[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]
2.1.2. Đất trồng cây lâu năm:
Toàn tỉnh hiện có 149.861 ha đất trồng cây lâu năm, trong đó diện tích có trồng thực tế trong năm 2014 là 100.718 ha, tăng so năm 2010 là 13.813 ha (tăng 15,89%). Có thể thấy xu hướng chuyển dịch tăng diện tích trồng cây lâu năm, diễn ra rất mạnh so năm 2010, diện tích cây lâu năm sử dụng thường xuyên chiếm 67,21% trong tổng diện tích cây lâu năm hiện có, đất cây lâu năm của Bình Thuận tăng nhiều chủ yếu ở các loại cây cho giá trị kinh tế cao như cao su, Thanh long. Nguyên nhân tăng chủ yếu là từ đất khác chuyển sang như đất nông nghiệp chưa sử dụng nay được đưa vào sử dụng, từ đất lâm nghiệp chuyển sang, từ đất lúa sang trồng Thanh long...
Trong sản xuất nông nghiệp việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao từ lâu đã được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm đầu tư. Hiện tại, phát triển cây lâu năm trên địa bàn tỉnh chủ yếu các loại cây như cao su, thanh long và cây điều chiếm đến 84,27% trong tổng diện tích trồng cây lâu năm toàn tỉnh. Nhóm ba loại cây này đang góp phần lớn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh theo hướng phát triển nông sản hàng hoá tập trung.
Những năm gần đây cây ăn quả được đẩy mạnh phát triển nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, phát huy tài nguyên sinh thái (đất, khí hậu…) trên địa bàn tỉnh và bước đầu đã hình thành những vùng cây ăn quả tương đối tập trung. Cơ cấu diện tích trồng cây ăn quả tăng từ 27,7% năm 2010 lên 34,4% năm 2014, riêng cây thanh long diện tích chiếm 23,9 %. Những vùng cây ăn quả chuyên canh như cây thanh long được sản xuất tập trung chủ yếu ở các huyện như Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình và một số huyện khác.
Ngoài cây ăn quả, trong cơ cấu cây lâu năm còn có diện tích cây công nghiệp lâu năm chiếm 64,3%. Trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm, cây cao su chiếm đến 66,3% (năm 2010 là 53,1%), ngoài cây cao su phải kể đến cây điều, song cho tới nay với nhiều nguyên nhân, diện tích cây điều đang giảm đi đáng kể, nếu như năm 2010 diện tích cây điều chiếm đến 39,7% thì đến năm 2014 chỉ còn lại 27,6% và đang có xu hướng tiếp tục giảm, điều này thật đáng buồn vì trước đây cây điều là cây được tỉnh chọn là cây phát triển chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
Theo kết quả điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011, toàn tỉnh có 284.285 hộ, trong đó có 54,9% hộ chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính. Do đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng là mục tiêu hàng đầu của tỉnh nhằm chuyển đổi các loại cây trồng kém chất lượng, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn như cao su, thanh long, cà phê, tiêu, ca cao và các loại cây ăn trái khác.
Cây công nghiệp lâu năm của Bình Thuận phát triển mạnh chủ yếu ở các vùng đất đỏ bazan, đất cát pha thích hợp cho sự phát triển loại cây công nghiệp này như Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam nơi đây với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khá thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều, tiêu; các vùng Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình thích hợp cho phát triển cây thanh long.
Biểu 8: Biến động diện tích đất các loại cây trồng lâu năm
Stt |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Năm 2010 |
Năm 2011 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
A |
B |
C |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Tổng diện tích |
|
86.905 |
94.907 |
95.464 |
97.128 |
100.718 |
I |
Cây CN lâu năm |
Ha |
61.487 |
64.210 |
62.146 |
62.452 |
64.754,9 |
|
Tỷ trọng |
% |
70,75 |
67,66 |
65,10 |
64,30 |
64,29 |
1 |
Cà phê |
Ha |
1.798 |
1.784 |
1.825 |
1.875 |
2.109 |
|
Tỷ trọng |
% |
2,92 |
2,78 |
2,94 |
3,00 |
3,26 |
2 |
Cao su |
Ha |
32.619 |
36.334 |
36.509 |
41.038 |
42.919,2 |
|
Tỷ trọng |
% |
53,05 |
56,59 |
58,75 |
65,71 |
66,28 |
3 |
Dừa quả |
Ha |
647 |
585 |
627 |
633 |
547 |
|
Tỷ trọng |
% |
1,05 |
0,91 |
1,01 |
1,01 |
0,84 |
4 |
Hồ tiêu |
Ha |
1.729 |
1.234 |
1.104 |
1.175 |
1.275 |
|
Tỷ trọng |
% |
2,81 |
1,92 |
1,78 |
1,88 |
1,97 |
5 |
Điều |
Ha |
24.411 |
23.991 |
21.376 |
17.719 |
17.892,1 |
|
Tỷ trọng |
% |
39,70 |
37,36 |
34,40 |
28,37 |
27,63 |
II |
Cây ăn quả |
Ha |
24.029 |
29.474 |
30.215 |
31.063 |
34.593,8 |
|
Tỷ trọng |
% |
27,65 |
31,06 |
31,65 |
31,98 |
34,35 |
1 |
Cam |
Ha |
209 |
469 |
204 |
95 |
102 |
|
Tỷ trọng |
% |
0,87 |
1,59 |
0,67 |
0,31 |
0,29 |
2 |
Chanh |
Ha |
425 |
301 |
545 |
528 |
512 |
|
Tỷ trọng |
% |
1,77 |
1,02 |
1,80 |
1,70 |
1,48 |
3 |
Dứa |
Ha |
27 |
13 |
15 |
14 |
6 |
|
Tỷ trọng |
% |
0,11 |
0,04 |
0,05 |
0,04 |
0,02 |
4 |
Chuối |
Ha |
2.066 |
1.987 |
2.277 |
2.133 |
1.930 |
|
Tỷ trọng |
% |
8,60 |
6,74 |
7,54 |
6,87 |
5,58 |
5 |
Xoài |
Ha |
2.633 |
2.718 |
2.704 |
3.024 |
2.945 |
|
Tỷ trọng |
% |
10,96 |
9,22 |
8,95 |
9,74 |
8,51 |
6 |
Nhãn |
Ha |
943 |
1.057 |
669 |
667 |
604 |
|
Tỷ trọng |
% |
3,93 |
3,59 |
2,21 |
2,15 |
1,75 |
7 |
Nho |
Ha |
65 |
65 |
65 |
50 |
134 |
|
Tỷ trọng |
% |
0,27 |
0,22 |
0,22 |
0,16 |
0,39 |
8 |
Mãng cầu |
Ha |
551 |
583 |
847 |
654 |
591 |
|
Tỷ trọng |
% |
2,29 |
1,98 |
2,80 |
2,11 |
1,71 |
9 |
Thanh long |
Ha |
13.404 |
18.616 |
19.419 |
20.551 |
24.063,6 |
|
Tỷ trọng |
% |
55,78 |
63,16 |
64,27 |
66,16 |
69,56 |
10 |
Cây ăn quả khác |
Ha |
3.630 |
3.544 |
2.628 |
2.157 |
2.510 |
|
Tỷ trọng |
% |
15,11 |
12,02 |
8,70 |
6,94 |
7,26 |
*Cây cao su:
Có thể nói cây cao su phát triển mạnh ở những
vùng đất này, nếu như năm 2000 toàn tỉnh chỉ có 9.171 ha, qua 10 năm sau (năm
2010) diện tích cây cao su đã là 32.619 ha (tăng 3,6 lần) thì đến năm 2014 diện
tích lại tăng lên 42.919 ha tăng 1,3 lần so năm 2010. Diện tích trồng cao su
nhiều nhất phải kể đến là huyện Tánh Linh đến thời điểm cuối năm 2014 là 22.010
ha (chiếm 51,3% diện tích toàn tỉnh), kế đến là các huyện Đức Linh (12.567 ha),
Hàm Tân (4.865 ha), Hàm Thuận Nam (1.347,7 ha), Hàm Thuận Bắc (1.531 ha), hiện
tại có thêm hai huyện có diện tích trồng cao su là Bắc Bình và La Gi. Trong
42.919 ha cao su hiện có, có 70,52% diện tích cao su cho thu hoạch, năng suất mủ
bình quân đạt 15,36 tạ/ha (tăng 1,7 tạ/ha so năm 2010), sản lượng mủ cao su đạt
46.499 tấn mủ. Cây cao su là một trong những cây được UBND tỉnh chọn làm cây
trồng chủ lực là một trong 6 sản phẩm lợi thế của tỉnh, góp phần vào công cuộc
xoá đói giảm nghèo ở vùng
nông thôn.
Việc phát triển trồng cây cao su cũng sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị ổn định, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cao su đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nhiều nông hộ ở miền núi, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, diện tích trồng mới cây cao su ở Bình Thuận tăng nhanh, bình quân hơn 2.000 ha/năm. Trên địa bàn tỉnh đã có 13 cơ sở thu mua, chế biến mủ cao su với công suất thiết kế khoảng 30.000 tấn/năm, gồm 2 loại sản phẩm chủ yếu là mủ tờ và mủ cốm. Trong năm 214 giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su đạt gần 3,4 triệu USD/năm. Việc phát triển cây cao su không chỉ giúp khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, tạo ra vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, mà còn thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hàng chục ngàn lao động ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
* Cây điều:
Giai đoạn 2001 – 2006 được tỉnh chọn là cây trọng điểm, cây trồng chủ lực, thực tế cây điều là loại cây trồng khá phù hợp với điều kiện khí hậu, chất đất của Bình Thuận, cây điều đã từng là cây xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân cư đặc biệt là ở những vùng đất khô cằn. Đồng thời cây điều còn được xem là loại cây trồng có tác động tích cực trong cải thiện môi trường sinh thái nhờ dễ dàng phủ xanh đất trống đồi trọc… Chính vì vậy mà vào thời “hoàng kim” (khoảng năm 2006), diện tích cây điều tại Bình Thuận đạt gần 32.300 ha. Tuy nhiên, về sau do hiệu quả kinh tế từ cây điều đem lại thấp không thể sánh bằng một số cây trồng mới nổi khác, trong đó tiêu biểu có cây cao su, nên diện tích dần bị thu hẹp qua từng năm.
Tính đến cuối năm 2014 diện tích cây điều còn lại là 17.892 ha (giảm 6.519 ha so năm 2010), người dân chặt điều chuyển sang trồng cao su có giá trị kinh tế cao hơn. Mặt khác, tình hình khi sản phẩm hạt điều đã ít nhiều mất đi lợi thế về thị trường, khả năng tổ chức sản xuất không cao, chưa mang tính chuyên nghiệp, bên cạnh đó cây điều dễ mất mùa là do thời tiết không thuận lợi, vào thời điểm cây điều ra bông, gặp sương muối và mưa trái mùa làm bông điều sẽ bị khô, trái điều non dễ bị đốm và rụng nên cho năng suất giảm đáng kể.
* Cây thanh long:
Cùng với cây cao su, cây điều, cây thanh long cũng là một trong 6 sản phẩm được tỉnh chọn là cây có lợi thế cạnh tranh cao, cây trồng chủ lực. Do hiệu quả kinh tế nên diện tích cây trồng này ngày càng được mở rộng. Việc mở rộng diện trồng thanh long trên địa bàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn của địa phương làm giàu cho nhiều nông hộ.
Đến cuối năm 2014 diện tích thanh long toàn tỉnh hiện có 24.063,6 ha (tăng 10.659,4 ha so năm 2010). Có thể nói đến nay cây thanh long Bình Thuận đã tạo được chỗ đứng trên thị trường trong nước và nước ngoài về mặt hàng trái cây xuất khẩu, do đó để tạo lợi thế tốt hơn UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định số 651 phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình sản xuất 7.000 ha thanh long theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm VietGAP đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trái thanh long Bình Thuận.
Trong năm 2014 giá trị kim ngạch xuất khẩu thanh long toàn tỉnh đạt 12 triệu USD. Sản lượng thanh long đã xuất vào 8 thị trường, chủ yếu là châu Á, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường chính.
* Các cây công nghiệp và cây ăn quả khác còn lại:
Các cây công nghiệp và cây ăn quả khác còn lại của tỉnh phát triển nhỏ lẻ, manh mún, năng suất và chất lượng sản phẩm không cao, khả năng trạnh canh thấp so với các vùng trồng cây ăn quả ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, việc người dân ở các vùng Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân nghiên cứu đưa cây ca cao trồng xen dưới tán điều, tán xoài đã mang lại hiệu quả thiết thực cho không ít gia đình. Đến cuối năm 2014 diện tích cây ca cao toàn tỉnh là 196 ha, theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, cây ca cao là loại cây trồng mới của địa phương; thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu trong tỉnh (nhất là các huyện phía nam); có thể trồng xen dưới tán cây điều, tiêu, xoài góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập của người trồng. Đây là tín hiệu đáng mừng của tỉnh trong việc đa dạng hoá cây trồng theo hướng phát huy, tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương.
Cây trôm cũng chỉ được người dân Bình Thuận phát triển trong vài năm gần đây, chủ yếu ở hai huyện Bắc Bình và Tuy Phong. Mủ trôm có giá trị kinh tế tương đối cao (giá bán trên thị trường từ 200 – 300 ngàn đồng/kg, giá thu mua tại vườn từ 80 – 100 ngàn đồng/kg), hiệu quả của cây trôm mang lại so với các loại cây trồng khác hiện nay là cao hơn hẳn, theo kết quả tính toán sơ bộ cho thấy, cây 5 – 7 năm tuổi cho năng suất bình quân khoảng 300 kg tươi/ha/năm, với giá 100.000 đ/kg tươi thì người dân có thu nhập 30 triệu/ha/năm. Chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc, lợi nhuận đem lại khá cao và ổn định, trong tương lai nếu được địa phương nghiên cứu, qui hoạch như cây cao su, thanh long thì cây trôm sẽ là cây xóa đói giảm nghèo, cây trọng điểm trên những vùng đất khô hạn cho giá trị kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Đến nay, cây thanh long, cây cao su, cây trôm và cây ca cao đã phát huy thế mạnh là những cây trồng lợi thế, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhiều người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa giúp người dân ở những vùng này vươn lên làm giàu một cách chính đáng.
Thực tiễn phát triển những năm qua cho thấy cây lâu năm trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng phát triển có chọn lọc, quy hoạch các vùng trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung đưa vào phát triển nhằm đem lại thế mạnh về giá trị xuất khẩu và đã phát huy đúng với tiềm năng thực sự của nó. Diện tích cây lâu năm những năm gần đây đã được chú trọng mở rộng, ý nghĩa kinh tế - hàng hoá của nhóm sản phẩm này đang ngày càng thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, để thực sự khẳng định vị trí của mình trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn theo hướng tiến tới một nền sản xuất hàng hoá bền vững, đòi hỏi trong những giai đoạn tới, cây lâu năm cần được đầu tư phát triển mạnh cả về quy mô lẫn tính đa dạng trong cơ cấu sản phẩm.
Biểu 9: Biến động năng suất – sản lượng các loại cây trồng lâu năm
Stt |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Năm 2010 |
Năm 2011 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
I |
Cây công nghiệp lâu năm |
||||||
1 |
Cà phê |
Sản lượng (tấn) |
1.433 |
1.518 |
1.649 |
1.573 |
1.792 |
Năng suất (tạ/ha) |
10,39 |
10,96 |
10,39 |
9,44 |
10,21 |
||
2 |
Cao su |
Sản lượng (tấn) |
19.308 |
22.312 |
25.685 |
34.954 |
46.499 |
Năng suất (tạ/ha) |
13,66 |
14,12 |
15,30 |
16,24 |
15,36 |
||
3 |
Dừa quả |
Sản lượng (tấn) |
5.819 |
5.458 |
5.481 |
6.169 |
6.027 |
Năng suất (tạ/ha) |
102,15 |
109,10 |
109,39 |
112,55 |
125,54 |
||
4 |
Hồ tiêu |
Sản lượng (tấn) |
2.625 |
2.036 |
1.223 |
1.463 |
1.526 |
Năng suất (tạ/ha) |
15,20 |
16,61 |
16,20 |
14,69 |
14,55 |
||
5 |
Điều |
Sản lượng (tấn) |
14.821 |
14.647 |
12.602 |
10.811 |
11.161 |
Năng suất (tạ/ha) |
6,58 |
6,96 |
7,02 |
6,47 |
11.161 |
||
II |
Cây ăn quả |
||||||
1 |
Cam |
Sản lượng (tấn) |
995 |
1.499 |
473 |
389 |
428 |
Năng suất (tạ/ha) |
44,93 |
37,15 |
35,00 |
48,44 |
55,89 |
||
2 |
Chanh |
Sản lượng (tấn) |
1.876,50 |
1.537,64 |
1.963,58 |
1.920,63 |
1.209 |
Năng suất (tạ/ha) |
53,28 |
53,04 |
43,67 |
39,09 |
30,23 |
||
3 |
Dứa |
Sản lượng (tấn) |
140 |
66 |
98 |
78 |
43 |
Năng suất (tạ/ha) |
58,33 |
66,00 |
71,33 |
81,13 |
76,99 |
||
4 |
Chuối |
Sản lượng (tấn) |
31.621,90 |
31.338,57 |
32.679,67 |
36.473,52 |
33.006 |
Năng suất (tạ/ha) |
184,02 |
179,22 |
178,23 |
187,77 |
186,49 |
||
5 |
Xoài |
Sản lượng (tấn) |
15.023 |
16.261 |
16.120 |
19.167 |
18.154 |
Năng suất (tạ/ha) |
68,43 |
68,00 |
81,01 |
80,39 |
78,40 |
||
6 |
Nhãn |
Sản lượng (tấn) |
3.000,57 |
3.678,69 |
2.801,60 |
2.908,41 |
2.765 |
Năng suất (tạ/ha) |
39,44 |
40,04 |
44,12 |
47,91 |
50,97 |
||
7 |
Nho |
Sản lượng (tấn) |
490 |
520 |
522 |
350 |
354 |
Năng suất (tạ/ha) |
87,19 |
86,67 |
85,57 |
70,00 |
70,72 |
||
8 |
Mãng cầu |
Sản lượng (tấn) |
2.828,46 |
3.279,90 |
4.112,37 |
3.135,76 |
2.505 |
Năng suất (tạ/ha) |
55,96 |
52,11 |
53,76 |
53,96 |
45,72 |
||
9 |
Thanh long |
Sản lượng (tấn) |
299.302 |
397.584 |
392.374 |
400.800 |
449.297 |
Năng suất (tạ/ha) |
276,47 |
260,07 |
248,22 |
220,42 |
223,68 |
2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu giá trị sản phẩm ngành trồng trọt:
Từ sự chuyển đổi tích cực về cơ cấu diện tích sản xuất ngành trồng trọt như đã phân tích ở trên, giá trị của các sản phẩm chính của ngành phần lớn cũng được tăng lên, cơ cấu giá trị cũng theo xu hướng dần hợp lý hơn. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2014 của tỉnh đạt 15.177,4 tỷ đồng tăng 6.612,3 tỷ đồng so với năm 2010; giá trị sản xuất về lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn đến 26,7% nhưng đã dần bỏ thế độc canh, cơ cấu giá trị cây ăn quả tăng từ 33,5% năm 2010 lên 44,3% năm 2014 và tỷ trọng này đang có xu hướng ngày một nâng cao.
Tóm lại, những năm qua quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và chuyển dần từ nền sản xuất độc canh lương thực mang tính tự túc - tự cấp sang sản xuất hàng hoá diễn ra tuy còn chậm, nhưng bước đầu đã phản ánh một quá trình phát triển tích cực, phát huy ngày càng cao các nguồn tài nguyên sinh thái và nhân lực trên địa bàn. Tới nay, sản xuất trồng trọt còn gặp không ít hạn chế, thể hiện khá rõ qua chỉ tiêu năng suất cây trồng, ngoài một số cây trồng lương thực chủ đạo là lúa, bắp, thanh long, cao su, có năng suất bình quân toàn tỉnh cao, thì các cây trồng còn lại với diện tích nhỏ và cho năng suất thấp. Những yếu tố chính ảnh hưởng tới năng suất cây trồng của tỉnh là do một phần đáng kể diện tích đất kém màu mỡ, nguồn nước chưa đảm bảo và đặc biệt vốn đầu tư cho thâm canh còn rất hạn hẹp. Từ đây cơ cấu giá trị các cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả tăng chậm, chưa ổn định và còn chiếm tỷ trọng nhỏ.