[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

V. Vốn, doanh thu và hiệu quả sản xuất các cơ sở kinh tế (Doanh nghiệp, cá thể) góp phần xây dựng và phát triển các lĩnh vực ưu tiên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa dạng hóa sản phẩm SXKD và dịch vụ:

 1. Vốn Sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế:

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là giải pháp chính giải phóng lực lượng sản xuất toàn xã hội, thu hút được các nguồn lực trong dân cư vào sản xuất, kinh doanh. Điều này thể hiện ở quy mô vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đều tăng trong những năm qua. Với việc tích cực huy động nhiều nguồn vốn, tích cực đầu tư phát triển mở rộng sản xuất là một trong những tiền đề tồn tại, phát triển cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

 

Nguồn vốn (Tỷ đồng)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

9.556

39.136

409,54

32,57

 - KT Nhà nước

1.540

2.375

154,22

9,05

 - KT ngoài Nhà Nước

4.765

25.509

535,34

39,87

 - KT đầu tư nước ngoài

326

2.771

850,00

53,42

 - KT cá thế

2.925

8.481

289,95

23,73

Phát huy nhưng sản phẩm lợi thế của tỉnh, một số ngành kinh tế đã được tập trung đầu tư mở rộng SXKD nhanh như ngành nông lâm và thuỷ sản do DN trồng thanh long, nuôi tôm giống… Ngành khách sạn, nhà hàng, dịch vụ được đầu tư lớn với các khu nghỉ mát, resort… Và với trên 600 dự án đang quá trình xây dựng chuẩn bị đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là hoạt đông du lịch một động lực kích thích cho các ngành khác phát triển. Hàng năm có khoảng 200 DN mới đi vào hoạt động và khoảng 2.000 cơ sở cá thể ra đời. Do vậy vốn phát triển sẽ không dừng lại ở mức tăng này mà khả năng sẽ cao hơn nhiều.

 

Nguồn vốn (Tỷ đồng)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

7.128

26.622

373,48

30,15

 - Nông lâm nghiệp và thuỷ sản

465

2.361

507,74

38,40

- Công nghiệp

2.509

9.542

380,31

30,63

- Xây dựng

2.913

9.577

328,77

26,88

- Thương nghiệp

1.024

5.555

542,48

40,24

- Giao thông vận tải 

682

1.948

285,63

23,36

- Khách sạn,nhà hàng

1.524

5.711

374,74

30,24

 - Dịch vụ khác

439

4.442

1011,85

58,86

a) Doanh nghiệp:

Đây là lực lượng chủ yếu thúc đẩy tăng vốn sản xuất kinh doanh nhanh, trong đó nhanh nhất vẫn là từ các thành kinh tế ngoài Nhà nước tăng bình quân mỗi năm 41,31%, Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước tăng 81,35%, Công ty TNHH tư nhân tăng 72,1%, DN tư nhân tăng 22,2%...Trong khi các DN Nhà nước vốn tăng khá thấp chỉ có 7%. Nhìn chung xu thế chung nguồn vốn khu vực kinh tế Nhà nước giảm do đang thời kỳ sắp xếp, cổ phần hóa Nhà nước.

Công việc cổ phần hóa các doanh nghiệp đi theo hướng thuận lợi đảm bảo thực hiện quan điểm Nhà nước về đa dạng hóa các thành phần kinh tế. Điều này cũng thể hiện tỷ trọng vốn đầu tư thành phần kinh tế Nhà nước giảm xuống dần trong tổng vốn đầu tư của các DN. Trong khi đó tỷ trọng vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đang ngày càng lớn và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế và DN có vốn đầu tư nước ngoài có cơ cấu tăng nhanh:

- DN Nhà nước: cơ cấu năm 2007 là 23,22%, thì năm 2012 giảm còn 7,75%

- DN ngoài Nhà nước: cơ cấu năm 2007 là 71,86%, thì năm 2012 nâng lên 83,21%

- DN ngoài Nhà nước: cơ cấu năm 2007 là 6,62%, thì năm 2012 nâng lên 14,49%

 

Nguồn vốn doanh nghiệp theo các ngành kinh tế Nhà hàng, khách sạn, thương nghiệp, dịch vụ:

 

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

6.631

30.655

462,30

35,83

 - Nông lâm nghiệp và thuỷ sản

465

2.361

507,74

38,40

- Công nghiệp

2.071

8.717

420,91

33,30

- Xây dựng

1.684

5.267

312,77

25,62

- Thương nghiệp

690

4.745

687,68

47,05

- Giao thông vận tải 

34

278

817,65

52,23

- Khách sạn,nhà hàng

1.248

4.845

388,22

31,16

 - Dịch vụ khác

439

4.442

1011,85

58,86

 

Nguồn vốn doanh nghiệp ở các huyện, thị xã, thành phố tăng tương đối đồng đều, tuy nhiên huyện mới tách ra như Hàm Tân mức tăng cao nhất, các huyện thuộc có vùng núi nhiều như Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Đức linh cũng tăng khá cao:

 

 

 

Vốn (Tỷ đồng)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

6.630

30.655

462,37

35,83

Thành phố Phan Thiết

4.813

19.231

399,56

31,92

Thị xã Lagi

220

1.600

727,27

48,71

Huyện Tuy Phong

343

1.260

367,35

29,72

Huyện Bắc Bình

72

502

697,22

47,46

Huyện Hàm Thuận Bắc

331

2.263

683,69

46,88

Huyện Hàm Thuận Nam

291

1.962

674,23

46,47

Huyện Tánh Linh

80

422

527,50

39,46

Huyện Đức Linh

354

2.382

672,88

46,42

Huyện Hàm Tân

54

666

1233,33

65,28

Huyện Phú Qúy

72

367

509,72

38,51

 

a) Cá thể:

Các cơ sở SXKD cá thể mặc dầu số lượng chiếm phần lớn (96%) trong tổng số cơ sở kinh tế, nhưng qui mô vốn thấp và chủ yếu phát triển nhanh ở ngành thương mại, dịch vụ:

 

Nguồn vốn (Tỷ đồng)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

2.925

8.481

289,95

23,73

- Công nghiệp

438

825

188,36

13,50

- Thương nghiệp

1.229

4.310

350,69

28,52

- Giao thông vận tải 

334

810

242,51

19,38

- Khách sạn,nhà hàng

648

1.670

257,72

20,84

 - Dịch vụ khác

276

866

313,77

25,70

Trong những năm qua cũng tăng qui mô lớn ở các vùng đô thị có điều kiện đầu tư đáp ứng nhu cầu dân cư đông nhằm đòi hỏi nhiều mặt hàng đa dạng và ngày càng phong phú hơn:

 

 

 

Nguồn vốn (Tỷ đồng)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

2.925

8.481

289,95

23,73

Thành phố Phan Thiết

902

2.963

328,49

26,85

Thị xã Lagi

436

1.319

302,52

24,78

Huyện Tuy Phong

306

699

228,43

17,96

Huyện Bắc Bình

203

500

246,31

19,76

Huyện Hàm Thuận Bắc

213

584

274,18

22,35

Huyện Hàm Thuận Nam

151

383

253,64

20,46

Huyện Tánh Linh

189

564

298,41

24,44

Huyện Đức Linh

295

791

268,14

21,81

Huyện Hàm Tân

191

579

303,14

24,83

Huyện Phú Qúy

39

99

253,85

20,48

2. Doanh thu của các cơ sở kinh tế:

Bên cạnh số lượng cơ sở kinh tế tăng nhanh, doanh thu cũng tăng khá góp phần tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và lượng lưu chuyển hàng hóa khá ổn định. Mức độ doanh thu tăng của của các thành phần kinh tế như sau:

 

Doanh thu (Tỷ đồng)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

18.730

58.245

310,97

25,47

I. Chia theo Loại hình

 

 

 

 

 - KT Nhà nước

1.776

4.460

251,13

20,22

 - KT ngoài Nhà Nước

7.866

27.531

350,00

28,47

 - KT đầu tư nước ngoài

280

2.486

887,86

54,76

 - KT cá thế

8.808

23.768

269,85

21,96

II.- Chia theo ngành

 

 

 

 

 - Nông lâm và thuỷ sản

226

1.585

701,33

47,63

- Công nghiệp

5.623

14.697

261,37

21,19

- Xây dựng

5.789

15.978

276,01

22,51

- Thương nghiệp

4.555

17.635

387,16

31,09

- Giao thông vận tải 

1.196

4.045

338,21

27,60

- Khách sạn,nhà hàng

826

2.949

357,02

28,98

 - Dịch vụ khác

515

1.356

263,30

21,36

Doanh thu của các cơ sở kinh tế phân theo huyện, thị xã, thành phố như sau:

 

Doanh thu (Tỷ đồng)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

18.730

58.245

310,97

25,47

Thành phố Phan Thiết

9.780

26.309

269,01

21,89

Thị xã Lagi

1.951

5.594

286,72

23,45

Huyện Tuy Phong

1.298

4.037

311,02

25,47

Huyện Bắc Bình

805

2.211

274,66

22,39

Huyện Hàm Thuận Bắc

1.061

5.140

484,45

37,10

Huyện Hàm Thuận Nam

812

2.721

335,10

27,36

Huyện Tánh Linh

730

2.750

376,71

30,38

Huyện Đức Linh

1.299

5.998

461,74

35,79

Huyện Hàm Tân

647

2.667

412,21

32,75

Huyện Phú Qúy

347

818

235,73

18,71

Để biết rõ chi tiết của các loại hình cơ sở, có thể đi sâu vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở doanh nghiệp và cá thể như sau:

a) Doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp tốc độ càng lúc càng tăng nhanh phù hợp với việc tập trung kêu gọi đầu tư lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất không chỉ ở trong tỉnh mà còn cung ứng cho ngoại tỉnh kể cả xuất khẩu ra nước ngoài. Riêng đối với các doanh nghiệp, luật doanh nghiệp mới ra đời tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, hạn chế và tiến tới xóa bỏ độc quyền dưới mọi hình thức; rà soát lại cơ chế chính sách hiện có theo hướng bỏ dần các ưu đãi, bảo hộ cho doanh nghiệp Nhà nước để dần đưa các doanh nghiệp này hoạt động theo cơ chế thị trường, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt chú trọng các chính sách khuyến khích xuất khẩu.

Do vậy doanh nghiệp xu thế góp phần tăng nhanh, tạo ra sản phẩm cho xã hội, đáp ứng như cầu thị trường mở rộng ngày càng cao. Doanh thu tăng mạnh ở các DN ngoài Nhà nước (tăng bình quân hàng năm 28,47%) và DN có vốn đầu tư nước ngoài (tăng bình quân hàng năm 54,81%). Trong đó Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước tăng bình quân hàng năm 41,89%, Công ty TNHH tư nhân, TNHH có vốn nhà nước <=50% tăng 31,64%... Nhìn chung xu thế chung DN Nhà nước giảm do đang thời kỳ sắp xếp, cổ phần hóa Nhà nước.

Từ đó cơ cấu doanh thu của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đang ngày càng lớn và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế và DN có vốn đầu tư nước ngoài có cơ cấu tăng nhanh:

- DN Nhà nước: cơ cấu năm 2007 là 17,9%, thì năm 2012 giảm còn 12,94%

- DN ngoài Nhà nước: cơ cấu năm 2007 là 79,28%, thì năm 2012 nâng lên 79,85%

- DN ngoài Nhà nước: cơ cấu năm 2007 là 2,82%, thì năm 2012 nâng lên 7,21%

Trong lĩnh vực các ngành SXKD, trong giai đoạn 2007 – 2012, ngành thương nghiệp, khách sạn - nhà hàng tăng đều và ổn định (tăng bình quân hàng năm dao động trên dưới 30%), ngành nông lâm nghiệp và thủy sản vương hẳn lên (tăng bình quân hàng năm 47,6%), ngành công nghiệp đang tìm những phương thức tăng sản xuất, ngoài những sản phẩm truyền thống là chế biến hải sản thì các ngành sản phẩm khác cũng được quan tâm như sản xuất hàng may mặc, sắt thép, đá khai thác, gạch xây dựng nhưng ở mức thấp so với các ngành khác (tăng bình quân hàng năm chỉ có 22,9%)…Mức tăng doanh thu DN thể hiện theo các ngành kinh tế như sau:

 

Doanh thu (Tỷ đồng)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

9.922

34.477

347,48

28,29

 - Nông lâm nghiệp và thuỷ sản

226

1.585

701,33

47,63

- Công nghiệp

3.754

10.548

280,98

22,95

- Xây dựng

730

2.372

324,93

26,58

- Thương nghiệp

4.231

16.877

398,89

31,88

- Giao thông vận tải 

23

163

708,70

47,94

- Khách sạn,nhà hàng

443

1.576

355,76

28,89

 - Dịch vụ khác

515

1.356

263,30

21,36

Mức độ tăng doanh thu cao ở các huyện trước chưa phát phát triển bao nhiêu, xuất phát thấp thì nay cũng tăng lên đáng kể như huyện Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Hàm Tân…

 

 

Doanh thu (Tỷ đồng)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

9.922

34.477

347,48

28,29

Thành phố Phan Thiết

7.090

19.966

281,61

23,01

Thị xã Lagi

639

1.899

297,18

24,34

Huyện Tuy Phong

378

2.079

550,00

40,63

Huyện Bắc Bình

192

809

421,35

33,33

Huyện Hàm Thuận Bắc

390

2.942

754,36

49,80

Huyện Hàm Thuận Nam

357

1.088

304,76

24,97

Huyện Tánh Linh

162

468

288,89

23,64

Huyện Đức Linh

412

3.780

917,48

55,78

Huyện Hàm Tân

73

905

1239,73

65,45

Huyện Phú Qúy

229

541

236,24

18,76

· Lợi nhuận của các doanh nghiệp:

Lợi nhuận của các các DN có những tiến bộ nhất định, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 36,4%. Trong đó các công ty cổ phần thể hiện sự vươn lên, các DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng nhanh, thể hiện như sau:

Lợi nhuận phân theo loại hình như sau:

 

Giá trị (triệu đồng)

So sánh (%)

TĐT 2007

TĐT 2012

2012 so 2007

Tăng giảm b/q năm

 TỔNG SỐ

257.074

1.215.223

472,71

36,43

 - DN Nhà nước

76.393

364.384

476,99

36,68

 - DN ngoài Nhà Nước

166.002

707.899

426,44

33,65

+ Hợp tác xã

5.328

11.697

219,54

17,03

+ Doanh nghiệp tư nhân

22.067

124.913

566,06

41,44

+ Cty TNHH tư nhân, TNHH có vốn nhà nước <=50%

104.414

374.032

358,22

29,07

+ Cty cổ phần không có hoặc có vốn nhà nước <=50%

34.193

197.257

576,89

41,98

 - DN có vốn đầu tư nước ngoài

14.679

142.940

973,77

57,65

Mức lợi nhuận theo các nhóm ngành kinh tế đều tăng khá: nhóm ngành nông lâm và thủy sản TĐT 2012 đạt lợi nhuận 255,4 tỷ đồng và tăng trưởng bình quân hàng năm cao nhất trong các nhóm ngành (tăng bình quân hàng năm 50,5%). Nhóm ngành công nghiệp – xây dựng TĐT 2012 đạt lợi nhuận 342,3 tỷ đồng và tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24,7% và nhóm ngành dịch vụ TĐT 2012 đạt lợi nhuận 527,6 tỷ đồng và tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 45,6%. Tuy nhiên không tránh khỏi chi tiết một số ngành giảm như: ngành Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm bình quân hàng năm 48,2%, ngành Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm bình quân hàng năm 11,2%, ngành vận tải đường bộ giảm bình quân hàng năm 5,6%…

· Về tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận trên 100 đồng vốn trong những năm qua mặc dầu có vươn lên so với giai đoạn trước, tuy nhiên vẫn còn đạt ở mức khá thấp và biến động bất thường có năm tăng, năm giảm. Nhiều DN đầu tư vốn khá lớn, xây dựng chiến lược dài hạn nên những năm đầu có thể hiện hiệu quả chưa cao nhất là các công ty TNHH, công ty cổ phần. Thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận theo thành phần kinh tế như sau:

 

TĐT 2007

TĐT 2012

Tổng số

4,19

4,32

Nhà nước

5,16

8,67

Ngoài Nhà nước

3,87

3,01

DN có vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài

3,67

5,93

 

Tỷ suất lợi nhuận theo ngành kinh tế tăng nông lâm nghiệp và ngành dịch vụ như sau:

 

TĐT 2007

TĐT 2012

Ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản

7,41

11,88

Ngành công nghiệp, xây dựng

4,17

3,38

Ngành thương mại, du lịch, dịch vụ

3,57

4,01

Từ số liệu trên có thể đưa ra một số ý về mức tỷ suất lợi nhuận đạt khá thấp như sau:

+ Trình độ khoa học công nghệ còn thấp, những DN đạt tiên tiến trung bình, hoặc quá ít, còn lại đa số là trung bình, thậm chí là lạc hậu. Do vậy chi phí cao, giá thành lớn trong khi với điều kiện cạnh tranh giá bán không thể cao hơn.

+ Trình độ quản lý sử dụng lao động, chuyên môn hóa chưa cao ảnh hưởng đến phát huy năng suất lao động DN. Bên cạnh đó lượng lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao vẫn còn thiếu so với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động SXKD theo cơ chế thị trường.

+ Để nâng cao hiệu quả sản xuất, các DN cần phải thiết lập một hệ thống đánh giá bao quát tất cả các chi phí, ghi lại và so sánh tất cả các chi phí phát sinh, từ những chi phí chức năng cơ bản cho đến chi phí gia tăng cho khách hàng, từ đó cải thiện việc nắm bắt sự cân bằng giữa các bộ phận chức năng, giữa các tài khoản kế toán, điều cần phải được lập ra để kiểm soát tổng chi phí kinh doanh trong DN.

· Số lượng DN phát triển nhanh nhưng số lượng DN lỗ vẫn chiếm tỷ trọng lớn:

Trong những năm vừa qua nền kinh tế nước ta liên tục gặp nhiều bất ổn, lạm phát cao, các DN đã gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong SXKD như tiêu thụ chậm, chí phí cao, đầu tư kém phải thu hẹp SXKD, một số DN ngành công nghiệp tiếp tục đối mặt với tình trạng hàng tồn kho lớn, vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh hạn chế, Do vậy số DN bị lỗ lên mức cao, tỷ lệ số có lãi giảm.

TĐT 2007 số DN có lãi là 783 chiếm 80,8% trong tổng số thì TĐT 2012 là 1.608 giảm xuống chiếm 70,7% trong tổng số. TĐT 2007 số DN bị lỗ là 163 chiếm 16,8% trong tổng số thì TĐT 2012 tăng lên chiếm 28,9% trong tổng số.

Các DN đầu tư nước ngoài, mặc dầu chưa được nhiều và thường đầu tư với qui mô lớn, nhiều DN mở ra những ngành SXKD mới chấp nhận mạo hiểm. Các công ty TNHH tư nhân, TNHH có vốn nhà nước <=50% đang tăng cường mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, những năm đầu SXKD vừa cạnh tranh quyết liệt, vừa tìm kiếm thị trường tiêu thụ nên cũng phải chấp nhận lỗ. Số DN có lãi, bị lỗ theo các thành phần kinh tế như sau:

- DN Nhà nước: TĐT 2007 số DN có lãi chiếm 93,1% trong tổng số thì TĐT 2012 giảm xuống chiếm 89,5% trong tổng số. TĐT 2007 số DN bị lỗ chiếm 6,9% trong tổng số thì TĐT 2012 tăng lên chiếm 10,5% trong tổng số.

- DN ngoài Nhà nước: TĐT 2007 số DN có lãi chiếm 80,9% trong tổng số thì TĐT 2012 giảm xuống chiếm 70,2% và TĐT 2007 số DN bị lỗ chiếm 16,7% trong tổng số thì TĐT 2012 tăng lên chiếm 28,8%. Thể hiện qua từng loại hình như sau:

 + Công ty TNHH tư nhân, TNHH có vốn nhà nước <=50%: TĐT 2007 số DN có lãi chiếm 71,2% trong tổng số thì TĐT 2012 giảm xuống chiếm 69,1% và TĐT 2007 số DN bị lỗ chiếm 25,6% trong tổng số thì TĐT 2012 tăng lên chiếm 30,5%.

 + DN tập thể: TĐT 2007 số DN có lãi chiếm 69,4% trong tổng số thì TĐT 2012 giảm xuống chiếm 73,3% và TĐT 2007 số DN bị lỗ chiếm 16,1% trong tổng số thì TĐT 2012 tăng lên chiếm 26,3%.

 + DN tư nhân: TĐT 2007 số DN có lãi chiếm 85,9% trong tổng số thì TĐT 2012 giảm xuống chiếm 72,6% và TĐT 2007 số DN bị lỗ chiếm 13,1% trong tổng số thì TĐT 2012 tăng lên chiếm 26,7%.

 + Công ty cổ phần không có hoặc có vốn nhà nước <=50%: TĐT 2007 số DN có lãi chiếm 75,7% trong tổng số thì TĐT 2012 giảm xuống chiếm 72,5% và TĐT 2007 số DN bị lỗ chiếm 24,3% trong tổng số thì TĐT 2012 tăng lên chiếm 27,5%.

- DN có vốn đầu tư nước ngoài: TĐT 2007 số DN có lãi chiếm 52,9% trong tổng số thì TĐT 2012 nâng lên 56,8% và TĐT 2007 số DN bị lỗ chiếm 41,2% trong tổng số thì TĐT 2012 tăng lên 43,2%.

Phân theo ngành sản xuất kinh doanh, cơ cấu lãi các ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản, Khách sạn, nhà hàng có xu thế tăng, tuy nhiên ngành công nghiệp, xây dựng, Giao thông vận tải… cơ cấu lại giảm.

- Nông lâm nghiệp và thuỷ sản: TĐT 2007 số DN có lãi chiếm 70,3% trong tổng số thì TĐT 2012 nâng lên chiếm 79,3% và TĐT 2007 số DN bị lỗ chiếm 25,9% trong tổng số thì TĐT 2012 giảm còn chiếm 20,7%.

- Công nghiệp: TĐT 2007 số DN có lãi chiếm 79,4% trong tổng số thì TĐT 2012 giảm còn chiếm 67,3% và TĐT 2007 số DN bị lỗ chiếm 16,4% trong tổng số thì TĐT 2012 tăng lên chiếm 32,7%.

- Xây dựng: TĐT 2007 số DN có lãi chiếm 87,5% trong tổng số thì TĐT 2012 giảm còn chiếm 79,5% và TĐT 2007 số DN bị lỗ chiếm 6,7% trong tổng số thì TĐT 2012 tăng lên chiếm 19,7%.

- Thương nghiệp: TĐT 2007 số DN có lãi chiếm 86,3% trong tổng số thì TĐT 2012 giảm còn chiếm 70,3% và TĐT 2007 số DN bị lỗ chiếm 12,8% trong tổng số thì TĐT 2012 tăng lên chiếm 29,3%.

- Giao thông vận tải: TĐT 2007 số DN có lãi chiếm 70,4% trong tổng số thì TĐT 2012 giảm còn chiếm 69,9% và TĐT 2007 số DN bị lỗ chiếm 18,5% trong tổng số thì TĐT 2012 tăng lên chiếm 28,8%.

- Khách sạn nhà hàng: TĐT 2007 số DN có lãi chiếm 62,7% trong tổng số thì TĐT 2012 nâng lên chiếm 63,2% và TĐT 2007 số DN bị lỗ chiếm 37,3% trong tổng số thì TĐT 2012 giảm còn chiếm 36,4%.

b) Cá thể:

Các cơ sở SXKD cá thể mặc dầu qui mô nhỏ mức độ tham gia đóng góp vào kinh tế của tỉnh tăng không lớn so với các doanh nghiệp, về cơ cấu về doanh thu ngày càng nhường chổ cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên đây là lực lượng không thể thiếu được nằm rải rác khắp nơi trên địa bàn tỉnh kể cả vùng sâu, vùng xa. Trong TĐT 2012 doanh thu cơ sở SXKD cá thể chiếm gần 40,8% trong tổng số doanh thu các cơ sở kinh tế.

Mức tăng doanh thu cá thể theo các ngành kinh tế như sau:

 

Doanh thu (Tỷ đồng)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

8.808

23.768

269,85

21,96

- Công nghiệp

1.869

4.149

221,99

17,29

- Thương nghiệp

5.059

13.606

268,95

21,88

- Giao thông vận tải 

324

758

233,95

18,53

- Khách sạn,nhà hàng

1.173

3.882

330,95

27,04

 - Dịch vụ khác

383

1.373

358,49

29,09

Mức tăng doanh thu cá thể theo huyện, thị xã, thành phố như sau:

 

Doanh thu (Tỷ đồng)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

8.808

23.768

269,85

21,96

Thành phố Phan Thiết

2.690

6.343

235,80

18,72

Thị xã Lagi

1.312

3.695

281,63

23,01

Huyện Tuy Phong

920

1.958

212,83

16,31

Huyện Bắc Bình

613

1.402

228,71

17,99

Huyện Hàm Thuận Bắc

671

2.198

327,57

26,78

Huyện Hàm Thuận Nam

455

1.633

358,90

29,12

Huyện Tánh Linh

568

2.282

401,76

32,07

Huyện Đức Linh

887

2.218

250,06

20,12

Huyện Hàm Tân

574

1.762

306,97

25,15

Huyện Phú Qúy

118

277

234,75

18,61

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo