[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]
2. Ở khu vực nông thôn, nhất là vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa các chính sách xã hội tiếp tục được nhà nước quan tâm triển khai thực hiện.
Tác động của chính sách xã hội đối với phát triển nông thôn đã thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân ở nông thôn. Những năm qua, cùng với sự đi lên của đất nước, kinh tế tỉnh Bình Thuận cũng đã có những chuyển biến rõ nét. Điều này thể hiện thông qua:
Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) tăng khá, bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt 12,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đến năm 2010 tỷ trọng nhóm ngành nông lâm - thuỷ sản giảm còn 20,5% (mục tiêu 20,0 - 21,0%); công nghiệp - xây dựng tăng lên 34,9% (mục tiêu 39,5 - 40,0%); thương mại - dịch vụ 44,6% (mục tiêu 39,0 - 40,0%). GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.093 USD, gấp 2,57 lần so với năm 2005. Một số chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của Bình Thuận là đầu tư đúng hướng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách hợp lý và có hiệu quả…
Cùng với cả nước quá trình phát triển và hội nhập nền kinh tế tỉnh ta đang gặp phải với nhiều khó khăn và thách thức, rõ nét nhất vẫn là dân số tăng nhanh, lực lượng lao động dôi dư, việc làm phụ hợp còn thiếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc còn phổ biến, tài nguyên rừng và biển chưa được quản lý bảo vệ và khai thác hợp lý. Kinh tế hàng hoá phát triển không đều, kỹ thuật canh tác và chăn nuôi chưa cao. Bệnh dịch luôn là mối đe doạ đối với người trồng lúa và chăn nuôi. Tác động của công nghiệp vào các ngành sản xuất chưa cao, nhất là trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chưa đáng kể. Thị trường giá cả thiếu ổn định, thu nhập, đời sống của một bộ phận người dân nông thôn vẫn còn không ít khó khăn.
Trong năm 2010, ở khu vực nông thôn toàn tỉnh có 815 hộ (chiếm 0,39%) được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở (năm 2005 là 2,4%), trong đó vùng có tỷ lệ hộ được hỗ trợ cao miền núi là 57,7% thấp nhất là vùng hải đảo chiếm 1,1% số hộ được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở; đã có 50.702 hộ được vay vốn ưu đãi theo các chương trình, dự án năm 2010 (chiếm 24,2% số hộ nông thôn toàn tỉnh, năm 2005 là 14,2%) với tổng số vốn vay ưu đãi theo các chương trình, dự án năm 2010 là 488.841 triệu đồng bình quân một hộ được vay là 9,6 triệu đồng. Cũng trong năm 2010, nhà nước đã thực hiện việc đào tạo nghề cho 12.732 lượt người (năm 2005 là 2.929 lượt người), trong đó số lượt người được đào tạo nghề nông, lâm thuỷ sản là 11.075 lượt người và số lượt người được đào tạo nghề phi NLTS là 1.657 lượt người.
Để tạo điều kiện cho những đối tượng khó khăn ở khu vực nông thôn được khám chữa bệnh, Nhà nước có chủ trương cấp miễn phí bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, người dân ở các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, người dân các dân tộc thiểu số. Đến năm 2011 khu vực nông thôn đã có 640 hộ được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, cùng với đó số người được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí (tính đến 1/7/2011) là 87.324 người (năm 2006 là 87.429 người), đã có 40.672 người đóng bảo hiểm y tế tự nguyện (tính đến 1/7/2011, trừ CBCC, người hưởng lương hưu…).
3. Chính quyền xã được quan tâm về điều kiện làm việc và nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
Cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện hầu hết các công tác ở cơ sở. Đội ngũ cán bộ cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Vai trò, vị trí của cán bộ cấp xã thể hiện trước hết ở chỗ, cán bộ xã là những người trực tiếp chuyển tải đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Trung ương và Nhà nước cấp trên về các nội dung tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến với nhân dân, họ là những người trực tiếp động viên, tổ chức và chỉ đạo nhân dân của địa phương mình tiến hành thực hiện.
Công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cơ sở đã được các cấp uỷ Đảng quan tâm chỉ đạo tích cực; nhiều xã, phường, thị trấn đã xây dựng được quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt và Ban chấp hành Đảng bộ xã.
Trong năm năm qua, nhờ sự quan tâm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức của các cấp chính quyền, cán bộ cấp xã từng bước được kiện toàn và trưởng thành, trình độ và năng lực được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở.
Năm 2011, cán bộ chủ tịch UBND xã có trình độ giáo dục trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 89,6% (năm 2001 là 57,6%; năm 2006 là 79,2%). Bính thư Đảng uỷ xã có trình độ giáo dục trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 90,6%
Về trình độ chuyên môn của một số cán bộ chủ chốt của xã: Bí thư Đảng uỷ xã có trình độ đại học chiếm 40,6%; trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 42,7% và vẫn còn 14,6% số lượng Bí thư chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ. Chủ tịch xã có trình độ đại học chiếm 31,3%; trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 60,4% và vẫn còn 5,2% số lượng Chủ tịch xã chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ.
Về trình độ lý luận chính trị của một số cán bộ chủ chốt của xã: Bí thư Đảng uỷ xã có trình độ đại học chiếm 40,6%; trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 42,7% và vẫn còn 14,6% số lượng Bí thư chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ. Chủ tịch xã có trình độ đại học chiếm 31,3%; trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 60,4% và vẫn còn 5,2% số lượng Chủ tịch xã chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã vẫn còn nhiều yếu kém, tỷ lệ được chuẩn hoá chưa cao, trình độ, năng lực còn nhiều hạn chế; so với tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của công chức cấp xã thì số cán bộ công chức có trình độ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm chiếm tỷ lệ thấp.
Uỷ Ban nhân dân (UBND) cấp xã là nơi thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, các công việc cần giải quyết yêu cầu nhanh chóng, hiệu quả. Cơ sở vật chất đầy đủ mới đảm bảo cán bộ công chức yên tâm công tác, phát huy được tối đa năng lực trong giải quyết những yêu cầu thực tế địa phương xảy ra hàng ngày. Trụ sở làm việc ở cấp xã tiếp tục được được nâng cấp và hiện đại hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo điều hành được thông suốt, kịp thời giữa các cấp, các ngành cũng như nhiều lợi ích khác. Đến năm 2011, có 71,1% trụ sở UBND xã được xây dựng kiên cố (năm 2006 là 52,6%) và 22,9% số trụ sở UBND xã xây dựng bán kiên cố; 100% số xã đều được trang bị máy vi tính đề làm việc và có 82,3% (năm 2006 là 4,1%) số xã có kết Internet với 49% số máy được kết nối Internet (năm 2011 là427/842 chiếc của chiếm 49%).