[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp:

Ngành lâm nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế Bình Thuận. Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành lâm nghiệp giai đoạn 2010 – 2014 chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng khai thác lâm sản tự nhiên, tăng tỷ trọng trồng rừng và khai thác rừng trồng và chăm sóc rừng. Năm 2010, tỷ trọng khai thác lâm sản chiếm 69,66%, đến năm 2014 chỉ còn 59,83%. Tỷ trọng trồng rừng tương ứng là 24,89% năm 2010 và đạt 26,47% năm 2014.

Biểu 11: Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành lâm nghiệp

 

Chỉ tiêu

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm 2014

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp theo giá so sánh 2010 (Triệu đồng)

Tổng số

243.995

124.332

151.772

171.332

210.389

1. Trồng rừng

60.733

41.051

39.203

38.894

55.681

2. Khai thác

169.956

71.508

99.632

116.418

125.868

3. Dịch vụ lâm nghiệp

13.306

11.772

12.936

16.020

28.840

 

Cơ cấu nội bộ ngành lâm nghiệp (%)

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

1. Trồng rừng

24,89

33,02

25,83

22,70

26,47

2. Khai thác

69,66

57,51

65,65

67,95

59,83

3. Dịch vụ lâm nghiệp

5,45

9,47

8,52

9,35

13,70

Việc trồng rừng trước năm 2010 của tỉnh chủ yếu là phủ xanh đất trống đồi trọc, gia tăng độ che phủ; đến nay hầu như chuyển sang trồng rừng kinh tế đi đôi với trồng rừng phòng hộ. Cây trồng chủ yếu là keo, bạch đàn, cao su, điều. Nhìn chung trong những năm qua công tác trồng rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người dân.

Công tác quản lý bảo vệ rừng cũng được đẩy mạnh, thực hiện công tác xã hội hoá việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đã nâng cao diện tích rừng có chủ quản lý thực sự. Tăng cường công tác tuyên truyền quần chúng tham gia bảo vệ rừng, do đó hạn chế phần nào phá rừng đốt rừng làm rẫy, khai thác rừng bừa bãi. Công tác giao  đất khoán rừng cũng được đẩy mạnh, người dân thực sự chủ động quản lý và kinh doanh rừng trên diện tích rừng được giao. 

 

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhất là trong công tác giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian qua Ngành Nông nghiệp & PTNT đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng trong năm 2014 là 115.690 ha với tổng số hộ nhận khoán là 3.169 hộ hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, đã góp phần ngăn chặn, hạn chế việc phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép. Rừng được quản lý, bảo vệ tốt, góp phần làm giàu thêm vốn rừng, phục hồi lại diện tích rừng nghèo kiệt, tăng độ che phủ của rừng, nâng cao khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường. Qua đó, cũng giúp ổn định cuộc sống đồng bào dân tộc, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho vùng sâu vùng xa. Đặc biệt, nhận thức của đồng bào trong trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ rừng được nâng lên rõ rệt; phần lớn hộ nhận khoán không còn phá rừng làm rẫy, không bị lợi dụng, tiếp tay cho các thành phần phá rừng; giúp lực lượng bảo vệ rừng của đơn vị chủ rừng kịp thời xử lý, ngăn chặn và trực tiếp bắt giữ nhiều vụ phá rừng trong và ngoài khu vực giao khoán rừng.

Đạt được kết quả trên là nhờ khâu chỉ đạo, tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, các đơn vị quản lý bảo vệ rừng và bà con đồng bào dân tộc thiểu số trong triển khai chính sách của Tỉnh ủy và UBND Tỉnh. Địa phương và các đơn vị lâm nghiệp đã tuyên truyền, vận động và phổ biến rõ trách nhiệm, quyền lợi khi tham gia nhận khoán để đồng bào nắm bắt và tự nguyện tham gia. Đối với các hộ thực hiện, các cơ quan chức năng đã hướng dẫn cụ thể về phương pháp xử lý tình huống; tổ chức họp phân cộng tổ, nhóm bảo vệ rừng, bố trí lịch công tác và xây dựng kế hoạch tuần tra bảo vệ khu nhận khoán…

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng cũng còn một số khó khăn, đó là tình trạng phá rừng trong các khu vực giao khoán vẫn còn xảy ra; còn tồn tại tình trạng một số trường hợp hộ đồng bào nhận khoán chưa ý thức đầy đủ được trách nhiệm bảo vệ rừng của mình nên đã tự phá rừng nhận khoán, phá rừng ở hộ khác và rừng ngoài khu vực giao khoán. Diện tích quản lý bảo vệ rừng rộng, địa hình hiểm trở, phức tạp có nhiều khu vực giáp ranh, xen kẽ với các hộ dân vùng ven rừng có một bộ phận nguồn sống phụ thuộc vào rừng nên việc quản lý bảo vệ rừng, chống cháy rừng gặp khó khăn nhất là vào thời điểm mùa khô. Nhiều khu vực rừng giao khoán cách xa khu vực hộ nhận khoán ở nên việc đi lại, kiểm tra thường xuyên của các hộ đối với rừng được giao khoán có hạn chế; cán bộ kỹ thuật ít, phải tham gia nhiều công tác khác của đơn vị. Tình trạng săn bắt động vật rừng và khai thác lâm sản phụ còn diễn ra ở một số khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

Để triển khai tốt công tác giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới Ngành Nông nghiệp & PTNT tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo công tác lập kế hoạch, bố trí kinh phí để đánh giá, thiết kế lại toàn bộ diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết 04 – NQ/TU; thực hiện rà soát tổng thể, thanh lý những hộ không tích cực, kiện toàn lại lực lượng hộ nhận khoán, thực hiện giao khoán ở khu vực đảm bảo điều kiện đi lại kiểm tra, kiểm soát, mang tính chất lượng và hiệu quả; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động các hộ nhận khoán trong việc nâng cao ý thức về công tác quản lý bảo vệ rừng; kiên quyết thanh lý hợp đồng đối với các hộ để xảy ra tình trạng phá rừng trong diện tích giao khoán.

Các dự án trồng rừng như PAM, dự án 327, đã được thực hiện tốt trên địa bàn. Ngoài ra còn có các dự án phi chính phủ, dự án 135 đã được thực hiện trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho lâm nghiệp phát triển. Tỉnh cũng đã chú trọng huy động các nguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau để phát triển vốn trồng rừng. Chính vì vậy độ che phủcủa rừng, tiến độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc diễn ra hiệu quả.

Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được tổ chức chủ động và chặt chẽ từ khâu xây dựng phương án đến tổ chức thực hiện. Thường xuyên củng cố và xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ huy Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp từ tỉnh xuống huyện, xã, để bảo vệ cho hàng chục ngàn ha rừng tự nhiên và rừng trồng tại khu vực trọng điểm. Tuy nhiên, vào mùa khô hạn thì nguy cơ cháy rừng xảy ra là rất lớn; song nhờ tổ chức tốt lực lượng ứng cứu, huy động kịp thời người dân tham gia chữa cháy rừng, bình quân trên 500 người/năm, nên các vụ cháy rừng chủ yếu chỉ cháy lớp thực bì, ít gây thiệt hại về cây gỗ.

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo