[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

PHẦN II: KINH TẾ BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2007-2012 CƠ HỘI PHÁT TRIỂN

 

Những năm qua kinh tế - xã hội Việt Nam có nhiều khởi sắc và đạt được những thành tựu nổi bậc, tạo ra những tiền đề quan trọng để bước vào thời kỳ mới - đầu thế kỷ XXI. Để đáp ứng những đánh giá cơ bản trong sự phát triển kinh tế, Chính phủ đã quyết định tổ chức cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp 5 năm 1 lần (sau đây gọi tắt là tổng điều tra cơ sở kinh tế) nhằm thu thập những thông tin cơ bản về số cơ sở kinh tế, số lượng, trình độ của lực lượng lao động đang làm việc trong các cơ sở kinh tế; kết quả hoạt động; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; sự phân bố các cơ sở kinh tế, phân bố lực lượng lao động theo từng ngành kinh tế, theo địa bàn, theo cấp hành chính (xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố và cả nước). Đó là các cuộc Tổng điều tra năm 1995, 2002, 2007 và 2012.

Trong những năm qua, bối cảnh quốc tế và trong nước có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng với chi nỗ lực phấn đấu của tỉnh đã đạt được những thành tựu nhất định; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, các ngành đều có bước phát triển, quy mô nền kinh tế tăng lên. Đối với cả nước đã xây dựng và phát triển các lĩnh vực ưu tiên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Tiếp tục chính sách mở cửa nền kinh tế, hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Đối với tỉnh tập trung vấn đề xây dựng hệ thống kinh tế mở gắn thị trường trong nước và quốc tế, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; coi trọng việc phát huy nhân tố con người. Xây dựng và phát triển các cơ sở kinh tế đã là một bước đột phá: Số lượng cơ sở tăng nhanh, hiệu quả hoạt động kinh tế ngày càng được nâng lên thể hiện qua kết quả các cuộc Tổng điều tra và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2007 - 2012 như sau:

I. Tình hình chung cơ bản Tổng điều tra: số lượng và lao động, ứng dụng công nghệ thông tin

1. Số lượng:

Cùng với tăng trưởng kinh tế xã hội nói chung, việc tăng trưởng số lượng cơ sở kinh tế đa dạng, nhiều ngành nghề là yếu tố cơ bản thể hiện nhu cầu sản xuất, tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội. Tổng số cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp tỉnh Bình Thuận bình quân hàng năm giai đoạn 1995-2002 tăng 5,06% thì bình quân hàng năm giai đoạn 2002-2007 tăng 7,66% và bình quân giai đoạn 2007-2012 tăng 4,1% .

Đi sâu vào mức độ tăng của các loại hình tổ chức mức độ tăng khác nhau phù hợp với chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở kinh tế của Đảng và Nhà nước. Cụ thể như sau:

- Số lượng cơ sở doanh nghiệp, chiếm cơ cấu khá nhỏ trong tổng số (3,86%) nhưng tăng nhanh nhất, bình quân hàng năm giai đoạn 1995-2002 tăng 13%, giai đoạn 2002-2007 tăng 8,78% và bình quân hàng năm giai đoạn 2007-2012 tăng rất cao 18,62% (thời kỳ tăng cao nhất). Thể hiện việc thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân qua các giai đoạn từ khi có các luật ra đời như Luật Doanh nghiệp năm 1995, sau đó là liên tục có những văn bản, Nghị định sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình phát triển lớn mạnh và đa dạng của doanh nghiệp như: Nghị định số 03/2000/NĐ-CP, 125/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; Luật Doanh nghiệp mới ra đời năm 2005 tạo tiền đề để tiến tới hình thành một khung pháp lý thống nhất, bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Số lượng các cơ sở kinh tế cá thể, chiếm cơ cấu phần lớn trong tổng số (92%) nhưng hoạt động với qui mô nhỏ lẻ, tuy nhiên cũng là một bộ phận của nền kinh tế tư nhân được khuyến khích và phát triển rộng rãi trong tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng được Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển. Tuy nhiên mức tăng diễn biến bất thường qua các cuộc Tổng điều tra và giai đoạn hiện nay là thấp nhất: bình quân hàng năm giai đoạn 1995-2002 tăng 4,64%, bình quân hàng năm giai đoạn 2002-2007 tăng 7,79% và bình quân hàng năm giai đoạn 2007-2012 tăng 3,7%.

- Các cơ sở hành chính sự nghiệp, chiếm cơ cấu 3,1% trong tổng số, mức độ càng về sau tăng càng thấp thể hiện phần nào từng bước đổi mới và kiện toàn bộ máy bộ máy quản lý nhà nước, các cơ sở đảng, đoàn thể (như là xác nhập Sở công nghiệp và Thương nghiệp thành Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Sở Thủy sản thành Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn và các trung tâm, các cở sở trực thuộc tất nhiên cũng xác nhập lại….). Số lượng cơ sở hành chính sự nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn 1995-2002 tăng 8,86%, giai đoạn 2002-2007 tăng 4,49% và giai đoạn 2007-2012 tăng 1,28%.

- Các cơ sở tôn giáo, chiếm cơ cấu 1% trong tổng số, bình quân hàng năm giai đoạn 2002-2007 tăng 7,68% và giai đoạn 2007-2012 tăng 5,92%.

Các cơ sở kinh tế doanh nghiệp phát triển nhanh thể hiện phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Các cơ sở kinh tế cá thể phát triển chậm lại thể hiện qui mô nhỏ, lẻ và tính chất cạnh tranh hạn chế. Riêng đối với số lượng cơ sở hành chính sự nghiệp tăng chậm thể hiện việc từng bước kiện toán các cơ quan hành chính.

Tốc độ tăng số lượng cơ sở kinh tế, HCSN, Tôn giáo qua 2 cuộc TĐT như sau:

 

TĐT 2007

TĐT 2012

So sánh (% )

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số cơ sở kinh tế, HCSN, Tôn giáo

48.472

59.008

121,74

4,01

Doanh nghiệp

969

2.276

234,88

18,62

Cá thể

45.289

54.302

119,90

3,70

Hành chính sự nghiệp

1.720

1.833

106,57

1,28

Tôn giáo

495

597

120,61

3,82

2. Lao động:

Một trong những điều kiện cần thiết trong kế hoạch phát triển của các cơ sở kinh tế, HCSN đó là tăng sức lao động, thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên ngành cao, có tay nghề, lao động nhiệt tình và nhất là sức trẻ. Và một điều khẳng định muốn mở rộng qui mô sản xuất, tăng sản lượng hàng hoá ngoài phát triển công nghệ hiện đại thì không thể thiếu lực lượng cán bổ quản lý, lao động lành nghề, có chuyên môn cao. Thực tế cùng với sự phát triển số lượng CSKT-HCSN, tất yếu dẫn đến nhu cầu lao động. Do vậy hàng năm đã giải quyết việc làm một lượng lao động đáng kể cho cho địa phương. Tổng số lao động cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp tỉnh Bình Thuận TĐT 2012 là 196.779 người (bao gồm các cơ sở doanh nghiệp, cá thể, hành chính sự nghiệp và tôn giáo), tăng 29,95% so với TĐT năm 2007, bình quân hàng năm tăng 5,38% .

 Tương ứng biến động số lượng cơ sở của các khối điều tra thì lao động cũng có những biến động phù hợp.

- Lao động của cơ sở doanh nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn 2007-2012 tăng 12,10% thì bình quân hàng năm giai đoạn 2007-2012 tăng 9,66%.

- Lao động của cơ sở cá thể bình quân hàng năm giai đoạn 2002-2007 tăng 7,76% thì bình quân hàng năm giai đoạn 2007-2012 tăng 4,37%.

- Lao động của cơ sở HCSN bình quân hàng năm giai đoạn 2002-2007 tăng 4,91% thì bình quân hàng năm giai đoạn 2007-2012 tăng 2,67%.

- Lao động của cơ sở tôn giáo bình quân hàng năm giai đoạn 2002-2007 tăng 8,93% và giai đoạn 2007-2012 tăng 5,81%.

 

 

Tốc độ tăng lao động của các cơ sở kinh tế, HCSN, Tôn giáo qua 2 cuộc TĐT như sau:

 

TĐT 2007

TĐT 2012

So sánh (% )

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

 Tổng số lao động của CSKT, HCSN, tôn giáo

151.424

196.779

129,96

5,38

Doanh nghiệp

35.761

56.712

158,59

9,66

Cá thể

79.000

97.827

123,83

4,37

Hành chính sự nghiệp

34.470

39.331

114,10

2,67

Tôn giáo

2.193

2.909

132,65

5,81

Một trong những yếu tố nâng cao hiệu quả công việc đó là trình độ chuyên môn, chất lượng của lao động của các CSKT-HCSN. Chất lượng và hiệu quả tay nghề lao động và sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong TĐT 2012 thể hiện trình độ cao tăng khá như:

Số lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn như sau:

 

Số lao động (Người)

So sánh (% )

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

151.424

196.779

129,95

5,38

Trên đại học

227

1.024

451,10

35,16

Đại học

11.920

21.369

179,27

12,38

Cao đẳng, cao đẳng nghề

6.552

10.400

158,73

9,68

Trung cấp, trung cấp nghề

18.520

22.629

122,19

4,09

Khác

114.205

141.357

123,77

4,36

Về mặt cơ cấu trình độ chuyên môn, có những chuyển biến nhất định nhất là mức ở trình độ cao có vươn lên rõ nét, tuy nhiên nhìn chung phát triển các mức trình độ chưa đồng đều như trung học, dạy nghề dài hạn chuyển biến hạn chế (giảm 0,7%).

 

 

 

 

Cơ cấu trình độ chuyên môn như sau:

 

Cơ cấu (%)

Tăng (+), giảm (-) cơ cấu TĐT 2012 so 2007

TĐT 2007

TĐT 2012

Tổng số

100,00

100,00

 

Trên đại học

0,15

0,52

0,37

Đại học

7,87

10,86

2,99

Cao đẳng, cao đẳng nghề

4,33

5,28

0,96

Trung cấp, trung cấp nghề

12,23

11,50

-0,73

Khác

75,42

71,84

-3,58

Với mức độ tăng lao động này cho thấy:

- Sự gia tăng nhanh lao động của các cơ sở kinh tế (nhất là lao động doanh nghiệp, tăng bình quân hàng năm 9,66%) thể hiện sự phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm qua. Mặt khác số cơ sở HCSN tăng chậm hơn (tăng 2,67%), thể hiện đúng hướng việc tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước.

- Lao động có tăng cao hơn số lượng thể hiện qui mô lao động trong các cơ sở kinh tế mở rộng theo nhu cầu lao động ngày càng tăng của xã hội (tăng bình quân hàng năm 8%).

- Góp phần giải quyết công ăn việc làm, thu hút một lượng lao động và góp phần đáng kể trong yêu cầu tạo ra việc làm mới cho toàn xã hội

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sang ngành kinh tế phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

3. Ứng Công nghệ thông tin:

Ngành công nghệ thông tin ở tỉnh ta mặc dầu còn non trẻ, nhất là việc ứng dụng đối với các cơ sở KT, HCSN còn mới, tuy nhiên trong những năm vừa qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ và nhất là trong kinh doanh , giao dịch ngày càng được đẩy mạnh. Các cơ sở đã nhận thấy ứng dụng công nghệ thông tin là một vấn đề không thể thiếu được trong mục tiêu mở rộng thị trường, trong quan hệ giao dịch và tham gia hội nhập nắm bắt thị trường trong nước, thế giới nhanh nhạy và có những kế hoạch kịp thời, phù hợp sản xuất mặt hàng chiến lược, hàng xuất khẩu…Trong 5 năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ sở của tỉnh chưa cao nhưng bước đầu cũng có những bước tiến nhất định thể hiện như sau: 

 

 

TĐT 2007

TĐT 2012

So sánh (% )

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Số cơ sở có máy vi tính

2.320

5.754

248,02

19,92

Số cơ sở có kết nối Internet

950

5.058

532,42

39,72

Số cơ sở có website

87

539

619,54

44,02

Số máy vi tính thường xuyên sử dụng

10.341

25.038

242,12

19,35

Số lao động thường xuyên sử dụng máy tính

19.306

35.943

186,18

13,24

Số cơ sơ sử ứng dụng công nghệ thông tin chưa được nhiều, tuy nhiên so với giai đoạn trước tăng khá nhanh ở các khối điều tra, thể hiện qua sự chuyển biến cơ cấu ứng dụng các loại công nghệ thông tin phần lớn tăng lên đáng kể, nhất là cơ cấu sử dụng Internet (tăng 47,58%) và hành chính sự nghiệp (tăng 65%) như sau:

 

TĐT 2007 (%)

TĐT 2012 (%)

TĐT 2012 so 2007 tăng (+), giảm (-)

Tỷ lệ cơ sở có máy vi tính

 

 

 

Doanh nghiệp

59,47

82,16

22,72

Cá thể

0,82

3,58

2,77

Hành chính sự nghiệp

76,34

97,05

20,72

Tôn giáo

12,32

26,59

14,31

Tỷ lệ cơ sở có kết nối Internet

 

 

 

Doanh nghiệp

27,24

74,82

47,58

Cá thể

0,52

2,93

2,41

Hành chính sự nghiệp

24,13

89,14

65,02

Tôn giáo

6,87

21,61

14,74

Tỷ lệ cơ sở có website

 

 

 

Doanh nghiệp

5,37

13,01

7,64

Cá thể

0,01

0,05

0,04

Hành chính sự nghiệp

1,74

10,69

8,95

Tôn giáo

0,20

3,35

3,15

Mặc dầu số lượng trang bị và ứng dụng phát triển nhanh, tuy nhiên về tỷ lệ ứng dụng còn thấp, ở mức độ cao hơn các loại hình khác là số cơ sở có nối kết Internet của DN cũng mới đạt mức trên 27%, Số cơ sở có Website của DN cũng còn quá thấp 5,37%, điều này cho thấy việc tiến tới ứng dụng thương mại điện tử là điều hết sức khó khăn và cần có một thời gian dài.

 

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo