháng 6 năm 2021 ước thực hiện 400 tỷ đồng (chi ngân sách nhà nước 348,7 tỷ đồng); lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, ước đạt 6.702,94 tỷ đồng (chi ngân sách nhà nước 4.935,21 tỷ đồng); trong đó, chi đầu tư phát triển 2.341,93 tỷ đồng, chi thường xuyên 2.593,14 tỷ đồng.

2. Hoạt động tín dụng

Các hoạt động tín dụng trên địa bàn tiếp tục ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương; Vốn tín dụng mở rộng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là cho vay để duy trì và khôi phục các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; quan tâm dành nguồn vốn cho vay đối với các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công, thanh toán chuyển tiền điện tử tiếp tục được đẩy mạnh; việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu tiếp tục được quan tâm triển khai, đảm bảo hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nói riêng phát triển an toàn đáp ứn nhu cầu tiền mặt của người dân, bảo đảm hệ thống máy ATM hoạt động ổn địnhvà thông suốt.

Tính đến ngày 02/6/2021, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 578,7 tỷ đồng/5.680 khách hàng; giảm lãi vay cho 2.703 khách hàng với số tiền lãi được giảm 1,18 tỷ đồng; cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với lãi suất thấp hơn so với trước khi dịch bệnh xảy ra, doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến ngày 26/5/2021 là 21.003 tỷ đồng/6.660 khách hàng. Tính đến ngày 30/4/2021, nợ xấu (nội bảng) trên địa bàn 786 tỷ đồng, chiếm 1,1% tổng dư nợ, tăng 0,04% so với đầu năm.

Tình hình thực hiện lãi suất: Hiện nay, lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng 2,8 - 3,95%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng 3,5 - 6,8%/năm; kỳ hạn từ trên 12 tháng trở lên 4,4 - 6,99%/năm; lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 4,5%/năm (riêng Quỹ tín dụng nhân dân là 5,5%/năm), các lĩnh vực khác từ 7 - 9%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 9 - 11,5%/năm.

Hoạt động huy động vốn (tính đến ngày 30/4/2021), nguồn vốn huy động đạt 42.706 tỷ đồng, tăng 4,23% so với đầu năm và giảm 1,61% so với cùng kỳ năm 2020. Ước đến ngày 30/6/2021, vốn huy động đạt 43.022 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm.

Hoạt động tín dụng (tính đến ngày 30/4/2021), tổng dư nợ cho vay đạt 71.688 tỷ đồng, tăng 2,89% so với đầu năm và tăng 2,68% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, dư nợ cho vay bằng VND đạt 70.521 tỷ đồng, chiếm 98,4% tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 39.238 tỷ đồng, chiếm 54,7% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay phân theo các mức lãi suất: lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng 6%/năm chiếm khoảng 3,8% tổng dư nợ, lãi suất từ 6-7%/năm chiếm khoảng 7,1% tổng dư nợ, lãi suất trong khoảng 7 - 9%/năm chiếm 28,5% tổng dư nợ; lãi suất từ 9-12%/năm chiếm khoảng 55,8% tổng dư nợ, lãi suất trên 12%/năm chiếm khoảng 4,8% tổng dư nợ. Ước đến 30/6/2021, dư nợ đạt 72.812 tỷ đồng, tăng 4,5% so với đầu năm.

Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên gắn với thực hiện các chính sách của trung ương và địa phương, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 38.529 tỷ đồng, chiếm 53,7% tổng dư nợ; cho vay xuất khẩu đạt 523 tỷ đồng, chiếm 0,7% tổng dư nợ; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 15.363 tỷ đồng, chiếm 21,4% tổng dư nợ; cho vay các đối tượng chính sách xã hội đạt 3.098 tỷ đồng.

Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP: Dư nợ (nợ nội bảng) đạt 927,1 tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 292,4 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 629 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 5,7 tỷ đồng). Nợ xấu 87,4 tỷ đồng/7 tàu; nợ cơ cấu lại thời hạn 154,3 tỷ đồng/93 tàu.

Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Quyết định số 813/QĐ-NHNN và Nghị quyết số 30/NQ-CP: Dư nợ cho vay đạt 352 tỷ đồng phục vụ nuôi tôm giống, tôm thịt, nuôi tôm giống công nghệ cao, chăn nuôi bò sữa công nghệ cao; dư nợ cho vay chăn nuôi lợn, sản xuất thuốc thú y, thức ăn gia súc đạt 488 tỷ đồng.

Cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, hiện đang được triển khai tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, dư nợ đạt 57,8 tỷ đồng/155 hộ.

Hoạt động thanh toán, cung ứng tiền mặt: Đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động thông suốt. Mạng lưới ATM, POS tiếp tục hoạt động ổn định, thông suốt và an toàn. Đến ngày 30/4/2021, trên địa bàn có 188 máy ATM (tăng 04 máy so với đầu năm) và 1.496 máy POS (giảm 217 máy so với đầu năm), hầu hết máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Tình hình thị trường ngoại tệ và vàng trên địa bàn: Các Tổ chức tín dụng trên địa bàn đã bám sát điều hành tỷ giá và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Các nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, các giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện thông suốt. Diễn biến thị trường vàng, ngoại hối trên địa bàn tiếp tục phát triển theo hướng ổn định. Nhìn chung, các nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, các giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện thông suốt. Doanh số mua bán ngoại tệ trong 04 tháng đầu năm 2021 đạt 210 triệu USD, doanh số chi trả kiều hối đạt 31,8 triệu USD.

VI. Lĩnh vực Văn h - Xã hội

1. Hoạt động văn hóa - Thể dục thể thao

Công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị tiếp tục được tăng cường, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tuyên truyền Chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lấn thứ XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Hoạt động đưa văn hóa về cơ sở được được quan tâm, đẩy mạnh. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được duy trì tổ chức phục vụ nhân dân trong khuôn khổ cho phép và đảm bảo việc phòng, chống dịch.

Phong trào thể thao quần chúng được duy trì và phát triển, thu hút nhiều người tham gia tập luyện. Trong 6 tháng đầu năm 2021, đã tổ chức 9/26 giải thể thao (đạt 34,6% kế hoạch năm), tham dự 18/57 giải thể thao khu vực, quốc gia, quốc tế (đạt 31,5% kế hoạch năm). Tổ chức các môn thể thao giai đoạn 1 - Đại hội Thể dục thề thao tỉnh Bình Thuận lần thứ IX năm 2022. Tham gia các giải thể thao, các đoàn thể thao tỉnh đã đạt được 86 huy chương các loại (20 huy chương vàng, 20 huy chương bạc, 46 huy chương đồng). Tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại nhiều đợt, nên nhiều hoạt động văn hóa, thể thao tại các địa phương đã được chuẩn bị chu đáo nhưng phải tạm dừng hoặc giảm quy mô tổ chức.

2. Giáo dục và Đào tạo

Chất lượng giáo dục các cấp học tiếp tục được duy trì; dù tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ngành giáo dục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, nhằm hướng đến một kỳ thi thuận lợi, đạt kết quả cao nhất. Kết quả tổng kết năm học 2020 – 2021, như sau: Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh có 10 học sinh đạt giải (3 giải ba, 7 giải khuyến khích); kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh năm học 2020-2021 đạt 355 giải (15 giải nhất, 63 giải nhì, 277 giải ba); cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học có 47 dự án tham gia dự thi, kết quả có 23 dự án đạt giải chính thức, 1 đơn vị đạt giải tập thể; cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, tỉnh có 2 dự án dự thi, 1 dự án nhận giải triển vọng.

Trong 2 ngày, từ ngày 10 - 12/6/2021, đã tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 hệ công lập Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo và THPT không chuyên năm học 2021 - 2022 trên toàn tỉnh được tổ chức chung một đợt thi thay vì tổ chức thành 2 kỳ thi như trước đây. Số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 trên toàn tỉnh là 15.682 học sinh, nguyện vọng 2 là 9.920. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 của các trường là 12.840 học sinh.

Triển khai đồng bộ giải pháp tích cực, thường xuyên tổ chức kiểm tra, vận động học sinh bỏ học ra lớp, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học (bổ sung số liệu khi có báo cáo chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo). Từ đầu năm đến nay, có thêm 2 trường tiểu học và 3 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia đến nay là 266 trường, đạt tỷ lệ 48,98%; trong đó, mầm non có 49 trường (tỷ lệ 34,50%), tiểu học 126 trường (tỷ lệ 51,42%), THCS 77 trường (tỷ lệ 59,23%), THPT 14 trường (tỷ lệ 53,84%). Chủ động công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong học đường.

3. Y tế:

Triển khai thực hiện đồng bộ các hoạt động giám sát, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, từ đầu năm đến ngày 23/6/2021 trên địa bàn tỉnh không có dịch xảy ra, các ca bệnh được quản lý chặt chẽ, cập nhật kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch. Tập trung triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tính đến 14 giờ 00, ngày 23/6/2021, số người đã tiêm vắc xin phòng Covid9-19 đợt 2 của tỉnh là 1.107 người; lũy kế có 22.162 người đã được tiêm vắc xin.

Thường xuyên kiểm tra công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đầu năm đến nay xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số người mắc là 3 người, không có tử vong. Công tác khám chữa bệnh tiếp tục đáp ứng được nhu cầu phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tổng số lượt bệnh nhân đến khám và số bệnh nhân nội trú từ đầu năm đến nay tăng so với cùng kỳ năm 2020. Công suất sử dụng giường bệnh các tuyến đạt kế hoạch đề ra; số bác sỹ/10.000 dân đạt 7,6 bác sỹ; số giường bệnh /10.000 dân đạt 30,6 giường.

4. Khoa học - Công nghệ; Bưu chính, viễn thông:

- Hoạt động khoa học và công nghệ tiếp tục được chú trọng, triển khai thực hiện 5 nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2021 (đợt 1); ký hợp đồng thực hiện 2 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi trong năm 2021 do Trung ương quản lý; nghiệm thu 14 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2020, phê duyệt nhiệm vụ và ký kết hợp đồng triển khai thực hiện đối với các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2021 cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Triển khai thực hiện tốt công tác hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Hoạt động hỗ trợ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được quan tâm.

- Hạ tầng bưu chính, mạng viễn thông tiếp tục được phát triển mở rộng và ổn định; đảm bảo an toàn và thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, người dân và các tổ chức, doanh nghiệp. Mạng lưới phục vụ bưu chính, viễn thông với 1.255 cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, đạt bán kính phục vụ bình quân là 1,4 km/cơ sở. Tổng số thuê bao điện thoại các loại ước đạt: 1.851.400 thuê bao (điện thoại cố định là 30.000 thuê bao), mật độ điện thoại 147,5 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao Internet ước đạt 145.500 thuê bao, tỷ lệ người sử dụng Internet (quy đổi) là 64,5% và đạt 50% kế hoạch năm.

5. Lao động - xã hội; Chính sách vùng đồng bào dân tộc

- Trong tháng, đã giải quyết việc làm cho 1.992 lao động; lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, đã giải quyết việc làm cho 10.054 lao động, đạt 50,27% so kế hoạch năm, tăng 7,81% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, cho vay vốn giải quyết việc làm cho 703 lao động, đạt 50,21% so với kế hoạch năm. Tuyển mới và đào tạo nghề nghiệp cho 602 người; lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, tuyển mới và đào tạo nghề 5.188 người, đạt 51,88% so với kế hoạch năm; đào tạo nghề cho lao động nông thôn 360 người đạt 11,2% kế hoạch năm.

Vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa 3,308 tỷ đồng, đạt 55,13% so với kế hoạch năm. Vận động Quỹ Bảo trợ trẻ em 115 triệu đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 đạt 761,32 triệu đồng, đạt 38,07% kế hoạch năm. Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ đột xuất cho 04 trẻ (01 bị bệnh hiểm nghèo, 03 tai nạn thương tích) với kinh phí là 28 triệu đồng.

Công tác chính sách người có công: Giải quyết 25 hồ sơ người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chỉ có giấy xác nhận của Công an tỉnh trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo tại Công văn số 1778/UBND-KGVXNV,  ngày 24/5/2018 của UBND tỉnh. Ban hành Quyết định thực hiện chế độ đối với người có công, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần cho 36 đối tượng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công; trợ cấp mai táng phí cho 39 trường hợp. Thực hiện chế độ ưu đãi giáo dục đối với con của người có công với cách mạng đến niên hạn hoặc khóa học cho 06 trường hợp, điều chỉnh thông tin trong hồ sơ liệt sĩ 07 trường hợp.

Ban hành quyết định điều dưỡng tại nhà đối với 3.232 người có công với cách mạng, dừng Điều dưỡng tập trung người có công (605 người) tại thành phố Đà Lạt do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. 

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh có có 3.738 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó đang cai nghiện tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy 271 người; đang quản lý trong tại tạm giam, nhà tạm giữ 342 người; tự điều trị bằng thuốc thay thế Methadone tại cơ sở y tế 634 người; Có 112/124 xã, phường, thị trấn có người sử  dụng ma túy, chiếm 90,32% số xã, phường, thị trấn có người nghiện.

- Đời sống dân cư của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2021 bị ảnh hưởng dịch Covid-19 đợt 3 và công tác chỉ đạo quyết liệt phòng chống dịch không để lây lan trong tỉnh, nên đã tạm dừng một số dịch vụ thiết yếu, dừng các chuyến vận chuyển hành khách từ nơi có dịch vào tỉnh,… do đó đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch và vận tải,…  So với cùng kỳ năm trước, nhìn chung đời sống của các tầng lớp dân cư gặp nhiều khó khăn.

- Phát triển nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được chú trọng triển khai, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận huyện Đức Linh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 tại Quyết định số 745/QĐ-TTG ngày 20/5/2021. UBND tỉnh đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, công nhận thành phố Phan Thiết hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020. Ước đến cuối tháng 6/2021, toàn tỉnh đạt 1.463 tiêu chí; bình quân đạt 15,73 tiêu chí/xã và đạt 5,15 tiêu chí/huyện.  

Các chương trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các chế độ, chính sách, cung ứng kịp thời vật tư hàng hóa các loại phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số (5.355 triệu đồng/4 công trình); đã giải quyết chế độ trợ cấp đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND và Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh cho sinh viên 128,61 triệu đồng/9 hồ sơ). Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định. Công tác giảm nghèo đạt khá, đầu năm 2021, số hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh có 1.180 hộ nghèo, chiếm 4,7% so với tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số và có 3.238 hộ cận nghèo, chiếm 13% so với tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

6. Hoạt động bảo hiểm (Tính đến ngày 31/5/2021)

Công tác giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho đối tượng thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hưởng; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, trả sổ BHXH cho người lao động cơ bản đúng kế hoạch.

Tính đến ngày 31/5/2021, toàn tỉnh có 92.173 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2020; có 83.592 người tham gia BHTN, tăng 6,6%; số người tham gia BHXH tự nguyện 10.781 người, tăng 157,1%; số người tham gia BHYT 1.018.001 người (bao gồm thẻ BHYT của thân nhân do Bộ Quốc phòng cung cấp là 11.161 người), tăng 3,4%. Tỷ lệ bao phủ BHYT chung toàn tỉnh đạt 89,7% dân số.

Trong tháng đã xét duyệt, giải quyết cho 6.044 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hưởng các chế độ BHXH dài hạn 75 lượt người; hưởng trợ cấp BHXH một lần 1.362 lượt người; hưởng chế độ BHXH ngắn hạn 3.444 lượt người; hưởng trợ cấp BHTN 1.163 lượt người. Lũy kế 5 tháng đã xét duyệt cho 24.821 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN. Trong đó 333 người hưởng chế độ BHXH dài hạn, 3.045 người hưởng trợ cấp BHTN, 6.588 người hưởng trợ cấp BHXH một  lần, 14.855 lượt người hưởng chế độ BHXH ngắn hạn.

Tính đến ngày 31/5/2021, tổng số đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH dài hạn 19.758 người; tổng số thu 986,18 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2020; tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 176,09 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2020. Toàn tỉnh có 234.243 em học sinh, sinh viên tham gia BHYT đạt 99,1%, chưa tham gia BHYT 2.197 em, chiếm 0,9%.

7. Tai nạn giao thông (từ 15/5 - 14/6/2021):

Số vụ tai nạn giao thông 35 vụ, so với tháng trước tăng 9 vụ và so với cùng kỳ năm 2020 tăng 11 vụ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, đã xảy ra 169 vụ (trong đó đường sắt không xảy ra), so với cùng kỳ năm 2020 tăng 22 vụ.

Số người bị thương 19 người, tăng 03 người so với tháng trước và tăng 08 người so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, có 97 người, tăng 04 người so với cùng kỳ năm 2020.

Số người chết 21 người, tăng 07 người so với tháng trước và tăng 04 người so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 có 110 người chết, so với cùng kỳ năm trước tăng 25 người.

Trong 6 tháng đầu năm 2021 không có xảy ra vụ tai nạn giao thông đặt biệt nghiêm trọng. Số vụ tai nạn trên tuyến Quốc lộ 1A giảm (nguyên nhân tuyến Quốc lộ 1A đã lắp đặt camera giám sát), tuy nhiên tăng số vụ tai nạn ở các tuyến tỉnh và huyện lộ; nguyên nhân của các vụ tai nạn trên là do người tham gia giao thông phóng nhanh vượt ẩu, qua đường không quan sát, đi không đúng phần đường, làn đường, chuyển hướng sai quy định, không nhường đường, lái xe đã uống rượu bia,... ngoài ra còn có các nguyên nhân khác và rất nhiều cách xử lý chủ quan của người tham gia giao thông.

8. Thiên tai, cháy nổ, vi phạm môi trường

- Thiên tai: Trong tháng xảy ra 04 vụ thiên tai, ước giá trị thiệt hại 3.350 triệu đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, xảy ra 12 đợt thiên tai, làm 01 người chết, ước tổng giá trị thiệt hại 4.760 triệu đồng.

- Cháy nổ: Trong tháng xảy ra 4 vụ cháy (bằng với cùng kỳ), không có người bị thương, thiệt hại 145 triệu đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 có 37 vụ cháy (giảm 15 vụ so cùng kỳ), thiệt hại 3.940,7 triệu đồng.

- Vi phạm môi trường: Trong tháng đã xảy ra 02 vụ (tăng 01 vụ so với cùng kỳ năm trước), đã xử phạt 233 triệu đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, đã xảy ra 16 vụ (tăng 02 vụ  so với cùng kỳ); tổng tiền đã xử phạt 2.132,6 triệu đồng.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn chung cùng cả nước thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và những khó khăn, vướng mắc của tỉnh đang tiếp tục tháo gỡ, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã có nhiều cố gắng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 của tỉnh nhìn chung ổn định, có mặt chuyển biến tiến bộ, đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ năm trước, đáng chú ý là:

Sản xuất nông nghiệp có nhiều cố gắng, diện tích gieo trồng cây ngắn ngày, cây lâu năm, sản lượng lượng thực, số lượng gia súc, gia cầm và sản lượng khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản tăng so với cùng kỳ năm 2020. Công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi được triển khai tích cực; quản lý bảo vệ rừng, khoáng sản, nguồn lợi thủy sản, xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo. Tiếp tục khắc phục tồn tại, hạn chế trong chống khai thác IUU theo ý kiến kết luận của Đoàn Thanh tra Ủy ban Châu Âu, thực hiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá.Các chính sách hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục thực hiện tốt.

Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng. Sản xuất công nghiệp phát triển ổn định, hầu hết các sản phẩm sản xuất công nghiệp chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ năm trước (12/16 sản phẩm). Các hoạt động thương mại nội địa chuyển biến tích cực, xuất khẩu hàng hoá tăng cao so với cùng kỳ năm 2020; dịch vụ, giá cả hàng hóa, bưu chính viễn thông, vận tải giữ được ổn định. Lĩnh vực du lịch có nhiều cố gắng trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Thu ngân sách nội địa đạt kết quả khá, có 14/18 khoản thu ngân sách nhà nước đạt khá so với dự toán HĐND tỉnh giao, trong đó có một số khoản thu lớn. Chi ngân sách bảo đảm cho yêu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các nhiệm vụ trọng tâm, bức xúc; hoạt động tín dụng trên địa bàn ổn định.

Huy động vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội có nhiều cố gắng. Việc đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các dự án, các công trình trọng điểm được tập trung chỉ đạo triển khai. Hạ tầng giao thông được đẩy mạnh đầu tư, triển khai thi công: Đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua địa bàn tỉnh, Cảng hàng không Phan Thiết, đường ĐT.719, đường ĐT.719B, tạo điều kiện quan trọng thúc đẩy kinh tế của phát triển. Định kỳ hàng tháng, UBND tỉnh làm việc với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Số doanh nghiệp trở lại hoạt sản xuất kinh doanh và đăng ký thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, thực hiện tốt. Chất lượng giáo dục, đào tạo được duy trì. Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hóa, văn nghệ tiếp tục tăng cường phù hợp, đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, nhất là công tác phục vụ bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Kết quả giải quyết việc làm và đào nghề cao hơn cùng kỳ năm 2020. Các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, chăm lo các đối tượng chính sách, người nghèo được quan tâm thực hiện tốt.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội ở một số lĩnh vực trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn còn khó khăn, hạn chế, đó là:

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến thu hút đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch, xuất khẩu thanh long giảm so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng, dịch bệnh vật nuôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh gây hại; vi phạm lâm luật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn còn. Tiến độ thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của các dự án trọng điểm tuy được chỉ đạo quyết liệt nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra; tiến độ thực hiện giải ngân một số dự án và công tác chuẩn bị hồ sơ đầu tư dự án sử dụng vốn địa phương còn chậm.

Tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa thực hiện được. Tình hình an ninh, trật tự có nơi vẫn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; số vụ trọng án còn xảy ra nhiều; tội phạm, vi phạm về ma túy, kinh tế còn xảy ra nhiều. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép còn xảy ra ở một số địa bàn. Tai nạn giao thông tăng số vụ, số người chết so cùng kỳ năm 2020.

 

CTK Bình Thuận.

 

File số liệu đính kèm: Số liệu thống kê KTXH 6 tháng đầu năm 2021

 




TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:













 
 
 
 
 
 
Trang: 
/