[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

3. Đặc điểm về kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

3.1. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2010-2014:

Trong 5 năm qua, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, bất lợi; đặc biệt là ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi phát sinh phức tạp, tình hình suy thoái kinh tế thế giới…; song, nền nông nghiệp của tỉnh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tăng trưởng GRDP ngành nông - lâm - thuỷ sản bình quân giai đoạn 2010 – 2014 đạt xấp xỉ mục tiêu đề ra; cụ thể: giai đoạn 2008 - 2010 tăng 6,46 %/năm (mục tiêu đề ra đến năm 2010 là 6,5% - 7,0%/ năm); giai đoạn 2011- 2014 tăng 7,94%/năm (mục tiêu đề ra đến năm 2015 là 5,5% - 6,0%/ năm).

3.2. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng nâng dần chất lượng, hiệu quả:

Việc đầu tư, phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi, cùng với triển khai tích cực các biện pháp chỉ đạo sản xuất, các chương trình phát triển nông nghiệp, chính sách hỗ trợ nông dân đã góp phần đưa năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ lực, lợi thế của tỉnh tăng khá. Diện tích đất lúa được quản lý chặt chẽ, đến nay đất lúa thực tế toàn tỉnh đạt 40.000 ha, đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch được Chính phủ giao đến năm 2015 (49.000 ha).

Hệ số sử dụng đất nông nghiệp, trong đó cây hàng năm tăng từ 1,19 lần (năm 2010) lên 1,27 lần (năm 2014); cây lâu năm tăng từ 0,58 lần (năm 2010) lên 0,67 lần (năm 2014).

Năng suất lúa bình quân năm 2014 đạt 56,25 tạ/ha, tăng 6,31 tạ/ha so với năm 2010, góp phần đưa sản lượng lương thực năm 2014 đạt 796.349,52 tấn, tăng 151.323 tấn so với năm 2010, đạt cao nhất từ trước đến nay; đồng thời vượt so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đề ra (đến năm 2015 sản lượng lương thực đạt 730 ngàn tấn).

Sản phẩm thanh long năm 2014 đạt 449.297 tấn, tăng 149.994 tấn so với năm 2010; sản lượng mủ cao su năm 2014 đạt 46.499 tấn, tăng 27.191 tấn so với năm 10 Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng an toàn; tính đến tháng cuối năm 2014 toàn tỉnh có 8.324 ha thanh long được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, đạt 110,9% kế hoạch. Riêng mô hình trồng rau an toàn, từ năm 2010 đến 2014 đã xây dựng và duy trì sản xuất 50 ha tại một số khu vực ven đô thị. Giá trị sản xuất 1 ha đất nông nghiệp từ 43,7 triệu đồng (năm 2010) tăng lên 84,8 triệu đồng (năm 2014).

Kinh tế thủy sản tiếp tục phát triển ổn định, nhất là trong lĩnh vực khai thác, sản lượng khai thác hải sản năm 2014 đạt 197.909 tấn, tăng 25.009 tấn so với năm 2010. Cơ cấu nghề khai thác có chuyển biến theo hướng khai thác xa bờ, giảm dần số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ. So với năm 2010, số thuyền công suất nhỏ (<45 CV) năm 2014 giảm 808 chiếc; tàu cá công suất từ 90 CV trở lên tăng 387 chiếc. Công suất bình quân năm 2014 tăng 20,54 CV/thuyền, góp phần đưa năng lực tàu cá đạt 7.853 chiếc/747.445 CV vào cuối năm 2014.

Hoạt động đánh bắt xa bờ, đầu tư đóng mới và mua sắm tàu thuyền có công suất lớn đã được đẩy mạnh. Toàn tỉnh có trên 2.000 tàu có công suất trên 90 CV tham gia đánh bắt xa bờ hoạt động thường xuyên. Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ, phát huy hiệu quả các bến cảng, bến cá để thu hút tàu, thuyền trong và ngoài tỉnh tập kết tiêu thụ sản phẩm. Tàu cá đánh bắt xa bờ bám biển dài ngày hơn sản lượng đánh bắt xa bờ năm 2014 đạt 106,2 ngàn tấn và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, chiếm 53,66% (năm 2013 chiếm 49,85%) tổng sản lượng đánh bắt trong năm, chủ yếu hành nghề lưới vây, lưới kéo và câu.

Biểu 1: Sản lượng thuỷ sản khai thác xa bờ

Đơn vị tính: Tấn

 

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

TỔNG SỐ

64.874

79.112

79.853

93.046

106.197

-  Cá

52.371

44.485

46.670

54.641

66.775

    + Cá thu

41.779

5.229

5.203

2.662

2.447

    + Các loại cá khác

10.592

39.256

41.468

51.979

64.328

- Tôm

1.455

1.954

1.997

2.206

1.982

    + Tôm rảo

1.455

1.954

1.997

2.206

1.982

- Thuỷ sản khác

11.049

32.673

31.186

36.199

37.440

    + Mực

9.638

19.774

18.180

21.517

19.373

    + Khác

1.411

12.899

13.006

14.681

18.067

Khi có nhiều tàu cá công suất lớn vươn ra khơi xa, bám biển đánh bắt dài ngày và yêu cầu về chất lượng nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu ngày càng khắt khe, thì đội tàu dịch vụ trên biển cũng phát triển mạnh, toàn tỉnh hiện có trên 100 chiếc tàu dịch vụ. Các tàu dịch vụ cung ứng lương thực, nhu yếu phẩm, nhiên liệu cho các tàu cá và thu mua lại sản phẩm ngay ngoài khơi, giúp bà con ngư dân giảm đáng kể chi phí di chuyển vào bờ, tăng thêm thời gian bám biển, đồng thời bảo đảm tốt chất lượng "đầu vào" cho ngành công nghiệp chế biến.

Ðể cho tàu cá, tàu dịch vụ hoạt động an toàn, hiệu quả trên biển, ngành thủy sản tỉnh Bình Thuận thường xuyên hướng dẫn, phổ biến cho bà con ngư dân trang bị các thiết bị điện tử hàng hải khá hiện đại. Hiện nay, hầu hết tàu thuyền có công suất từ 20 sức ngựa trở lên đều trang bị máy thông tin vô tuyến với tầm hoạt động từ 30 đến 40 hải lý và có khoảng 1.300 tàu cá trang bị máy thông tin liên lạc tầm xa. Các loại máy tầm ngư, định vị được các tàu cá sử dụng khá phổ biến, hiệu quả hơn cả là bà con ngư dân Bình Thuận đã phát huy tốt truyền thống đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ nhau trên biển, đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất của ngư dân, đồng thời phát huy vai trò của ngư dân tham gia bảo vệ ngư trường, an ninh, chủ quyền biển đảo.

Về nuôi trồng thủy sản, đa dạng hoá loài nuôi theo nhu cầu thị trường, sản lượng nuôi trồng năm 2014 đạt 13.542 tấn, giảm 958 tấn so năm 2010, có thể thấy trong 5 năm qua nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh gặp nhiều khó khăn về giá sản phẩm bấp bênh, tình hình dịch bệnh trên con nuôi, do sản phẩm nuôi không đảm bảo về chất lượng ảnh hưởng của dư lượng chất kháng sinh trên con nuôi dẫn đến đầu ra khó tiêu thụ sản phẩm... Tuy nhiên, với lợi thế về điều kiện sản xuất tôm giống tiếp tục phát triển và giữ vững uy tín thương hiệu; sản lượng tôm giống sản xuất và tiêu thụ năm 2014 đạt 27.427 tỷ Post, tăng hơn 2,99 lần so với năm 2010.

3.3. Sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá:

Công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản và ngành nghề nông thôn có bước phát triển. Các doanh nghiệp chế biến nông - lâm- thủy sản tiếp tục duy trì sản xuất, đầu tư phát triển năng lực, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm lợi thế. Tỉnh tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị cho 03 doanh nghiệp; một số doanh nghiệp tự đầu tư bằng nguồn vốn tự có; chú trọng nâng cao trình độ công nghệ hiện đại, xây dựng hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn về ISO, HACCP... nhằm giữ vững và nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm.

 

Biểu 2: Số doanh nghiệp và làng nghề hoạt động sản xuất nông nghiệp

 

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2007

Năm  2012

1/ Số lượng doanh

 

 

 

  + Nông nghiệp

Doanh nghiệp

8

61

  + Lâm nghiệp

Doanh nghiệp

5

15

  + Thuỷ sản

Doanh nghiệp

18

47

 

 

 

 

3/ Các làng nghề

 

 

 

  + Sản xuất nước mắm

Làng nghề

-

2

  + Sản xuất bánh tráng

Làng nghề

-

3

  + Sản xuất Gốm gọ

Làng nghề

-

1

  + Sản xuất  đan lát hàng thủ công
      mỹ nghệ

Làng nghề

-

6

Theo số liệu Tổng điều tra kinh tế - Cục Thống kê Bình Thuận

Đã cơ bản hoàn thành quy hoạch các khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, đang triển khai đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư. Nhà máy thuỷ điện Đại Ninh, thuỷ điện Bắc Bình; điện gió ở Tuy Phong, Phú Quý được đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động ổn định; mạng lưới phân phối điện được mở rộng. Đã hình thành được một số cụm công nghiệp và làng nghề góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, lao động ở nông thôn. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tính theo gia so sánh năm 2010 bình quân 5 năm giai đoạn 2009-2013 tăng 19,28%/năm; các doanh nghiệp đã quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm lợi thế. Các sản phẩm lợi thế như: nước mắm, nước khoáng Vĩnh hảo, tảo... tăng khá; có thêm một số sản phẩm mới như điện gió, nhựa composite, đồ gỗ trang trí nội thất, tole mạ màu.

Tỉnh đã có quyết định thành lập 22 cụm công nghiệp. Trong đó, 19 cụm đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết; 06 cụm đã, đang xây dựng hạ tầng. Ngoài ra, có 04 cụm chưa đủ điều kiện thành lập nhưng đã thu hút 08 dự án hoạt động. Các làng nghề như: chế biến nước mắm, bánh tráng, gốm gọ, đan lát hàng thủ công mỹ nghệ hoạt động tương đối ổn định. Hệ thống lưới điện nông thôn được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của cư dân nông thôn; đã thực hiện hỗ trợ triển khai mô hình sử dụng bóng đèn compact thay bóng đèn sợi tóc kích thích thanh long ra hoa trái vụ nhằm tiết kiệm chi phí, giảm áp lực tăng phụ tải ở các vùng trồng thanh long của tỉnh.

3.4. Hoạt động thương mại nội địa tiếp tục được mở rộng, lưu thông hàng hoá trong tỉnh khá thuận lợi:

Hoạt động thương mại nội địa tiếp tục được mở rộng, lưu thông hàng hoá trong tỉnh khá thuận lợi; mạng lưới hoạt động thương mại lớn mạnh về quy mô và đa dạng về hình thức hoạt động. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng khá. Hoạt động dịch vụ vật tư, máy móc phục vụ nông nghiệp, thu mua xuất khẩu nông sản phát triển mạnh.

Kết cấu hạ tầng thương mại từng bước được đầu tư. Công tác quản lý thị trường được tăng cường. Ngoài tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Phan Thiết, xe buýt là loại hình vận tải trên địa bàn tỉnh, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại. Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển khá, số người sử dụng dịch vụ thông tin liên lạc tăng nhanh.

Du lịch tiếp tục tăng trưởng khá; qua hàng năm, lượng du khách tăng thêm, thời gian lưu trú dài hơn, doanh thu khá hơn, cơ sở nghỉ dưỡng và các dịch vụ phục vụ du lịch tăng, chất lượng được chú trọng hơn. Hàng năm đã tổ chức được một số sự kiện văn hoá, thể thao góp phần tuyên truyền, quảng bá, thu hút khách du lịch. An ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và quản lý giá cả dịch vụ tại các khu, điểm du lịch nhìn chung có chuyển biến tiến bộ.

Hoạt động kinh tế đối ngoại tiếp tục có chuyển biến. Số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm; công tác hỗ trợ, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường được chú ý, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng lợi thế của địa phương như hàng thuỷ sản, thanh long, cao su, nhân điều, mộc gia dụng... Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có bước phát triển.

Biểu 3: Số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nông nghiệp

 

 

Đơn vị
tính

Năm 2007

Năm 2012

Nông
thôn

Thành
thị

Nông
thôn

Thành
thị

- Thua mua Thanh long

Cơ sở

16

5

33

12

- Thu mua hạt điều

Cơ sở

2

4

4

3

- Thu mua Lúa

Cơ sở

21

3

12

4

Theo số liệu Tổng điều tra kinh tế - Cục Thống kê Bình Thuận

Triển khai thực hiện 02 mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp đối với thanh long và cao su theo Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tổ chức các chương trình đưa hàng Việt, bán hàng lưu động về các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành hàng tham gia quảng bá, xúc tiến đầu tư, tập trung các sản phẩm lợi thế như nước mắm, thanh long, thủy sản,…nhằm phát triển thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2014 đạt 134.361 ngàn USD, tăng 9,78% so với năm 2010; bình quân giai đoạn 2010 - 2014 tăng 2,36%/năm, trong đó thuỷ sản tăng 7,52%/năm, nhóm hàng nông sản bình quân giai đoạn 2010 – 2014 giảm 14,12%/năm. Do khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, việc tăng cường rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu đã tác động bất lợi đến giá cả xuất khẩu các loại nông, thủy sản, đơn đặt hàng và thị trường giảm sút đáng kể, kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng không ổn định. Có thể thấy nhóm hàng nông sản bình quân giai đoạn này giảm nguyên nhân là do hàng nông sản xuất khẩu của Bình Thuận quá phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường Trung Quốc nếu như thị trường này giảm nhập khẩu thì sản lượng lượng nông sản xuất khẩu của tỉnh cũng giảm theo.

 

Biểu 4: Sản lượng và giá trị xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản

 

 

Đơn

vị tính

Năm

2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm 2014

I/ Sản lượng xuất khẩu

Tấn

65.640

65.416

87.535

51.560

35.980

1/ Thuỷ sản

15.514

17.958

19.098

16.794

16.833

2/ Nhóm hàng nông sản

50.126

47.458

68.437

34.766

19.147

II/ Giá trị xuất khẩu

1000 USD

122.387

131.533

145.086

149.667

134,361

1/ Thuỷ sản

85.514

91.319

94.782

111.233

114,302

2/ Nhóm hàng nông sản

36.873

40.214

50.304

38.434

20,060

 

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo