CHUYÊN MỤC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Quyết định về việc ban hành Quy chế phối hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2001; Căn cứ Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm 2005;

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
________

Số: 31/2012/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________

Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2012

 

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Về việc ban hành Quy chế phối hợp thực hiện Công ước

 

của Liên hợp quốc về chống tham nhũng

_______________

 

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2001;

Căn cứ Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật tương trợ tư pháp ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chủ tịch nước về việc phê chun Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng;

Căn cứ Quyết định s 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quc về chng tham nhũng;

Theo đề nghị của Tng thanh tra Chính phủ,

Thủ tưng Cnh phủ ban hành Quyết định về việc ban hành Quy chế phi hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

 

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chng tham nhũng, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng
Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Trợ lý TTCP,

Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu:
Văn thư, KNTN (5b).XH 300

THỦ TƯỚNG


(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 


 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________

 

 

 

 

QUY CHẾ

Phối hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2012/QĐ-TTg

ngày 26 tháng 7 năm 2012 ca Thủ tướng Chính phủ)

 

_________

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung, phương thức và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (sau đây gọi tắt là Công ước).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện Công ước.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

1. Ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

2. Bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung và lộ trình thực hiện Công ước theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Bảo đảm kịp thời, đồng bộ, hiệu quả; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện Công ước; tránh chồng chéo hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tchức trong quá trình phối hợp.

4. Chủ động báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình phối hợp.

Điều 4. Nội dung phối hợp

1. Tuyên truyền, phổ biến về Công ước.

2. Rà soát và hoàn thiện pháp luật nhằm thực hiện Công ước.

3. Tương trợ tư pháp trong khuôn khổ Công ước.

4. Trao đi thông tin liên quan đến Công ước.

5. Hỗ trợ kỹ thuật thực hiện Công ước.

6. Tham gia cơ chế đánh giá việc thực hiện Công ước.

7. Tổ chức và tham gia các hội nghị về Công ước.

8. Thực hiện các thủ tục đối ngoại liên quan đến Công ước.

 

 

Chương II

NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP

 THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC

 

Điều 5. Tuyên truyền, phổ biến về Công ước

1. Nội dung tuyên truyền, phổ biến Công ước gồm: Nội dung cơ bản của Công ước và các nghị quyết của Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước; các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tham nhũng và thực hiện Công ước; trách nhiệm của các cơ quan, tchức, đơn vị trong thực hiện Công ước; các chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện Công ước; tình hình và kết quả thực hiện Công ước của Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong việc thực hiện Công ước.

2. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các đề án, kế hoạch, hoạt động tuyên truyền, phổ biến về Công ước trên phạm vi cả nước; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến về Công ước; tổng hp tình hình và kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến về Công ước trong phạm vi cả nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hàng năm, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về Công ước với các hình thức phù hợp, hiệu quả cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và công dân thuộc phạm vi quản của mình.

Điều 6. Rà soát và hoàn thiện pháp luật nhằm thực hiện Công ước

1. Rà soát và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với Công ước về các nội dung phòng ngừa, hình sự hóa và thực thi pháp luật, hp tác quốc tế, thu hồi tài sản, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin liên quan đến Công ước.

2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đề xuất và tổ chức thực hiện việc rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của mình theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp các đề xuất xây dựng pháp luật của các cơ quan, tổ chức thành chương trình, kế hoạch và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; chủ trì, phối hp với Thanh tra Chính phủ trong việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện việc rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, tchức, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 7. Tương trợ tư pháp trong khuôn khổ Công ước

1. Tương trợ tư pháp trong khuôn khổ Công ước được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và nguyên tắc có đi có lại.

2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì:

a) Tiếp nhận, chuyển giao, giải quyết các yêu cầu của quốc gia thành viên Công ước về tương trợ tư pháp dân sự và thu hồi tài sản tham nhũng;

b) Đề nghị các quốc gia thành viên Công ước giải quyết các yêu cầu của Việt Nam về tương trợ tư pháp dân sự và thu hi tài sản tham nhũng;

c) Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp dân sự và thu hồi tài sản tham nhũng;

d) Nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xây dựng, thực hiện các đề án về thu hồi tài sản tham nhũng;

đ) Phối hợp với Thanh tra Chính phủ và Bộ Ngoại giao trong việc tiếp nhận, trao đổi thông tin liên quan đến tương trợ tư pháp dân sự và thu hồi tài sản tham nhũng.

3. Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì:

a) Tiếp nhận, chuyển giao các yêu cầu của quốc gia thành viên Công ước về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; thực hiện các quyết định có liên quan của tòa án có thẩm quyền;

b) Đề nghị các quốc gia thành viên Công ước giải quyết các yêu cầu của Việt Nam về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù;

c) Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa các quốc gia thành viên Công ước;

d) Nghiên cứu, xây dựng các đề án về kỹ thuật điều tra đặc biệt, điều tra chung theo quy định của Công ước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết đnh;

đ) Phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Ngoại giao trong việc tiếp nhận, trao đổi thông tin về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và các thông tin khác liên quan đến tội phạm tham nhũng.

4. Đnghị Viện Kiểm sát nhân dân ti cao chủ trì:

a) Tiếp nhận, chuyển giao, giải quyết theo thẩm quyền các yêu cầu của các quốc gia thành viên Công ước về tương trợ tư pháp hình sự;

b) Đnghị các quốc gia thành viên Công ước giải quyết các yêu cầu của Việt Nam về tương trợ tư pháp hình sự;

c) Đxuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự;

d) Phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Ngoại giao trong việc tiếp nhận, trao đổi thông tin về tương trợ tư pháp hình sự.

5. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong thực hiện tương trợ tư pháp với các quốc gia thành viên Công ước mà Việt Nam chưa ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp về các nội dung nói trên.

Điều 8. Trao đổi, quản lý thông tin, dữ liệu liên quan đến Công ước

1. Thanh tra Chính phủ là đầu mối quốc gia có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin chung về thực hiện Công ước của Việt Nam theo yêu cu của Công ước;

b) Tiếp nhận, thực hiện hoặc chuyển tới các cơ quan, tổ chức của Việt Nam những thông tin, đề nghị hợp tác liên quan đến Công ước từ phía quốc tế;

c) Liên hệ với Ban Thư ký Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước và cơ quan đầu mối của quốc gia thành viên khác về các nội dung liên quan đến Việt Nam;

d) Tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện Công ước và nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật thực hiện Công ước của Việt Nam;

đ) Quản lý thông tin, dữ liệu liên quan đến Công ước.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm tổng hợp thông tin, dữ liệu về thực hiện Công ước và nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật thực hiện Công ước gắn với việc thực hiện các quy định pháp luật về trao đổi, quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu về phòng, chống tham nhũng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ qua Thanh tra Chính phủ.

Điều 9. Hỗ trkỹ thuật thực hiện Công ước

Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật thực hiện Công ước; tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng các hỗ trợ kỹ thuật thực hiện Công ước của các Bộ, ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Tham gia cơ chế đánh giá việc thực hiện Công ước

1. Nội dung tham gia cơ chế đánh giá việc thực hiện Công ước gồm: Trả lời các câu hỏi trong Danh mục tự đánh giá và hoàn thiện Báo cáo đánh giá quốc gia về việc thực hiện Công ước theo Nghị quyết về cơ chế đánh giá của Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước; làm việc với Ban thư ký Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước và các chuyên gia quốc tế; tổ chức nhóm chuyên gia của Việt Nam tham gia đánh giá việc thực hiện Công ước của quốc gia thành viên khác.

2. Thanh tra Chính phủ chủ trì:

a) Xây dựng và phối hp với các Bộ, ban, ngành Trung ương tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá việc thực hiện Công ước;

b) Hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành cung cấp thông tin phục vụ quá trình đánh giá;

c) Chủ trì việc trả lời các câu hỏi về các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ kỹ thuật theo Danh mục tự đánh giá;

d) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan làm việc với đại diện Ban thư ký Hội nghị các quốc gia thành viên và nhóm chuyên gia quốc tế;

đ) Tổng hợp thông tin, hoàn thiện Danh mục tự đánh giá và Báo cáo đánh giá quốc gia về việc thực hiện Công ước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

e) Tổ chức hoạt động của nhóm chuyên gia của Việt Nam tham gia đánh giá việc thực hiện Công ước của quốc gia thành viên khác.

3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Công an trả lời các câu hỏi về hình sự hóa và thu hồi tài sản theo quy định tại Chương III và Chương V của Công ước.

4. Bộ Công an chủ trì phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp trả lời câu hỏi về thực thi pháp luật hợp tác quốc tế theo quy định tại Chương III và Chương IV của Công ước.

5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm phối hp trả lời các câu hỏi trong Danh mục tự đánh giá và thực hiện các hoạt động khác trong khuôn khổ cơ chế đánh giá việc thực hiện Công ước.

Điều 11. Tổ chức và tham gia các hội nghị về Công ước

1. Các hội nghị về Công ước gồm: Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước và các hội nghị khác trong phạm vi Công ưc theo Nghị quyết của Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước; các hội nghị quốc tế và quốc gia ngoài phạm vi Công ước nhưng có nội dung liên quan đến Công ước.

2. Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ về việc tham dự Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước và tổ chức hoặc đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế và quốc gia về Công ước; chủ trì tổ chức các đoàn công tác liên ngành tham gia các hội nghị quốc tế về phòng ngừa tham nhũng, chế đánh giá việc thực hiện Công ước, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin về thực hiện Công ước; tổng hợp thông tin về kết quả tổ chức và tham gia các hội nghị về Công ước của các Bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao tchức các đoàn công tác liên ngành tham gia các hội nghị quốc tế về hình sự hóa, thu hồi tài sản tham nhũng và tương trợ tư pháp dân sự.

4. Bộ Công an chủ trì tổ chức các đoàn công tác liên ngành tham gia các hội nghị quốc tế về điều tra chung, kỹ thuật điều tra đặc biệt và dẫn độ, chuyn giao người đang chấp hành hình phạt tù.

5. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì tổ chức các đoàn công tác liên ngành tham gia các hội nghị quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự.

6. Các Bộ, ngành tham gia các hội nghị quốc tế ngoài phạm vi Công ước có nội dung liên quan đến Công ước nếu có tư cách thành viên chính thức của diễn đàn hay tổ chức quốc tế chủ trì hội nghị đó.

7. Các Bộ, ngành chủ trì tham gia các hội nghị quốc tế về Công ước có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Thanh tra Chính phủ về kết quả việc tham gia hội nghị sau 10 ngày ktừ ngày kết thúc hội nghị.

Điều 12. Thực hiện thủ tục đối ngoại liên quan đến Công ước

1. Thủ tục đi ngoại liên quan đến thực hiện Công ước gồm: Thông báo giải thích, áp dụng Công ước; thông báo việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu; thông báo về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của quốc gia thành viên Công ước; thông báo về việc chấm dứt áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần của Công ước; thông báo rút khỏi Công ước và các thông báo khác thể hiện quan điểm chính thức của Việt Nam về những vấn đề liên quan đến Công ước và tổ chức thực hiện Công ước.

2. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan tiến hành các thủ tục đối ngoại về Công ước theo quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tập quán quốc tế trên nguyên tắc có đi có lại.

3. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phân công cán bộ tại Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Áo theo dõi, chuyển thông tin, đề nghị hp tác liên quan đến Công ước.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY CHẾ

Điều 13. Điều phối việc thực hiện Quy chế

1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm chủ trì hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động thực thi Quy chế này của các Bộ, ngành, địa phương; đề xuất thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác nhằm thực thi Công ước; sơ kết, tổng kết việc thực hiện Công ước trên phạm vi cả nước.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm phân công đơn vị thường trực và cán bộ theo dõi, điu phối việc thực hiện Công ước trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương mình.

Điều 14. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chc trong việc thực hiện Quy chế

1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này; hàng năm báo cáo kết quả thực hiện theo quy định của pháp luật;

2. Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này trong trường hp cần thiết.

Điều 15. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Quy chế này do ngân sách nhà nước cp và từ các nguồn tài trợ hp pháp khác. Việc quản , sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý tài chính./.

 

THỦ TƯỚNG


(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

 




CHUYÊN MỤC CÙNG LOẠI KHÁC:











 
 
 
 
 
 
Trang: 
/