[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh trong những năm qua:

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành:

Trong những năm qua tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh trong cơ cấu ngành kinh tế chung đều giảm từ 22,22% năm 2010 xuống còn 18,4% năm 2014. Có thể thấy, tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản luôn có chiều hướng giảm dần, từ vị trí đứng đầu ở những khoảng thời kỳ trước đây, đến nay tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản hiện đang đứng ở vị trí thứ 3 sau dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.

Tuy nhiên, xét về mặt giá trị sản xuất, có thể thấy giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (tính theo giá thực tế) tăng nhanh từ 16.593,9 tỷ đồng (năm 2010) lên 28.877,4 tỷ đồng (năm 2014). Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân thời kỳ 2010-2014 là 14,86%/năm.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và có chiều hướng giữ vững tỷ trọng (năm 2014 chiếm 65,7%; năm 2010 là 65,5%) và theo xu hướng này khả năng cơ cấu nông nghiệp tiếp tục sẽ có chiều hướng tăng lên do sản xuất của ngành nông nghiệp hiện nay đang được đầu tư mở rộng về quy mô diện tích, tăng năng suất cây trồng, chăn nuôi được giữ vững và phục hồi. Trong khi đó, tỷ trọng của ngành lâm nghiệp giảm từ 1,5% năm 2010 xuống còn 0,7% năm 2014, cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản có chiều hướng tăng lên từ 33,1% năm 2010 lên 33,6% năm 2014.

Trong ba nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, ngành thuỷ sản có tốc độ tăng nhanh nhất (tính theo giá thực tế), trung bình giai đoạn 2010 – 2014 là 15,32%/năm, tiếp đến là nông nghiệp 14,94% và lâm nghiệp bình quân giảm 3,64%. Với tiềm năng của tỉnh và xu thế phát triển kinh tế chung của cả nước, sự chuyển dịch trên là đúng hướng, tuy tốc độ chuyển dịch còn chậm.

2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt:

2.1. Chuyển dịch cơ cấu diện tích các loại cây trồng:

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với quá trình đô thị hoá trong những năm qua đã làm cho một diện tích lớn đất nông nghiệp được chuyển dịch sang đất phi nông nghiệp do việc trưng dụng đất để xây dựng các công trình sự nghiệp, kết cấu hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mà chủ yếu là các công trình đường giao thông, nhà ở và các khu công nghiệp. Bên cạnh những tích cực do quá trình chuyển dịch đó mang lại là tạo nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, các dịch vụ xã hội, tăng năng suất lao động. Nhưng quá trình này sẽ làm đất sản xuất nông nghiệp giảm đi. Mặt khác, làm suy thoái về môi trường, cạn kiệt tài nguyên, làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá tinh thần của người dân trong tỉnh…

Theo kết quả Tổng kiểm kê đất năm 2012, tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2012 là 680.461 ha, chiếm 87,1% diện tích tự nhiên của cả tỉnh (diện tích đất nông nghiệp giảm 6.584 ha so năm 2011), chia ra: đất sản xuất nông nghiệp là 315.525 ha (chiếm 46,2%); đất lâm nghiệp là 361.725 ha (chiếm 53,17%); đất nuôi trồng thuỷ sản là 2.862 ha (chiếm 0,42%); đất nông nghiệp khác là 1.485 ha (chiếm 0,22%).

Trong những năm qua sản xuất của ngành trồng trọt đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây loại cây trồng chính đều tăng.

Biến động về diện tích cây hàng năm như sau:


 

Biểu 6: Biến động diện tích đất cây hàng năm qua các năm

 

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

A

B

C

1

2

3

4

5

 

Tổng diện tích

Ha

195.898

200.251

201.018

202.809

207.843

1

Lúa

Ha

107.207

111.330

113.176

115.368

119.703

 

Tỷ trọng

%

54,73

55,60

56,30

56,88

57,59

2

Bắp

Ha

18.718

17.461

19.666

19.848

19.854

 

Tỷ trọng

%

9,55

8,72

9,78

9,79

9,55

3

Cây chất bột có củ

Ha

28.042

33.593

34.287

33.707

33.903

 

Tỷ trọng

%

14,31

16,78

17,06

16,62

16,31

4

Cây rau đậu các loại

Ha

22.355

21.395

18.313

18.872

19.155

 

Tỷ trọng

%

11,41

10,68

9,11

9,31

9,22

5

Cây công nghiệp NN

Ha

19.285

16.289

15.170

14.511

14.565

 

Tỷ trọng

%

9,84

8,13

7,55

7,16

7,01

6

Cây hàng năm khác

Ha

292

182

406

503

663

 

Tỷ trọng

%

0,15

0,09

0,20

0,25

0,32

Biểu 6 cho thấy, diện tích trồng lúa trong từng năm đều chiếm tỷ trọng lớn so với các loại cây trồng khác và có xu hướng gia tăng. Cụ thể năm 2010 tỷ trọng diện tích cây lúa chỉ chiếm 54,73% thì các năm tiếp theo lại có xu hướng tăng dần và đến năm 2014 cây lúa đã chiếm tỷ trọng là 57,59%. Như vậy, tỷ trọng diện tích gieo trồng lúa của tỉnh trong những năm vừa qua diễn biến theo xu hướng tăng dần trong cơ cấu tổng diện tích gieo trồng. Đồng thời, tỷ trọng diện tích các cây hoa màu, cây chất bột có củ, cây công nghiệp hàng năm có xu hướng chững lại hoặc giảm dần.

2.1.1. Đất trồng cây hàng năm:

Toàn tỉnh có 207.843 ha tăng so năm 2010 là 11.945 ha (tăng 6,1%). Diện tích đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, trồng cỏ cho chăn nuôi, trong đó diện tích đất trồng lúa là có sự biến động lớn năm 2014 tăng so với năm 2010 là 12.497 ha (tăng 11,7%).

Nhằm góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, diện tích đất trồng lúa của tỉnh vẫn bảo tồn được diện tích, ổn định dao động từ 40 ngàn đến 45 ha mỗi năm, trong đó diện tích sử dụng thường xuyên để canh tác gần 41 ngàn ha. Ngày 11/5/2012 Chính phủ ban hành Nghị định 42/NĐCP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, vì thế việc giữ đất trồng lúa trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Thực tế cho thấy, việc lấy đất trồng lúa để xây dựng cơ sở hạ tầng trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu đất trồng lúa giảm nhanh sẽ gây nhiều hệ lụy khác: thất nghiệp ở nông thôn gia tăng, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng xa, áp lực gia tăng dân số, tệ nạn xã hội gia tăng, không đáp ứng nhu cầu lương thực tối thiểu. Theo dự báo đến năm 2030, dân số Bình Thuận sẽ đạt 1,7 triệu người, với sản lượng và mức tiêu thụ lương thực bình quân như hiện nay thì Bình Thuận phải giữ bằng được 44.000 ha đất trồng lúa.

Hiện nay diện tích đất trồng lúa của tỉnh đang bị thu hẹp dần bởi việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ cây hàng năm sang trồng cây lâu năm diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt là chuyển sang trồng cây thanh long. Diện tích thanh long trồng mới trên đất lúa ổn định 2 - 3 vụ chiếm 3.168 ha, bao gồm Hàm Thuận Bắc 2.782 ha, Hàm Thuận Nam 273 ha, Tuy Phong 65 ha, Bắc Bình 18,4 ha và La Gi 27 ha. Việc phát triển cây thanh long trên đất lúa 2 - 3 vụ tại các địa phương nói trên phần lớn do các hộ nông dân tự ý chuyển đổi. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XII (2010-2015) đề ra là Quản lý chặt và ổn định diện tích lúa khoảng 44 ngàn hec ta, xem ra khó thực hiện. Do đó, nên sớm đưa quy hoạch đất lúa và số hoá bản đồ đất lúa. Ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị định 42, cần đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng (thủy lợi, giao thông, điện…), đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng lúa, hỗ trợ vốn vay đầu tư máy móc để cơ giới hoá, nhằm tăng năng suất, phấn đấu thu nhập người trồng lúa cao hơn hoặc tương đương các cây trồng khác.

Trong cơ cấu của ngành trồng trọt, tỷ trọng cây công nghiệp ngắn ngày, cây chất bột có củ, rau đậu các loại và cây hàng năm khác có tỷ trọng thấp điều này thể hiện rõ qua diện tích gieo trồng của các năm. Ở một số tỉnh diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau đậu các loại là loại cây trồng chính có ý nghĩa hàng hoá và tham gia vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, ở tỉnh ta diện tích của các loại cây này không phát triển nhiều, do đó cho thấy việc chưa đa dạng hoá các loại cây trồng để phát huy các tiềm năng và lợi thế của tỉnh trong những mặt hàng nông sản nhằm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu chưa cao. Do điều kiện khí hậu ở tỉnh ta nắng nhiều hơn mưa, việc các loại cây rau, đậu phụ thuộc nhiều vào nguồn nước tưới từ các công trình thuỷ lợi là điều tất yếu, đồng thời việc quy hoạch diện tích đất cho phát triển các loại cây này cũng chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức.

Biểu 7: Biến động năng suất – Sản lượng của một số cây trồng qua các năm

 

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

A

B

C

1

2

3

4

5

1

Lúa

Sản lượng (Tấn)

535.411

602.248

620.112

638.595

673.318

Năng suất (tạ/ha)

49,94

54,10

54,79

55,35

56,25

2

Bắp

Sản lượng (Tấn)

109.614

104.194

116.814

119.626

123.031

Năng suất (tạ/ha)

58,56

59,67

59,40

60,27

61,97

3

Mỳ

Sản lượng (Tấn)

481.723

584.546

511.428

501.180

521.259

Năng suất (tạ/ha)

187,47

186,43

155,95

155,53

159,43

4

Cây rau các loại

Sản lượng (Tấn)

58.779

58.731

47.979

58.881

59.903

Năng suất (tạ/ha)

85,36

79,18

76,06

83,32

80,09

5

Đậu các loại

Sản lượng (Tấn)

9.349,70

8.707,40

8.465,73

9.055,13

8.834

Năng suất (tạ/ha)

6,04

6,23

7,05

7,68

7,58

6

Lạc:

Sản lượng (Tấn)

6.462

5.765

8.338

8.964

9.134

Năng suất (tạ/ha)

12,29

11,16

14,81

15,09

15,34

7

Vừng (mè):

Sản lượng (Tấn)

3.557

2.915

2.668

3.002

3.025

Năng suất (tạ/ha)

5,35

4,56

4,74

5,28

4,95

8

Mía:

Sản lượng (Tấn)

201.368

143.693

132.955

125.850

95.943

Năng suất (tạ/ha)

416,05

428,63

454,00

468,85

469,62

9

Bông:

Sản lượng (Tấn)

2.839

1.241

1.154

135

476

Năng suất (tạ/ha)

12,43

10,20

12,46

9,23

13,04

Biểu 7 cho thấy cây lúa sản lượng lúa tăng nhanh từ 535.411 tấn năm 2010 lên 673.381 tấn năm 2014 (tăng 137.970 tấn). Việc đầu tư, phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi, cùng với triển khai tích cực các biện pháp chỉ đạo sản xuất, các chương trình phát triển nông nghiệp, chính sách hỗ trợ nông dân đã góp phần đưa năng suất, sản lượng cây lúa của tỉnh tăng khá. Do sự phát triển của các giống lúa lai và sự đầu tư thâm canh, cùng với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được tăng cường nên năng suất lúa năm 2014 tăng 2,15 tạ/ha so với năm 2010.

Cùng với cây lúa, diện tích trồng ngô của tỉnh tăng tương đối nhanh từ 18.718 ha năm 2010 đã tăng lên 19.854 ha (tăng 1.136 ha, tăng 6,1%) năm 2014. Sản lượng từ 109.614 tấn năm 2010 lên 123.031 tấn năm 2014 (tăng 13.417 tấn), tăng chủ yếu do nhu cầu thức ăn phục vụ cho ngành chăn nuôi tăng lên.

Diện tích và sản lượng cây chất bột có củ (chủ yếu là cây khoai mỳ) tăng từ 28.042  ha lên 33.903 ha và sản lượng đạt 521.259 tấn trong năm 2014, phục vụ nhu cầu làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn, làm bột ngọt...

Cây rau, đậu các loại đang có chiều hướng giảm dần qua các năm cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Nếu như năm 2010 diện tích đạt 22.355 ha thì đến năm 2014 giảm chỉ còn 19.155 ha (giảm 3.200 ha, giảm 14,32%). Diện tích giảm là do một phần diện tích cây rau đậu được chuyển mục đích sử dụng, như chuyển sang đất phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở, làm các khu công nghiệp và các mục đích khác, việc chủ động về nguồn nước để phục vụ cho các loại cây rau đậu gặp nhiều khó khăn... và một phần diện tích được chuyển sang trồng cây lâu năm ăn quả như cây thanh long.

Trong vòng 5 năm (2010-2014), tỷ trọng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày giảm từ 9,84% năm 2010 thì đến năm 2014 chỉ còn 7,01%. Cây công nghiệp hàng năm của tỉnh chủ yếu là lạc, vừng, mía, bông vải, thuốc lá.

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo