[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

III. Phát triển lao động trong các cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp

Một trong những điều kiện cần thiết để phát triển của các cơ sở kinh tế, HCSN đó là tăng sức lao động, thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên ngành cao, có tay nghề, lao động nhiệt tình và nhất là sức trẻ. Điều khẳng định muốn mở rộng qui mô sản xuất, tăng sản lượng hàng hoá ngoài phát triển công nghệ hiện đại thì không thể thiếu lực lượng cán bộ quản lý, lao động lành nghề, có chuyên môn cao. Thực tế cùng với sự phát triển số lượng CSKT-HCSN, tất yếu dẫn đến nhu cầu lao động. Do vậy hàng năm đã giải quyết việc làm một lượng lao động đáng kể cho cho địa phương. Có thể nói rằng phát huy nhân tố con người, sử dụng đầu tư phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng bậc nhất nhằm tăng năng suất lao động.

 1. Biến động lao động cơ sở kinh tế (doanh nghiệp, cá thể):

Số lượng lao động doanh nghiệp và cá thể cũng tăng, giảm tương ứng như số lượng cơ sở, tuy nhiên mức độ có cao hơn. Tổng điều tra 2012 có 154.539 người tăng 34,66% so với Tổng điều tra 2007 và tăng trưởng bình quân hàng năm 6,13%.

Số lao động của các cơ sở kinh tế phân theo ngành kinh tế như sau:

 

Lao động cơ sở kinh tế theo ngành (người)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

114.761

154.539

134,66

6,13

 - Nông lâm nghiệp và thuỷ sản

2.413

3.903

161,75

10,10

- Công nghiệp

33.558

41.152

122,63

4,16

- Xây dựng

6.528

9.754

149,42

8,36

- Thương nghiệp

37.945

49.995

131,76

5,67

- Giao thông vận tải 

4.173

4.999

119,79

3,68

- Khách sạn, nhà hàng

21.020

30.781

146,44

7,93

 - Dịch vụ khác

9.124

13.955

152,95

8,87

Các huyện, thị xã, thành phố đều tăng tuy nhiên mức tăng thấp hơn tăng số lượng, cho thấy vấn đề lao động vẫn chưa được chú ý mở rộng qui mô tương xứng với số lượng, các cơ sở kinh tế mới hình thành trong giai đoạn 2007-2012 phần lớn có lao động ít hơn trước

Số lao động của các cơ sở kinh tế phân theo huyện, thị xã, thành phố như sau:

 

Số lượng cơ sở kinh tế (cơ sở)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

TTăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

46.258

56.578

122,31

4,11

Thành phố Phan Thiết

10.581

13.299

125,69

4,68

Thị xã Lagi

6.023

7.688

127,64

5,00

Huyện Tuy Phong

5.664

6.029

106,44

1,26

Huyện Bắc Bình

3.163

3.991

126,18

4,76

Huyện Hàm Thuận Bắc

4.629

5.545

119,79

3,68

Huyện Hàm Thuận Nam

2.779

3.104

111,69

2,24

Huyện Tánh Linh

4.053

5.469

134,94

6,18

Huyện Đức Linh

5.694

6.680

117,32

3,25

Huyện Hàm Tân

3.103

3.718

119,82

3,68

Huyện Phú Qúy

569

1.055

185,41

13,14

· Trình độ chuyên môn:

Nâng cao hiệu quả sản xuất không thể thiếu vấn đề trình độ chuyên môn tay nghề đó tuyển dụng, đào tạo trình độ chuyên môn, chất lượng của lao động trong các cơ sở DN và cá thể. Chất lượng và hiệu quả SXKD của DN hay cơ sở cá thể có nâng lên hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề lao động, vào sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ của đơn vị. Với lẽ đó không ít DN đã quan tâm đến vấn đề đào tạo, tuyển dụng và phát huy chủ động sáng tạo của nhân tố này.

Trình độ chuyên chyên môn của lao động các cơ sở kinh tế doanh nghiệp và cá thể phân theo ngành kinh tế như sau:

 

Lao động CSKT theo trình độ chuyên môn (người)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

2007 so 2002

Tăng trưởng b/q 2002-2007

Tổng số

114.761

154.539

134,66

6,13

Trên đại học

67

291

434,33

34,14

Đại học

3.876

6.207

160,14

9,88

Cao đẳng, cao đẳng nghề

1.310

3.263

249,08

20,02

Trung cấp, trung cấp nghề

5.868

11.143

189,89

13,68

Khác

103.640

133.635

128,94

5,22

 

a) Lao động doanh nghiệp:

Tổng số Lao dộng doanh nghiệp: Tổng điều tra 2012 có 56.712 người tăng 58,59% so với Tổng điều tra 2007 và tăng trưởng bình quân hàng năm 9,66% .

Số lao động doanh nghiệp phân theo thành phần và ngành kinh tế như sau:

 

Lao động doanh nghiệp (người)

% so sánh

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng bình quân

Tổng số

35.761

56.712

158,59

9,66

I. Chia theo Loại hình

 

 

 

 

 - KT Nhà nước

4.939

4.517

91,46

-1,77

 - KT ngoài Nhà Nước

29.426

49.161

167,07

10,81

 - KT đầu tư nước ngoài

1.396

3.034

217,34

16,80

II.- Chia theo ngành

 

 

 

 

 - Nông lâm nghiệp và thuỷ sản

2.413

3.903

161,75

10,10

 - Công nghiệp

15.946

23.334

146,33

7,91

 - Xây dựng

4.996

7.366

147,44

8,07

 - Thương nghiệp

5.136

8.995

175,14

11,86

 - Giao thông vận tải 

462

844

182,68

12,81

 - Khách sạn,nhà hàng

4.952

8.448

170,60

11,27

 - Dịch vụ khác

1.856

3.822

205,93

15,54

Số lao động doanh nghiệp phân theo các huyện, thị xã, thành phố như sau:

 

Số lượng doanh nghiệp (DN)

So sánh (% )

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

35.761

56.712

158,59

9,66

Thành phố Phan Thiết

20.866

31.949

153,12

8,89

Thị xã Lagi

2.224

3.817

171,63

11,41

Huyện Tuy Phong

2.259

3.319

146,92

8,00

Huyện Bắc Bình

1.150

1.765

153,48

8,95

Huyện Hàm Thuận Bắc

1.577

4.391

278,44

22,73

Huyện Hàm Thuận Nam

2.517

3.365

133,69

5,98

Huyện Tánh Linh

1.204

1.648

136,88

6,48

Huyện Đức Linh

2.547

3.968

155,79

9,27

Huyện Hàm Tân

432

1.451

335,88

27,42

Huyện Phú Qúy

985

1039

105,48

1,07

 

 

 

Số lao động doanh nghiệp phân theo trình độ chuyên môn như sau:

 

TĐT 2007

TĐT 2012

So sánh (% )

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

35.761

56.712

158,59

9,66

Trên đại học

39

220

564,10

41,34

Đại học

3.356

4.336

129,20

5,26

Cao đẳng, cao đẳng nghề

1.096

2.445

223,08

17,41

Trung cấp, trung cấp nghề

4.561

8.201

179,81

12,45

Khác

26.709

41.510

155,42

9,22

Qui mô số lượng doanh nghiệp chủ yếu tăng dưới 10 lao động cho thấy biến động doanh nghiệp mới ở phát triển doanh nghiệp nhỏ là chủ yếu, điều này nói lên rằng trong dạng hoạt động doanh nghiệp là xu thế phát triển, từng bước cải thiện làm ăn nhỏ, lẻ nâng tầm mức SXKD xuất phát từ cơ sở SXKD cá thể. Tuy nhiên cũng phải có hướng chiến lược kinh doanh lâu dài, đầu tư thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi thì chắc chắn sẽ đương đầu được, nâng qui mô lao động ở mức cao hơn.

Cơ cấu số lượng DN theo qui mô lao động như sau:

.

 

Cơ cấu (%)

TĐT năm 2012 so 2007 (Tăng +, giảm "-")

TĐT 2007

TĐT 2012

Tổng số

100

100

 

Dưới 5 lao động

17,65

26,67

9,02

Từ 5 đến dưới 10 lao động

27,76

33,66

5,89

Từ 10 đến dưới 30 lao động

31,99

25,97

-6,03

Từ 30 đến dưới 100 lao động

13,11

8,79

-4,32

Từ 100 đến dưới 200 lao động

5,78

3,12

-2,66

Từ 200 lao động trở lên

3,72

1,80

-1,91

 

Người đứng đầu doanh nghiệp, vể độ tuổi có chuyển biến nâng cao tỷ lệ độ tuổi 30 đến 40 tuổi là độ đang phát triển năng lực mức cao nhất nâng dần độ tuổi dưới 30 độ tuổi sôi nỗi, triển vọng. Thể hiện bảng độ tuổi qua 2 cuộc TĐT như sau:

 

 

 

Số lượng (người)

So sánh (%)

TĐT 2007

TĐT 2012

2012 so 2007

Tăng trưởng b/q năm

Tổng số

969

2.276

234,88

18,62

+ Dưới 30 tuối

125

397

317,60

26,00

+ Dưới 30 đến dưới 45 tuối

426

1.592

373,71

30,17

+ Từ 45 đến dưới 60 tuối

374

175

46,79

-14,09

+ Từ 60 tuối trở lên

44

112

254,55

20,55

Trình độ cao của chủ doanh nghiệp cũng có bước tiến đáng kể, thể hiện yêu cầu SXKD theo hướng hiện đại hóa, điều hành, xử lý công việc và tiếp cận thị trường ngày càng phức tạp hơn. Tuy nhiên chưa qua đào tạo vẫn còn cao, Hiện có 17.170 người chiếm 30,3 % trong tổng số.

 

Số lượng (người)

So sánh (%)

TĐT 2007

TĐT 2012

2012 so 2007

Tăng trưởng b/q năm

 + Trên đại học

4

33

825,00

52,51

 + Đại học

205

771

376,10

30,33

 + Cao đẳng, cao đẳng nghề

23

122

530,43

39,61

 + Trung cấp, trung cấp nghề

155

302

194,84

14,27

 + Sơ cấp nghề

40

106

265,00

21,52

 + Khác

542

942

173,80

11,69

Qua 5 năm, tiền lương lao động của người lao động cũng đã từng bước cải thiện, phần nào góp phần nâng cao mức sống chung cho xã hội, giải quyết xóa đói giảm nghèo, ở mức cao chủ yếu các DN cổ phần, có vốn đầu tư nước ngoài.

Thu nhập B/Q trên 1 LĐ/Tháng của các Doanh nghiệp, như sau:

 

Thu nhập BQ (triệu đồng)

TĐT năm 2012 so 2007 (Tăng +, giảm "-")

TĐT 2007

TĐT 2012

Tổng số

1,365

3,664

2,299

* Phân theo thành phần kinh tế

 

 

 

 - DN Nhà nước

2,062

4,006

1,944

 - DN ngoài Nhà Nước

1,195

3,564

2,369

+ Hợp tác xã

0,950

1,864

0,914

+ Doanh nghiệp tư nhân

0,978

3,507

2,529

+ Cty TNHH T.nhân, TNHH có vốn N.nước

1,284

3,339

2,056

+ Cty CP không có hoặc có vốn nhà nước

1,392

4,276

2,884

 - DN có vốn đầu tư nước ngoài

2,140

4,789

2,649

* Phân theo ngành SXKD chính

 

 

 

- Nông lâm nghiệp và thuỷ sản

1,729

4,483

2,754

- Công nghiệp

1,196

4,165

2,969

- Xây dựng

1,853

3,407

1,554

- Thương nghiệp

1,024

2,597

1,572

- Giao thông vận tải 

1,421

3,107

1,686

- Khách sạn, nhà hàng

1,545

3,277

1,732

- Dịch vụ khác

1,329

3,828

2,499

 

b) Số lao động cá thể:

Tổng số lao động cá thể: Tổng điều tra 2012 có 97.827 người tăng 23,8% so với Tổng điều tra 2007 và tăng trưởng bình quân hàng năm 4,37%. Sự gia tăng số lượng kinh tế cá thể đã góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Lượng lao động qua Tổng điều tra phần lớn các ngành đều tăng, thể hiện qua số liệu như sau:

Số lượng lao động cá thể phân theo ngành kinh tế như sau:

 

Lao động cơ sở cá thể (người)

So sánh (% )

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

79.000

97.827

123,83

4,37

- Công nghiệp

17.612

17.818

101,17

0,23

- Xây dựng

1.532

2.388

155,87

9,28

- Thương nghiệp

32.809

41.000

124,97

4,56

- Giao thông vận tải 

3.711

4.155

111,96

2,29

- Khách sạn, nhà hàng

16.068

22.333

138,99

6,81

 - Dịch vụ khác

7.268

10.133

139,42

6,87

Lao động theo địa bàn phát triển không đồng, các địa bàn ở thành thị bao giờ cũng hút lao động nhanhn hơn như các vùng thành thị ở Phan Thiết, La gi, Hàm tân…

Số lao động phân theo các huyện, thị xã, thành phố như sau:

 

Lao động cơ sở cá thể (người)

So sánh (% )

TĐT 2007

TĐT 2012

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

79.000

97.827

123,83

4,37

Thành phố Phan Thiết

18.826

23.921

127,06

4,91

Thị xã Lagi

9.431

13.594

144,14

7,59

Huyện Tuy Phong

9.979

9.942

99,63

-0,07

Huyện Bắc Bình

5.263

6.235

118,47

3,45

Huyện Hàm Thuận Bắc

7.899

9.183

116,26

3,06

Huyện Hàm Thuận Nam

5.104

6.424

125,86

4,71

Huyện Tánh Linh

6.860

8.738

127,38

4,96

Huyện Đức Linh

9.675

11.527

119,14

3,57

Huyện Hàm Tân

5.018

6.706

133,64

5,97

Huyện Phú Qúy

945

1557

164,76

10,50

Lao động cá thể có trình độ cao tăng đáng kể, nhất là trình độ cao đẳng đại học, tuy nhiên tỷ lệ các trình độ này rất thấp. Trình độ khác trong tổng điều qua đã thu thập thông tin đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ chiếm tỷ lệ 17,4%, người, sơ cấp chiếm tỷ lệ 4,1%, còn lại là chưa qua đào tạo 67,1%. Qua tỷ lệ này thì khối cá thể hoạt động phần lớn lao động phổ thông, đây là vấn đề cần thiết mở các trường dạy nghề, có kế hoạch chiến bồi dưỡng đào tạo nghề thiết thực, thực hành trong thực tế được ngay.

Số lượng lao động cá thể phân theo trình độ chuyên môn như sau:

 

TĐT 2007

TĐT 2012

So sánh (% )

TĐT 2012 so 2007

Tăng trưởng B/Q hàng năm

Tổng số

79.000

97.827

123,83

4,37

Trên đại học

28

71

253,57

20,45

Đại học

520

1.871

359,81

29,19

Cao đẳng, cao đẳng nghề

214

818

382,24

30,76

Trung cấp, trung cấp nghề

1.307

2.942

225,10

17,62

Khác

76.931

92.125

119,75

3,67

Qui mô số lượng cơ sở cá thể đã có chuyển biến theo hướng qui mô lao động cao, thể hiện từng bước cải thiện làm ăn nhỏ, lẻ nâng tầm mức SXKD

Cơ cấu số lượng cơ sở cá thể theo qui mô lao động như sau:

.

 

Số lượng (cơ sở)

So sánh (%)

TĐT 2007

TĐT 2012

2012 so 2007

Tăng trưởng b/q năm

Tổng số

45.289

54.302

119,90

3,70

 Dưới 2 lao động

27.593

29139

105,60

1,10

 Từ 2 đến dưới 5 lao động

16.280

23.373

143,57

7,50

 Từ 5 đến dưới 10 lao động

945

1.121

118,62

3,47

 Từ 10 đến dưới 20 lao động

309

406

131,39

5,61

 Từ 20 lao động trở lên

162

263

162,35

10,18

 

Thu nhập bình quân 1 người/tháng của các cơ sở cá thể đạt 2,1 triệu đồng, với mức này nhìn chung còn nhiều khó khăn, nhưng đây là lương lao động lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xã hội và cũng đóng góp phần lớn vào chương trình xóa đói giàm, ổn định cuộc sống cho người dân trong tỉnh.

 

 Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo