[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

PHẦN II: PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI Ở TỈNH BÌNH THUẬN

 

I. Những kết quả đạt được và khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh trong những năm qua.

1. Kết quả đạt được:

- Thứ  nhất, từ 2010 đến nay, sản xuất nông - lâm - thuỷ sản của tỉnh đã có những chuyển biến hết sức quan trọng, tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm - thuỷ sản bình quân giai đoạn 2010 – 2014 đạt 4,69%/năm.

Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị ha đất nông nghiệp đạt 84,17 triệu đồng trong năm 2014 (năm 2010 là 43,7 triệu đồng/ha). Hệ số sử dụng đất của cây hàng năm tăng lên từ 1,23 năm 2010 lên 1,27 năm 2014; hệ số sử dụng đất cây lâu năm 2010 là 0,65 thì năm 2014 tăng lên 0,67; hệ số sử dụng đất trong nuôi trồng thuỷ sản vẫn giữ ổn định so với cùng kỳ năm trước. Giá trị bình quân trên một héc ta tăng do giá trị thực tế của sản phẩm tăng.

Biểu 17: Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản năm 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

 

Giá trị sản
phẩm trồng
trọt và nuôi
 trồng thuỷ
sản trên 1 ha

GTSP
trồng
 trọt trên
1 ha

GTSP cây
hàng năm
trên 1 ha

GTSP Cây
lâu năm
trên 1 ha

GTSP nuôi
trồng T/Sản
trên 1 ha

Bình Thuận

84,17

78,45

72,83

83,63

460,78

Ninh Thuận

124,00

97,90

89,40

133,9

1,04

Phú Yên

89,10

86,92

80,47

6.447

2.182

Đồng Tháp

146,58

103,52

93,82

209,88

1.957,24

Vũng Tàu

93,45

87,06

86,11

87,65

216

Bình Dương

67,79

66,97

67,07

66,95

347,23

Lâm Đồng

134,97

135,50

245,30

97,60

103,20

Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2014 đạt 796,3 nghìn tấn, tăng 23,5% so với năm 2010, sản lượng lương thực vượt mục tiêu đề ra đến năm 2015 (730.000 tấn) đảm bảo được vấn đề về an ninh lương thực của tỉnh mà còn dành cho phát triển chăn nuôi và cho sản xuất chế biến công nghiệp. Sản lượng cao su năm 2014 đạt 46.499 tấn, tăng 2,4 lần so năm 2010, đạt 116,2% mục tiêu đề ra đến năm 2015 (40.000 tấn). Sản lượng thanh long năm 2014 đạt 449.297 tấn, tăng 1,5 lần so năm 2010, đạt 100% mục tiêu đề ra đến năm 2015 (400.000 tấn).

Cơ cấu của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh trong cơ cấu ngành kinh tế chung đều giảm từ 22,22% năm 2010 xuống còn 18,4% năm 2014. Có thể thấy, tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản luôn có chiều hướng giảm dần, từ vị trí đứng đầu ở những khoảng thời kỳ trước đây, đến nay tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản hiện đang đứng ở vị trí thứ 3 sau Dịch vụ, Công nghiệp và
xây dựng.

- Thứ hai, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có chuyển biến tích cực từ sản xuất tự túc, tự cấp chuyển sang hình thành và phát triển sản xuất hàng hoá như vùng trồng cây cao su Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam…, vùng trồng thanh long như Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình bước đầu đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.

- Thứ ba, các sản phẩm hàng hoá, vùng sản xuất hàng hoá đã cơ bản giải quyết những vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp là giúp nông dân giảm nghèo, nâng cao và ổn định thu nhập của người sản xuất và cho người nông dân  kiến thức sản xuất gắn với thị trường.

Kinh tế tỉnh ta trong 5 năm qua tăng trưởng khá nên đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập ngày càng  cao, điều này đã tạo điều kiện cho người dân tăng thêm tích luỹ. Hộ nông dân tích cực đầu tư phát triển sản xuất để tăng thu nhập, tăng tích luỹ góp phần xoá đói, giảm nghèo. Ngoài phần chi tiêu dùng cho đời sống hàng ngày, phần lớn các hộ dân cư đã có đầu tư tích luỹ, tích luỹ chính của người dân có được từ nhiều nguồn khác nhau: nông nghiệp (trồng lúa, cây ăn trái, chăn nuôi…), thương nghiệp (buôn bán tạp hoá…), cán bộ, công nhân viên văn phòng, công nhân và làm thuê thời vụ. Theo số liệu TĐT NTNN & TS năm 2011 vốn tích luỹ bình quân một hộ nông thôn là 18 triệu đồng, tăng 2,7 lần (năm 2006 là 6,7 triệu đồng). Xét theo loại hộ, hộ thuỷ sản có vốn bình quân cao nhất (25,7 triệu đồng/hộ) tiếp đến hộ thương nghiệp có vốn tích luỹ bình quân 22,9 triệu đồng/hộ, hô dịch vụ khác 21,4 triệu đồng/hộ,… Hộ khác có vốn tích luỹ bình quân thấp nhất, chỉ đạt 9,8 triệu đồng. Trong năm 2014, GRDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 35,2 triệu đồng; tương đương 1.656 USD (năm 2013 đạt 1.493 USD).

- Thứ tư, trong những năm qua, nguồn vốn Trung ương và vốn ngân sách Tỉnh đã đầu tư mới và chuyển tiếp cho công trình thủy lợi gấp 2 lần so với giai đoạn trước. Đến nay, nhiều công trình thuỷ lợi hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc hoàn thành từng hạng mục như: hồ Lòng Sông, hồ Phan Dũng, đập dâng Hàm Cần, hồ Sông Khán, kênh tiếp nước 812 - Châu Tá, hồ Sông Móng, hồ Sông Dinh 3, Dự án tưới Phan Rí-Phan Thiết; đập dâng Sông Phan, Trạm bơm cấp nước Lê Hồng Phong, hệ thống thuỷ lợi Tà Pao, kênh chuyển nước Biển lạc - Hàm Tân, kênh tiếp nước nhiệt điện Vĩnh Tân, kênh chuyển nước từ Hồ Sông Móng - Đu Đủ - Tân Lập; tiếp tục thực hiện kiên cố hoá kênh mương, đến năm 2012 đạt 252 km kênh chính, cấp I, II, đáp ứng nhu cầu tưới, cấp nước sinh hoạt, nước uống cho gia súc, nước phục vụ công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Ngoài việc đầu tư công trình mới, trong giai đoạn này đã chú ý đầu tư nâng cao dung tích trữ nước các hồ chứa có sẵn, xây dựng 9 tuyến kênh nối mạng quy mô 146 km để chuyển nguồn nước từ vùng dồi dào sang vùng thiếu nước, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư trên lĩnh vực thủy lợi.

2. Khó khăn:

- Thứ nhất, trong cơ cấu nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vai trò chính chiếm đến 52%; thuỷ sản chiếm 33%, tuy nhiên giá trị khai thác vẫn chiếm đến 72,4%; giá trị cơ cấu của lâm sản, chăn nuôi, dịch vụ chưa phát triển tương xứng. Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở một số vùng chưa rõ nét, sản xuất ở nhiều vùng còn mang tính tự cung tự cấp.

- Thứ hai, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu, điều kiện đất đai thổ nhưỡng, mặc dù hệ thống kênh mương thuỷ lợi của tỉnh trong những năm gần đây phát triển tương đối khá.

- Thứ ba, trình độ công nghệ trong nhiều lĩnh vực lạc hậu, một số sản phẩm chất lượng kém, mẫu mã và quy cách chưa thu hút thị hiếu người tiêu dùng. Khả  năng cạnh tranh hàng hoá thấp, sản phẩm tiêu thụ ngoài tỉnh và xuất khẩu ít.

- Thứ tư, ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Dịch vụ nuôi trồng thủy sản chưa phát triển, vì vậy việc mở  rộng diện tích nuôi trồng thủy sản còn gặp nhiều khó khăn.

- Thứ năm, cán bộ cơ sở và nông dân nhận thức về chuyển đổi kinh tế nông thôn và áp dụng kỹ thuật trong sản phẩm nông nghiệp hàng hoá còn hạn chế.

- Thứ sáu, tập quán sản xuất của bà con vẫn còn manh mún, còn mang tư tưởng sản xuất nhỏ, thủ công.

- Thứ bảy, các chính sách hỗ trợ của nhà nước về đất đai, tín dụng còn có những bất cập.

II. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hoá của tỉnh trong thời gian tới.

1. Thâm canh tăng năng suất cây trồng; trồng cây, con có giá trị kinh tế cao:

Trong quá trình chuyển đổi đi tới nền nông nghiệp hàng hoá, việc bảo đảm an ninh lương thực là điều kiện quan trọng nhất để người nông dân yên tâm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, cần phải sử  dụng hợp lý quỹ đất theo hướng thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất để giảm diện tích trồng lúa nhưng vẫn đạt năng suất cao và đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hoá cho năng suất và chất lượng hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, cây rau quả, cây dược liệu và các cây đặc sản khác. Những vùng có cây chủ lực phải được lựa chọn và tập trung sản xuất lớn ngay từ đầu, nếu khả năng phát triển hàng hoá còn lớn và có điều kiện thì cần có dự án và chính sách khuyến khích mở rộng, gắn với quy hoạch xây dựng cơ sở chế biến tương ứng.

2. Coi trọng các cây hoa màu, rau, quả và cây công nghiệp
ngắn ngày:

Bên cạnh lúa, các loại cây hoa màu, rau quả và cây công nghiệp ngắn ngày đóng một vai trò rất quan trọng trong phát triển, sản xuất nông nghiệp của Tỉnh. Vì vậy, các loại cây này cũng được quan tâm phát triển ngày càng lớn, trong đó tập trung vào một số loại cây như ngô, mía, mỳ, bông vải, các loại cây rau quả thực phẩm, cây ăn quả và các loại cây đặc sản cho sản phẩm lợi thế của tỉnh.

3. Chuyển cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng đàn lợn, gia cầm, đàn bò và đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản:

Cho tới nay, chăn nuôi vẫn giữ một tỷ trọng thấp trong cơ cấu nông nghiệp (khoảng 6%) và có tốc độ tăng trưởng chậm. Hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, xây dựng và phát triển vùng chăn nuôi tập trung tại các xã, phường; chăn nuôi theo quy mô trang trại đang dần hình thành.

Ngành chăn nuôi của tỉnh đang chủ trương tập trung vào các loại gia súc lớn như bò, gia súc nhỏ như lợn và các loại gia cầm. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, khai thác tốt diện tích mặt nước có để phát triển nuôi trồng thủy sản.

4. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, mở rộng diện tích vùng nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến:

Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Ưu tiên xây dựng rừng phòng hộ, nhất là những nơi xung yếu ở các huyện: Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Đức Linh, Tánh Linh và trồng rừng trên các vùng đất cát ven biển, chống sa mạc hoá.

Phát triển các loại rừng sản xuất theo hướng nông - lâm sinh thái kết hợp phù hợp với từng vùng, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá và phát triển bền vững. Tăng cường quản lý, đẩy mạnh giao khoán, giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển nhanh rừng sản xuất gắn với chế biến lâm sản, kể cả lâm sản ngoài gỗ theo quy hoạch, để nâng cao đời sống người trồng rừng. Vận dụng chính sách khuyến khích của Nhà nước để gắn quyền lợi đi đôi với trách nhiệm của những người tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng. Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng kinh tế với cơ cấu cây trồng phù hợp, đạt tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 là 53%. Triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt bảo vệ và phát triển rừng; quản lý tốt các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng. Sắp xếp và tăng cường lực lượng kiểm lâm để đảm bảo tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, vừa tham gia thực hiện các nhiệm vụ về giao đất giao rừng, khuyến lâm và thống kê, kiểm kê rừng trên địa bàn. Nâng cao trách nhiệm và năng lực bảo vệ rừng của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở.

5. Tiếp tục phát huy và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo tinh thần Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy (khoá X):

Làm tốt công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn đồng bào sản xuất có hiệu quả; tăng cường quản lý, bảo vệ, phát huy các công trình và thành quả đạt được trong mấy năm qua. Mở rộng đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn xen ghép. Có kế hoạch phát triển từng vùng để vừa phát huy vai trò của vùng động lực, làm đầu tàu thúc đẩy các vùng khác phát triển, vừa tạo điều kiện cho các vùng khó khăn như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang ven biển vươn lên, từng bước rút ngắn hợp lý trình độ phát triển giữa các vùng. Phát triển nông nghiệp hàng hoá trên cơ sở xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến đối với các mặt hàng nông sản chủ lực. Lựa chọn những cây trồng thích hợp với địa hình vùng cao, có giá trị kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, chú trọng vùng nghèo, vùng dân tộc ít người, chuyển đổi cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tạo ra giá trị hàng hoá lớn trên một đơn vị diện tích và đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

III. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hoá.

1. Chuyển giao và ứng dụng KHCN trong chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi

Khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng trong nâng cao chất lượng tăng trưởng. Do vậy, cần đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất xuất. Coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để  thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

2. Thực hiện dồn điền, đổi thửa, hợp tác sản xuất, phát triển kinh tế trang trại

Thực hiện dồn điền đổi thửa sẽ tạo ra điều kiện cho sản xuất hàng hoá tập trung theo vùng, theo điều kiện nông thôn. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần chú ý đến giải pháp dồn điền đổi thửa, tiếp tục vận động nông dân tự nguyện thực hiện dồn điền đổi thửa và thành lập các tổ hợp tác hay hợp tác xã khuyến khích tập trung ruộng đất để hình thành trang trại.

3. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp

Kết cấu hạ tầng tốt vừa tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông vừa nâng cao đời sống ở nông thôn, làm giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị, tạo điều diện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá giữa các vùng. Tỉnh Bình Thuận đã xác định tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đồng thời có chính sách ưu đãi thu hút vốn của các thành phần kinh tế đầu tư cho ngành nông nghiệp.

4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Tăng cường công tác tiếp thị mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Ngoài các biện pháp về quy hoạch các vùng sản xuất nông sản tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện chủ trương liên kết bốn nhà.

Sở Công thương tỉnh phối hợp với các Ban, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức hệ thống thương mại đồng thời liên kết với các doanh nghiệp sản xuất phân bón, cung ứng vật tư, chế biến, thu mua nông sản trong và ngoài tỉnh; xây dựng các tụ điểm thu mua nông sản tập trung, để thu mua nông sản cho nông dân, đồng thời có chính sách bình ổn giá cả, để nông dân ổn định sản xuất, hạn chế bán nông sản qua trung gian cho tư thương bên ngoài, tránh được tình trạng nông dân bị ép giá.

Ổn định thị trường truyền thống cho nông dân, phát triển thêm thị trường mới, tạo thương hiệu cho thanh long Bình Thuận, cao su muốn vậy phải đảm bảo uy tín.

5. Vốn phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi

Bình Thuận là một trong những tỉnh còn nghèo, tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp. Do đó, phải phát huy mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, có như vậy mới tạo bước đột phá để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bình Thuận tiềm năng về đất đai, rừng phòng phòng hộ ven biển, tài nguyên khoáng sản phong phú, đây là một lợi thế của tỉnh và cũng có thể được xem là nguồn nội lực quan trọng có thể thu hút và tạo ra được nguồn vốn.

Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư dàn trãi gây thất thoát lãng phí vốn. Đồng thời đẩy mạnh, tuyên truyền và huy động các nguồn vốn trong nhân dân. Tỉnh cần có chủ trương thích hợp, chính sách thông thoáng thiết thực để thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài của các thành phần kinh tế ngoài tỉnh và vốn nước ngoài như: ODA, FDI… để đầu tư phát triển nông lâm nghiệp và kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp.

UBND tỉnh tác động với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải ngân vốn kịp thời, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là nông dân mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển kinh tế trong lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

6. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực

Tập trung giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông dân và cho lao động nông thôn, đặc biệt quan tâm giải quyết việc làm và thu nhập cho nông dân có đất bị thu hồi để sử dụng vào mục đích phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn. Có chính sách trợ giúp thiết thực để đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn, đáp ứng cho yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và tìm việc làm ngoài khu vực nông thôn, kể cả đi lao động ở nước ngoài.

Nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý và công nhân lành nghề trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Đặc biệt quan tâm đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật và quản lý có trình độ tiếp thu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ, từ cấp tỉnh, huyện, xã.

Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp hiện nay đã trở thành yêu cầu cấp bách, mở ra điều  kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hoá. Để làm được như vậy cần có chính sách thoả đáng để bồi dưỡng, đào tạo lại và hỗ trợ sử dụng thật tốt nguồn nhân lực hiện có. Đồng thời, phấn đấu đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn cho lao động nông nghiệp bằng nhiều hình thức.

IV. Kiến nghị

1. Đối với Trung ương:

Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, để thu hút nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài trong xu thế hội nhập hiện nay. Nhà nước phải đảm bảo sự ổn định của chính sách để làm yên tâm các nhà đầu tư nhưng cũng phải điều chỉnh chính sách khi điều kiện thay đổi. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Có chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các vùng nông nghiệp, nông thôn trong cả nước có điều kiện phát triển nhanh nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Trung ương cần phải ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế ở vùng nông thôn, trợ giúp trực tiếp để có điều kiện phát triển nông nghiệp vì những vùng này còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vốn để đầu tư. Trung ương và tỉnh cần nhanh chóng triển khai xây dựng dự án thuỷ lợi hồ Tà Pao, nếu công trình này hoàn thành sẽ có nguồn nước dồi dào cung cấp nước sinh hoạt đồng thời phục vụ sản xuất nông nghiệp với diện tích qui mô lớn của tỉnh.

2. Đối với địa phương:

Ủy Ban nhân dân Tỉnh sớm có chính sách hỗ trợ và ưu tiên cho vay vốn để phát triển cây điều, cây thanh long, trồng rau xanh, phát triển chăn nuôi bò thịt, phát triển chăn nuôi heo theo hướng công nghiệp tại các vùng quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở như: đường giao thông, điện, thủy lợi; giới thiệu các đối tác có điều kiện đến đầu tư sản xuất cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh ở các vùng đã quy hoạch.

Tỉnh sớm ban hành và hoàn thiện các chính sách cụ thể về khuyến khích đầu tư phát triển các ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

3. Đối với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh:

Sở Nông nghiệp & PTNT, các Trung tâm cây trồng, vật nuôi tỉnh cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và chuyển giao khoa học - công nghệ kịp thời cho đội ngũ cán bộ chuyên môn của tỉnh, huyện, xã.

 

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mà cụ thể là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, tạo tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Bình Thuận có vị trí thuận lợi, có tiềm năng khá đa dạng về đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, như: Cao su, tiêu, điều, thanh long, rau xanh các loại, thích hợp với chăn nuôi bò, heo, gia cầm… rất có điều kiện phát triển về nông nghiệp và xây dựng vành đai nông nghiệp ven đô thị, trên cơ sở chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lợi thế để tập trung phát triển, trên cơ sở đó hình thành quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh.

Trong những năm qua, thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn nông nghiệp của tỉnh. Đời sống của nông dân ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn cũng như các công trình phúc lợi công cộng được quan tâm đầu tư.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã góp phần xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bằng nhiều biện pháp hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất như hỗ trợ vốn và các chương trình lồng ghép khác của dự án xóa đói giảm nghèo và sự nỗ lực vươn lên từ các hộ nghèo, đến nay số hộ nghèo đã giảm đáng kể. Năm 2014 theo kết quả điều tra hộ nghèo và cận nghèo, theo chuẩn quốc gia (mới) áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ Lao động - TBXH (500 ngàn đồng cho thành thị và 400 ngàn đồng cho nông thôn) tỷ lệ hộ nghèo 3,68% (giảm 1,20% và giảm 3.279 hộ so với năm 2013) và tỷ lệ hộ cận nghèo 3,95% (tăng 0,04% và tăng 333 hộ so với năm 2013).

 

Biểu 18: Tỷ lệ hộ nghèo chia theo thành thị và nông thôn

Đơn vị tính: %

 

Chung

Chia ra:

Thành

thị

Nông

thôn

Năm 2010

9,1

6,9

10,5

Năm 2011

7,6

5,7

8,8

Năm 2012

6,1

4,7

7,0

Năm 2013

4,9

3,6

5,7

Năm 2014

3,64

2.71

4.22

 

Biểu 19: Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm Chia theo đơn vị hành chính

Đơn vị tính: %

 

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm 2014

Toàn tỉnh

9,09

7,61

6,07

4,88

3,64

1/ Phan Thiết

2,47

2,29

2,12

1,90

1,50

2/ La Gi

5,48

4,78

3,86

3,16

2,21

3/ Tuy Phong

15,71

12,28

9,79

7,06

4,70

4/ Bắc Bình

7,38

6,75

5,73

4,72

3,46

5/ Hàm Thuận Bắc

10,13

8,46

6,00

5,03

3,83

6/ Hàm Thuận Nam

6,73

5,26

4,43

3,60

1,99

7/ Tánh Linh

10,57

9,49

7,34

6,43

5,44

8/ Đức Linh

14,50

11,47

8,81

6,87

5,57

9/ Hàm Tân

15,02

13,79

11,72

9,20

6,86

10/ Phú Quý

2,13

1,90

1,58

1,26

1,12

Trong năm 2014, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 13.878 người (đạt 106,75% kế hoạch), trong đó, dạy nghề cho lao động nông thôn là 10.041 (đạt 100,41% so với kế hoạch năm). Trong năm đã giải quyết việc làm cho 24.000 lao động, đạt 100,0% kế hoạch năm; thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội giải quyết việc làm 17.576 lao động (chiếm 74,3% trong tổng số), cung ứng lao động cho các doanh nghiệp 4.374 lao động (chiếm 18,2%), cho vay vốn Quỹ Quốc gia về việc làm  2.000 lao động (chiếm 8,3%) và đưa lao động đi nước ngoài 50 người (chiếm 0,2%); chia ra: ngành Nông Lâm Thuỷ sản giải quyết việc làm 11.088 lao động (chiếm 46,2% trong tổng số), ngành Công nghiệp Xây dựng giải quyết việc làm 4.944 lao động (chiếm 20,6%) và Các ngành Dịch vụ giải quyết việc làm 7.968 lao động (chiếm 33,2%). Hiện nay các Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh tiếp tục khảo sát nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp của TP.HCM và các tỉnh lân cận, để có kế hoạch giải quyết việc làm cho số lao động có nhu cầu trong thời gian tới.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định như: còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy, năng suất lao động; năng suất sử dụng đất thấp; thu nhập của người nông dân chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cụ thể chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, sẽ mang lại nhiều kết quả quan trọng:

- Khai thác tiềm năng về đất đai, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất sử dụng, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống hộ nông thôn, góp phần phát triển kinh tế toàn tỉnh.

- Tạo tiền đề phát triển vùng sản xuất tập trung, mang tính hàng hoá ổn định sản xuất, thuận lợi cho việc chuyển giao và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; cơ giới hoá; mở rộng qui mô sản xuất, quản lý dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, từng bước cải thiện phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng sản xuất an toàn ổn định.

- Hình thành bộ mặt mới ở nông thôn, đời sống nông dân và dân cư được ổn định, diện đói nghèo ngày càng được thu hẹp, trình độ dân trí, đời sống văn hoá ngày càng được nâng lên, các ngành nghề dịch vụ phát triển, giải quyết lao động việc làm, từng bước ổn định đời sống kinh tế ở nông thôn, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển từng bước đưa Bình Thuận thành đô thị phát triển mạnh hơn, nhanh hơn và bền vững hơn theo hướng văn minh hiện đại. Các chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước đã thực sự đi vào cuộc sống, lòng tin của nông dân đối với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngày càng được cũng cố nâng lên./.

Đầu trang | Trang trước