[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]
4. Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề.
4.1. Cơ cấu ngành nghề và cơ cấu thu nhập của hộ nông thôn có sự thay đổi nhanh theo hướng tích cực.
- Số hộ nông thôn, toàn tỉnh có đến thời điểm 01/7/2011 là 172.251 hộ, tăng 11,6% (tăng 17.960 hộ) so với năm 2006 (năm 2006 là 6,6%), tăng cao nhất là vùng Trung du 42,3% so với năm 2006 và thấp nhất là vùng Miền núi 0,8%.
- Cơ cấu hộ theo ngành nghề, ở khu vực nông thôn có sự thay đổi theo hướng tích cực. Giảm tỷ trọng nhóm hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; tăng tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, vận tải và dịch vụ. Tỷ trọng hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ở nông thôn chiếm 68,9% (năm 2006 là 72,5%); tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, vận tải và dịch vụ khác chiếm 27,6% (năm 2006 là 24,5%).
Sự chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn thời kỳ 2006-2011 diễn ra nhanh và rõ nét hơn so với các thời kỳ trước đây; trong đó, vùng đồng bằng chuyển dịch tương đối nhanh (tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, vận tải và dịch vụ khác từ 39,4% năm 2006 lên 43,8% năm 2011); tiếp đến là vùng cao, hải đảo (tăng từ 16,9% lên 22,2% trong thời gian tương ứng).
Tốc độ tăng của hộ nông nghiệp ở nông thôn tăng chậm hơn so với các loại hộ khác, ngoại trừ hộ thương nghiệp và hộ vận tải giảm nhẹ. Như vậy, cơ cấu hộ nông nghiệp của tỉnh đã có sự chuyển dịch đúng hướng giảm về số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh nhà góp phần nâng cao mức sống của nhân dân ở nông thôn.
- Cơ cấu hộ theo nguồn thu nhập chính, ở khu vực nông thôn phản ánh xu hướng phát triển đa dạng hoá ngành nghề ở nông thôn. Phát triển ngành nghề ngày càng đa dạng dần phá thế thuần nông ở nông thôn, và hiệu quả sản xuất của các hoạt động phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cơ cấu hộ theo ngành nghề và theo nguồn thu nhập chính. Đến năm 2011 số hộ ở nông thôn có nguồn thu nhập chính từ nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 69,1% (năm 2006 chiếm 72,5%; toàn tỉnh có 155.915 hộ chiếm 74,3% số hộ có nguồn thu nhập chính từ nông lâm nghiệp và thuỷ sản). Như vậy, cho thấy phần nào hiệu quả sản xuất của các ngành nghề phi nông lâm thuỷ sản cao hơn so với các hoạt động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
4.2. Cơ cấu ngành nghề của lao động có sự chuyển dịch nhanh hơn so với cơ cấu ngành nghề của hộ và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn được nâng lên.
Sự chuyển dịch về cơ cấu ngành nghề của lao động ở khu vực nông thôn tiếp tục có sự chuyển dịch nhanh hơn so với cơ cấu ngành nghề của hộ. Tỷ lệ số người trong tuổi lao động có khả năng lao động và trên tuổi thực tế có lao động phân theo hoạt động chính trong 12 tháng qua là: cơ cấu lao động nông nghiệp năm 2011 đã giảm xuống từ 68,9% năm 2006 xuống còn 64,5% năm 2011; lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 9,5% (năm 2006 là 8,7%); lao động thương nghiệp – vận tải chiếm 9,9%; lao động dịch vụ chiếm 11,2%; không hoạt động kinh tế chiếm 4,9% (năm 2006 là 4,4%).
Những năm gần đây công tác dạy nghề đã có nhiều tiến triển, nhiều lao động đã ý thức được việc học nghề và số người tham gia các khoá đào tạo tăng rõ rệt. Số lao động qua đào tạo ngày càng tăng đã góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo nghề miễn phí, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn đã nâng lên. Tuy nhiên trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ở khu vực nông thôn còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng, vẫn còn 89,4% lao động chưa qua đào tạo (năm 2006 là 93,8%); lao động đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ là 2,2%; lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên là 8,4% (năm 2006 là 6,2%).
4.3. Sản xuất phát triển, thu nhập tăng lên, vốn tích luỹ trong dân của hộ nông thôn tăng khá.
Kinh tế tỉnh ta trong 5 năm qua tăng trưởng khá nên đời sống nhân dân nói chung và cư dân nông thôn ngày càng được cải thiện, thu nhập ngày càng cao, điều này đã tạo điều kiện cho cư dân nông thôn tăng thêm tích luỹ.
Hộ nông dân tích cực đầu tư phát triển sản xuất để tăng thu nhập, tăng tích luỹ góp phần xoá đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Ngoài phần chi tiêu dùng cho đời sống hàng ngày, phần lớn các hộ dân cư đã có đầu tư tích luỹ, tích luỹ chính của người dân nông thôn có được từ nhiều nguồn khác nhau: nông nghiệp (trồng lúa, cây ăn trái, chăn nuôi…), thương nghiệp (buôn bán tạp hoá…), cán bộ, công nhân viên văn phòng, công nhân và làm thuê thời vụ. Năm 2011 vốn tích luỹ bình quân một hộ nông thôn là 18 triệu đồng, tăng 2,7 lần (năm 2006 là 6,7 triệu đồng). Xét theo loại hộ, hộ thuỷ sản có vốn bình quân cao nhất (25,7 triệu đồng/hộ) tiếp đến hộ thương nghiệp có vốn tích luỹ bình quân 22,9 triệu đồng/hộ, hô dịch vụ khác 21,4 triệu đồng/hộ,… Hộ khác có vốn tích luỹ bình quân thấp nhất, chỉ đạt 9,8 triệu đồng.
|
Năm 2011 |
Năm 2006 |
So sánh năm 2011/2006 (lần) |
|||
Tổng giá trị tích luỹ (triệu đồng) |
Tích luỹ b/q 1 hộ (triệu đồng) |
Tổng giá trị tích luỹ (triệu đồng) |
Tích luỹ b/q 1 hộ (triệu đồng) |
Tổng giá trị tích luỹ (triệu đồng) |
Tích luỹ b/q 1 hộ (triệu đồng) |
|
A |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
TỔNG SỐ |
19.471 |
18,03 |
8.016,95 |
7,78 |
2,43 |
2,32 |
- Nông nghiệp |
10.065 |
15,93 |
1.880 |
13 |
5,35 |
1,23 |
- Lâm nghiệp |
35 |
11,72 |
1.479 |
11 |
0,02 |
1,11 |
- Thuỷ sản |
2.342 |
25,73 |
613 |
7 |
3,82 |
3,56 |
- Công nghiệp |
842 |
18,30 |
583 |
6 |
1,44 |
2,82 |
- Xây dựng |
628 |
17,44 |
155 |
5 |
4,05 |
3,38 |
- Thương nghiệp |
2.591 |
22,93 |
314 |
10 |
8,25 |
2,19 |
- Vận tải |
316 |
16,61 |
2.780 |
6 |
0,11 |
2,99 |
- Dịch vụ khác |
2.370 |
21,35 |
211 |
21 |
11,23 |
1,01 |
- Hộ khác |
283 |
9,76 |
- |
- |
- |
- |
Qua số liệu điều tra, tích luỹ của hộ chia theo giới tính cũng có sự khác nhau, chủ hộ là nữ có số tích luỹ bình quân một hộ 1.924,6 triệu đồng, trong khi đó chủ hộ là nam có số tích luỹ thấp hơn chỉ có 1.752,1 triệu đồng/hộ. Điều này cho thấy người phụ nữ với bản tính chịu thương, chịu khó, tiết kiệm từng đồng do mình làm ra, còn đối với nam giới với bản tính có phần phóng khoáng trong chi tiêu do đó tích luỹ của chủ hộ là nam giới có phần thấp hơn.
Tích luỹ của hộ chia theo giới tính (có đến 1/7/2013)
Đơn vị tính: triệu đồng |
|||||
|
Tổng |
Chia ra |
Tích luỹ
b/q chia |
||
Chủ hộ là nữ |
Chủ hộ là nam |
Chủ hộ là nữ |
Chủ hộ là nam |
||
A |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
TỔNG SỐ |
19.471,32 |
6.120,34 |
13.350,99 |
1.924,63 |
1.752,10 |
- Nông nghiệp |
10.065,30 |
212,51 |
9.852,79 |
559,24 |
1.658,72 |
- Lâm nghiệp |
35,17 |
- |
35,17 |
- |
1.172,33 |
- Thuỷ sản |
2.341,81 |
966,25 |
1.375,56 |
1.823,11 |
3.619,90 |
- Công nghiệp |
841,76 |
686,50 |
155,26 |
1.961,43 |
1.411,45 |
- Xây dựng |
627,73 |
307,87 |
319,86 |
1.710,39 |
1.777,00 |
- Thương nghiệp |
2.590,67 |
1.776,57 |
814,10 |
2.307,23 |
2.261,39 |
- Vận tải |
315,50 |
267,00 |
48,50 |
1.907,14 |
970,00 |
- Dịch vụ khác |
2.370,34 |
1.621,40 |
748,94 |
2.948,00 |
1.337,39 |
- Hộ khác |
283,05 |
282,24 |
0,81 |
1.008,00 |
81,00 |
|
|
|
|
|
|
Để có vốn sản xuất kinh doanh, ngoài nguồn vốn tự có, các hộ nông thôn còn đi vay vốn của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, quĩ hỗ trợ cho các chương trình, dự án và các khoản vay trong dân. Tại thời điểm 1/7/2011, bình quân 1 hộ nông thôn vay 28,3 triệu đồng (năm 2006 là 4,78 triệu đồng), nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh của hộ chủ yếu vay từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiếp đến là vay của ngân hàng chính sách xã hội.
4.4. Điều kiện sinh hoạt của hộ nông thôn ngày càng được cải thiện.
Nhờ thu nhập của người dân tăng, điều kiện sinh hoạt của hộ nông thôn ngày càng được cải thiện, người dân nông thôn đã mua sắm vật dụng lâu bền, phương tiện đi lại và các vật dụng đắt tiền khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của người dân.
- Mức trang bị đồ dùng lâu bền của hộ nông thôn tăng nhiều so năm 2006. Cùng với nhà ở, đồ dùng lâu bền là sự thể hiện sinh động về mức độ giàu có của hộ gia đình. Bình quân một hộ gia đình đều có ít nhất một đồ dùng lâu bền. Tại thời điểm 1/7/2011, tỷ lệ hộ có xe máy là 84,8% (năm 2006 là 66,5%); có ti vi màu là 89,9% (năm 2006 là 72,02%); có đầu video/VCD là 62,2% (năm 2006 là 48,4%); có điện thoại cố định là 22,7% (năm 2006 là 16,5%); có điện thoại di động là 84,4% (năm 2006 là 9,2%), có quạt điện các loại là 90,1% (năm 2006 là 80,2%). Qua tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền so với năm 2006 cho thấy mức sống của đại bộ phận dân cư nông thôn ngày càng được nâng lên.
- Người dân ở vùng nông thôn tiếp tục được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh cho ăn, uống và các công trình vệ sinh đảm bảo môi trường có nhiều tiến bộ.
Nước sạch là một nội dung trọng tâm trong quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh, đặc biệt là khu vực nông thôn. Mục tiêu chính giai đoạn 2006 – 2010 là tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch nông thôn đến năm 2010 là 90% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và hạn chế tình trạng khan hiếm nước ngọt vào mùa khô.
Chương trình cung cấp nước sạch nông thôn đạt được những kết quả khả quan với 65,6% số xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung (năm 2006 là 42,3%), cùng với những nỗ lực của hộ nông thôn, các nguồn cung cấp nước cho ăn uống ngày càng đảm bảo vệ sinh. Đến năm 2011, tỷ lệ hộ dùng nguồn nước chính cho ăn uống hợp vệ sinh (bao gồm: nước máy, nước đi mua, nước giếng khoan, nước giếng đào) là 94,4%; trong đó: nước máy 29,7%, nước đi mua 0,4%, nước giếng khoan 14,2%, nước giếng xây 44% (tương ứng năm 2006 là: nước máy 18,47%, nước mua là 3,2%, nước giếng khoan 11,69%, nước giếng xây 51,2%).
Tài nguyên thiên nhiên từ rừng ngày càng cạn kiệt dần thì việc sử dụng chất đốt bằng than, củi cho nấu ăn của hộ chuyển sang chất đốt khác là điều tất yếu. Đến năm 2011, tỷ lệ hộ nấu ăn bằng các loại chất đốt như sau: dùng gas là 55,1%, dùng than là 13,5%, dùng củi là 30,5%, dùng điện là 0,8% và nguồn khác là 0,1% (tương ứng năm 2006 là: dùng gas là 33,45%, dùng than là 20,84%, dùng củi là 43,66 và nguồn khác là 0,63. Qua tỷ lệ trên ta có thể thấy, người dân nông thôn ngày càng có ý thức hơn về bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
Tỷ lệ hộ sử dụng nhà tắm là 83,2% (năm 2006 là 65,8%), trong đó tỷ lệ hộ sử dụng nhà tắm xây là 65,9% (năm 2006 là 42,45%). Vùng có tỷ lệ hộ sử dụng nhà tắm cao nhất là vùng miền núi 60,4% (năm 2006 là 42,36%), tiếp đến là vùng trung du 20,4 (năm 2006 là 11,78%) và thấp nhất là đồng bằng 7,9%.
Tỷ lệ hộ có sử dụng nhà tiêu là 82,6% (năm 2006 là 67,8%); trong đó hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là 63,2% (năm 2006 là 47,2%), nhà tiêu khác là 19,4% (năm 2006 là 32,1%) và không có hố xí là 17,4%.
* Đánh giá chung:
Trong 5 năm qua bộ mặt nông thôn của tỉnh Bình Thuận đạt được những kết quả khả quan. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, hệ thống giao thông nông thôn không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đây là tiền đề rất quan trọng để các địa phương thu hút các nhà đầu tư về khu vực nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và giải quyết được nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội khác. Hệ thống điện đến các xã được đầu tư, mở rộng và đạt được nhiều kết quả khích lệ. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội nhằm không ngừng nâng cao điều kiện sống, phát triển sản xuất và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho nông thôn. Hệ thống trường học, giáo dục mầm non ở nông thôn tiếp tục được mở rộng và phát triển. Cùng với sự phát triển của hệ thống trường học tại cấp xã, các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo đã phát triển và mở rộng đến cấp thôn. Hệ thống mạng lưới thông tin, văn hoá, thể thao nông thôn cũng có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cùng với việc xây dựng các nhà văn hoá xã, hệ thống nhà văn hoá thôn, khu thể thao thôn đã hình thành và phát triển nhanh. Hệ thống y tế ở vùng nông thôn cũng được đặc biệt quan tâm đầu tư mở rộng và nâng cấp về chất lượng. Để phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nhân dân tốt hơn, hệ thống y tế cơ sở tiếp tục được chú ý và mở rộng đến cấp thôn. Điểm đáng chú ý, việc mở rộng mạng lưới y tế của Nhà nước, hệ thống khám, chữa bệnh tư nhân đã hình thành và từng bước phát triển, đã góp phần quan trọng trong công tác xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Cùng với việc mở rộng hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, việc cung cấp nước sạch cũng có bước phát triển mới.
Bên cạnh những mặt đạt được, bộ mặt nông thôn của tỉnh vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần được tiếp tục quan tâm giải quyết:
Một là, tuy kết cấu hạ tầng nông thôn đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, hệ thống giao thông nông thôn của tỉnh còn yếu kém, nhiều nơi đã xuống cấp nghiêm trọng… Toàn tỉnh hiện còn hơn 80% trong tổng số hơn 2.700 km các tuyến giao thông nông thôn là đường đất, đường sỏi, chất lượng kém, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Kiên cố hoá hệ thống giao thông nông thôn ở Bình Thuận hiện nay là vấn đề bức xúc, nếu làm được điều này sẽ tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, nhất là ở địa bàn dân cư và các khu vực sản xuất tập trung.
Hai là, vệ sinh môi trường là lĩnh vực còn nhiều bất cập, hiện toàn tỉnh chỉ có 9,4% số xã có xây dựng hệ thống thoát nước thải chung và 14,2% số thôn có xây dựng hệ thống thoát nước thải chung (năm 2006 là 1,3%); có 58,3% số xã có rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã được thu gom (năm 2006 là 42,26%). Sự kém phát triển về hạ tầng hệ thống nước thải và dịch vụ về thu gom rác thải dẫn đến chất lượng về cuộc sống, về môi trường chưa cải thiện nhiều ở vùng nông thôn.
Ba là, cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn đã có sự chuyển dịch rõ nét song vẫn không đều giữa các vùng, vùng trung du, miền núi, vùng cao, hải đảo có tỷ lệ hộ nông nghiệp vẫn còn cao. Cùng với đó, tốc độ chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm.
Bốn là, Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu mà Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề, công tác phát triển rừng đứng trước khó khăn chung. Làm sao để bảo toàn và phát triển vốn rừng là một bài toán khó, cần sự quan tâm, đóng góp của các nhà khoa học, của nhà nước và của toàn xã hội. Do đó, để ngành lâm nghiệp của tỉnh phát triển mạnh trong những năm tới, địa phương cần đẩy mạnh trồng rừng, bảo dưỡng, khoan nuôi rừng, đồng thời chú trọng công tác bảo vệ rừng cũng là bảo vệ môi trường cuộc sống. Được sự hỗ trợ của tỉnh, nghề trồng rừng đã từng bước giúp cho các hộ gia đình nhất là các hộ nghèo khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thoát nghèo. Song để tiếp tục phát triển nghề rừng, người dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương thì còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ kịp thời.
Năm là, việc đào tạo ngành nghề cho lao động nông thôn cần được rà soát nhu cầu trên cơ sở có định hướng những ngành, nghề phù hợp cho từng vùng, địa phương. Để đạt được mục tiêu đề ra trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh cần gắn việc đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện và sở trường của từng người. Điều quan trọng cốt lõi là đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với xây dựng nông thôn mới.