[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]
3. Thực trạng và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi của tỉnh:
3.1. Thực trạng:
Ngành chăn nuôi nước ta trong những năm trở lại đây gặp nhiều khó khăn do các yếu tố như giá thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, giá con giống tăng cao, tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên, thị trường đầu ra, chất lượng sản phẩm và giá bán sản phẩm thấp… đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống kinh tế của người chăn nuôi cả nước nói chung và của tỉnh Bình Thuận nói riêng.
Bình Thuận với lợi thế tiềm năng sẵn có về đất đai, là điều kiện phù hợp cho phát triển chăn nuôi gia trại và chăn nuôi trang trại công nghiệp với quy mô lớn. Lợi thế về các vùng nguyên liệu phục vụ cho chăn nuôi luôn dồi dào như lúa gạo, bắp, khoai lang, khoai mỳ làm nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi; đất đai rộng quy hoạch vùng trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu.
Ngành chăn nuôi của Bình Thuận trong những năm trở lại đây gặp nhiều khó khăn cụ thể số lượng đàn bò và đàn trâu phát triển chậm; đàn gia cầm chủ yếu là gà, vịt phát triển cầm chừng chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là tình hình dịch bệnh, tuy Bình Thuận là một trong những tỉnh mà dịch bệnh ít khi xảy ra, chỉ xảy ra những loại dịch bệnh thông thường, nhưng trong năm 2010 đã xảy ra dịch heo tai xanh trên địa bàn tỉnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người chăn nuôi, bên cạnh đó các tỉnh chung quanh cũng thường xảy ra dịch bệnh dẫn đến người chăn nuôi không an tâm sản xuất, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi như chất tạo nạc trên đàn heo được phát hiện trong năm 2012 dẫn đến người tiêu dùng quay lưng lại với chính thịt heo do mình làm ra. Giá thức ăn chăn nuôi tăng nên người chăn nuôi không tái đàn một cách ồ ạt như trước đây.
Tuy nhiên không vì thế mà ngành chăn nuôi của tỉnh không thể không có cơ hội phát triển. Thực trạng ngành chăn nuôi của tỉnh vẫn phát triển ổn định, tổng đàn gia súc, gia cầm có tăng có giảm theo từng loại con của từng thời điểm. Do đó, ngành chăn nuôi của tỉnh vẫn có cơ hội phát triển, vì những lý do sau: Thứ nhất, tuy giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có tăng, nhưng giá con giống có những thời điểm giảm tạo cơ hội lớn để giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi; thứ hai, sản phẩm của ngành chăn nuôi của tỉnh không phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu mà chủ yếu tiêu thụ trong nước là chính, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn tăng; thứ ba, tỉnh đang thực thi các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, hổ trợ con giống…; thứ tư, nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi như lúa, bắp, khoai mỳ… dồi dào, giá cả tương đối thấp so với giá thức ăn cho chăn nuôi bán sẵn trên thị trường người chăn nuôi có thể chuyển sang tận dụng nguồn thức ăn sẵn có để làm thức ăn cho chăn nuôi.
Đóng góp mức độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp trong những năm qua đạt được một số kết quả khả quan, tuy nhiên tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi có xu hướng giảm dần. Tuy bước đầu đã hình thành các vùng chăn nuôi heo trang trại theo hướng công nghiệp, hình thức nuôi gia trại cũng ngày càng phát triển. Bên cạnh đó chăn nuôi nhỏ lẻ trong nhân dân vẫn chiếm đa số, dẫn đến giá thành chăn nuôi cao, tình hình dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào, an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường vẫn chưa được kiểm soát tốt, hệ thống thông tin dự báo và khả năng kiểm soát sản xuất, thị trường đối với nguyên liệu và sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập; chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, chưa đáp ứng được về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng chứ chưa nói đến xuất khẩu...
Thực hiện chủ trương đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá chính, ngày 16/01/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”, nhấn mạnh việc phát triển chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp. Để đưa ngành chăn nuôi của tỉnh ngày càng phát triển, trong năm 2013 UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định số 384/QĐ-UBND về việc phê duyệt "Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Thuận đến năm 2020".
Do đó, để phát triển chăn nuôi của tỉnh Bình Thuận trở thành ngành sản xuất hàng hoá quan trọng trong ngành nông nghiệp của tỉnh cần có những giải pháp trước hết hạn chế thấp nhất về rủi ro dịch bệnh, thực tế trong thời gian qua ở những trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, áp dụng các quy trình chăn nuôi an toàn đều không xảy ra dịch bệnh, phát triển chăn nuôi trang trại công nghiệp là biện pháp an toàn để phòng dịch bệnh đồng thời giảm hình thức nuôi nhỏ lẻ trong nhân dân, vì hình thức nuôi này ít nhiều khá tốn kém, dẫn đến giá thành tăng, thường là nuôi trong khu dân cư dẫn đến gây ô nhiễm môi trường, dễ lây lan dịch bệnh khó kiểm soát; Khuyến khích sự liên kết giữa người chăn nuôi với người chế biến và người tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; Tăng cường công tác quản lý thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, thực tế trong những năm qua Bình Thuận là tỉnh không để xảy ra các loại dịch bệnh nghiêm trọng trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh là nhờ công tác tiêm phòng vắcxin được thực hiện tốt, thường xuyên liên tục, cán bộ thú y được đào tạo có trình độ chuyên môn cao, việc bố trí đủ lực lượng xuống các cơ sở đã nhanh chóng phát hiện dịch và kịp thời ngăn chặn. Môi trường về chăn nuôi như xử lý chất thải phải tuân thủ theo Luật Môi trường để hạn chế và ngăn chặn gia tăng ô nhiễm môi trường, các cơ sở chăn nuôi phải có cam kết tự xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo yêu cầu vệ sinh và môi trường theo quy định hoặc nếu có xảy ra thì cũng nhanh chóng cô lập và dập dịch một cách kịp thời.
Thực tế hiện nay tại các nơi có quy mô nuôi trang trại lớn như ở Hàm Tân, Đức Linh, người chăn nuôi luôn vi phạm về vấn đề xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, cần tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi có kiểm soát và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương lân cận trong việc kiểm tra, giám sát sản phẩm chăn nuôi vận chuyển ra và vào tỉnh.
Giải pháp về sản xuất thức ăn chăn nuôi tại chỗ, cái thiếu của ngành chăn nuôi Bình Thuận là chưa có nhà máy chế biến thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa phương với công suất lớn, thức ăn chăn nuôi quá phụ thuộc từ việc phải nhập ở bên ngoài dẫn đến các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi dễ độc quyền về giá. Thực tế nguồn thức ăn phục vụ cho ngành chăn nuôi của tỉnh khá dồi dào như lúa hàng năm tỉnh sản xuất ra khoảng 600 ngàn tấn, bắp 116 ngàn tấn, khoai mỳ 510 ngàn tấn… ngoài ra còn có một số cây trồng khác, bên cạnh đó sản lượng thuỷ hải, sản đánh bắt bình quân hàng năm khoảng 170 ngàn tấn đủ để thành lập nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại tỉnh. Diện tích đất dùng vào sản xuất nông nghiệp đủ để quy hoạch vùng trồng cỏ tập trung, kể cả trồng phân tán trong đất vườn, đất thổ cư; Giải pháp về khoa học – công nghệ, đào tạo khuyến nông và chính sách hỗ trợ, chăn nuôi là ngành đòi hỏi khoa học – công nghệ – kỹ thuật rất cao (như con giống, thức ăn, thú y, chuồng trại và quy trình chăm sóc), chăn nuôi công nghiệp cần đầu tư lớn (hàng tỷ đồng cho một trang trại) và giá trị hàng hoá do ngành chăn nuôi đóng góp cho xã hội cũng khá lớn. Vì thế, Nhà nước cần dành nguồn tài chính thỏa đáng cho ngành chăn nuôi. Sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào nguồn tín dụng hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ chuyển đổi chăn nuôi (từ chăn nuôi nhỏ lên quy mô lớn hoặc chuyển sang ngành hàng khác), chính sách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm qua giết mổ tập trung...
Dù có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi nhưng trong những năm qua chăn nuôi ở tỉnh vẫn chậm phát triển, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi so với trồng trọt còn thấp trong năm 2014 chỉ chiếm 10,74% giá trị sản xuất trong nông nghiệp (năm 2010 chiếm 11,75%).
Biểu 10: Tổng đàn chăn nuôi của tỉnh giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị tính: con, % |
||||||
|
Năm 2010 |
Năm 2011 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Tốc độ tăng trưởng b/q 5 năm (%) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
1. Trâu |
9.247 |
8.002 |
8.490 |
8.804 |
8.995 |
0,65 |
2. Bò |
223.563 |
167.143 |
167.153 |
160.221 |
164.315 |
-6,02 |
3. Lợn |
269.541 |
205.779 |
229.080 |
253.228 |
265.614 |
-0,64 |
4. Gia cầm |
2.390.595 |
2.719.666 |
3.040.996 |
3.173.707 |
3.221 |
7,24, |
Quy mô đàn trâu của tỉnh còn nhỏ lẻ, tốc độ tăng trưởng chậm, chỉ đáp ứng yêu cầu cày kéo ở một số vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa… trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2010 – 2014 tốc độ tăng trưởng của đàn trâu bình quân 5 năm là 0,65%/năm.
Đàn bò và đàn heo của tỉnh có xu hướng giảm rõ rệt, đàn bò bình quân 5 năm giảm 6,02% và đàn heo giảm 0,64%. Những nguyên nhân chủ yếu tác động đến việc giảm tổng đàn bò và đàn heo là: Ở đàn bò, thứ nhất, về điều kiện môi trường tự nhiên, chăn nuôi trâu bò của tỉnh đang ở dạng nhỏ lẻ, thả rong ở các vùng đồi, núi, thức ăn phụ thuộc hoàn toàn vào đồng cỏ tự nhiên. Thứ hai, do giống cho đàn gia súc ăn cỏ chưa được cải tiến, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp một cách thô sơ chưa qua chế biến nên năng suất thấp chất lượng thịt không cao khó cạnh tranh. Ở đàn heo, thứ nhất, ảnh hưởng của dịch heo tai xanh xảy ra trên địa bàn tình từ năm 2010. Thứ hai, giá thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, giá con giống tăng cao, tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên, thị trường đầu ra giá bán sản phẩm thấp…
Ở đàn heo bước đầu tỉnh ta đã xuất hiện những mô hình trang trại chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung với quy mô lớn như ở Hàm Tân, Đức Linh. Đàn gia cầm của tỉnh tốc độ phát triển thấp, chưa cao thời kỳ 2010 - 2014 tốc độ tăng bình quân là 7,24%/năm.
3.2. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi:
Cho đến nay tỷ trọng của chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong ngành nông nghiệp của tỉnh, chỉ chiếm 10,74% năm 2014. Nguyên nhân chính là do phương thức chăn nuôi còn mang tính tự cung tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo từng hộ gia đình, với kỹ thuật lạc hậu, tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt là chính, lấy công làm lời.
Cơ cấu giá trị sản phẩm gia súc, trước đây mục đích chăn nuôi gia súc chủ yếu là lây sức kéo. Những năm trở lại đây, nhu cầu về sức kéo giảm do sức kéo cơ giới thay thế sức kéo bằng gia súc nên nhu cầu nuôi gia súc giảm dần. Năm 2010, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm tỷ trọng thấp (7,52%) trong cơ cấu ngành chăn nuôi thì đến năm 2014, tỷ trọng này chỉ đã tăng lên là 10,74%, nguyên nhân trong các năm từ 2010 – 2014 ảnh hưởng của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên toàn quốc ảnh hưởng đến chăn nuôi của tỉnh làm cho tỷ trọng chăn nuôi gia súc, gia cầm giảm. Mặt khác, trong thực tế nông dân chưa quan tâm đến công tác lai tạo giống bò, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để rút ngắn thời gian nuôi, tăng trọng lượng thịt, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quá trình này còn xảy ra một cách tự phát của người nông dân. Trên đàn heo việc sử dụng chất cấm như chất tạo nạc, dẫn đến người tiêu dùng hạn chế sử dụng thịt heo làm thực phẩm tiêu dùng hàng ngày, khi mà sản phẩm đầu ra không có nơi tiêu thụ thì việc phát triển đàn heo giảm là hệ quả tất yếu của việc làm trên. Việc chăn nuôi trâu, bò bằng hình thức thả rông thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào đồng cỏ tự nhiên hệ quả là đến mùa khô hoặc đồng cỏ bị thu hẹp do quỹ đất được sử dụng vào các mục đích khác thì đàn gia súc của tỉnh lại bị thu hẹp về số lượng là điều tất yếu.
Chăn nuôi gia cầm của tỉnh chưa được quan tâm mở rộng, đây là một hạn chế trong ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong những năm gần đây, do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm và hạn hán kéo dài nên xảy ra tình trạng thiếu thức ăn, quy mô đàn gia cầm giảm. Bên cạnh đó chất lượng đàn gia cầm chưa được cải thiện nhiều. Chưa có nhiều giống ngoại nhập theo các hướng siêu thịt, siêu trứng. Phương thức chăn nuôi và các biện pháp kỹ thuật cũng chưa được nghiên cứu cải tiến như mở rộng hình thức nuôi bán công nghiệp, chăn thả vườn…
Những năm qua, cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh bị ảnh hưởng nhiều của tình hình dịch bệnh, giá cả thức ăn tăng, giá con giống tăng… thị trường đầu ra gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ như giá thấp, việc sử dụng chất tạo nạc trên đàn lợn… dẫn đến ngành chăn nuôi của tỉnh có biểu hiện chững lại, chăn nuôi còn mang tính quảng canh chưa có sự đầu tư thâm canh. Đối với đàn đại gia súc chỉ mới ở mức tăng đàn theo sự phát triển tự nhiên và thiếu bãi chăn thả. Do vậy cần chú trọng giải quyết hợp lý giữa phát triển vốn rừng và dành một phần đồi bãi cho chăn thả gia súc. Đối với gia cầm cần thúc đẩy công tác kiểm dịch khi nhập giống, đầu tư cả số lượng và chất lượng. Vật nuôi còn hạn chế, phần lớn do tự phát, chưa được quy hoạch cụ thể, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân là chính, dễ gặp rủi ro trong khâu sản xuất và thị trường tiêu thụ, tỉnh ta chưa có nhà máy chế biến thức ăn và nhà máy chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm nên chưa có sự liên kết đầu tư thoả đáng và đầu ra ổn định cho ngành chăn nuôi của tỉnh.