[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

2. Doanh thu du lịch:

Từ điều tra khảo sát chi tiêu khách du lịch thể tính toán, tổng hợp doanh thu du lịch chung toàn tỉnh, bao gồm trong nhiều ngành kinh tế, mà trước hết là toàn bộ cơ sở lưu trú, đóng góp phần không nhỏ là các cơ sở nhà hàng, ăn uống và một số cơ sở kinh doanh trong các ngành khác. Thực tế trong các năm vừa qua doanh thu du lịch Bình Thuận tăng khá cao. Năm 2013 đạt 5.475 tỷ đồng tăng 384% so với năm 2008, bình quân hàng năm tăng 30,9%.

Nhiều Resort khách quốc tế chiếm phần lớn không ngừng đầu tư mở rộng thêm nhiều loại giải trí phong phú như khu dã ngoại, lướt ván diều, lướt ván buồm, sân gôn, tắm bùn nước khoáng (bùn khoáng + nước khoáng + rong biển + dược thảo + nước biển) ... Do vậy chi tiêu khách quốc tế ngày càng được nâng cao, thể hiện qua mức tăng doanh thu du lịch khách quốc tế cao hơn rất nhiều so với khách trong nước. Cụ thể mức tăng khách quốc tế và trong nước như sau:

+ Doanh thu du lịch khách quốc tế năm 2013 đạt 2.502 tỷ đồng tăng 401,6% so với năm 2008, bình quân hàng năm tăng 32,06%. Doanh thu từ khách quốc tế có cơ cấu tăng: Năm 2008 chiếm tỷ lệ 43,7% trong tổng doanh thu du lịch thì năm 2013 nâng lên chiếm tỷ lệ 45,7%

+ Doanh thu du lịch khách trong nước năm 2013 đạt 2.973 tỷ đồng tăng 371% so với năm 2008, bình quân hàng năm tăng 29,98%. Cơ cấu doanh thu khách trong nước trong tổng doanh thu du lịch giảm: Năm 2008 chiếm tỷ lệ 56,2% thì năm 2013 chỉ còn 54,3%. Điều này cho thấy chi tiêu từ khách quốc tế có chuyển biến tích cực về cơ cấu, xu hướng ngày càng tăng rõ nét thể hiện các dịch vụ du lịch phục vụ cho khách quốc tế được đa dạng hóa, phong phú hơn, đã có những dịch vụ cao cấp phục vụ nhu cầu khách du lịch hạng sang như sân gôn, lặn biển... doanh thu khách du lịch trong nước mặc dù cơ cấu giảm, tuy nhiên lượng khách vẫn tăng đều cho thấy du lịch Bình Thuận đã có chú ý đến phân khúc thị truờng loại khách có mức sống trung bình.

Với mức tăng doanh thu du lịch như trên, có thể nói hoạt động ngành du lịch của tỉnh đã có những bứt phá trong những năm vừa qua đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực, thúc đẩy và lôi kéo các ngành dịch vụ và các ngành nghề khác phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, làm thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội và đời sống một bộ phận dân cư.

- Tốc độ tăng trưởng GDP ngành du lịch giai đoạn 2008-2013: Năm 2008 đạt 743 tỷ đồng thì năm 2013 đạt 2.902 tỷ đồng. Bình quân tăng trưởng GDP ngành du lịch hàng năm tăng 31,33%.

- Tỷ lệ GDP của ngành du lịch chiếm trong GDP của tỉnh có xu thế chuyển biến tăng khá như: Năm 2008 chiếm tỷ lệ 4,42% thì năm 2013 nâng lên chiếm tỷ lệ trên 7,3%. Tuy với tỷ lệ tổng giá trị tăng thêm của ngành du lịch hiện nay so với tổng thể chung chưa cao, nhưng vừa là động lực để thúc đẩy các ngành phụ trợ khác phát triển mạnh mẽ.

Kết quả phát triển doanh thu du lịch (chi tiêu du khách) do các ngành dịch vụ du lịch mang lại trong 5 năm qua như sau:

 

Doanh thu du lịch (Triệu đồng)

So sánh (%)

Năm 2008

Năm 2013

Năm 2013 so 2008

Tăng trưởng bình quân hàng năm

Tổng số

1.424.089

5.474.579

384,43

30,91

Tiền thuê phòng

502.918

1.930.071

383,77

30,86

Tiền ăn uống

387.175

1.291.656

333,61

27,25

Tiền đi lại

208.294

892.223

428,35

33,77

Chi phí tham quan

96.677

248.216

256,75

20,75

Chi mua hàng hoá, quà lưu niệm

151.256

745.174

492,66

37,57

Chi dịch vụ văn hoá, thể thao

33.230

128.678

387,23

31,10

Chi phí y tế

6.631

23.138

348,94

28,40

Chi khác

37.908

215.423

568,28

41,55

Điều đáng lưu ý là cơ cấu chi tiêu du lịch theo các ngành dịch vụ trong 2 năm gần đây có xu hướng chuyển biến tăng theo các ngành dịch vụ ngoài thuê phòng cho thấy du khách ngày càng thể hiện xu thế dành chi tiêu khác ngoài ở nhiều hơn, điều này cho thấy cần tăng cường các sản phẩm vui chơi, giải trí, ẩm thực theo nhu cầu đa dạng của du khách, c thể qua các năm gần đây như sau:

- Tiền thuê phòng: Năm 2009 chiếm tỷ lệ 34,3%, năm 2010 chiếm tỷ lệ 32,37%, năm 2011 chiếm tỷ lệ 32,25%, năm 2012 chiếm 31,6% (giảm dần)và năm 2013 chiếm tỷ lệ 35,26% ( có chuyển biến tăng).

- Tiền ăn uống: Năm 2009 chiếm tỷ lệ 28,91% và năm 2010 chiếm tỷ lệ 32,06% (tăng dần) và năm 2011 chiếm tỷ lệ 30,51%, năm 2012 chiếm 27,25% và năm 2013 chiếm tỷ lệ 23,59% (giảm đần).

- Tiền đi lại: Năm 2009 chiếm tỷ lệ 11,67%, năm 2010 chiếm tỷ lệ 12,43%, năm 2011 chiếm tỷ lệ 10,64%, năm 2012 chiếm tỷ lệ 10,67% và năm 2013 chiếm tỷ lệ 16,3% (tăng dần)

- Chi phí tham quan: Năm 2009 chiếm tỷ lệ 6,75%, năm 2010 chiếm tỷ lệ 7,26%, năm 2011 chiếm tỷ lệ 6,68%,năm 2012 chiếm 4,1% và năm 2013 chiếm tỷ lệ 4,53% (tăng dần).

- Chi mua hàng hoá, quà lưu niệm: Năm 2009 chiếm tỷ lệ 11,47%, năm 2010 chiếm tỷ lệ 10,68% và năm 2011 chiếm tỷ lệ 10,68%, năm 2012 chiếm 16,4% và năm 2013 chiếm tỷ lệ 13,6% (giảm dần).

- Chi dịch vụ văn hoá, thể thao: Năm 2009 chiếm tỷ lệ 2,85%, năm 2010 chiếm tỷ lệ 1,62%, năm 2011 chiếm tỷ lệ 1,84%, năm 2012 chiếm 3,2% và năm 2013 chiếm tỷ lệ 2,35%.

- Chi phí y tế: Năm 2009 chiếm tỷ lệ 0,72%, năm 2010 chiếm tỷ lệ trên 0,22% và năm 2012 chiếm tỷ lệ 0,56%, năm 2012 chiếm 0,75% và năm 2013 chiếm tỷ lệ 0,42%.

- Chi khác: Năm 2009 chiếm tỷ lệ 3,39%, năm 2010 chiếm tỷ lệ trên 3,36% và năm 2012 chiếm tỷ lệ 5,59%, năm 2012 chiếm 5,9% và năm 2013 chiếm tỷ lệ 3,93%.

Chi tiêu khách du lịch như sau 2010 – 2013 (triệu đồng):

 

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng số

2.538.985

3.389.386

4.371.880

5.474.579

Tiền thuê phòng

821.816

1.093.059

1.381.782

1.930.071

Tiền ăn uống

813.886

1.032.177

1.191.303

1.291.656

Tiền đi lại

315.641

362.220

466.346

892.223

Chi phí tham quan

184.412

225.025

176.944

248.216

Chi mua hàng hoá, quà lưu niệm

271.228

404.619

719.011

745.174

Chi dịch vụ văn hoá, thể thao

41.240

62.549

141.596

128.678

Chi phí y tế

5.462

18.981

34.765

23.138

Chi khác

85.300

190.756

260.133

215.423

Doanh thu du lịch lữ hành: 2013 đạt 54 tỷ đồng tăng 143% so với năm 2008, bình quân hàng năm tăng 7,5%.

Xuất khẩu dịch vụ du lịch tại chỗ: Riêng đối với doanh thu du lịch khách quốc tế nếu tính chỉ tiêu xuất khẩu du lịch tại chỗ trong các năm qua: Năm 2008 đạt 622,8 tỷ đồng (37,7 triệu USD), năm 2009 đạt 863,8 tỷ đồng (48,1 triệu USD), năm 2010 đạt 1.165,9 tỷ đồng (60,4 triệu USD), năm 2011 đạt 1.631 tỷ đồng (74,5 triệu USD), năm 2012 đạt 1.988 tỷ đồng (92,4 triệu USD) và năm 2013 đạt 2.494 tỷ đồng (115,2 triệu USD). Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 31,98% đã đóng góp ngày càng cao hơn trong kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh.

Số thuế nộp ngân sách ngành du lịch: 2012 đạt 299 tỷ đồng so với năm 2011 tăng 10%.

Doanh thu bình quân ngày/1 du khách: năm 2008 được 0,539 triệu đồng năm 2013 nâng lên 1,028 triệu đồng. Khách quốc tế năm 2008 được 1,220 triệu đồng thì năm 2013 nâng lên 2,074 triệu đồng. Khách trong nước năm 2008 được 0,376 triệu đồng thì năm 2013 nâng lên 0,722 triệu đồng.

Nhìn chung, thông qua tốc độ tăng doanh thu du lịch và các hệ số sử dụng buồng giường, độ dài ngày du khách lưu trú, bình quân doanh thu một ngày của một du khách, có thể nhận xét như sau:

- Tốc độ tăng doanh thu và cơ sở lưu trú phù hợp với quy mô và mức độ phát triển du lịch hiện nay.

- Các hệ số sử dụng buồng, giường bước đầu tăng không cao do các cơ sở lưu trú vẫn đang đầu tư theo chiều rộng, một số cơ sở lưu trú mới đi vào hoạt động nên hệ số sử dụng còn rất thấp. Mặt khác thời kỳ du khách đến không đều, khách đến nhiều nhất là trong những ngày lễ, ngày thứ bảy, chủ nhật (có lúc quá tải đối với các cơ sở lưu trú ở Khu du lịch Mũi Né). Nhưng ngược lại cũng có nhiều cơ sở lại không có khách hoặc là khách rất ít vào các ngày bình thường, tiềm năng du lịch của tỉnh nhà dồi dào nhưng khả năng khai thác, xúc tiến du lịch còn hạn chế.

- Doanh thu bình quân ngày/1 du khách chưa cao, do một số lượng lớn du khách đến Bình Thuận lưu trú ngắn ngày (Các hãng du lịch các tour đến Phan Thiết hoặc tự sắp xếp đi thường chỉ 1 ngày đến 3 ngày nên du khách trong nước có số ngày lưu trú thấp), một số lượng không nhỏ có thu nhập thấp nên chi tiêu có mức độ còn hạn chế.

- Mặt khác chi tiêu bình quân của du khách còn thấp, hệ số sử dụng phòng, giường chưa cao phần nào do cơ sở hạ tầng chưa tương ứng, các trung tâm thương mại, khu mua sắm chưa nhiều cho du khách; Các sản phẩm du lịch chưa được đa dạng hóa.

- Việc triển khai thực hiện đầu tư các cơ sở hạ tầng ở một số khu du lịch còn chậm so với yêu cầu. Số dự án du lịch chưa triển khai xây dựng, chưa đi vào hoạt động kinh doanh chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số dự án đầu tư nguyên nhân phần lớn là vướng đền bù giải tỏa, dự án khai thác cát đen. Môi trường vệ sinh tại các khu du lịch chưa cải thiện toàn diện.

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo