Tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2024 tỉnh Bình Thuận
Tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp; những khó khăn, thách thức, nhiều yếu tố rủi ro đan xen ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu của các đơn vị sản xuất trong tỉnh. Tuy nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh quý I/2024 tiếp tục xu hướng phục hồi và đạt những kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực.
Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) quý I/2024 dự ước tăng 6,43% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 2,65%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 11,21% (trong đó công nghiệp tăng 11,11%); khu vực dịch vụ tăng 5,28%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,32%.
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Trong quý I/2024, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh diễn ra trong điều kiện thời tiết bình thường, các loại cây trồng sinh trưởng tốt; nguồn nước tưới trên các hồ đập đáp ứng đủ cho nhu cầu trồng trọt của người dân. Chăn nuôi lợn và gia cầm trên đà phục hồi khá tốt và phát triển ổn định; không có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra. Hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản vẫn duy trì mức tăng từ những tháng đầu năm, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân trong tỉnh và xuất khẩu.
1. Trồng trọt
* Cây hàng năm: Tính đến ngày 15/3/2024, toàn tỉnh cơ bản đã kết thúc gieo trồng vụ đông xuân đạt 49.989,6 ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: cây lúa đạt 39.974,8 ha, tăng 2,2% (tăng do giá lúa hiện vẫn đang ở mức cao nông dân tập trung xuống giống diện tích tăng chủ yếu ở các huyện có diện tích trồng lúa tập trung như Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh); cây bắp đạt 2.806,5 ha, giảm 9,1%; cây lang các loại đạt 141,5 ha, giảm 10,6%; cây đậu các loại đạt 1.983 ha, giảm 4,1%; cây lạc đạt 1.110,4 ha, giảm 26,4% (giảm chủ yếu ở huyện Tánh Linh do chuyển diện tích trồng cây lạc không hiệu quả sang trồng lúa); cây hàng năm khác đạt 552 ha, tăng 8,8%.
Trong vụ đông xuân 2023 - 2024, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất, tăng cường tiết kiệm nguồn nước tưới và hạn chế sâu bệnh, đã chuyển đổi 1.431 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây ngắn ngày khác (643 ha bắp, 123 ha đậu phộng, 337 ha rau các loại, 40 ha đậu các loại, 188 ha dưa hấu, 100 ha các loại cây khác). Diện tích chuyển đổi tập trung chủ yếu tại các huyện Đức Linh là 1.184 ha và Hàm Thuận Bắc là 247 ha. Các địa phương trên toàn tỉnh tiếp tục chú trọng triển khai chương trình xã hội hóa giống lúa; diện tích xã hội hóa giống lúa vụ đông xuân 2023 - 2024 thực hiện được 737 ha.
Tiến độ diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân năm 2023, 2024
(Tính đến ngày 15/3)
* Cây lâu năm: Trong quý I/2024, các địa phương tiếp tục tập trung thu hoạch và chăm sóc diện tích hiện có, bên cạnh đó đã chuyển đổi một số diện tích cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng mới các loại cây mang lại giá trị kinh tế cao hơn; giá đầu ra một số mặc hàng cây lâu năm tăng so với cùng kỳ. Chi tiết diện tích một số cây lâu năm chủ lực của tỉnh như sau:
- Thanh long: có 26.500 ha, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2023 (giảm 1.149,3 ha). Quý I nằm trong thời điểm tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ trái cây trong nước và xuất khẩu lớn, giá thanh long ổn định, có thời điểm tăng cao, người trồng có lãi. Riêng trong tháng 3 nhiều hộ tiếp tục chong đèn trái vụ, tuy nhiên thời tiết không thuận lợi, gió mạnh khả năng ra hoa không đạt, dự tính năng suất thu hoạch thấp. Tính đến thời điểm 15/03/2024, toàn tỉnh có 8.603,8 ha thanh long được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.
- Cao su: có 45.530 ha, tăng 1,2% (tăng 526 ha) so với cùng kỳ năm trước (tăng chủ yếu ở huyện Tánh Linh và huyện Đức Linh chuyển từ diện tích điều không hiệu quả sang). Hiện đã kết thúc vụ thu hoạch, cây cao su đang trong mùa thay lá, nhu cầu nhập khẩu cao su của các nước có dấu hiệu khả quan, giá bán mủ cao su tăng nhẹ so với cùng kỳ.
- Cây điều: có 17.600 ha, giảm 4% (giảm 729 ha) so với cùng kỳ năm trước, diện tích giảm nhiều nhất ở huyện Đức Linh (một số vườn điều già ở các xã Đông Hà, Trà Tân, Tân Hà, Đa Kai, Mê Pu do năng suất thấp, không mang lại hiệu quả kinh tế người dân chuyển sang trồng các loại cây khác như cao su, sầu riêng, xoài,...); huyện Bắc Bình (giảm ở xã Hòa Thắng và xã Phan Rí Thành do diện tích trồng trên đất cát bạc màu, lão hóa, năng suất thấp người dân chặt bỏ chuyển nhượng đất); các huyện còn lại diện tích không có nhiều thay đổi.
- Cây tiêu: có 871,1 ha, giảm 15,3% (giảm 157,1 ha) so với cùng kỳ năm trước, diện tích giảm chủ yếu ở huyện Đức Linh (giảm 154,7 ha), do giá không ổn định, sâu bệnh thường xuyên xuất hiện gây hại, chi phí phân, thuốc cao người dân ngại đầu tư, chuyển đổi diện tích sang các loại cây lâu năm khác. Tuy nhiên, đầu năm 2024 giá tiêu tăng trở lại (dao động từ 80.000 đồng đến 90.000 đồng/kg), sau khi trừ chi phí sản xuất người trồng có lãi. Trong thời gian đến nếu mức giá duy trì ổn định, diện tích tiêu trên địa bàn tỉnh có khả năng phục hồi.
- Các loại cây lâu năm còn lại đang được chăm sóc và phát triển bình thường, diện tích biến động không đáng kể,...
Trong quý I/2024, thị trường tiêu thụ sản phẩm cây lâu năm ổn định, chỉ số giá sản phẩm từ cây lâu năm: quý I/2024 tăng 7,37% so quý trước và tăng 2,48% so với cùng kỳ năm trước: Giá sản phẩm cây ăn quả tăng 7,92% so quý trước, đặc biệt ở các loại quả phục vụ các dịp lễ, tết Nguyên đán, như chuối tiêu, bưởi, quýt, thanh long, xoài, đu đủ,... bình quân tăng 5.000 đồng/kg - 8.000 đồng/kg, riêng thanh long tăng 10.000 đồng/kg - 12.000 đồng/kg do đang cuối vụ thu hoạch; giá sản phẩm hạt điều khô tăng 3,58% so quý trước, do nhu cầu tiêu thụ và chế biến phục vụ trong dịp lễ, Tết tăng cao; giá sản phẩm hồ tiêu tăng 5,86% so quý trước, do ảnh hưởng thị trường xuất khẩu tăng, giá tiêu trong nước có xu hướng tăng từ đầu năm đến nay; giá mủ cao su khô tăng 1,71% so quý trước, do cao su đang trong mùa thay lá, sản lượng khai thác giảm tác động làm cho giá cao su tại địa phương tăng nhẹ; giá cà phê tăng 5,15% so với quý trước, chủ yếu ảnh hưởng do thị trường xuất khẩu tăng nên nhu cầu thu mua các thương lái nhiều, trong khi nguồn cung hạn chế nên giá bán trong quý tăng;...
* Tình hình thủy lợi phục vụ sản xuất vụ đông xuân năm 2024
Tiếp tục tập trung quản lý, vận hành hiệu quả các hồ thủy lợi, theo dõi việc tích nước tại các hồ chứa thủy lợi phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; công tác tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối nguồn nước cung ứng phục vụ sinh hoạt, tưới cho cây lâu năm, cây trồng vụ đông xuân năm 2023 - 2024 từ hệ thống công trình thủy lợi và nguồn nước chạy máy phát điện kết hợp cấp nước về hạ du của 02 nhà máy thủy điện Đại Ninh và Hàm Thuận - Đa Mi thực hiện theo kế hoạch. Các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn tỉnh được triển khai tích cực. Trong quý I/2024, nguồn nước thủy lợi đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; tính đến ngày 07/3/2024, diện tích tưới lúa, hoa màu vụ đông xuân 2023 - 2024 thuộc hệ thống công trình thủy lợi toàn tỉnh đạt 33.147 ha, đạt 100,4% kế hoạch vụ; diện tích tưới cây thanh long và cây ăn quả đạt 19.663 ha, đạt 100% kế hoạch vụ; diện tích cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản đạt 411 ha, đạt 100% kế hoạch vụ. Tổng lượng nước thô từ công trình thủy lợi, thủy điện cung cấp phục vụ sinh hoạt trong quý I/2024 ước đạt 13.146.000 m3, đạt 34,6% kế hoạch. Tình hình nguồn nước, đến ngày 11/3/2024, lượng nước hữu ích hiện tại hồ thuỷ điện Đại Ninh được 168,5 triệu m3, đạt 66,9% thiết kế, cao hơn 14,8 triệu m3 so với cùng kỳ; hồ thuỷ điện Hàm Thuận được 382 triệu m3, đạt 73,1% thiết kế, cao hơn 131 triệu m3 so với cùng kỳ.
* Tình hình dịch bệnh trên cây trồng:
Dịch bệnh trên cây trồng cơ bản được kiểm soát tốt; tiếp tục duy trì công tác phòng chống bệnh trên các loại cây trồng. Trong quý không có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn. Tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất kích thích, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng. Cây lúa diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá 1.014 ha, nhiễm rầy nâu 329 ha. Trên cây thanh long, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu 1.059 ha. Các đối tượng khác gây hại với mật số thấp.
2. Chăn nuôi
Hoạt động sản xuất chăn nuôi quý I/2024 diễn ra trong điều kiện thuận lợi; nhu cầu tiêu thụ thịt thương phẩm vào dịp tết Nguyên đán cao, giá thịt hơi nhiều loại gia súc, gia cầm tăng; tình hình dịch bệnh được kiểm soát; chăn nuôi đàn trâu, bò duy trì phát triển ổn định có khuynh hướng tăng nhẹ; chăn nuôi lợn, gia cầm theo chuỗi giá trị, an toàn sinh học, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao được thúc đẩy, mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao đang dần được phổ biến, nhân rộng, phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, đảm bảo nguồn cung cho tiêu dùng trong tỉnh, xuất bán trong cả nước. So với cùng kỳ năm trước toàn tỉnh có 8,7 ngàn con trâu, tăng 1,8%; có 183 ngàn con bò, tăng 2,2%; có 387,1 ngàn con lợn (không tính lợn con chưa tách mẹ), tăng 5,1%; có 6.746 ngàn con gia cầm, tăng 3,9% (trong đó đàn gà 5.360 ngàn con, tăng 2,9%). Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 20,1 ngàn tấn, tăng 7,6% (tăng 1.777,1 tấn). Chỉ số giá sản phẩm từ chăn nuôi quý I/2024 tăng 1,3% so quý trước và tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá sản phẩm chăn nuôi gia cầm quý I/2024 tăng 3,4% so với quý trước (Gà tăng 3,3%; vịt, ngan, ngỗng tăng 3,7%), do nhu cầu sử dụng sản phẩm gia cầm trong dịp tết Nguyên đán.
Số lượng đàn gia súc, gia cầm tháng 3 qua các năm
* Công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật
Trong quý I/2024 trên địa bàn tỉnh không xuất hiện các ổ dịch nguy hiểm như: cúm gia cầm; bệnh viêm da nổi cục trâu, bò; lở mồm long móng; bệnh heo tai xanh. Một số bệnh truyền nhiễm khác có xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm ở mức độ lẻ tẻ không lây lan thành dịch.
- Công tác tiêm phòng vắc xin: Trong tháng đã tiêm phòng 1.164,2 ngàn liều (trong đó trâu bò 33,2 ngàn liều; lợn 48,6 ngàn liều; gia cầm 1.082,4 ngàn liều). Quý I/2024 đã tiêm phòng 3.711,7 ngàn liều (trong đó trâu, bò 78,4 ngàn liều; lợn 144,0 ngàn liều và gia cầm 3.489,3 ngàn liều).
- Kiểm dịch động vật: Trong tháng đã kiểm dịch 92,6 ngàn con lợn; 1,4 ngàn con trâu bò; 159,2 ngàn con gia cầm; 354 tấn thịt các loại; 1,0 tấn thịt sơ chế và 5,0 triệu quả trứng gia cầm. Quý I/2024 đã kiểm dịch 327,1 ngàn con lợn; 4,7 ngàn con trâu bò; 359,4 ngàn con gia cầm; 1,1 ngàn tấn thịt các loại; 13,2 triệu quả trứng gia cầm; 36,2 tấn thịt sơ chế.
- Kiểm soát giết mổ: Trong tháng đã kiểm soát giết mổ 219 con trâu, bò; 4,4 ngàn con lợn; 1,2 ngàn con gia cầm và 56 con dê. Quý I/2024 đã kiểm soát giết mổ 670 con trâu, bò; 12,7 ngàn con lợn; 3,5 ngàn con gia cầm và 283 con dê.
3. Sản xuất lâm nghiệp
- Công tác trồng rừng: Trong quý I/2024, hoạt động trồng rừng chưa diễn ra, chủ yếu gieo tạo giống cây rừng phục vụ công tác trồng rừng khi điều kiện thời tiết thuận lợi. Tiếp tục duy trì xã hội hóa công tác trồng rừng và trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh.
- Công tác phòng, chống cháy rừng: Tập trung, dồn sức thực hiện kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2024; thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát các khu vực có nguy cơ cháy cao, theo dõi và thông báo kịp thời cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; thực hiện hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2024, đảm bảo an toàn cho công tác phòng chống cháy rừng. Trong quý I/2024 trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 06 trường hợp cháy, trong đó 04 trường hợp cháy thực bì dưới tán rừng với diện tích 2,9 ha; 01 vụ cháy tại ban quản lý rừng phòng hộ Tuy Phong đang tiếp tục theo dõi, đánh giá tình hình diễn biến thiệt hại sau cháy; 01 vụ cháy 2,4 ha tại rừng trồng tại huyện Hàm Thuận Nam.
- Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Tăng cường triển khai các hoạt động tuần tra, kiểm tra, truy quét chống phá rừng trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn, tập trung tại các điểm nóng và vùng giáp ranh các tỉnh; tính đến ngày 15/3/2024, đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý 69 vụ vi phạm (tăng 16 vụ so cùng kỳ), xử lý vi phạm hành chính 43 vụ, tịch thu 63 m3 gỗ các loại; toàn tỉnh xảy ra 01 vụ lấn, chiếm đất rừng với diện tích 0,5 ha tại huyện Hàm Thuận Nam (tăng 01 vụ so với cùng kỳ).
4. Thủy sản
* Nuôi trồng thủy sản:
- Diện tích nuôi trồng thủy sản trong tháng ước đạt 213 ha, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2024 ước đạt 636,2 ha, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước (trong đó diện tích nuôi cá đạt 460 ha, tăng 2%; diện tích nuôi tôm đạt 163 ha, tăng 4,5% so với cùng kỳ).
- Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tháng ước đạt 664,4 tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2024 ước đạt 1.976 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023 (trong đó cá các loại ước đạt 890,8 tấn, tăng 3,1%; tôm nuôi nước lợ ước đạt 1.042,4 tấn, tăng 1,8%). Trong tháng ngành chức năng phối hợp với các địa phương tăng cường công tác hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra, giám sát môi trường và chú ý phòng trừ dịch bệnh tại các vùng nuôi thủy sản; tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định.
* Sản lượng khai thác:
Từ những tháng đầu năm, tình hình thời tiết và ngư trường tương đối thuận lợi, tàu thuyền hoạt động khai thác trở lại sau Tết nguồn lợi cá cơm xuất hiện rãi rác tạo điều kiện cho các tàu nghề vây cá nổi nhỏ, nghề pha xúc đánh bắt. Ngư trường khai thác chủ yếu tập trung tại vùng biển ven bờ và vùng lộng trong tỉnh, khu vực phía nam đảo Phú Quý, Côn Sơn, quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK.
Trong tháng, sản lượng khai thác ước đạt 16.895 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2024 ước đạt 49.562 tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước (trong đó khai thác biển ước đạt 49.408,2 tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước). Trong hoạt động khai thác trên ngư trường biển, các đội tàu khai thác xa bờ được quản lý chặt chẽ; thực hiện nghiêm quy định cấm phát triển nghề lưới kéo dưới mọi hình thức, tuân thủ hạn ngạch số lượng giấy phép khai thác tại vùng khơi theo công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
* Sản xuất giống thủy sản: Hoạt động sản xuất tôm giống gắn với công tác kiểm dịch, phân tích xét nghiệm mẫu được duy trì thường xuyên; tăng cường quản lý chất lượng tôm giống giữ vững chất lượng và thương hiệu tôm giống Bình Thuận trên thị trường. Trong tháng sản xuất tôm giống ước đạt 1,9 tỷ con, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024 ước đạt 5,6 tỷ con, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 3 tháng qua các năm
* Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tập trung thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; khắc phục tồn tại, hạn chế trong chống khai thác IUU theo ý kiến kết luận của Đoàn Thanh tra Ủy ban Châu Âu; tiếp tục phát huy hiệu quả hệ thống giám sát hành trình trong giám sát, ngăn chặn tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển, giám sát tàu cá ra, vào cảng, bốc dỡ sản phẩm, truy xuất nguồn gốc thủy sản và thực thi pháp luật về khai thác IUU theo đúng quy định. Tính đến ngày 15/3/2024, trên địa bàn tỉnh không xảy ra trường hợp tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ; về vi phạm nguồn lợi thủy sản đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 10 trường hợp.
5. Công tác ứng dụng KHCN và khuyến nông vào sản xuất
Tổ chức hội thảo, nghiệm thu một số mô hình khuyến nông năm 2023 chuyển sang với nhiều mô hình mới như: Mô hình trồng thâm canh cây Hoài Sơn (quy mô 1,35 ha, hiện nay cây nẩy mầm được 5cm, lá và chồi sinh trưởng, phát triển bình thường); Mô hình trồng thâm canh cây Đinh lăng theo liên kết chuỗi (quy mô 7,4 ha, hiện nay cây sinh trưởng và phát triển bình thường, cây phát triển nhiều chồi, chiều cao bình quân 38cm); Mô hình thâm canh Sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP (quy mô 40 ha, hiện nay cây sinh trưởng phát triển bình thường, đang giai đoạn ra nụ, nở hoa và đậu trái); Mô hình sản xuất lúa SRI theo hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP (quy mô 25 ha tại xã Hồng Liêm, hiện nay lúa đang ở giai đoạn đón đòng, sinh trưởng và phát triển bình thường; tại xã Hàm Phú năng suất lúa tươi đạt 5,5 tạ/ha, lợi nhuận trên 20 triệu, cao hơn so với sản xuất đại trà trên 7 triệu)... Đồng thời, xây dựng chương trình khuyến nông năm 2024. Tập trung sản xuất và cung ứng lúa giống nguyên chủng, xác nhận, giống cây ăn quả và lợn giống chất lượng tốt phục vụ nhu cầu sản xuất của nhân dân.
II. Công nghiệp; đầu tư và xây dựng; đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tư
1. Công nghiệp
Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp ước tháng 3 và quý I/2024 với mức tăng khá so với cùng kỳ. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng với mức thấp; ngành sản xuất và phân phối điện tiếp tục tăng cao, góp phần lớn cho mức tăng chung toàn ngành công nghiệp.
1.1. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP): Trong tháng ước tăng cao 25,4% so với tháng trước và tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng giảm 17,2%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 1,1%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 8,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6%.
Tính chung quý I/2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành công nghiệp khai khoáng giảm 18,3%, giảm do cùng kỳ khai thác đá cát sỏi làm tuyến đường cao tốc; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 1,4%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 17,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,9%.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) trong tháng ước đạt 3.868,8 tỷ đồng, tăng 18,1% so với tháng trước và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024 ước đạt 10.546,8 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: công nghiệp khai khoáng đạt 464,6 tỷ đồng, giảm 17,3%; công nghiệp chế biến chế tạo đạt 4.796,1 tỷ đồng, tăng 2,4%; sản xuất và phân phối điện đạt 5.218,7 tỷ đồng, tăng 17,9%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 67,4 tỷ đồng, tăng 5,7%.
1.2. Chỉ số tiêu thụ: Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng ước tăng 8,6% so với tháng trước và giảm 21,2% so với cùng kỳ; quý I/2024 chỉ số tiêu thụ giảm 17,6% so với cùng kỳ. Các ngành có chỉ số tiêu thụ quý I/2024 tăng như: Sản xuất đồ uống tăng 10,8%; sản xuất trang phục tăng 2,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 8,9%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 92,8%. Các ngành có chỉ số tiêu thụ quý I/2024 giảm như: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 29,8; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 6,1%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 25,2%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 15%; In, sao chép bản ghi các loại giảm 5,2%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hóa chất giảm 3,5%;…
1.3. Chỉ số tồn kho: Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng ước tăng 11,6% so với tháng trước và giảm 21,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 17%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 80,1%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 38,8%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 89,4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 16%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 18,8%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 57,6%. Ngược lại cũng có ngành tăng như: Sản xuất đồ uống tăng 23,4%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 12,2%.
1.4. Chỉ số sử dụng lao động: Chỉ số sử dụng lao động tháng 3/2024 tăng 5,74% so cùng kỳ. Quý I/2024 tăng 5,70% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,72%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,27%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 0,94%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,40%. Theo loại hình doanh nghiệp, chỉ số sử dụng lao động quý I/2024 của khối doanh nghiệp nhà nước giảm 4,40% so với cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 4,00%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,70%.
1.5. Một số sản phẩm chủ yếu
Các sản phẩm sản xuất quý I/2024 tăng so với cùng kỳ gồm: Thủy sản đông lạnh tăng 12,2%; thủy sản khô tăng 15,4%; nước khoáng (không tính nước khoáng tinh khiết) tăng 8,4%; quần áo may sẵn tăng 0,9%; gạch các loại tăng 6,3%; nước máy sản xuất tăng 1,2%; điện sản xuất tăng 18,1%; đồ gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 80. Sản phẩm giảm gồm: Cát sỏi các loại giảm 19,5%; đá khai thác giảm 12,5%; muối hạt giảm 63%; hạt điều nhân giảm 51,8%; sơ chế mũ cao su giảm 1,8%; thức ăn gia súc giảm 36,3%; giày, dép các loại giảm 16,8%. nước mắm giảm 4,5%.
1.6. Tình hình xu hướng sản xuất kinh doanh ngành chế biến, chế tạo: Sản xuất kinh doanh quý I/2024 so với quý trước: Qua khảo sát các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến chế tạo cho thấy có 28,4% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn quý trước; 31,3% đánh giá khó khăn và 40,3% số doanh nghiệp cho rằng ổn định.
Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý I/2024, có 29,8% doanh nghiệp đánh giá do nhu cầu thị trường trong nước hấp; 19,3% doanh nghiệp cho rằng thiếu nguyên nhiên vật liệu; 14% doanh nghiệp cho rằng do gặp khó khăn về tài chính; 14% doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh trong nước cao; 14% doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 3,5% doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao; 1,8% doanh nghiệp cho rằng lãi xuất vay vốn cao và có 1,8% doanh nghiệp đánh giá lý do chính sách pháp luật của nhà nước; 1,8% không tuyển dụng được lao động heo yêu cầu.
Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2024 so với quý I/2024: Có 87,6% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn 53,7% doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt hơn, 23,9% doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định); 22,4% dự báo khó khăn hơn.
1.7. Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp
Trong quý I/2024, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu công nghiệp nhìn chung ổn định. Hiện nay các khu công nghiệp có 66 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (gồm 44 dự án có vốn trong nước và 22 dự án có vốn đầu tư nước ngoài). Có 27 cụm công nghiệp được thành lập, trong đó có 15 cụm công nghiệp đã và đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng. Doanh thu quý I/2024 của các doanh nghiệp khu công nghiệp ước đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, đạt 25% kế hoạch năm.
2. Đầu tư và xây dựng
2.1. Đầu tư
Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng ước đạt 211,1 tỷ đồng, tăng 21,8% so với tháng trước và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 568,4 tỷ đồng, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 11,2% so với kế hoạch. Trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 496,1 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 11,2% so với kế hoạch (trong đó: nguồn vốn nước ngoài (ODA) đạt 3,9 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ, đạt 2% so với kế hoạch và nguồn vốn xổ số kiến thiết đạt 165,4 tỷ đồng tăng 1,5% so với cùng kỳ và đạt 9,2% so với kế hoạch); vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 67,4 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 11,6% so với kế hoạch; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 4,9 tỷ đồng, giảm 28,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 8,1% so với kế hoạch.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội thực hiện trên địa bàn trong quý I/2024 ước đạt 9.075,4 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn nhà nước trên địa bàn đạt 1.489,7 tỷ đồng tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 16,4% trong tổng nguồn vốn; vốn ngoài nhà nước trên địa bàn đạt 6.967,2 tỷ đồng tăng 10,2% so với cùng kỳ, chiếm 76,8% trong tổng vốn; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 618,5 tỷ đồng tăng 11,2% so với cùng kỳ, chiếm 6,8%.
Tổng vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 ước thực hiện giải ngân đến hết quý I/2024 là 578.744 triệu đồng, đạt 11,38% kế hoạch.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn quý I năm 2023, 2024
* Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh
- Kè bờ tả sông Cà Ty (đoạn từ cầu Dục Thanh đến đường Ung Văn Khiêm), thành phố Phan Thiết: Dự án thuộc nhóm B, có tổng mức đầu tư khoảng hơn 486 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện dự án 04 năm, giai đoạn 2021-2025 và chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030, hiện vẫn chưa thi công, tiến độ thực hiện phụ thuộc vào tiến độ dự án Chung cư sông Cà Ty. Kế hoạch năm 2024 bố trí 1,0 tỷ đồng để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, dự án từ nguồn vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và vốn vượt thu. Phấn đấu hoàn thành trong năm 2025.
- Cảng hàng không Phan Thiết (hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT): Hiện nay tiến độ dự án triển khai thi công các hạng mục xây dựng các hạng mục quân sự và đường cất hạ cánh được đẩy nhanh. Riêng hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT do điều chỉnh quy mô từ sân bay cấp 4C lên cấp 4E nên phải thực hiện lại thủ tục chủ trương đầu tư. Hiện tỉnh đã chỉ đạo việc kết thúc hợp đồng dự án đã ký kết với Công ty cổ phần Rạng Đông để triển khai thủ tục lựa chọn lại nhà đầu tư theo quy định, đồng thời mời đơn vị kiểm toán độc lập đánh giá xác định giá trị đầu tư của công ty xem xét hoàn trả các chi phí. Dự án đã hoàn thành toàn bộ mặt bằng sân bay 542 ha, đài dẫn đường và một số hạng mục liên quan, hiện dự án đang triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số hạng mục bổ sung.
- Dự án công viên Hùng Vương - công viên sinh thái ngập nước: Dự án đang chuẩn bị đầu tư, kế hoạch vốn năm 2024 là 1,0 tỷ đồng.
- Làm mới đường trục ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết - Kê Gà: Dự án đã được tỉnh phê duyệt, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ và vốn ngân sách tỉnh. Kế hoạch vốn năm 2024 là 250,0 tỷ đồng. Dự án thi công đạt khoảng 66% khối lượng hợp đồng. Lũy kế giải ngân vốn từ đầu dự án đến nay 844,5 tỷ đồng. Lũy kế giá trị thực hiện đến nay 845,2 tỷ đồng.
- Cầu Văn Thánh, thành phố Phan Thiết: Đã khởi công ngày 30/12/2022, dự kiến hoàn thành ngày 19/12/2024. Dự án thi công đạt khoảng 43% khối lượng hợp đồng. Kế hoạch vốn giai đoạn 2021 - 2025 là 225 tỷ đồng (ngân sách Trung ương). Lũy kế vốn giai đoạn 2021 - 2023 là 125,1 tỷ đồng; trong đó: Kế hoạch vốn năm 2024 là 100 tỷ đồng, đến nay giải ngân 1.974 triệu đồng. Lũy kế giải ngân vốn từ đầu dự án đến nay 68.445 triệu đồng. Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, tiến độ chậm. Công tác thi công tại công trường gặp khó khăn phải điều chỉnh biện pháp thi công để phù hợp với tình hình vướng mắc của mặt bằng và điều kiện thực tế của nhà thầu.
- Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Phú Quý (Giai đoạn 2): Kế hoạch vốn giai đoạn 2021 - 2025 là 450 tỷ đồng; vốn năm 2022 là 1,150 tỷ đồng, giải ngân đến ngày 31/01/2023 đạt 100%; kế hoạch vốn năm 2023 là 50 tỷ đồng, hiện nay đã giải ngân 927 triệu đồng. Kế hoạch vốn năm 2024 là 150 tỷ đồng.
- Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam: Dự án gồm 3 hạng mục hồ chứa với dung tích 51 triệu m3, công trình đầu mối và hệ thống kênh dẫn nước. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 874 tỷ đồng (tăng gần 290 tỷ đồng so với phê duyệt ban đầu, gồm ngân sách trung ương 520 tỷ đồng và ngân sách địa phương 354 tỷ đồng). Trong phần ngân sách Trung ương có 47,3 tỷ đồng vốn dự phòng được gia hạn giải ngân đến hết 31/12/2023, đây là vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh. Kế hoạch năm 2024 vốn ngân sách Trung ương 300 tỷ đồng. Hiện đơn vị tư vấn đang hoàn chỉnh các nội dung trong hồ sơ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, sau đó sẽ lập phương án khai thác, đấu giá, lựa chọn nhà thầu và khởi công xây dựng. Dù còn nhiều khó khăn về thời gian hoàn thiện thủ tục nhưng tỉnh sẽ quyết tâm đảm bảo tiến độ dự án đề ra, dự kiến đến quý II/2024 sẽ khởi công và hoàn thành sau một năm rưỡi để cấp nước cho dân.
- Chung cư sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết: Tổng mức đầu tư của dự án 799 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm hơn 577 tỷ đồng, chi phí dự phòng 72 tỷ đồng. Giai đoạn tháng 5 - 8/2023 dự án sẽ hoàn thành các thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng; từ tháng 10/2023 - 9/2024 thi công xây dựng. Giai đoạn tháng 10 - 12/2024 vận hành thử nghiệm và tháng 01/2025 đi vào hoạt động.
2.2. Xây dựng
Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý I/2024 (theo giá hiện hành) ước đạt 3.957,8 tỷ đồng, tăng 9,5% so cùng kỳ. Trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước ước đạt 52,8 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 1,3%), tăng 8,0% so với cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 2.900,2 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 73,3%), tăng 9,4% so với cùng kỳ; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 35,7 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 0,9%), tăng 3,1% so với cùng kỳ; loại hình kinh tế khác ước đạt 969,1 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 24,5%), tăng 10,1% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý I/2024 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 2.941 tỷ đồng, tăng 12,7% so cùng kỳ. Trong đó công trình nhà ở đạt 748,7 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ; công trình nhà không để ở đạt 379,5 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ; công trình kỹ thuật dân dụng 964,5 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 205,9 tỷ đồng, giảm 6,7% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng chia theo loại công trình
quý I năm 2023, 2024 (theo giá so sánh 2010)
* Xu hướng sản xuất ngành xây dựng
Hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp xây dựng quý I/2024 so quý IV/2023: Có 33,3% doanh nghiệp nhận định hoạt động thuận lợi hơn, 28,6% doanh nghiệp nhận định hoạt động ổn định và 38,1% doanh nghiệp nhận định hoạt động khó khăn hơn. Dự báo quý II/2024 so với quý I/2024, các doanh nghiệp xây dựng nhận định hoạt động SXKD tốt lên với 28,6% doanh nghiệp dự báo thuận lợi hơn; 47,6% nhận định ổn định và 23,8% dự báo khó khăn hơn. Chỉ số cân bằng chung đánh giá tổng quan xu hướng SXKD quý I/2024 so với quý IV/2023 giảm 4,8%. Chỉ số cân bằng chung quý II/2024 so với quý I/2024 giảm 4,8%.
3. Đăng ký kinh doanh
Trong tháng (từ ngày 25/02 - 25/3/2024), có 123 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 44 đơn vị trực thuộc), tăng 39,8% so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký mới 508,5 tỷ đồng, giảm 38,7%; đã giải thể 20 doanh nghiệp (trong đó có 15 đơn vị trực thuộc), tăng 11,1% so với cùng kỳ; tạm ngừng hoạt động 29 doanh nghiệp (trong đó có 13 đơn vị trực thuộc), tăng 26,1% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 17 doanh nghiệp (có 04 đơn vị trực thuộc), tăng 6,3% so với cùng kỳ; đăng ký thay đổi 138 doanh nghiệp (trong đó có 23 đơn vị trực thuộc), giảm 34,6%. Quý I/2024 (từ ngày 01/01 - 25/3/2024) có 282 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó có 116 đơn vị trực thuộc), giảm 13,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký 1.256 tỷ đồng, giảm 44,7%; có 126 doanh nghiệp hoạt động trở lại (trong đó có 25 đơn vị trực thuộc), tăng 12,5%; tạm ngừng hoạt động 359 doanh nghiệp (trong đó có 73 đơn vị trực thuộc), tăng 35%; số doanh nghiệp đăng ký thay đổi 364 doanh nghiệp (trong đó có 62 đơn vị trực thuộc), giảm 0,5%; số doanh nghiệp đã giải thể 114 doanh nghiệp (trong đó có 85 đơn vị trực thuộc), tăng 50%.
Trong tháng đã xử lý giải thể 13 chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Quý I/2024 đã thông báo cảnh báo 40 trường hợp doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký; thông báo vi phạm 23 trường hợp doanh nghiệp hoạt động tại địa chỉ đăng ký trên 01 năm; xử lý “mở khóa” hoạt động trở lại 07 trường hợp sau khi cơ quan thuế chấp thuận và doanh nghiệp có báo cáo giải trình; xử lý giải thể 72 chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
4. Đăng ký đầu tư
Trong tháng trên địa bàn tỉnh không có dự án được cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; không có dự án điều chỉnh, dự án khởi công xây dựng, dự án chấm dứt hợp đồng và có 02 dự án đi vào hoạt động kinh doanh. Quý I/2024 trên địa bàn tỉnh có 02 dự án được cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký 61 tỷ đồng; điều chỉnh 01 dự án; không có dự án khởi công xây dựng, 01 dự án chấm dứt hợp đồng và 02 dự án đi vào hoạt động kinh doanh. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được thực hiện, công tác hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm và chú trọng.
Trong khuôn khổ Lễ công bố Quy hoạch tỉnh, UBND tỉnh đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án với tổng vốn đầu tư gần 2.100 tỷ đồng; trao bảng ghi nhớ đăng ký đầu tư cho 7 nhà đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 127.000 tỷ đồng trên nhiều lĩnh vực.
III. Thương mại; giá cả; du lịch; xuất nhập khẩu; giao thông vận tải
1. Thương mại
Sau tết Nguyên đán, tình hình thương mại của tỉnh đã trở lại bình thường, hoạt động du lịch vẫn thu hút được lượng khách đến vui chơi nghỉ dưỡng nhưng lượng khách đến giảm so với tháng trước. Tuy nhiên tính chung quý I/2024 dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ tăng 18,9%, lượng khách du lịch tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kinh doanh vận tải ổn định đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá kịp thời.
Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ trong tháng đạt 8.473,5 tỷ đồng, giảm 5,6% so với tháng trước và tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt 5.626,8 tỷ đồng, giảm 3,9% so với tháng trước và tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước (nhóm lương thực, thực phẩm dự ước đạt 2.960,7 tỷ đồng, giảm 4,2% so với tháng trước và tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng may mặc dự ước đạt 220,3 tỷ đồng, giảm 8,8% so với tháng trước và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình dự ước 444,1 tỷ đồng giảm 6,3% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước và nhóm hàng hoá khác dự ước đạt 258,9 tỷ đồng, giảm 3,2% so với tháng trước và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu các ngành dịch vụ trong tháng ước đạt 2.846,7 tỷ đồng, giảm 8,9% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng các hoạt động vui chơi giải trí hoạt động ổn định phục vụ cho người dân địa phương và du khách.
Quý I/2024 tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra bình thường, giá cả một số mặt hàng thiết yếu ổn định. Hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi cũng như tại các chợ đa dạng về chủng loại, mẫu mã, lượng hàng hóa cung cấp đủ cho nhu cầu của người dân. Thị trường không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ quý I/2024, ước đạt 26.571 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 17.680 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu các ngành dịch vụ ước đạt 8.891 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ
quý I qua các năm 2023, 2024
* Công tác quản lý thị trường
Trong quý I/2024, Cục quản lý thị trường đã tăng cường đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đã kiểm tra 77 vụ, phát hiện và xử lý 41 vụ vi phạm về các hành vi: kinh doanh hàng hóa nhập lậu, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm trong kinh doanh; giá trị hàng hóa vi phạm là 922,4 triệu đồng. Tổng thu nộp ngân sách nhà nước là 639,4 triệu đồng (trong đó tiền xử phạt vi phạm hành chính là 592,8 triệu đồng, tiền bán hàng hóa tịch thu là 46,6 triệu đồng).
2. Giá cả
2.1. Giá tiêu dùng
2.1.1. Tình hình biến động giá tiêu dùng tháng 3 năm 2024
Sau Tết Nguyên Đán, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân ở các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng may mặc giảm so tháng trước; giá dầu trong nước giảm theo giá nhiên liệu thế giới, đây là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm so với tháng trước. CPI tháng 3/2024 giảm 0,49% so với tháng trước, tăng 3,36% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,32% so với tháng 12 năm trước.
So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 06 nhóm hàng tăng giá: Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,18%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,11%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; Bưu chính viễn thông tăng 0,02%; Giáo dục tăng 0,02%; Thuốc và dịch vụ y tế 0,01%. Có 05 nhóm hàng giảm giá: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,17%; May mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,72%; Giao thông giảm 0,20%; Đồ uống và thuốc lá giảm 0,13%; Hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,05%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 và 3 tháng các năm
giai đoạn 2020-2024 (%)
2.1.2. Chỉ số giá tiêu dùng quý I năm 2024
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I/2024 tăng 3,32% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2024 so cùng kỳ năm trước (%)
* Các yếu tố làm tăng CPI quý I/2024
- Giá lương thực quý I/2024 tăng 25,11% so quý trước, trong đó giá gạo tăng mạnh 30,49%, nguyên nhân do tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao.
- Giá các mặt hàng thực phẩm quý I/2024 tăng 1,44% so với cùng kỳ năm trước, do giá các mặt hàng gia cầm, giá thịt chế biến, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống, giá rau tươi các loại, giá quả tươi tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán.
- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng quý I/2024 tăng 6,23% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt thép, gạch các loại, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng.
- Chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt quý I/2024 tăng 12,43% so với cùng kỳ năm trước, do nhu cầu sử dụng điện tăng; ngày 04/5/2023 và ngày 09/11/2023 EVN điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Vì vậy, so cùng kỳ năm trước giá điện tăng cao.
- Giá xăng quý I/2024 tăng 1,03% so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng 2.260 đồng/lít so cùng kỳ năm trước, do ảnh hưởng điều chỉnh giá xăng trong nước tăng theo giá thế giới.
- Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá; hàng may mặc, mũ nón, giày dép và các thiết bị đồ dùng gia đình tăng cao trong dịp Tết, cùng với nguyên liệu đầu vào và chi phí sản xuất tăng nên các nhà cung ứng tăng giá bán sản phẩm, quý I/2024 chỉ số giá các nhóm này lần lượt tăng 3,45%, 2,82% và 5,07% so với cùng kỳ năm 2023.
* Một số nguyên nhân làm giảm CPI quý I/2024
- Học phí giáo dục giảm 26,03% so với cùng kỳ năm trước, do tại địa phương năm học 2023-2024 vẫn thực hiện thu tiền học phí theo Nghị quyết 03/2023/NQ-HĐND ngày 09/5/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận.
- Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, bình quân quý I/2024 giá gas giảm 9,93% so với cùng kỳ năm trước.
2.2. Tình hình biến động giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, giá sản xuất công nghiệp và giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất
Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2024 tăng 4,4% so với quý trước và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 3,2% so quý trước và tăng 9,4% so cùng kỳ năm trước; chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 1,2% so với quý trước và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình thị trường hàng hóa trong nước, nguồn cung hàng hóa được bảo đảm, tuy nhiên giá tăng giảm đan xen nhau.
Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất quý I/2024 tăng 1,2% so với quý trước và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,5% so quý trước và giảm 4,5% so cùng kỳ năm trước; chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,1% so quý trước và tăng 6% so cùng kỳ năm trước; chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho xây dựng tăng 0,9% so quý trước và tăng 0,8% so cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng 3,2% so với quý trước, tăng 9,4% so cùng quý năm trước.
3. Hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh sau tết Nguyên đán giảm so với tháng trước; tuy nhiên tính chung quý I/2024 lượng khách du lịch tăng 6,41% so với cùng kỳ năm trước. Các cơ sở kinh doanh ăn uống, các khu vui chơi giải trí vẫn hoạt động xuyên suốt phục vụ cho người dân và du khách.
Lượng khách du lịch trong tháng ước đạt 710,8 ngàn lượt khách, giảm 11,7% so tháng trước và tăng 3,5% so với tháng cùng kỳ năm trước (trong đó lượt khách phục vụ trong ngày ước đạt 23,4 ngàn lượt khách, giảm 8,6% so với tháng trước và tăng 57,7% so với cùng kỳ năm trước); ngày khách phục vụ ước đạt 1.350,7 ngàn ngày khách, giảm 11,4% so với tháng trước và tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Dự ước khách quốc tế trong tháng đạt 34,2 ngàn lượt khách, giảm 20,4% so với tháng trước và tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước; ngày khách phục vụ dự ước đạt 140,8 ngàn ngày khách, giảm 17,5% so với tháng trước và tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024 lượng khách du lịch ước đạt 2.168,6 ngàn lượt khách, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước; ngày khách phục vụ ước đạt 4.132,4 ngàn ngày khách, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách quốc tế 121,9 ngàn lượt khách, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ lưu trú trong tháng ước đạt 428,1 tỷ đồng, giảm 14,1% với tháng trước và giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ ăn uống ước đạt 1.337,3 tỷ đồng, giảm 2,1% so với tháng trước và tăng 0,6 % so với cùng kỳ năm trước; hoạt động lữ hành hỗ trợ du lịch ước đạt 17,2 tỷ đồng, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024 doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 1.346,6 tỷ đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ ăn uống ước đạt 4.057,5 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước; hoạt động lữ hành hỗ trợ du lịch ước đạt 46,9 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu từ hoạt động du lịch trong tháng ước đạt 1.873,6 tỷ đồng giảm 11% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; Quý I/2024 ước đạt 5.701,5 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.
4. Xuất nhập khẩu
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 60,2 triệu USD, tăng 58,1% so với tháng trước và giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó nhóm hàng thủy sản ước đạt 17 triệu USD, tăng 93,8% so với tháng trước và giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản ước đạt 1,18 triệu USD, tăng 94,7% so với tháng trước và giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng hóa khác ước đạt 42,1 triệu USD, tăng 46,5% so với tháng trước và giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 158,3 triệu USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó nhóm hàng thủy sản ước đạt 46,4 triệu USD, tăng 0,5%; nhóm hàng nông sản ước đạt 1,9 triệu USD, giảm 44,6% (riêng mặt hàng thanh long ước đạt 1,8 triệu USD, giảm 19,7%); nhóm hàng hóa khác ước đạt 110 triệu USD, tăng 4,1%.
+ Xuất khẩu trực tiếp quý I/2024 ước đạt 155,8 triệu USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Một số thị trường chủ yếu như: Nhật Bản (mặt hàng thủy sản, hàng dệt may), Đài Loan (mặt hàng bộ quần áo, mực tươi), Hàn Quốc (mặt hàng mực khô, mực tươi, cá tươi), Côlômbia (mặt hàng giày dép, mực tươi), Mỹ (mặt hàng giày dép, sản phẩm giấy, hàng thủy sản), Canada (mặt hàng giày dép, sản phẩm giấy).
+ Ủy thác xuất khẩu quý I/2024 ước đạt 2,5 triệu USD, tăng gấp 10,2 lần so với cùng kỳ năm trước.
- Kim ngạch nhập khẩu trong tháng ước đạt 124,5 triệu USD, tăng 41,9% so với tháng trước và giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024 ước đạt 300,5 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Chủ yếu là nhập khẩu thức ăn gia súc, nguyên liệu dệt may, da giày, giấy...
5. Hoạt động vận tải
Hoạt động vận tải quý I/2024 diễn ra khá nhộn nhịp. Trong quý có nhiều ngày lễ (Tết dương lịch, kỳ nghỉ tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Giáp Thìn, ngày Quốc tế phụ nữ 08/3) thu hút nhiều người dân, khách du lịch trong tỉnh và ngoài tỉnh đi lại nghỉ ngơi vui chơi, bên cạnh đó nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ người dân cũng tăng theo.
- Vận tải hành khách:
+ Lượt khách vận chuyển trong tháng ước đạt 1.393,8 nghìn HK, giảm 1,7% so với tháng trước và tăng 39,7% so với cùng kỳ năm trước; lượt khách luân chuyển ước đạt 138.401,5 nghìn HK.Km, giảm 3,3% so với tháng trước và tăng 37,3% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024, lượt khách vận chuyển ước đạt 3.399,8 nghìn HK, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước; lượt khách luân chuyển ước đạt 380.220,5 nghìn HK.Km, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
+ Xét theo lĩnh vực, trong tháng lượt khách vận chuyển hành khách đường bộ đạt 1.373,5 nghìn HK, giảm 1,6% so với tháng trước và tăng 40,3% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2024 ước đạt 3.340,8 nghìn HK, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Vận chuyển hành khách đường thủy đạt 20,2 nghìn HK, giảm 10,7% so với tháng trước và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2024 ước đạt 58,9 nghìn HK, tăng 20,9% so với cùng kỳ. Luân chuyển hành khách đường bộ đạt 136.332,3 nghìn HK.km, giảm 3,3% so với tháng trước và tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2024 ước đạt 374.500 nghìn HK.Km, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Luân chuyển hành khách đường thủy đạt 2.06,2 nghìn HK.Km, giảm 4,8% so với tháng trước và tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2024 ước đạt 5.720,6 nghìn HK.Km và tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước.
- Vận tải hàng hóa:
+ Khối lượng vận chuyển trong tháng ước đạt 577,4 nghìn tấn, giảm 3,4% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng luân chuyển ước đạt 50.527,5 nghìn tấn.Km, giảm 9% so với tháng trước và tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024, khối lượng vận chuyển ước đạt 1.697,7 nghìn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng luân chuyển ước đạt 157.747,0 nghìn tấn.Km, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước.
+ Xét theo lĩnh vực, trong tháng khối lượng vận chuyển hàng hóa đường bộ đạt 575,8 nghìn tấn, giảm 3,4% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2024 ước đạt 1.693,2 nghìn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Vận chuyển hàng hóa đường thủy đạt 1,6 nghìn tấn, giảm 4,8% so với tháng trước, tăng 66,5% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2024 ước đạt 4,4 nghìn tấn, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Luân chuyển hàng hóa đường bộ đạt 50.369,9 nghìn tấn.Km, giảm 9% so với tháng trước và tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2024 ước đạt 157.300 nghìn tấn.Km, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước. Luân chuyển hàng hóa đường thủy đạt 157,6 nghìn tấn.Km, giảm 6,2% so với tháng trước, tăng 50% so cùng kỳ năm trước; quý I/2024 ước đạt 447,0 nghìn tấn.Km và tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước.
- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi trong tháng ước đạt 287,1 tỷ đồng, giảm 2,3% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024 ước đạt 833,6 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu vận tải hành khách ước đạt 356,1 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 376,2 tỷ đồng, tăng 12,7%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 99,2 tỷ đồng, tăng 46,2%; doanh thu bưu chính, chuyển phát ước đạt 2,1 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua cảng quốc tế Vĩnh Tân trong tháng ước đạt 125 ngàn tấn. Trong đó: xuất cảng 75 ngàn tấn (tro bay, cát xỉ than, muối xá, quặng); nhập cảng 50 ngàn tấn (xi măng, cao lanh, máy móc, muối xá).
Doanh thu hoạt động vận tải quý I các năm 2022, 2023, 2024
IV. Thu, chi ngân sách; hoạt động tín dụng
1. Thu, chi ngân sách
Ước thu ngân sách trong tháng đạt 798 tỷ đồng, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024 ước đạt 2.906,5 tỷ đồng, đạt 29,1% dự toán năm và tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nội địa 2.645,7 tỷ đồng, đạt 29,4% dự toán năm, tăng 10,2%. Trong tổng thu ngân sách gồm: thu thuế, phí và thu khác 2.401,1 tỷ đồng, đạt 31,6% dự toán năm, tăng 5,2%; thu tiền nhà, đất 244,7 tỷ đồng, đạt 17,4% dự toán năm, tăng gấp 2,1% (trong đó thu tiền sử dụng đất 119,9 tỷ đồng, đạt 10% dự toán năm, tăng 21,42% so với cùng kỳ năm trước); thu thuế xuất nhập khẩu 260,7 tỷ đồng, đạt 26,2% dự toán toán năm và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng khối huyện, thị xã, thành phố kết quả thu trong tháng ước đạt 364,3 tỷ đồng; quý I/2024 kết quả thu đạt 1.174,4 tỷ đồng, đạt 34,4% dự toán năm, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 05/10 địa bàn thu ngân sách ước tăng so với cùng kỳ: Phan Thiết 552,3 tỷ đồng (đạt 40,4% dự toán, tăng 54,4%), La Gi 78,5 tỷ đồng (đạt 41,1% dự toán, tăng 27,3%), Hàm Thuận Bắc 117,2 tỷ đồng (đạt 31,5% dự toán, tăng 26,3%), Đức Linh 69 tỷ đồng (đạt 54,7% dự toán, tăng 7%), và Phú Quý thu 10,3 tỷ đồng (đạt 44,9% dự toán, tăng 44,9%); có 05/10 địa bàn thu ngân sách giảm so với cùng kỳ: Tuy Phong 72,9 tỷ đồng (đạt 21,6% dự toán, giảm 13,5%); Bắc Bình 91,3 tỷ đồng (đạt 23,1% dự toán, giảm 36%); Hàm Thuận Nam 96,5 tỷ đồng (đạt 31,7% dự toán, giảm 7%); Hàm Tân 61,1 tỷ đồng (đạt 32% dự toán, giảm 19,1%); Tánh Linh 25,1 tỷ đồng (đạt 24,2% dự toán, giảm 22,3%).
Thu ngân sách nhà nước quý I qua các năm 2023, 2024
Chi ngân sách đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu chi lương và hoạt động thường xuyên của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, chi đầu tư phát triển; chi cho các nhiệm vụ trọng tâm; chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tổng chi quý I/2024 ước đạt 2.484,4 tỷ đồng, trong đó chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 2.432,1 tỷ đồng (chi đầu tư phát triển 578,7 tỷ đồng, chi thường xuyên 1.853,3 tỷ đồng); chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và nhiệm vụ Trung ương giao 52,3 tỷ đồng.
2. Hoạt động tín dụng
Đến 29/02/2024, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 87.603,8 tỷ đồng, giảm 0,3% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 0,1%). Trong đó, dư nợ cho vay bằng VND đạt 86.082 tỷ đồng, chiếm 98,3% tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 54.585 tỷ đồng, chiếm 62,3% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay phân theo các mức lãi suất: lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng 6%/năm chiếm khoảng 3,5% tổng dư nợ, lãi suất từ 6-7%/năm chiếm khoảng 5,4% tổng dư nợ, lãi suất trong khoảng 7-9%/năm chiếm 30,1% tổng dư nợ; lãi suất từ 9-12%/năm chiếm khoảng 45,9% tổng dư nợ, lãi suất trên 12%/năm chiếm khoảng 15,1% tổng dư nợ. Ước đến 31/3/2024, tổng dư nợ đạt là 88.729 tỷ đồng, tăng 1% so với cuối năm 2023.
Lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng 1,7-3%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng 3-4,8%/năm; kỳ hạn từ trên 12 tháng trở lên 4,2 - 5,3%/năm; lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 4%/năm (riêng Quỹ tín dụng nhân dân 5%/năm), các lĩnh vực khác từ 8,5-3%/năm.
Vốn huy động ước đến 29/02/2024 đạt 57.145 tỷ đồng, giảm 1,4% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 0,8%). Ước đến 31/3/2024, vốn huy động đạt 58.556 tỷ đồng, tăng 1% so với cuối năm 2023. Chất lượng tín dụng đến 29/02/2024, nợ xấu nội bảng trên địa bàn 2.523,6 tỷ đồng, chiếm 2,9% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng 0,6% so với đầu năm.
Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên gắn với thực hiện các chính sách của Trung ương và địa phương, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 49.555,5 tỷ đồng, chiếm 56,6% tổng dư nợ; dư nợ cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao đạt 263,6 tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng dư nợ; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 596 tỷ đồng, chiếm 0,7% tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 15.692 tỷ đồng, chiếm 17,9% tổng dư nợ.
Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP: Tổng số tiền cho vay từ đầu chương trình là 1.075,5 tỷ đồng/120 tàu. Doanh số thu nợ từ đầu chương trình là 183 tỷ đồng. Dư nợ (nội bảng) là 60,6 tỷ đồng/21 tàu (trong đó, cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 12,2 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 47,6 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 0,7 tỷ đồng). Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 15,6 tỷ đồng/15 tàu, nợ ngoại bảng là 832 tỷ đồng/88 tàu, số tàu đã trả hết nợ là 11 tàu.
Các đối tượng chính sách vay theo các chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ cho vay đạt 4.787,7 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đạt 211,8 tỷ đồng cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đạt 1.075,7 tỷ; cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 740,3 tỷ đồng; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đạt 243,6 tỷ đồng.
Về chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP (giá trị 120 nghìn tỷ đồng) và chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản (khoảng 15 nghìn tỷ đồng): đối với gói cho vay 120.000 tỷ đồng, đã triển khai thực hiện nhưng trên địa bàn chưa có phát sinh số liệu cho vay; chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản: chương trình tín dụng này mới được triển khai và hướng dẫn thực hiện nên đến nay chưa có dư nợ phát sinh.
Đến 29/02/2024, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 1.776,5 tỷ đồng/69 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (trong đó: gốc 1.655,1 tỷ đồng, lãi 121,4 tỷ đồng); lũy kế giá trị nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 1.917,4 tỷ đồng/89 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (trong đó gốc 1.773,4 tỷ đồng, lãi 144 tỷ đồng).
Các nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, các giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện thông suốt, không có trường hợp đầu cơ, tích trữ gây rối loạn thị trường. Doanh số mua bán ngoại tệ đến tháng 02/2024 đạt 83,7 triệu USD, doanh số chi trả kiều hối đạt 27,1 triệu USD.
Đến ngày 29/02/2024, trên địa bàn có 209 máy ATM, tăng 02 máy so với đầu năm và 1.825 máy POS, giảm 23 máy so với đầu năm (nguyên nhân do có Ngân hàng rà soát thu hồi các máy POS không đạt tiêu chuẩn). Các máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển mạng lưới ATM và POS, đảm bảo hệ thống máy ATM hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt. Đến nay tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán đang còn hoạt động tại các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn là khoảng 92% và tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán đang còn hoạt động có đăng ký sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử đạt khoảng 67%.
V. Lĩnh vực Văn hoá - Xã hội
1. Hoạt động văn hóa - Thể dục thể thao
1.1 Hoạt động văn hóa
* Hoạt động tuyên truyền, cổ động: Trong quý I/2024 đã tuyên truyền, cổ động trực quan, tổ chức đợt phim Mừng Đảng - mừng Xuân Giáp Thìn 2024, kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024); các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong dịp Tết; Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029; Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; tuyên truyền Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tuyên truyền tham gia Cuộc thi sáng tác Tiểu phẩm tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh… biểu diễn phục vụ nhân dân, đồng bào vùng sâu, miền núi, thiếu nhi các huyện 22 buổi; chiếu phim lưu động 94 buổi phục vụ 23,5 ngàn lượt người xem.
* Hoạt động Thư viện: Cấp mới 260 thẻ (thiếu nhi 36 thẻ), 679.156 lượt bạn đọc (truy cập website 643.411 lượt, tại thư viện 4.021 lượt, qua youtube 9.081 lượt, khai thác sách trực tuyến 2.027 lượt, truy cập Fanpage 11.917 lượt, xe lưu động 8.699 lượt); luân chuyển 54.905 lượt sách, tài liệu (thư viện 5.927 lượt, xe lưu động 48.400 lượt, qua website 578 lượt). Sưu tầm 105 tin, bài thông tin tư liệu Bình Thuận; trưng bày giới thiệu 48 bản sách mới trên website, 514 tài liệu tuyên truyền.
* Hoạt động bảo tồn, bảo tàng: Đã đón 69.419 lượt khách đến tham quan (trong đó có 1.963 lượt khách quốc tế); phục vụ đoàn lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đến thăm; phục vụ lễ dâng hương viếng Bác nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024). Triển lãm ảnh chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với những chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng - Dục Thanh nhớ Bác”; Sưu tầm, tiếp nhận 17 hiện vật; ); tổ chức Lễ trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh “Di tích lịch sử - văn hóa Nhà tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn”; tổ chức khảo sát, thu thập tư liệu tại di tích vạn Nam Nghĩa (phường Đức Nghĩa, Phan Thiết) và Đài chiến Thắng Hoài Đức - Đức Linh (huyện Đức Linh).
1.2. Hoạt động thể thao
- Thể dục thể thao quần chúng: Trong quý I/2024, đã tổ chức sôi nổi nhiều loại hình thể thao đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, nhất là vào dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024: Tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty có 13 đội với gần 300 vận động viên tham gia; hội thi leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận mở rộng lần thứ XXVI năm 2024 với 369 vận động viên thuộc 46 đoàn tham gia; giải Chạy vượt đồi cát Mũi Né Mừng Đảng - mừng Xuân Giáp Thìn 2024 với gần 400 vận động viên tham gia; giải đua Windsurf mở rộng lần thứ 23 “the 23rd Mui Ne Fun Cup 2024”; giải đua Xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần XIII năm 2024 - Cúp Biwase; Hội khỏe Phù đổng tỉnh Bình Thuận lần thứ XVI năm 2024.
- Thể thao thành tích cao: Trong quý I/2024 đã cử các đội tuyển tham gia 02 giải thể thao với 08 huy chương (04 huy chương vàng, 03 huy chương bạc, 01 huy chương đồng). Bên cạnh đó đã cử đội tuyển Điền kinh tham dự giải vô địch quốc gia Việt dã Leo núi “Chinh phục đỉnh cao Bà Rá” lần thứ 29 năm 2024 tại tỉnh Bình Phước; Hội thi Leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận mở rộng lần thứ XXVI năm 2024.
2. Giáo dục và đào tạo
Hoạt động giáo dục ổn định, hiện nay tập trung nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục trung học, huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp. Tiếp tục thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong GDPT giai đoạn 2018-2025” (theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ).
Quý I/2024 đã tổ chức thành công Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” lần thứ XIII - năm 2024; Hội khỏe Phù Đổng lần thứ XVI nhằm phát huy tinh thần rèn luyện thể thao học đường của học sinh; tham gia Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2023-2024 tại Bắc Giang (tháng 03/2024). Đang chuẩn bị triển khai công tác cho Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 hệ công lập trường trung học phổ thông chuyên và trung học phổ thông không chuyên năm học 2024 - 2025 và kỳ thi tốt ngiệp trung học phổ thông năm 2024 theo quy định.
Kết quả học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024: Toàn tỉnh đạt 14 giải Quốc gia (03 giải Ba ở các môn: Sinh học, Địa lý, Ngữ văn và 11 giải Khuyến khích ở các môn: Hóa học, Tin học, Sinh học, Địa lý và Ngữ văn), tăng 07 giải so với năm học 2022 - 2023.
Trong quý có thêm 01 trường trung học cơ sở đạt chuẩn. Tính đến 11/3/2024, toàn tỉnh có tổng cộng 227/536 trường (đạt tỷ lệ 42,4%), cụ thể: cấp Mầm non có 59/142 trường công lập (41,5%), cấp Tiểu học có 100/238 trường (42%), cấp trung học cơ sở có 67/130 trường (51,53%), cấp trung học phổ thông có 01/26 trường (3,9%). Số lượng học sinh bỏ học trong học kỳ I năm học 2023 - 2024 giảm 0,1% so với năm học 2022 - 2023, cụ thể: tổng số học sinh bỏ học ở 03 cấp học 229 em, tỷ lệ 0,10% (02 em tiểu học, tỷ lệ 0,002%; 2024 em trung học cơ sở, tỷ lệ 0,25%; 23 em trung học phổ thông, tỷ lệ 0,06%). Nguyên nhân của tình trạng học sinh bỏ học: Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn có 09 em, tỷ lệ 3,93%; do học lực yếu kém 108 em, tỷ lệ 47,16%; do nguyên nhân khác 112 em, tỷ lệ 48,91%.
3. Y tế
Trong quý I/2024 (tính đến ngày 10/3/2024), tỉnh đẩy mạnh các biện pháp, giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; nâng cao sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đảm bảo kết nối liên thông về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định. Thực hiện tốt công tác cấp cứu và khám chữa bệnh trong các dịp lễ, Tết.
- Bệnh sốt xuất huyết (SXH): Ghi nhận 328 ca mắc trong đó có 11 ca SXH nặng, không ghi nhận trường hợp tử vong; số mắc giảm 77,9% so với cùng kỳ năm 2023 (1.487 ca mắc). Triển khai đồng bộ các hoạt động giám sát, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH trên địa bàn toàn tỉnh, các ca bệnh được quản lý chặt chẽ, cập nhật kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch.
- Bệnh tay chân miệng: Ghi nhận 67 trường hợp mắc, không ghi nhận trường hợp nghi tử vong do bệnh tay chân miệng.
- Phòng chống bệnh Lao: 340 bệnh nhân Lao các thể thu dung điều trị, đạt 19,7% so với kế hoạch năm, tương đương so với cùng kỳ năm trước; 225 bệnh nhân Lao phổi AFB (+), đạt 27% kế hoạch năm, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước.
- Phòng chống bệnh Phong: 27 ngàn lượt người được khám phát hiện bệnh phong, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2024, không phát hiện thêm bệnh nhân phong mới, tỷ lệ lưu hành 0,024/10.000 dân. Có 100% bệnh nhân phong được hướng dẫn cách phòng tránh tàn tật và tự chăm sóc tại nhà; 100% bệnh nhân phong tàn tật được chăm sóc. Hướng dẫn bệnh nhân tự trang bị vật tư phòng, chống tàn tật để sử dụng.
- Bệnh dại: Trong quý I/2024, toàn tỉnh ghi nhận 02 trường hợp mắc và tử vong do dại tại huyện Hàm Tân và thị xã La Gi.
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm: Trong quý I/2024 không có xảy ra ngộ độc thực phẩm.
4. Khoa học - công nghệ; hoạt động thông tin truyền thông
Hoạt động khoa học và công nghệ tiếp tục được chú trọng. Tiếp tục thực hiện 03 nhiệm vụ thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025. Bao gồm: (1) Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh gout từ loài địa y Roccella Montagnei trên địa bàn huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; (2) Xây dựng mô hình nhân giống dê lai và nuôi thương phẩm dê lai phù hợp với điều kiện tỉnh Bình Thuận và (3) Xây dựng mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo và mô hình trồng nấm rơm trong nhà cho các hộ dân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận. Trong đó, đã hoàn thành đánh giá nghiệm thu đối với dự án “Xây dựng mô hình nhân giống và nuôi thương phẩm dê lai hướng thịt tại tỉnh Bình Thuận”.
Hạ tầng viễn thông đáp ứng như cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông cũng như băng rộng cố định, dịch vụ di động 3G, 4G, truyền hình. Hạ tầng truyền dẫn cáp quang đến nay đảm bảo cung cấp dịch vụ đến 100% xã, phường trong tỉnh; đáp ứng nhu cầu khoảng 98% dân số, với 1.744 vị trí đặt trạm BTS đảm bảo an toàn mạng lưới thông tin, liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Rà soát sim không chính chủ, thực hiện chuẩn hóa thông tin đúng theo quy định.
Triển khai nâng cấp hoàn thiện và đưa vào sử dụng các chức năng mới trong Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; kết nối tích hợp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, trả Phiếu lý lịch tư pháp điện tử; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính một cửa điện tử với Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
5. Lao động việc làm và thực hiện các chính sách xã hội
Công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ và các đối tượng bảo trợ xã hội luôn được quan tâm; kịp thời thăm hỏi, động viên, giải quyết đúng, đầy đủ các chế độ chính sách, không để sót đối tượng.
Trong tháng, đã giải quyết việc làm cho 2.066 lao động, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới và đào tạo nghề nghiệp cho 567 người. Quý I/2024 đã giải quyết việc làm cho 6.387 lao động, đạt 31,9% so kế hoạch và tăng 29% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, cho vay vốn giải quyết việc làm cho 778 lao động, đạt 55% so với kế hoạch. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới và đào tạo nghề nghiệp cho 1.287 người, đạt 12,87% so với kế hoạch và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Quỹ Bảo trợ trẻ em vận động 720,8 triệu đồng, đạt 36% so với kế hoạch và giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trên địa bàn tỉnh có 2.110 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (trong đó: quản lý, giáo dục, lao động trị liệu và chăm sóc sức khỏe tại cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh là 371/3 nữ; tự điều trị bằng thuốc thay thế Methadone tại cơ sở y tế 662 người; 1.077 người đang được các ban, ngành, đoàn thể ở nơi cư trú quản lý giáo dục; quản lý trong tại tạm giam, nhà tạm giữ 98 người, Trường giáo dưỡng 01 người). Có 111/124 xã, phường, thị trấn có người sử dụng trái phép chất ma tuý, chiếm 89,52% số xã, phường, thị trấn.
6. Chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số
Trong quý I/2024, đã tổ chức quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và hoạt động tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản ổn định. Tỉnh đã tổ chức các đoàn đến thăm, chúc tết Đầu lúa, tết Nguyên đán Giáp Thìn, tết Ramưwan 2024 đối với các thôn, xã, chùa và các đối tượng chính sách, chức sắc, già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số gồm 32 tập thể và 90 cá nhân, với với tổng giá trị 200 triệu đồng; tết Ramư wan gồm 21 tập thể và 23 cá nhân, với tổng giá trị 94,5 triệu đồng. Cung ứng đầy đủ, kịp thời vật tư, hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất lúa nước vụ đông xuân. Ngoài ra, thực hiện các quy định chế độ hỗ trợ cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, trong quý I/2024 đã tiếp nhận và giải quyết 09 hồ sơ/133,5 triệu đồng.
7. Hoạt động bảo hiểm
Công tác giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho đối tượng thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hưởng.
Tính đến ngày 29/02/2024, toàn tỉnh có 98.369 người tham gia BHXH bắt buộc (tăng 1,9% so với cùng kỳ); có 89.905 người tham gia BHTN (tăng 2,3%); số người tham gia BHXH tự nguyện 8.848 người (giảm 7,7%); số người tham gia BHYT 1.044.082 người, bao gồm thẻ BHYT của thân nhân do Bộ Quốc phòng cung cấp là 11.405 người (tăng 1,4%); tỷ lệ bao phủ BHYT chung toàn tỉnh đạt 90% dân số (bao gồm người dân làm việc, học tập ngoài tỉnh).
Đã xét duyệt giải quyết cho 9.518 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Trong đó: 107 người hưởng các chế độ BHXH dài hạn; 1.899 người hưởng chế độ BHXH một lần; 6.628 lượt người hưởng chế độ BHXH ngắn hạn và 884 người hưởng trợ cấp BHTN. Ước quý I/2024, xét duyệt và giải quyết cho 14.847 lượt người hưởng chế độ BHXH, BHTN (Trong đó: 177 người hưởng các chế độ BHXH dài hạn; 4.064 người hưởng chế độ BHXH một lần; 9.100 lượt người hưởng chế độ BHXH ngắn hạn và 1.501 người hưởng trợ cấp BHTN).
Tổng số đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng tính đến hết tháng 02/2024 là 18.404 người. Tính đến ngày 29/02/2024, tổng số thu 414,2 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN là 223 tỷ đồng, tỷ lệ chậm đóng phải thu 7,1%, tỷ lệ chậm đóng phải tính lãi 3%; số tiền chậm đóng phải thu tăng 29,9 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước (tăng 15%). Ước quý I/2024, tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN đạt 662 tỷ đồng; tỷ lệ chậm đóng (tiền nợ) 5,5% trên tổng dự toán thu; tỷ lệ chậm đóng phải tính lãi 4,06% theo chỉ tiêu giao.
8. Tai nạn giao thông (từ 15/02 - 14/3/2024)
Số vụ tai nạn giao thông 40 vụ, giảm 17 vụ so với tháng trước và tăng 23 vụ với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024 toàn tỉnh xảy ra 152 vụ (trong đó có 1 vụ đường sắt), tăng 92 vụ so với cùng kỳ năm trước.
Số người bị thương 36 người, tăng 25 người so với tháng trước và tăng 26 người so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024 tổng số người bị thương 147 người, tăng 107 người so với cùng kỳ năm trước.
Số người chết 11 người, tăng 01 người so với tháng trước và bằng so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024 tổng số người chết 40 người (đường sắt 1 người chết), giảm 06 người so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng không xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và ít nghiêm trọng; 11 vụ nghiêm trọng và 29 vụ va chạm. Quý I/2024 không xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, 42 vụ nghiêm trọng, 04 vụ ít nghiêm trọng và 106 vụ va chạm. Các vụ tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra ở khu vực đô thị, nguyên nhân của các vụ tai nạn trên là do người tham gia giao thông phóng nhanh vượt ẩu, qua đường không quan sát.
Chia theo các huyện, thị xã, thành phố quý I/2024: Phan Thiết xảy ra 34 vụ tai nạn giao thông, 44 người bị thương, 03 người chết; La Gi xảy ra 05 vụ tai nạn giao thông, 04 người bị thương, 02 người chết; Tuy Phong xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông, 08 người bị thương, 05 người chết; Bắc Bình xảy ra 12 vụ tai nạn giao thông, 11 người bị thương, 04 người chết; Hàm Thuận Bắc xảy ra 20 vụ tai nạn giao thông, 09 người bị thương, 11 người chết; Hàm Thuận Nam xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, 21 người bị thương, 03 người chết; Tánh Linh xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông, 14 người bị thương, 04 người chết; Đức Linh xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông, 16 người bị thương, 01 người chết; Hàm Tân xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, 15 người bị thương, 07 người chết; Phú Quý xảy ra 02 vụ tai nạn giao thông, 05 người bị thương và không có người chết.
9. Thiên tai, cháy nổ, vi phạm môi trường
- Thiên tai: Trong tháng xảy ra 01 vụ thiệt tai do sóng lớn đánh chìm một tàu cá, làm 01 người mất tích (tăng 01 vụ so với tháng trước và bằng so với cùng kỳ năm trước). Quý I/2024 toàn tỉnh xảy ra 02 vụ, (tăng 01 vụ so với cùng kỳ năm trước) làm 01 nguời mất tích và hư hại một số tài sản khác; ước giá trị thiệt hại 300 triệu đồng.
- Cháy nổ: Trong tháng xảy ra 05 vụ cháy, tăng 03 vụ so với tháng trước và tăng 03 vụ so với cùng kỳ năm trước, ước thiệt hại 950,0 triệu đồng. Quý I/2024 xảy ra 12 vụ (tăng 07 vụ so cùng kỳ), ước thiệt hại 974,6 triệu đồng.
- Vi phạm môi trường: Trong tháng đã phát hiện 02 vụ vi phạm môi trường, giảm 02 vụ so với tháng trước và tăng 01 với cùng kỳ năm trước; xử phạt 110 triệu đồng. Quý I/2024 đã xảy ra 07 vụ (giảm 02 vụ so cùng kỳ năm trước), xử phạt 225 triệu đồng.
CTK Bình Thuận
Kèm file: Số liệu quý I năm 2024.pdf
TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC:
Trang:
/