[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

II. TÌNH HÌNH NÔNG THÔN BÌNH THUẬN

1. Kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện góp phần chung vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới:

Tính đến 01/7/2011, toàn tỉnh có 96 xã với 443 thôn (năm 2006 có 97 xã, 444 thôn), bình quân 1 xã toàn tỉnh có 4,6 thôn/xã (trong khi đó toàn quốc năm 2011 có 8,92 thôn/xã; năm 2006 có 8,89 thôn/xã); Bình Phước bình quân 1 xã có 7,78 thôn/xã; Lâm Đồng bình quân 1 xã có 8,3 thôn); Bình Định bình quân 1 xã có 6,83 thôn/xã; Tp. HCM bình quân 1 xã có 6,57 thôn/xã; Vũng Tàu bình quân 1 xã có 6,45 thôn/xã ngay Ninh Thuận thì bình quân 1 xã đã có 5,4 thôn.

Bảng 1: Số xã, số thôn, số thôn bình quân một xã, thời điểm 1/7/2011

Stt

 

Tổng số xã (xã)

Tổng số thôn (ấp, bản)

(thôn)

Số thôn b/q xã

Dân số/thôn
(người/

thôn)

 

Cả nước

9.071

80.904

8,92

-

1

Quảng Ngãi

166

873

5,26

1.139

2

Bình Định

129

881

6,83

1.211

3

Ninh Thuận

47

253

5,38

1.411

4

Bình Thuận

96

443

4,61

1.696

5

Lâm Đồng

118

973

8,25

759

6

Bình Phước

92

716

7,78

968

7

Tây Ninh

82

439

5,35

2.026

8

Bình Dương

60

363

6,05

1.367

9

Đồng Nai

136

772

5,68

2.158

10

Đồng Nai

136

772

5,68

2.158

11

Vũng Tàu

51

329

6,45

1.453

12

TP HCM

58

381

6,57

3.183

13

Long An

166

880

5,30

1.349

Với bình quân 4,61 thôn/xã và số dân bình quân là 1.696 người/thôn, điều này cho thấy địa giới hành chính bình quân của một thôn của tỉnh tương đối rộng, địa hình của địa bàn phức tạp gây khó khăn trong việc quản lý hành chính và các vấn đề an ninh – xã hội. Tuy hoạt động của các thôn, tổ dân phố trên địa bàn Tỉnh được thực hiện ổn định, đáp ứng được yêu cầu quản lý mọi mặt công tác ở cơ sở, tuy nhiên với địa bàn thôn rộng, dân số đông dẫn đến công tác quản lý có việc chưa thuận tiện cho cấp cơ sở.

1.1. Mạng lưới điện ở nông thôn tiếp tục được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, là điều kiện thuận lợi để điện khí hoá nông thôn, nông nghiệp, phục vụ sản xuất và đời sống của người dân vùng nông thôn.

Hệ thống điện đến các xã được đầu tư, mở rộng và đạt được nhiều kết quả khích lệ. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội nhằm không ngừng nâng cao điều kiện sống, phát triển sản xuất và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho nông thôn.

Hiện nay, Bình Thuận đạt có 100% số xã có điện, trong đó 93 xã có điện lưới quốc gia, 03 xã đảo Phú Quý sử dụng điện máy nổ, hiện tại thời lượng có điện của huyện đảo Phú Quý được tăng lên đáng kể, nếu như trước đây chỉ khoảng từ 20 – 21 giờ đêm là không có điện thì nay đã tăng thêm thời lượng điện lên tới 23 giờ đêm. Trong thời gian tới phong điện sẽ đưa vào hoạt động sẽ cải thiện tình hình cung cấp điện ở Phú Quý.

Qua số liệu điều tra, mạng lưới điện của tỉnh đến các xã luôn được đầu tư, mở rộng, nâng cấp; chất lượng mạng lưới điện nông thôn được nâng lên, từng bước khắc phục hiện tượng cứ đến mùa khô là luân phiên cúp điện.

Phát triển mạng lưới điện cũng là nội dung quan trọng trong chiến lược xoá đói, giảm nghèo của Chính phủ nhằm cải thiện điều kiện sống, sức khoẻ, phát triển sản xuất và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho nông thôn.

Bảng 2: Số xã, số thôn có điện chia theo địa giới hành chính thời điểm 1/7/2011

 

 

 TĐT năm 2011

 TĐT năm 2006

Số xã
có điện

Số thôn có điện

Số xã
có điện

Số thôn có điện

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

 A

1

2

3

4

5

6

7

8

 Toàn tỉnh

96

100,0

437

98,6

97

100,0

437

98,4

- Phan Thiết

4

100,0

20

100,0

4

100,0

20

100,0

- La Gi

4

100,0

25

100,0

4

100,0

18

100,0

- Tuy Phong

10

100,0

36

100,0

10

100,0

35

100,0

- Bắc Bình

16

100,0

57

93,4

17

100,0

62

93,9

- Hàm Thuận Bắc

15

100,0

72

100,0

15

100,0

72

100,0

- Hàm Thuận Nam

12

100,0

48

98,0

12

100,0

47

95,9

- Tánh Linh

13

100,0

65

100,0

13

100,0

64

98,5

- Đức Linh

11

100,0

63

98,4

11

100,0

64

100,0

- Hàm Tân

8

100,0

41

100,0

8

100,0

45

100,0

- Phú Quí

3

100,0

10

100,0

3

100,0

10

100,0

 

Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng điện ngày càng được tăng lên, nếu như năm 2006 có 93,4% thì đến 1/7/2012 có 97,9% số hộ sử dụng điện, tăng so thời điểm 1/7/2006 là 36.687 hộ có sử dụng điện. Số hộ không sử dụng điện tại thời điểm 1/7/2006 là 10.189 hộ thì đến thời điểm 1/7/2011 xuống còn 3.533 hộ, điều này cho thấy nỗ lực thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước của các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh là mọi người dân đều được sử dụng điện, không để người dân thiếu điện cho sinh hoạt, cho sản xuất.

Cùng với các nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận – Đami, Đại Ninh, Bắc Bình và phong điện ở huyện Tuy Phong, huyện Phú Quý đã góp phần cải thiện tình hình cung cấp và sử dụng điện ở nông thôn tăng các năm qua.

 

Bảng 3: Số lượng và tỷ lệ hộ nông thôn dùng điện, thời điểm 1/7/2011

 

 

TĐT năm 2011

TĐT năm 2006

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

A

1

2

3

4

Toàn tỉnh

172.251

97,95

144.102

93,40

 - Phan Thiết

7.200

99,86

5.421

97,99

 - La Gi

8.723

98,36

6.671

90,85

 - Tuy Phong

17.073

98,11

14.013

97,90

 - Bắc Bình

22.003

94,66

19.909

92,10

 - Hàm Thuận Bắc

34.832

98,25

27.710

93,23

 - Hàm Thuận Nam

20.578

98,88

15.735

89,59

 - Tánh Linh

21.225

98,00

17.946

96,95

 - Đức Linh

22.283

98,92

19.150

93,74

 - Hàm Tân

12.592

97,16

12.783

88,59

 - Phú Quí

5.742

99,62

4.764

98,63

 

1.2. Đường giao thông nông thôn được xây dựng và nâng cấp cả về số lượng và chất lượng.

Đến thời điểm 1/7/2011 mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh tương đối rộng khắp và phát triển đồng đều ở tất cả các xã, từ miền núi đến đồng bằng. Với phương châm “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”, trong 5 năm qua phong trào nhựa hoá, bê tông hoá đường làng ngõ xóm đã được thực hiện, tạo điều kiện cho việc đi lại, giao thông thông suốt, phục vụ sinh hoạt lao động sản xuất của nhân dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, từng bước hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Hệ thống đường giao thông nông thôn phát triển góp phần thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các vùng, miền, thu hút các nhà đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn, việc làm, xoá đói, giảm nghèo và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội khác, đưa kinh tế của tỉnh có những bước tiến mới trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, toàn tỉnh có 100% số xã có đường ô tô đến được trụ sở UBND xã và đi được quanh năm và 100% số xã có đường ô tô được nhựa, bê tông hoá. Đáng chú ý là hệ thống giao thông đến cấp thôn được chú trọng phát triển mạnh với 99,32% số thôn ô tô có thể đến được, không có thôn nào mà người dân đi lại bằng phương tiện đường thuỷ. Hệ thống đường giao thông nội bộ xã - liên thôn đã được nâng cấp đáp ứng cho việc đi lại của nhân dân được thuận lợi.

Bảng 4: Giao thông nông thôn chia theo vùng, đơn vị hành chính thời điểm 1/7/2011

 

 Số xã có đường xe ô tô đến trụ sở UBND

 Tr.đó: xã có đường ô tô đi được quanh năm

 Xã có đường đến trụ sở UBND có nhựa, bê tông hoá

 Số thôn có đường ô tô đến được

 Số lượng

 Tỷ lệ (%)

 Số lượng

 Tỷ lệ (%)

 Số lượng

 Tỷ lệ (%)

 Số lượng

 Tỷ lệ (%)

 A

1

2

3

4

5

6

7

8

 TỔNG SỐ

96

100,0

96

100,0

96

100,0

440

99,3

 * Chia theo vùng địa lý

  - Miền núi

55

100,0

55

100,0

55

100,0

268

100,0

  - Vùng cao

17

100,0

17

100,0

17

100,0

56

98,2

  - Hải đảo

3

100,0

3

100,0

3

100,0

10

100,0

 - Đồng bằng/Trung du

21

100,0

21

100,0

21

100,0

106

98,1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 * Theo đơn vị hành chính

    - Phan Thiết

4

100,0

4

100,0

4

100,0

20

100,0

    - La Gi

4

100,0

4

100,0

4

100,0

25

100,0

    - Tuy Phong

10

100,0

10

100,0

10

100,0

34

94,4

    - Bắc Bình

16

100,0

16

100,0

16

100,0

61

100,0

    - Hàm Thuận Bắc

15

100,0

15

100,0

15

100,0

72

100,0

    - Hàm Thuận Nam

12

100,0

12

100,0

12

100,0

48

98,0

    - Tánh Linh

13

100,0

13

100,0

13

100,0

65

100,0

    - Đức Linh

11

100,0

11

100,0

11

100,0

64

100,0

    - Hàm Tân

8

100,0

8

100,0

8

100,0

41

100,0

    - Phú Quí

3

100,0

3

100,0

3

100,0

10

100,0

 

Toàn tỉnh có 88 xã chiếm 91,7% số xã có đường trục xã, liên xã được nhựa, bê tông hoá (năm 2006 có 65 xã, chiếm 67,01%); có 40 xã chiếm 41,7% số xã có đường trục thôn (nối các thôn đến các xóm) được nhựa, bê tông hoá; có 19 xã chiếm 19,8% số xã có đường ngõ, xóm (nối giữa các hộ) được nhựa, bê tông hoá và có 5 xã chiếm 5,2% số xã có đường trục chính nội đồng (nối đồng ruộng đến khu dân cư). Đây là điều kiện hết sức thuận lợi về hạ tầng cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân nông thôn.

Bảng 5: Số xã có đường giao thông nông thôn chia theo mức động cứng hoá, thời điểm 1/7/2011

 

 

 

Số xã (xã) chia theo mức độ cứng hoá

Tỷ lệ (%) chia theo mức độ cứng hoá

Nhựa, bê tông

Đá dăm, tải sỏi

Lát gạch

Đất đắp

Nhựa, bê tông

Đá dăm, tải sỏi

Lát gạch

Đất đắp

- Đường trục xã, liên xã

88

35

-

22

91,7

36,5

-

22,9

- Đường trục thôn

40

54

-

52

41,7

56,3

-

54,2

- Đường ngõ, xóm

19

27

1

73

19,8

28,1

1,0

76,0

- Đường trục chính nội đồng

5

33

1

74

5,2

34,4

1,0

77,1

 

Trong những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã có nhiều cố gắng huy động các nguồn lực đầu tư cải tạo, nâng cấp, kiên cố nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, góp phần cải thiện điều kiện đi lại, sinh hoạt, phục vụ sản xuất của nhân dân, từng bước làm thay đổi bộ mặt địa bàn dân cư nông thôn. Tuy nhiên, hệ thống giao thông nông thôn của tỉnh còn nhiều mặt yếu kém, nhiều nơi nhiều tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng… các tuyến giao thông nông thôn là đường đất, đường sỏi, chất lượng kém, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân nhất là bước vào mùa mưa bão.

1.3. Hệ thống trường học các cấp tiếp tục được mở rộng về số lượng và chất lượng, không còn trường, lớp tạm.

Những năm qua, công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở luôn được Uỷ Ban nhân dân tỉnh cũng như các ngành, các cấp trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Kinh phí giáo dục tập trung đầu tư khá lớn vào các chương trình kiên cố hóa trường học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới trường lớp không ngừng được củng cố, phát triển đến tận các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các hình thức học tập cũng được tổ chức đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều tầng lớp nhân dân, đảm bảo quyền được học tập của trẻ em trong độ tuổi như một số xã đã hình thành Trung tâm giáo dục cộng đồng...

Tất cả các trường tiểu học và các xã đều bố trí các giáo viên kiêm nhiệm công tác phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, giáo viên chuyên trách công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Trong 5 năm qua, việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục vận động mọi tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp cùng chung tay thực hiện mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà đã được tăng cường. Hệ thống trường học các cấp ở nông thôn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về số lượng và cơ sở trường lớp. Trước hết là hệ thống trường học các cấp ở nông thôn tiếp tục được mở rộng và phát triển, đến năm 2011 có 100% số xã có trường mẫu giáo/mầm non (năm 2006 có 97,94% số xã có lớp mẫu giáo/mầm non); có 100% số xã có trường tiểu học; có 92,7% số xã có trường trung học cơ sở (năm 2006 là 82,47%); có 7,3% số xã có trường trung học phổ thông (năm 2006 là 8,25%). Điểm tiến bộ về giáo dục tiểu học là số trường bình quân 1 xã đạt 2,1 trường (năm 2006 là 2,2 trường/xã). Việc mở thêm các điểm trường ở các thôn đã tạo điều kiện thuận lợi để học sinh không phải đi học xa, giảm được tình trạng học sinh bỏ học so với trước, ở một huyện khó khăn như huyện đảo Phú Quý bình quân cũng đạt 2 trường trên 1 xã năm 2011.

Bảng 6: Trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phân theo vùng và địa giới hành chính, thời điểm 1/7/2011

 

Số xã có:

Trường tiểu học

Trung học

cơ sở

Trung học phổ thông

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

 A

1

2

3

4

5

5

 TỔNG SỐ

96

100,0

89

92,7

7

7,3

 

  * Chia theo vùng địa lý

    - Miền núi

55

100,0

54

98,2

1

1,8

    - Vùng cao

17

100,0

15

88,2

1

5,9

    - Hải đảo

3

100,0

3

100,0

1

33,3

    - Đồng bằng/Trung du

21

100,0

17

81,0

4

19,0

 * Theo đơn vị hành chính

    - Phan Thiết

4

100,0

2

50,0

-

-

    - La Gi

4

100,0

2

50,0

1

25,0

    - Tuy Phong

10

100,0

10

100,0

-

-

    - Bắc Bình

16

100,0

14

87,5

-

-

    - Hàm Thuận Bắc

15

100,0

15

100,0

2

13,3

    - Hàm Thuận Nam

12

100,0

12

100,0

1

8,3

    - Tánh Linh

13

100,0

13

100,0

1

7,7

    - Đức Linh

11

100,0

11

100,0

1

9,1

    - Hàm Tân

8

100,0

7

87,5

-

-

    - Phú Quí

3

100,0

3

100,0

1

33,3

Bên cạnh tiến bộ về số lượng trường học, lớp học các cấp tăng nhanh, phong trào xây dựng trường học kiên cố, xoá trường, lớp học tạm đạt kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ trường học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố tương ứng ở các cấp học là mẫu giáo/mầm non đạt 99,1% (năm 2006 là 99,2%); tiểu học kiên cố đạt 45,3% và bán kiên cố đạt 54,7% (năm 2006 là 32,09% và 67,44%); trung học cơ sở kiên cố đạt 84,6 và 13,2% (năm 2006 là 65,48% và 32,14%); trung học phổ thông kiên cố đạt 100% (năm 2006 là 100%).


 

Bảng 7: Tỷ lệ trường THCS, THPT, mẫu giáo/mầm non chia theo mức độ xây dựng, thời điểm 1/7/2011

 

 

Tổng số

Trường học chia theo mức độ XD (trường)

Tổng số

Tỷ lệ %

Kiên cố

 Bán Kiên cố

Khác

 Kiên cố

 Bán Kiên cố

Khác

 A

1

2

3

4

5

6

7

8

- Trường THCS

91

77

12

2

100,0

84,6

13,2

2,2

- Trường THPT

7

7

 

 

100,0

100,0

-

-

- Trường mẫu giáo/

mầm non

109

4

104

1

100,0

3,7

95,4

0,9

 

Cùng với sự phát triển của hệ thống trường học tại cấp xã, các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo phát triển, mở rộng đến cấp thôn, đến thời điểm 1/7/2011 có 82,2% số thôn có lớp mẫu giáo và 10,2% số thôn có nhà trẻ.

Biểu đồ: Tỷ lệ phần trăm số xã, thôn có cơ sở mẫu giáo, nhà trẻ tại xã, thôn phân theo vùng địa lý, thời điểm 1/7/2011.

1.4. Hệ thống y tế nông thôn được đặc biệt quan tâm xây dựng đã và đang trở thành tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu quan trọng của nhân dân.

Hệ thống y tế nông thôn là tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được ngành y tế quan tâm chỉ đạo sát sao; mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được củng cố và hoàn thiện, các loại hình dịch vụ y tế ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, các trang thiết bị y tế được đầu tư nhiều hơn; đội ngũ cán bộ y, bác sĩ được tỉnh quan tâm đào tạo đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của bà con nhân dân, nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được đẩy lùi. Đến nay, các Trạm y tế xã có đủ giường bệnh, có điện và trang thiết bị đáp ứng cho việc khám và chữa bệnh cho nhân dân, có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi.

Đến thời điểm 1/7/2012, ở khu vực nông thôn toàn tỉnh có 3 bệnh viện, 7 phòng khám đa khoa, 96 trạm y tế xã và 92 phòng khám, chữa bệnh tư nhân (ngoài phòng khám đa khoa). Năm 2011 có 91,7% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Tỷ lệ trạm y tế được kiên cố hoá đạt 56,3%, bán kiên cố  đạt 38,5% (Tỷ lệ này thời điểm 1/7/2006 như sau: kiên cố 38,2%, bán kiên cố 57,7). Việc quản lý chất thải y tế của tỉnh còn nhiều bất cập, tỷ lệ các trạm y tế có xử lý chất thải rắn như sau: chôn đốt chiếm tỷ lệ 20,83%; đốt thủ công/lò đốt thủ công chiếm tỷ lệ 38,54%; chuyển đến bãi rác tập trung chiếm tỷ lệ 29,17%; Chuyển đến nơi chuyên xử lý rác thải y tế chiếm tỷ lệ 4,17% và khác chiếm tỷ lệ 7,29%.

Ngoài phát triển về số lượng trạm y tế, thì trình độ chuyên môn của cán bộ y tế cấp xã, cơ sở vật chất và các trang thiết bị khám chữa bệnh đã từng bước được nâng lên.

Cùng với việc mở rộng mạng lưới y tế Nhà nước, hệ thống khám, chữa bệnh tư nhân đã hình thành, góp phần quan trọng vào chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng. Đã có 37,5% số xã có cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn tỉnh và 71,9% số xã có cơ sở kinh doanh thuốc tây y.

Để phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nông thôn tốt hơn, hệ thống y tế thôn đã được chú ý và mở rộng. Đến năm 2011 có 309/443 thôn (chiếm 69,8%) có cán bộ y tế thôn (năm 2006 là 272/444 chiếm 61,2%).

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo