[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]
3.5. Tình hình dân số và lao động:
Dân số của tỉnh đến năm 2014 là 1.207.398 người, mật độ dân số bình quân 155 người/km2 và phân bố không đồng đều. Nơi tập trung đông nhất là khu vực thành phố Phan Thiết (mật độ dân số bình quân 1.083 người/ km2), huyện đảo Phú Quý (mật độ dân số bình quân 1.526 người/km2). Các huyện có mật độ dân số thấp như: huyện Bắc Bình (66 người/km2), Tánh Linh (89 người/km2), Hàm Thuận Nam (97 người/km2), Hàm Tân (98 người/km2).
Với quy mô dân số trên, tỉnh ta có dân số đứng thứ 29/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; đứng thứ 7/14 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; đứng thứ 4/7 tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 2010 là 10,7%, năm 2011 là 10,6%, năm 2012 là 13,4%, năm 2013 là 10,1% và năm 2014 là 10%.
Theo số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011, dân số hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (chia theo ngành sản xuất chính) toàn tỉnh là 676.760 người chiếm 58,47% dân số chung của của cả tỉnh. Trong đó, lao động trong độ tuổi lao động là 400.598 lao động
Trình độ dân trí thấp, số người mù chữ trong độ tuổi lao động chiếm 15-20%, số lượng lao động có trình độ, kỹ thuật còn rất ít. Qua số liệu khảo sát sự phân công lao động chưa phù hợp với yêu cầu của nền sản xuất. Lao động Nông lâm nghiệp giản đơn là chủ yếu, phân công lao động xã hội chưa có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý. Do đó vấn đề cần quan tâm của tỉnh trong những năm tới đây là công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp bố trí sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Thể hiện dưới biểu số liệu sau:
Biểu 5: Lao động trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành KTXH năm 2011 và năm 2006 (theo số liệu TĐT NTNN & TS năm 2011 và năm 2006)
Stt |
Chỉ tiêu |
Năm |
Năm |
Cơ cấu (%) |
|
Năm |
Năm 2006 |
||||
1 |
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản |
400.598 |
388.106 |
58,24 |
63,14 |
2 |
Công nghiệp |
42.574 |
37.520 |
6,19 |
6,10 |
3 |
Xây dựng |
29.312 |
20.128 |
4,26 |
3,27 |
4 |
Thương mại |
78.132 |
86.082 |
11,36 |
14,00 |
5 |
Vận tải |
16.994 |
18.312 |
2,47 |
2,98 |
6 |
Dịch vụ khác |
117.405 |
60.255 |
17,07 |
9,80 |
7 |
Khác |
2.777 |
4.298 |
0,40 |
0,70 |
|
Tổng số : |
687.792 |
614.701 |
100,00 |
100,00 |
4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
4.1. Những thuận lợi và nguồn lực phát triển:
Là tỉnh cuối của dải đất miền trung, Bình Thuận với lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh là cửa ngõ nối các tỉnh miền Đông Nam bộ, các tỉnh Tây nguyên, các tỉnh Miền Trung, có vùng biển rộng thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đó là lợi thế cũng vừa là thách thức cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách của tỉnh. Xuyên suốt chiều dài của tỉnh có tuyến Quốc lộ 1A là điều kiện thông thương thuận lợi với các tỉnh bạn, mở ra thị trường với các tỉnh bạn vừa là nhân tố tác động đặc biệt đến phát triển kinh tế của tỉnh.
Kết cấu hạ tầng của tỉnh trong những năm qua luôn được chú trọng quan tâm đầu tư xây dựng, trực tiếp phục vụ sản xuất đời sống cho nhân dân trong đó đáng kể là giao thông, điện và hệ thống kênh mương thuỷ lợi của tỉnh được phát triển toàn diện góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh một cách bền vững. Tài nguyên đất đai khí hậu cho phép phát triển một nền nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đa dạng, phát triển theo hướng thâm canh tăng vụ, sinh thái bền vững, sản phẩm hàng hoá đạt giá trị kinh tế cao, làm cơ sở cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản góp phần tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế.
4.2. Những khó khăn hạn chế:
Là tỉnh có điểm xuất phát thấp, GRDP bình quân đầu người/năm còn ở mức thấp và dưới mức trung bình của cả nước, nếu không khai thác được tiềm năng và lợi thế sẵn có sẽ tụt hậu so với mặt bằng phát triển chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế còn nặng về sản xuất nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, quá trình chuyển dịch chậm, tỷ trọng cơ cấu công nghiệp - dịch vụ còn thấp và chậm phát triển các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp khai thác chưa đạt hiệu quả cao.
Quỹ đất canh tác ít, sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp ít, phân tán (nhất là đất ruộng). Tỷ lệ tăng dân số còn cao, mật độ dân số phân bố không đồng đều, việc đi lại của nhân dân và lưu thông vận chuyển hàng hoá gặp nhiều khó khăn trở ngại, nguồn lao động trong nông nghiệp thừa song chất lượng lao động lại thiếu... gây sức ép lớn về việc làm thu nhập và các vấn đề xã hội. Trình độ dân trí thấp, số người mù chữ còn nhiều, trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường còn nhiều, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa.
GRDP bình quân đầu người thấp chưa cân bằng được thu chi ngân sách, vì vậy dẫn tới tình trạng luôn luôn ở thế bị động về vốn, dẫn đến thiếu vốn nghiêm trọng. Kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn ở trình độ thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh hiện có, từ đó vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh, nâng cao được trình độ dân trí, nâng cao nguồn lực lao động có kỹ thuật cao trong các lĩnh vực kinh tế nhất là kinh tế nông nghiệp, để nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy chính quyền sở tại từ tỉnh, huyện đến xã; đề cao vai trò của bộ máy cơ sở.