[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

VI. Kết quả hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, phát huy sản phẩm lợi thế, đặc thù 5 năm 2008-2012:

Từ kết quả Tổng điều tra CSKTHCSN 2007-2012 và các cuộc điều tra doanh nghiệp, cá thể hàng năm là cơ sở đưa ra được kết quả hoạt động, góp phần đánh giá phát triển của các ngành công nghiệp, thương mại, vận tải và một số ngành dịch vụ hàng năm, cụ thể một số ngành lớn như sau:

1. Hoạt động công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010), năm 2012 đạt 17.613 tỷ đồng tăng 79,7% so với năm 2007, bình quân hàng năm tăng 12,43%, trong đó khu vực Nhà nước tăng 6,7%, khu vực ngoài Nhà nước tăng 11%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 48,6%.

Xác định tầm quan trọng của ngành công nghiệp góp phần chủ yếu trong phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh đã ra Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 05/10/2005 về phát triển CN-TTCN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Đáng lưu ý là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với nhiệm vụ đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất công nghiệp là một trong những yêu cầu đầu tiên đề ra cho doanh nghiệp.. Muốn như vậy không gì khác hơn là tập trung phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm công nghiệp có lợi thế; chú ý các mặt hàng xuất khẩu.

Khai thác thế mạnh tiềm năng của tỉnh và phù hợp với việc chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong 5 năm qua ngành công nghiệp tỉnh ta có bước chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành), năm 2007 đạt 8.036,3 tỷ đồng thì năm 2012 đạt 19.875,7 tỷ đồng. Có cơ cấu chuyển dịch nhanh theo hướng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực trong nước năm 2007 chiếm tỷ lệ 96,36% thì năm 2012 chiếm tỷ lệ 85,44% và Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2007 chiếm tỷ lệ 3,64% thì năm 2012 chiếm tỷ lệ 14,3%.

Về sản phẩm CN - TTCN, bước đầu đã hình thành một số sản phẩm mới như: sản phẩm sản xuất từ nhựa composite, đồ gỗ trang trí nội thất, tole mạ màu, sản phẩm đan lát từ lá buông già; một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch được truyền nghề về Bình Thuận như: vỏ sò ốc mỹ nghệ, vải thổ cẩm chế tác thành túi sách, sản phẩm từ vỏ dừa, tượng đá, gốm mỹ nghệ. Chế biến cá, mực làm thực phẩm ăn liền chỉ mới phát triển quy mô nhỏ, dự án sản xuất cá đóng hộp triển khai chậm. Mở rộng quy mô sản xuất tảo spirulina chậm, một số nguồn nước khoáng nhiệt chưa được khai thác phục vụ du lịch. Một số sản phẩm công nghiệp qua các năm đạt cao và ổn định : may mặc xuất khẩu, thủy sản đông, thuỷ sản khô, đá xây dựng, nước khoáng Vĩnh Hảo... Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu được tập trung phát triển thể hiện qua 5 năm như sau:

Sản phẩm

Đơn vị tính

Số lượng

% so sánh

Năm 2007

Năm 2012

2012 so 2007

Tăng trưởng b/q hàng năm

Cát sỏi các loại

1000 m3

950

1.307

137,58

6,59

Đá khai thác

1000 m3

705

2.005

284,40

23,25

Muối hạt

Tấn

75.855

102.560

135,21

6,22

Thuỷ sản đông lạnh

Tấn

18.638

34.132

183,13

12,86

Thuỷ sản khô

Tấn

7.605

9.784

128,65

5,17

Nước mắm

1000 lít

24.040

36.361

151,25

8,63

Đường các loại

Tấn

3.478

6.772

194,71

14,26

Nước đá

Tấn

306.680

552.071

180,02

12,48

Hạt điều nhân

Tấn

1.178

4.143

351,70

28,60

Nước khoáng

1000 lít

31.307

72.349

231,10

18,24

Gỗ xẻ các loại

1000 m3

14

19

135,71

6,30

Quần áo may sẵn

1000 cái.

3.180

7.653

240,66

19,20

Trang in các loại

Tr.Trang

1.750

3.342

190,97

13,81

Gạch các loại

1000 viên

550.065

919.689

167,20

10,83

Tàu thuyền đóng mới:+ SL

Chiếc

112

125

111,61

2,22

 + CS

CV

155.260

173.500

111,75

2,25

Nước máy sản xuất

1000 m3

15.536

29.744

191,45

13,87

Các khu công nghiệp: Hiện nay Theo quy hoạch phát triển khu công nghiệp của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, toàn tỉnh có 7 KCN với tổng quy mô diện tích 3.048 ha.

- Có 3 KCN đã và đang triển khai xây dựng hạ tầng:

+ KCN Phan Thiết: Triển khai xây dựng giai đoạn 1 quy mô diện tích 68 ha, được khởi công xây dựng từ năm 1999, đến năm 2005 cơ bản hoàn thành hạ tầng; hiện đã lấp đầy 100% diện tích với 26 dự án. Giai đoạn 2 quy mô diện tích 40,8 ha được khởi công xây dựng năm 2008, đến nay đã cơ bản hoàn chỉnh một số hạ tầng thiết yếu thu hút dự án đầu tư, Lũy kế thu hút đầu tư đến nay được 05 dự án, diện tích đất thuê 9,02 ha, tổng vốn đăng ký 135 tỷ đồng; lấp đầy 37,7% diện tích

+ KCN Hàm Kiệm: Hàm Kiệm I quy mô diện tích 146,21 ha khởi công xây dựng từ năm 2008, đến nay dã hoàn thành 70% xây dựng kết cấu hạ tầng theo nhiệm vụ tỉnh giao; thu hút được 01 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký 3,78 triệu USD với diện tích cho thuê 3,55 ha; thu hồi 1 dự án có vốn 280 tỷ đồng với diện tích 5,24 ha. Lũy kế thu hút đến nay được 07 dự án, diện tích đất thuê 29,33 ha, trong đó có 5 dự án đầu tư trong nước và 2 dự án đầu tư có vốn nước ngoài, với tổng vốn đầu tư là 872,6 tỷ đồng và 5,5 triệu USD. KCN Hàm Kiệm II quy mô diện tích 433,26 ha khởi công xây dựng từ năm 2008, đến nay đã cơ bản hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu giai đoạn 1, đang triển khai đầu tư hạ tầng giai đoạn 2. Lũy kế thu hút đầu tư đến nay được 03 dự án, diện tích cho thuê 27,29 ha, với tổng đầu tư là 199,46 tỷ đồng và 14,8 triệu USD; lấp đầy 8,66% diện tích2.

+ KCN Sông Bình: quy mô diện tích 300 ha, khởi công cuối năm 2013, hiện đang triển khai đầu tư hạ tầng KCN, thu hút được 2 dự án, có 1 dự án nước ngoài, vốn đăng ký 1.382,5 tỷ đồng và 40 triệu USD với diện tích cho thuê 57,5 ha.

- Các KCN còn lại, đang triển khai các bước thủ tục để khởi công xây dựng, gồm: KCN Tuy Phong quy mô diện tích 150 ha; KCN Sơn Mỹ 2 quy mô diện tích 540 ha, KCN Tân Đức quy mô diện tích 300 ha. Cụ thể:

+ KCN Sơn Mỹ I: hiện đang tiến hành công tác đền bù giải toả, chuẩn bị khởi công.

+ KCN Tân Đức; KCN Sơn Mỹ 2: hiện đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch chi tiết do điều chỉnh giảm diện tích quy hoạch.

+ KCN Tuy Phong: hiện đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và đã khởi công xây dựng vào ngày 12/ 4/ 2014.

Về Cụm công nghiệp: đã có 20 cụm thành lập; trong đó có 6 cụm do doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, còn lại là do Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp huyện làm chủ đầu tư hạ tầng hoặc UBND huyện quản lý. Một số CCN đầu tư hạ tầng đến nay như sau:

+ CCN hải sản Phú Hài, quy mô diện tích 14,8 ha: do Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp thành phố Phan Thiết quản lý, cụm đã được đầu tư cơ bản về hạ tầng; từ năm 2012 được ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư khu xử lý nước thải tập trung và nâng cấp một số tuyến giao thông, đầu tư hệ thống chiếu sáng trong cụm.

+ CCN gạch ngói Gia An quy mô diện tích 32,5 ha do Trung tâm Phát triển CCN huyện Tánh Linh làm chủ đầu tư, hiện ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông đấu nối cụm.

+ CCN Nghị Đức quy mô diện tích 10 ha do Công ty TNHH Đức Mạnh làm chủ đầu tư. Hiện đã triển khai đầu tư trục giao thông của cụm và san lấp mặt bằng đảm bảo thu hút dự án đầu tư thứ cấp.

+ CCN Thắng Hải 1 quy mô diện tích 50 ha và CCN Thắng Hải 2 quy mô diện tích 40 ha do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghiệp Bảo Thư làm chủ đầu tư, hiện đã triển khai đầu tư hạ tầng cơ bản, đảm bảo đủ điều kiện để thu hút dự án đầu tư thứ cấp.

+ CCN Vũ Hòa quy mô diện tích 17 ha, trước đây quy mô diện tích cụm là 71 ha (chủ yếu là các cơ sở sản xuất gạch) do UBND huyện Đức Linh làm chủ đầu tư, đã triển khai đầu tư một số tuyến giao thông trong cụm; nay giao Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp huyện Đức Linh. Sau khi thực hiện chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công, chuyển đổi sang lò gạch hoffman, UBND tỉnh đã thống nhất điều chỉnh diện tích cụm công nghiệp còn lại 17 ha, khu vực này hiện là đất trống chưa đầu tư hạ tầng.

Một trong những vấn đề quan tâm trong những năm gần đây là các công trình điện: Công trình thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi đã hoạt động trên địa bàn tỉnh có công suất 300 MW Tổng sản lượng điện hàng năm của cả 2 nhà máy Hàm thuận- Đa Mi theo thiết kế là 1.555 triệu kWh. Công trình thủy điện Đại Ninh sau 5 năm thi công 2003-2007 đã đi vào hoạt động với công suất 300 MW, sản lượng điện của Đại Ninh sản xuất trong một năm đạt 1 – 1,2 tỷ kw/h. Ngoài ra một số dự án xây dựng điện khác như các dự án điện gió tại Tuy Phong, Phú Quý; thuỷ điện Bắc Bình, Đan Sách, La Ngâu, Sông Lũy; Đáng chú ý là một số dự án quy mô đầu tư lớn đang lập thủ tục triển khai như các trung tâm điện lực Vĩnh Tân, Sơn Mỹ. Đã tiếp tục thi công thuỷ điện Sông Luỹ, thuỷ điện Đan Sách 2,3; khởi công điện gió Phú Lạc; lập thủ tục chuẩn bị đầu tư điện gió Phước Thể, Phong điện 1-Bình Thuận (giai đoạn 2); đưa vào vận hành phát điện tổ máy số 1 (622 MW), đang lắp đặt tổ máy số 2 – Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2; khởi công Nhiệt điện Vĩnh Tân 4; thi công các tuyến đường dây 220KV Vĩnh Tân - Phan Thiết, Vĩnh Tân – Tháp Chàm.

Nhìn chung, các cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó doanh nghiệp mới đầu tư đã có sự quan tâm nhất định trong việc lắp đặt trang thiết bị mới và công nghệ hiện đại. Trong các năm qua, các doanh nghiệp đã đầu tư các trang thiết bị và dây chuyền công nghệ tương đối hiện đại và một phần là chế tạo trong nước như máy hấp nghêu, dây chuyền cấp đông hải sản, dây chuyền sấy cán xé mực tẩm gia vị, chế biến hạt điều... Tuy nhiên, công nghệ chế biến trong ngành hải sản chủ yếu vẫn là sơ chế và còn nhiều công đoạn sản xuất thủ công. Thủy sản đông lạnh phần lớn là sản phẩm sơ chế, thủy sản khô đa dạng nhưng tỷ trọng chế biến sản phẩm cao cấp còn ít, sử dụng thiết bị đơn giản, công suất thấp. Công nghệ chế biến nhân điều đến nay vẫn duy trì công nghệ chao dầu lạc hậu so công nghệ hấp cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn.

Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chế biến, sản phẩm lợi thế của địa phương : Ngành Công nghiệp bước đầu đã có đánh giá trình độ khoa học công nghệ của các Doanh nghiệp để trang bị, đầu tư và cải tiến thêm những phương tiện máy móc phục vụ cho sản xuất có hiệu quả và mẫu mã SP phong phú. Tỉnh cũng đã tiến hành thực hiện đề án đánh giá trình độ công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp theo phương pháp ATLAT thì kết quả các DN có trình độ công nghệ đạt mức tiên tiến và mức trung bình tiên tiến rất ít, phần lớn ở mức trung bình và lạc hậu kể cả ngành chế biến hạt điều. Đổi mới thiết bị - công nghệ trước hết phải chú ý đến những khâu có tác động quyết định đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ gia thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa để nhanh chóng hội nhập quốc tế. Một vấn đề quan trọng là song song đổi mới cần đi vào bề sâu của hiệu quả, làm gia tăng năng suất và chất lượng, ngày càng nhiều hơn giá trị gia tăng. Cần cải tiến hay mạnh mẽ hơn tiến đến loại bỏ các công nghệ có hại đến môi trường; không vì lợi nhuận trước mắt mà gây tổn hại đến môi trường tự nhiên và xã hội, làm xấu đi các hình ảnh truyền thống của môi trường xã hội.

2. Hoạt động thương mại, xuất khẩu:

Trong năm qua hoạt động thương mại ổn định, một số vấn đề được quan tâm và thể hiện tích cực như:

- Tham gia nhiều hội chợ thương mại tổ chức trong nước và nước và hàng năm phối hợp với các tỉnh khác thường xuyên tổ chức các hội chợ - triển lãm Thương mại nhân các ngày lễ, dịp tết.nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc thù của tỉnh. Các chương trình lễ hội, các hội chợ đều tổ chức các khu ẩm thực nhằm giới thiệu hương vị đậm đà của những món ăn miền biển của quê hương Bình Thuận, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho khách du lịch khám phá sự kỳ diệu trong cách ẩm thực của người dân bản xứ.

- Về triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại đã tổ chức triển khai thực hiện có kết quả các quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Trong đó, trọng tâm là hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp trong việc việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại, dịch vụ trong tỉnh như đầu tư hoàn thành và đưa vào kinh doanh siêu thị mang thương hiệu CO.OP Mart Phan Thiết của Liên minh HTX Thương mại TPHCM đã phần nào đáp ứng được nhu cầu mua sắm hàng hóa phong phú, đa dạng của tỉnh. Kêu gọi, thu hút chuẩn bị đầu tư các dự án Vinatex Mart Phan Thiết, các trung tâm thương mại Mũi Né, Hàm Tiến, Bắc Phan Thiết, Trung tâm Thương mại Lagi; đầu tư nâng cấp, phát triển mới các chợ phù hợp với phát triển đô thị, dân cư trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

- Tăng cuờng nâng cao chất luợng của một số mặt hàng xuất khẩu thiết yếu nhằm mở rộng thâm nhập vào một số thị truờng “khó tính”, nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tăng cường công tác kích cầu được thực hiện trong sản xuất kinh doanh, tình hình thương mại.

* Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội:

Tốc độ phát triển tổng mức bán lẻ theo thành phần kinh tế và ngành như sau:

 

Tổng mức bán lẻ (Tỷ đồng)

% so sánh

Năm 2007

Năm 2012

2012 so 2007

Tăng trưởng b/q 2007-2012

 Tổng số

7.573

16.746

221,13

17,20

 Kinh tế Nhà nước

401

383

95,51

-0,91

 Kinh tế Tập thể

11

8

45,45

-6,17

 Kinh tế Cá thể

4.201

10.125

241,09

19,24

 Kinh tế Tư nhân

2.960

6.230

210,47

16,05

* Về cơ cấu tổng mức bán lẻ theo thành phần kinh tế có những biểu hiện chuyển biến tích cực theo đúng hướng khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, duy trì phát triển kinh tế cá thể. Thành phần kinh tế Nhà nước năm 2007 chiếm 5,3 trong tổng mức thì năm 2012 còn 2,29%, kinh tế tư nhân năm trước chiếm 39,1% thì năm nay nâng lên 37,2%; trong đó kinh tế cá thể hoạt động nhỏ những rãi rác khắp nơi trong địa bàn tỉnh, góp phần lớn giải quyết lưu thông hàng hoá rộng khắp các địa bàn trong tỉnh từ nông thôn đến thành thị và ở các vùng sâu, vùng xa chiếm tỷ trọng lớn nhất : năm 2007 trước chiếm 55,5%, thì năm 2012 nâng lên 60,5%.

 

Trong 5 năm qua với việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hàng hoá của tỉnh, quảng bá tiềm năng, giao lưu và tìm kiếm đối tác, mở rộng phát triển thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Với sự năng động trong vận dụng các mặt hàng tiêu dùng, phổ biến mặt hàng thực phẩm trong những giai đoạn cao điểm của dịch chuyển hoá tập trung cho hàng biển. Hàng hoá trên thị trường phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Trung tâm thương mại LOTTE Phan Thiết mới đi vào hoạt động đã tạo thêm một điểm tham quan, giải trí, mua sắm hiện đại cho thành phố biển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân địa phương cũng như khách du lịch trong và ngoài nước đến Phan Thiết. Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo nhóm hàng như sau:

 

Tổng mức bán lẻ (Tỷ đồng)

% so sánh

Năm 2007

Năm 2012

2012 so 2007

Tăng trưởng b/q hàng năm

 Tổng số

7.573

16.746

221,13

17,20

Lương thực, thực phẩm

2.171

6.403

294,93

24,15

Hàng may mặc

271

1.016

374,91

30,25

Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình

554

1.857

335,20

27,37

Vật phẩm, văn hóa, giáo dục

100

305

305,00

24,99

Gỗ và vật liệu xây dựng

346

1.258

363,58

29,46

Phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng)

506

1.068

211,07

16,11

Xăng, dầu các loại

2.383

2.957

124,09

4,41

Nhiên liệu khác (trừ xăng dầu)

42

306

728,57

48,76

Hàng hóa khác

956

1.204

125,94

4,72

Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy

244

372

152,46

8,80

Giá trị sản xuất thương mại (theo giá so sánh 2010), năm 2012 đạt 3.316 tỷ đồng tăng 76,2% so với năm 2007, bình quân hàng năm tăng 10,28%.

* Hoạt động xuất khẩu:

Việc đổi mới phương thức tiêu thụ hàng hóa gắn với sản xuất bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế là yêu cầu bức thiết; Mở rộng và phát triển thị trường nội địa tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong cả nước; Củng cố, đổi mới và phát triển các phương thức tiêu thụ sản phẩm theo hướng gắn sản xuất với tiêu thụ, quản lý giá; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Trong những năm gần đây xuất khẩu của tỉnh đã có những bước tiến đáng kể. Thể hiện qua mức tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua 5 năm như sau:

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo thành phần kinh tế và ngành như sau:

 

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (1000 USD)

% so sánh

Năm 2007

Năm 2012

2012 so 2007

Tăng trưởng b/q hàng năm

 Tổng số

135.251

251.140

185,68

13,18

Trong đó xuấu khẩu trực tiếp

112.358

235.239

209,37

15,93

I. Phân theo loại hình kinh tế

 

 

 

 

 Kinh tế Nhà nước

6.982

11.314

162,05

10,14

 Kinh tế ngoài Nhà nước

116.349

209.792

180,31

12,51

 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

11.920

30.034

251,96

20,30

II. Phân theo nhóm ngành

 

 

 

 

Nông,lâm nghiệp

25.924

43.644

168,35

10,98

Thủy sản

76.251

96.010

125,91

4,72

Hàng hóa khác

33.076

111.486

337,06

27,51

Về thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, hiện nay có 55 nước, thể hiện qua tốc độ tăng và cơ cấu các khu vực như sau:

- Khu vực Đông á: Năm 2012 có 5 nước, giá trị kim ngạch xuất đạt 145,8 triệu USD chiếm tỷ lệ 62% trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 174,6% so với năm 2007, bình quân mỗi năm tăng 61,7%. Cao nhất là Nhật Bản giá trị kim ngạch xuất đạt 75 triệu USD; sau đó là Trung Quốc đạt 37,7 triệu USD, Hàn Quốc đạt 28,9 triệu USD, Đài Loan đạt 3,6 triệu USD và Hồng Kông đạt 0,7 triệu USD.

- Khu vực Đông nam á: Năm 2012 có 5 nước, giá trị kim ngạch xuất đạt 17,6 triệu USD chiếm tỷ lệ 7,5% trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, giảm 12,4% so với năm 2007, bình quân mỗi năm giảm 2,67%. Trong đó bao gồm các nước: Xinh-ga-po giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,5 triệu USD, In-đô-nê-xi-a đạt 5 triệu USD, Ma-lai-xi-a đạt 2,4 triệu USD, Thái Lan đạt 2 triệu USD và Căm-pu-chia đạt 0,7 triệu USD.

- Khu vực Tây á: Năm 2012 có 7 nước mở rộng thêm 3 nước, giá trị kim ngạch xuất đạt 9,5 triệu USD chiếm tỷ lệ 4% trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, gấp 5 lần so với năm 2007, bình quân mỗi năm tăng 38%. Trong đó có một số nước chủ yếu như: Thổ-nhĩ-kì giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,8 triệu USD, I-xra-en đạt 2,7 triệu USD, Các tiểu VQ ả-rập Thống nhất đạt 2,1 triệu USD.

- Khu vực Tây âu: năm 2012 có 7 nước, giá trị kim ngạch xuất đạt 22,8 triệu USD chiếm tỷ lệ 9,7 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, tăng 54% so với năm 2007, bình quân mỗi năm tăng 9%. Trong đó chủ yếu các nước như sau: Pháp giá trị kim ngạch xuất đạt 8 triệu USD, Đức đạt 8 triệu USD, Hà Lan đạt 3,5 triệu USD, Bỉ đạt 2,9 triệu USD.

- Khu vực Bắc âu: năm 2012 có 5 nước, giá trị kim ngạch xuất đạt 11,4 triệu USD chiếm tỷ lệ 4,8 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, gấp 5,42 lần so với năm 2007, bình quân mỗi năm tăng 40,3%. Trong đó chủ yếu các nước như sau: Anh giá trị kim ngạch xuất đạt 9,3 triệu USD, Đan Mạch đạt 1,6 triệu USD.

- Khu vực Nam âu: năm 2012 có 3 nước, giá trị kim ngạch xuất đạt 8,2 triệu USD chiếm tỷ lệ 3,5 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, giảm 31% so với năm 2007, bình quân mỗi năm giảm 7,2%. Trong đó chủ yếu nước Italia giá trị kim ngạch xuất đạt 8 triệu USD.

- Khu vực Đông âu: năm 2012 có 2 nước (Ba Lan và Liên Bang Nga), giá trị kim ngạch xuất đạt 1,2 triệu USD chiếm tỷ lệ 0,5 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, gấp 2 lần so với năm 2007, bình quân mỗi năm giảm 14,9%.

- Khu vực Bắc mỹ: năm 2012 có 2 nước, giá trị kim ngạch xuất đạt 13,2 triệu USD chiếm tỷ lệ 5,6 trong tổng giá trị tổng xuất khấu trực tiếp, trên gấp 2 lần so với năm 2007, bình quân mỗi năm giảm 15,6%. Trong đó chủ yếu nước Mỹ giá trị kim ngạch xuất đạt 12,9 triệu USD.

- Khu vực Nam mỹ: năm 2007 chưa có thì năm 2012 có 3 nước, giá trị kim ngạch xuất đạt 14,2 triệu USD.

Ngoài ra còn một số khu vực khác nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu chưa cao như Trung Nam á, Trung mỹ và một số nước Châu Phi.

Mặc dù xuất khẩu tăng mạnh nhưng chủ yếu là do khách quan đem lại (tăng về giá và số lượng) chứ yếu tố giá trị gia tăng trong sản phẩm chưa cao. Vì vậy, tăng hàm lượng chất xám để tăng giá trị cạnh tranh cho sản phẩm và tránh những biến động của thị trường là việc cần phải tập trung đầu tư thực hiện như triển khai thực hiện các dự án phát triển hàng xuất khẩu; tiếp tục đầu tư thượng nguồn để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp khác nhằm nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm, giảm chi phí đầu vào, đặc biệt là các ngành công nghiệp xuất khẩu; tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở hiện có nhằm tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm; đổi mới phương thức tiêu thụ hàng hóa gắn với sản xuất bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế; mở rộng và phát triển thị trường nội địa; củng cố, đổi mới và phát triển các phương thức tiêu thụ sản phẩm theo hướng gắn sản xuất với tiêu thụ, quản lý giá; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Khối lượng các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như sau:

- Mặt hàng thủy sản năm 2012 đạt 96 triệu USD tăng 25,9% so với năm 2007, bình quân hàng năm tăng 4,7%. Trong đó hàng hải sản luôn luôn là thế mạnh của Bình Thuận tạo ra việc làm cho hàng trăm ngàn lao động sống bằng nghề đánh bắt hải sản và các dịch vụ liên quan đến hải sản. các mặt hàng thủy sản chế biến xuất khẩu vẫn tập trung ở 2 nhóm hàng chủ yếu là hàng đông lạnh và hàng khô. Các sản phẩm về mực cũng rất đa dạng và phong phú như mực filê, mực sugata, sushi, cắt khoanh, nướng xé, chả mực…. Tuy nhiên cũng có khó khăn là nguồn hải sản ngày càng cạn kiệt, do vậy Ngư dân đang có xu hướng phát triển tàu thuyền đánh bắt xa bờ bảo đảm duy trì phát triển nghề đánh bắt hải sản của tỉnh bền vững. Sản lượng hải sản xuất khẩu năm 2012 như hải sản đông lạnh các loại xuất khẩu đạt 17.0595 tấn, hải sản khô 2.039 tấn đạt so với năm 2007 tăng không đáng kể. Các thị trường tiêu thụ chủ yếu: Nhật Bản, Italia, Đài Loan, Hàn Quốc, Anh

- Mặt hàng cao su: Kim ngạch xuất khẩu đạt 7 triệu USD tăng 123,8% so với năm 2007, bình quân hàng năm tăng 17,5%. Sản phẩm cao su xuất khẩu năm 2007 đạt 1.606 tấn thì năm 2012 nâng lên đạt 2.542 tấn. Sản phẩm mủ cao su Bình Thuận xuất khẩu trực tiếp qua Trung Quốc.

- Mặt hàng trái thanh long: Kim ngạch xuất khẩu đạt 29,8 triệu USD tăng 73,2% so với năm 2007, bình quân hàng năm tăng 11,6%. Sản lượng thanh long năm 2007 xuất khẩu đạt 31.315 tấn thì năm 2012 nâng lên đạt 53.046 tấn. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục đầu tư mở rộng và phát triển các vùng trồng thanh long, vì đây là một trong những mặt hàng được nước ngoài ưa chuộng và cũng là nguồn thu nhập chính của bà con nông dân các huyện phía nam. Một phần là nhờ các doanh nghiệp đã bắt đầu chủ động đầu tư, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc phòng chống bệnh ruồi đục trên trái thanh long, đưa vào ứng dụng dây chuyền thiết bị làm sạch trái cây. Các chương trình quảng bá thương hiệu thanh long Bình Thuận được tổ chức thường xuyên trong các dịp lễ hội của địa phương, trong các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh. Trong những năm qua, trái thanh long đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông sản địa phương. Diện tích đất trồng thanh long tăng rất nhanh, hiện nay đã có trên 21 ngàn ha. Châu Á vẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu, việc mở rộng thị trường tại khu vực châu Mỹ, châu Âu vẫn gặp nhiều khó khăn (ngoại trừ thị trường Hà Lan) do vận chuyển xa, bảo quản lâu dài khó khăn và rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm. đề vượt qua rào cản kỹ thuật các nước nhập khẩu đặt ra, không có con đường nào khác là phải phát triển thanh long an toàn, tuyên truyền vận động người dân để từng bước đưa toàn bộ diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP và có chính sách kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm mua bán, đóng gói, sơ chế kho lạnh bảo quản, nhà máy xử lý nhiệt và chiếu xạ để đáp ứng yêu cầu của đối tác nhằm đầy mạnh xuất khẩu thanh long trong tương lai.

- Mặt hàng may mặc: Kim ngạch xuất khẩu đạt 62,4 triệu USD gấp 3,1 lần so với năm 2007, bình quân hàng năm tăng 25,4%. Sản lượng hàng may mặt năm 2007 xuất khẩu đạt 3,3 triệu sản phẩm thì năm 2012 nâng lên đạt 5,1 triệu sản phẩm Hiện nay, toàn tỉnh Bình Thuận có 6 doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc, đóng chân trên địa bàn Phan Thiết, La Gi và Hàm Thuận Bắc. Thị trường chính của mặt hàng này là Nhật Bản, Italia, ngoài ra còn được xuất sang các thị trường khác như : Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, các nước Châu Âu…. . Ngành dệt may Việt Nam nói chung và ngành may mặc Bình Thuận nói riêng, đã không ngừng nỗ lực vươn lên, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Sản phẩm may mặc của Bình Thuận từng bước đã khẳng định được vị thế và chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Điều đó cho thấy, ngành may mặc Bình Thuận tiếp tục sẽ có những bước đột phá mạnh mẽ hơn, tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục tăng cao.

Ngoài ra một số mặt hàng khác như tôn kẽm, đồ gỗ mỹ nghệ, giấy tự dính đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu của từng loại mặt hàng này bình quân hàng năm tăng trên 10%. Nhiều thị trường đã đặt hợp đồng dài hạn và hứa hẹn sự ổn định cho các năm đến.

 Háng hóa xuất khẩu chia theo huyện, thị xã, thành phố như sau:

 

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (1000 USD)

% so sánh

Năm 2007

Năm 2012

2012 so 2007

Tăng trưởng b/q 2007-2012

 Tổng số

135.194

251.140

185,76

13,19

Thành phố Phan Thiết

102.108

140.561

137,66

6,60

Thị xã Lagi

8348

41520

497,36

37,83

Huyện Tuy Phong

1.593

9.592

602,13

43,20

Huyện Bắc Bình

 

1.375

 

 

Huyện Hàm Thuận Bắc

4.045

32.693

808,23

51,88

Huyện Hàm Thuận Nam

12.075

17.139

141,94

7,26

Huyện Tánh Linh

 

251

 

 

Huyện Đức Linh

3.139

7.023

223,73

17,48

Huyện Hàm Tân

 

123

 

 

Huyện Phú Qúy

3.886

863

22,21

-25,99

Để có những bước phát triển hiệu quả trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Bình Thuận trong trong những năm qua và là điều tốt cho tham gia hội nhập WTO mà tỉnh ta đang xây dựng những lộ trình, kế họach từng bước cho các sản phẩm lợi thế xâm nhập ngày càng mạnh mẽ hơn vào thị trường chung của thế giới.

3. Hoạt động du lịch:

Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đó cũng là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Ngành du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành du lịch được đánh giá thông qua “Tài khoản vệ tinh du lịch (TSA)” là một tiêu chuẩn quốc tế được Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc xây dựng. Thể hiện kết quả hoạt động du lịch mang lại trong các ngành vận tải, khách sạn, nhà hàng, thương nghiệp, bưu chính viễn thông và các ngành dịch vụ khác.

Do vậy du lịch Bình Thuận tiếp tục khẳng định thế mạnh tiềm năng du lịch của mình, tích cực tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra liên tục từ tại thành phố Phan Thiết và các huyện, thị xã trong tỉnh. Ngày 06/7/2012 văn số 2517/CTHĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận về “Chương trình hành động thực hiện nghị quyết 06-NQ/TU của ban chấp hành đảng bộ tỉnh (khóa XII) về phát triển du lịch đến 2015” mục tiêu nhằm phát triển du lịch nhanh bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định và giữ vững thương hiệu du lịch Bình Thuận. Phấn đấu thu hút du khách ngày càng đông hơn, thời gian lưu trú dài hơn, mức chi tiêu và tỷ lệ khách quay lại lần thứ ba nhiều hơn.

Các khu du lịch-thương mại-dịch vụ đã và đang được hình thành và tiếp tục phát triển tạo điều kiện ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm đến như Khu du lịch Mũi Né - Tiến Thành (Phan Thiết), Khu du lịch ven biển Hàm Tân, Khu du lịch ven biển Bắc Bình, Khu du lịch ven biển Tuy Phong, Khu du lịch sinh thái Hàm Thuận Nam, Khu du lịch sinh thái Đa Mi, Khu du lịch sinh thái Song Quao (Hàm Thuận Bắc), Khu du lịch sinh thái Biển Lạc (Tánh Linh), Khu du lịch sinh thái Thác Reo (Đức Linh) …

Kết quả hoạt động ngành du lịch qua 5 năm như sau:

 

Đơn vị tính

Chỉ tiêu du lịch

% so sánh

Năm 2007

Năm 2012

2012 so 2007

Tăng trưởng b/q hàng năm

1. Doanh thu du lịch

 Triệu đồng

1.060.773

4.371.880

412,14

32,74

Khách nội địa

 ''

612.200

2.215.122

361,83

29,33

Khách quốc tế

 ''

448.573

2.156.758

480,80

36,90

2. Số lượt khách phục vụ

 Lượt khách

1.801.657

3.140.947

174,34

11,76

Khách nội địa

 ''

1.623.786

2.804.450

172,71

11,55

Khách quốc tế

 ''

177.871

340.200

191,26

13,85

Trong đó: Số lượt khách ngủ qua đêm

 Lượt khách

1.381.690

2.490.396

180,24

12,50

Khách nội địa

 ''

1.218.350

2.173.130

178,37

12,27

Khách quốc tế

 ''

163.340

320.969

196,50

14,47

3. Số ngày khách phục vụ

 Ngày khách

2.295.419

4.367.217

190,26

13,73

Khách nội địa

 ''

1.854.773

3.322.217

179,12

12,36

Khách quốc tế

 ''

440.646

1.045.000

237,15

18,85

Các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh có số lượng ngày càng tăng với quy mô ngày càng lớn. Tính đến nay, toàn tỉnh có trên 407 dự án du lịch được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, với tổng diện tích đất cấp là: 8.401,6 ha và tổng vốn đăng ký đầu tư là: 63.329,9 tỷ đồng. Trong đó có 35 dự án đầu tư nước ngoài (không kể 11 dự án đầu tư dịch vụ du lịch). Hiện nay còn nhiều dự án làm các thủ tục về thiết kế xây dựng, xin giấy phép xây dựng, thuê đất, vướng đền bù...Vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay là khâu đền bù giải tỏa đất đai nên nhiều dự án du lịch nằm chờ. Việc đền bù giá đất một số nơi chưa hợp lý do điều chỉnh không kịp với sự lên giá đất một cách nhanh chóng. Do vậy, bên cạnh vấn đề tích cực kêu gọi các nhà đầu tư về lĩnh vực du lịch, hàng năm số lượng các dự án du lịch được chấp thuận tăng khá, nhưng không tránh khỏi những dự án còn lại nằm trong tình trạng không triển khai, xây dựng dở dang, kéo dài, chậm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Và theo đà phát triển thuận lợi, lượt khách du lịch quốc tế cũng tăng nhanh và có chuyển biến về cơ cấu (năm 2007 chiếm 9,87% thì năm 2012 nâng lên 10,83% trong tổng số lượt khách du lịch). Hàng năm có gần 180 nước, vùng lãnh thổ đến du lịch Bình Thuận, trong đó cơ cấu khách du lịch Nga cao nhất. Nếu tính cơ cấu lượt khách từ 1% trở lên, thì trong 5 năm qua có các nước sau:

 

Cơ cấu (%)

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Liên Bang Nga

8,7

13,1

24,7

34,2

35,0

35,6

CH Liên Bang Đức

11,9

15,0

15,4

12,5

12,6

8,9

Trung Quốc

2,8

2,5

3,1

3,6

4,9

7,2

CH Hàn Quốc

9,7

7,0

5,6

4,4

5,0

5,0

Pháp

10,0

8,1

6,2

5,6

5,1

4,7

Mỹ

10,4

8,1

6,2

5,6

4,7

4,6

Ô-xtrây-li-a

7,2

6,2

4,8

4,3

4,1

3,7

Vương quốc Anh

5,3

5,3

4,1

3,7

3,9

3,7

Hà Lan

4,4

3,6

3,5

3,0

2,7

2,8

Thụy Điển

2,0

5,3

5,2

3,6

2,7

1,9

Thái Lan

1,0

0,7

0,6

1,0

1,1

1,8

Ca-na-đa

3,1

4,1

2,3

1,9

1,9

1,7

Thụy Sỹ

1,9

2,6

2,1

1,7

1,5

1,3

Đan Mạch

1,5

2,2

1,1

0,9

1,2

1,2

Nhật Bản

3,1

1,8

1,7

1,4

1,3

1,2

Phần Lan

1,7

1,7

1,7

1,1

1,2

1,2

+ Năng lực và kết quả hoạt động của các cơ sở lưu trú:

Để đạt được mục tiêu của ngành du lịch trong năm 2012 và hướng đến sự kiện thành phố Phan Thiết được công nhận là đô thị du lịch trong những năm tiếp theo, phát triển của ngành phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, nâng cao chất lượng du lịch, dịch vụ nhằm thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu nhất là đối với du khách quốc tế. Gắn với du lịch là sản phẩm du lịch, do vậy tỉnh ta đang phấn đấu nâng cao sản phẩm du lịch, đa dạng cả về số lượng và chất lượng, đồng thời tạo nhiều sản phẩm du lịch giải quyết nhu cầu chi tiêu du khách trong nước và nước ngoài phong phú hơn. Một số chỉ tiêu chủ yếu về chất lượng như hệ số buồng, giường cho thấy năm sau cao hơn năm trước, song việc khai thác sử dụng buồng giường chưa hết công suất, còn nhiều hạn chế so với tiềm năng du lịch của tỉnh. Có thể thấy qua các năm như sau:

+ Tổng số buồng: năm 2007 là 7.028 thì năm 2012 nâng lên có 9.875 buồng bình quân hàng năm tăng 7,04%.

+ Tổng số giường: năm 2007 là 12.209 thì năm 2012 nâng lên có 19.119 giường, bình quân hàng năm tăng 9,38%.

+ Hệ số sử dụng buồng: năm 2007 được 55,89% thì năm 2012 nâng lên 57,47%.

+ Hệ số sử dụng giường: năm 2007 được 51,53% thì năm 2012 nâng lên 56,35%.

+ Hệ số ngày lưu trú (độ dài ngày lưu trú bình quân một lượt khách): năm 2007 được 1,65 ngày/lượt khách thì năm 2012 đạt 1,75 ngày/lượt khách. Khách quốc tế năm 2007 được 2,7 ngày/lượt khách thì năm 2012 nâng lên 3,26 ngày/lượt khách. Khách trong nước năm 2007 được 1,51 ngày/lượt khách thì năm 2012 nâng lên 1,53 ngày/lượt khách. Mức độ tăng hệ số ngày lưu trú chỉ mới tập trung ở khách quốc tế, còn khách trong nước mức tăng khiêm tốn chưa khai thác được nhiều.

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo