[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

PHẦN III : ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

 

I. Các điều kiện thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng phát trin các cơ sở kinh tế:

Trên cơ sở tình hình đóng góp phát triển các cơ sở kinh tế trong giai đoạn 2002 – 2007, có thể rút ra nhưng khó khăn, thuận lợi như sau:

* Thuận lợi

- Trong các năm gần đây thủ tục cấp giấp phép kinh doanh thông thoáng hơn (với quy chế 1 cửa, việc công khai qui trình, thời gian thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, phổ biến điều kiện kinh doanh rộng rãi, không được yêu cầu người đăng ký kinh doanh nộp thêm hồ sơ đăng ký kinh doanh ngoài hồ sơ đã được Chính phủ qui định, ...), UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo không ngừng cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản và tập trung rút ngắn thời gian hơn. Do vậy đã tạo điều kiên thuận lợi cho các nhà đầu tư đăng ký thành lập DN, các cơ sở cá thể cũng gia tăng ngày càng nhiều hơn và với quy mô vốn bình quân cho mỗi đơn vị lớn hơn .

- Qui hoạch cải tạo nâng cấp các cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp với những chính sách khuyến khích của tỉnh nhằm tập trung và phát triển đa dạng các ngành nghề và khai thác những tiềm năng, lợi thế so sánh và các nguồn ngoại lực từ phía các đối tác bên ngoài để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế tỉnh nhà. Một trong những điều kiện đã phát triển nhanh và ổn định hoạt động DN hiện nay đó là xây dựng các khu công nghiệp, là môi trường đầu tư, là điều kiện tiên quyết, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

- Lực lượng cơ sở và lao động cá thể mặc dầu nhỏ lẻ, nhưng rãi rác khắp nơi trong địa bàn toàn tỉnh kể cả vùng sâu, vùng xa, chiếm tỷ trọng khá lớn góp phần không nhỏ trong xu thế phát triển chung của các thành phần kinh tế tư nhân hiện nay

* Khó khăn, tồn tại:

- Với chiến lược phát triển tăng tốc của ngành du lịch của tỉnh, chuẩn bị cho những bước đi dài, các dự án du lịch thường tập trung ở những vùng mới qui hoạch đang cải tạo cơ sở hạ tầng. Do vậy mặt dầu đã đăng ký SXKD nhưng nhiều dự án chậm triển khai đầu tư và đi vào hoạt động SXKD.

- Thiếu các lao động chất lượng cao như các vị trí kỹ sư, quản lý, điều hành có tầm hiểu biết rộng. Còn hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh; thị trường và thông tin về thị trường còn yếu, trình độ quản lý các cơ sở kinh tế chưa theo kịp yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lao động phần lớn chưa qua đào tạo; lao động có trình độ tay nghề cao rất thấp.

- Các cở sở thành phần cá thể hoạt động thường nhỏ lẻ còn mang nặng tính cách gia đình và hiệu quả kinh tế chưa thật sự cao so với yêu cầu (thể hiện qua mức độ tăng doanh thu còn khá thấp nếu loại trừ yếu tố trượt giá).

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế chưa cao thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên một đồng vốn trong những năm qua còn đạt ở mức khá thấp.

II. Các giải pháp:

- Về tổ chức, quản lý cần có khảo sát, điều tra để đánh giá đúng thực trạng cơ sở kinh tế để đề ra các giải pháp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị hoạt động và có đủ sức đứng vững, cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Tiếp tục mở rộng thị phần, thâm nhập vào vào các thị trường mới trong và ngoài nước. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông - hải sản xuất khẩu.

- Tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức như đưa thông tin hình ảnh, các diễn biến các sự kiện kịp thời, thường xuyên lên các trang Web của tỉnh, nâng cao chất lượng các lễ hội truyền thống, tổ chức và tham gia các hội chợ, triễn lãm trong nước và cả thế giới… DN tham gia chương trình hỗ trợ nhiều chương trình như hỗ trợ đầu tư, xây dựng thương hiệu, khoa học công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn quả lý tiên tiến, tư vấn … Tuy nhiên hết sứ chú ý xây dựng chương trình, nội dung quãng bá làm sao gây ảnh hưởng tích cực nhất, chương trình được xây dựng đơn giản nhất, chi phí thấp nhất.

- Xu thế tăng nhanh số lượng đang mở ra, do vậy cần hoàn thiện môi trường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với diễn biến thị trường tiêu thụ. Tiếp tục rà soát, loại bỏ các rào cản đối với doanh nghiệp về các hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp hoặc Nhà nước không cấm. Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài; trước hết là bỏ các hạn chế về hình thức đầu tư đối với dự án trong ngành sản xuất chế tạo hoặc có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm cao, những hạn chế về vốn góp và huy động vốn. Điều chỉnh quy chế đầu tư Nhà nước, sửa đổi và bổ sung quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, địa phương.

- Khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp tỉnh ta còn yếu so với các tỉnh khác, các khu vực trong nước. Sản phẩm còn đơn điệu, chất lượng chưa cao và không ổn định, nhưng giá thành lại cao. Yếu tố quyết định nhất đến khả năng cạnh tranh của ngành là năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, trình độ khoa học, công nghệ, năng lực quản lý... đều còn ở mức thấp. Năng lực cạnh tranh của hàng công nghiệp tỉnh ta còn yếu yếu chưa đáp ứng yêu cầu chung. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì đây là một vấn đề rất đáng quan tâm, đòi hỏi chúng ta khẩn trương tìm các giải pháp phát huy nội lực, đón bắt thời cơ thúc đẩy phát triển nhanh chất lượng nền kinh tế tỉnh ta ở mức cao hơn.

- Công bố đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp luật và thủ tục hành chính trong công báo, sớm phát hành công báo của địa phương. Xây dựng quy chế công bố thông tin của các cơ quan nhà nước về quy hoạch, tình hình và chính sách thuộc lĩnh vực phụ trách, quy chế trả lời ý kiến cơ sở kinh tế, nhất là với các doanh nghiệp. Thể chế hoá việc tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan chức năng và chính quyền điạ phương; quy định trách nhiệm thực hiện các cam kết và thời hạn giải quyết. Mở rộng việc tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiệp với các DN hàng năm sâu hơn, chuyên môn hơn, nhằm kịp thời giải quyết các vướng mắc về mặt bằng kinh doanh, chế độ ưu đãi, triển khai xây dựng v.v.. Qua đó cũng xem xét lại các DN thực sự mong muốn đầu tư, những DN có triển vọng tâm huyết SXKD đầu tư thực sự tại các địa bàn trong tỉnh.

- Phát huy các tiềm năng lợi thế, tập trung xây dựng các Nhà máy chế biến thuỷ sản hiện đại hơn, năng lực sản xuất cao hơn. Ngoài chế biến đông lạnh xuất khẩu đã có như hiện nay, thì đầu tư chế biến đồ hộp thủy sản cũng rất triển vọng. Đặc biệt quan tâm lớn đến xuất khẩu, khi xuất khẩu phải cân đối với tiêu thụ nội địa và hiện nay xuất khẩu các hàng hoá nông sản

- Đào tạo lao động, mở các lớp dạy nghề. Đây thật sự là một vấn đề hết sức khó khăn, do vậy vừa phát huy các trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh, và đồng thời cũng cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý, năng lực kinh doanh, mở các lớp đào tạo ngắn ngày cho các DN kinh doanh trên địa bàn Tỉnh là vấn đề hết sức cần thiết.

- Qui hoạch, cải tạo cơ sở hạ tầng phải gắn với việc bảo vệ môi trường: tiếp tục quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp và có chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với luật định nhằm thu hút các DN tham gia đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tạo các điều kiện lưu thông thoáng sạch đẹp và giải quyết ô nhiễm môi trường.

- Hiện nay tỉnh ta có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Do đó, cần phải nhận biết thế mạnh của mình để tạo ra những ngành mũi nhọn, tập trung chuyên môn hoá, phát huy lợi thế so sánh. Đồng thời việc lựa chọn quy mô sản xuất phù hợp cũng rất cần thiết. Kết quy mô sản xuất vừa và nhỏ sử dụng vốn ít, thu hồi vốn nhanh đang chiếm phần lớn. Sau đó, cần có chiến lược tích luỹ lâu dài để áp dụng quy mô sản xuất lớn, đầu tư lớn và áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ tiên tiến và kết hợp với việc chuyên môn hoá sản xuất sẽ là nhân tố quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế.

- Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm xuất khẩu lợi thế của địa phương, nhất là hàng thủy sản và thanh long; nghiên cứu mở rộng đẩy mạnh xuất khẩu nhân điều, cao su, đồ gỗ gia dụng và mỹ nghệ; ổn định xuất khẩu hàng may mặc. Tiếp tục chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về những tác hại của việc sử dụng quá mức các loại hóa chất, thuốc kháng sinh, thuốc BVTV, thuốc kích thích tăng trưởng trong sản xuất, nuôi trồng, bảo quản và chế biến hàng thủy sản, thanh long xuất khẩu. Phối hợp triển khai các biện pháp cụ thể, thiết thực hỗ trợ việc nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng để tăng tính thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động xuất khẩu. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án sản xuất hàng xuất khẩu sớm hoàn thành và đi vào hoạt động.

Đầu trang | Trang trước