[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]
c) Nguồn tham khảo, mục đích, hình thức, độ dài chuyến đi:
- Du khách trong nước
+ Nguồn tham khảo quyết định đi du lịch:
Du khách tham khảo từ các nguồn để quyết định chuyến đi du lịch, chúng ta cũng cần nghiên cứu, tập trung quan tâm về cơ cấu nguồn tham khảo này để có những giải pháp quảng bá thích hợp:
Qua khảo sát các năm thì thấy bạn bè, người thân bao giờ cũng là yếu tố tham khảo chiếm tỷ lệ cao và càng ngày càng nhiều hơn thể hiện qua cơ cấu tăng (năm 2008 chiếm 46,08%, năm 2009 chiếm 44,42%, năm 2010 chiếm 46,38%, năm 2012 chiếm 46,36%, năm 2012 chiếm 45,8%, năm 2013 chiếm tỷ lệ 47,66%). Các công ty du lịch đã nỗ lực tạo dựng uy tín, tuyến tour du lịch phong phú, chất lượng hơn và cũng góp phần quảng bá các du lịch mới lạ, hấp dẫn, thể hiện qua nguồn tham khảo này tăng khá nhanh (năm 2008 chiếm 12,42%, năm 2009 chiếm 25,17%, năm 2010 chiếm 24%, năm 2011 chiếm 24,29%, năm 2012 chiếm 16% và năm 2013 chiếm 19,4%). Đặc biệt phương tiện Internet là một kênh thông tin nhanh nhạy và thuận tiện quãng bá du lịch của tỉnh, với những trang Web ngày càng có chiều sâu và đặc sắc hơn (trong đó có những trang web của tỉnh). Thể hiện qua cơ cấu nguồn thông tin tăng khá nhanh (năm 2008 chiếm 23,33%, năm 2009 chiếm 23,75%, năm 2010 chiếm 23,23%, năm 2011 chiếm 23,71%, năm 2012 chiếm tỷ lệ cao 31,2% và năm 2013 chiếm tỷ lệ 33,86%). Thời đại công nghệ thông tin giúp con người tìm kiếm thông tin nhanh hơn cập nhât nhiều cái mới và nên cần phải mở rộng thêm kênh thông tin này như cập nhật đều về quảng bá du lịch trên WebSite của tỉnh và các trang quảng bá khác.
Sách, báo, tạp chí giữ mức trên mức thấp hơn nhưng có những tiến bộ nhất định (năm 2008 chiếm 12,42%, năm 2009 chiếm 10,9%, năm 2010 chiếm 12%, năm 2011 chiếm 13,71%, năm 2012 chiếm 18,7% và năm 2013 chiếm tỷ lệ 13,06%). Ngược lại nguồn Ti vi giảm xuống từ 13,7% năm 2013 xuống còn 7,46% năm 2013 cho thấy đưa tin trên Đài truyền hình của quốc gia phủ sóng toàn quốc ít người chú ý quan tâm, có thể phát sóng vào những giờ không thích hợp.
+ Mục đích của chuyến Du lịch:
Về cơ cấu theo mục đích chuyến đi: Số du khách với mục đích vui chơi và giải trí là chủ yếu (năm 2008 chiếm 59,58%, năm 2009 chiếm 77,25%, năm 2010 chiếm 67,32%, năm 2011 chiếm 72%, năm 2012 chiếm 69,6% và năm 2013 chiếm tỷ lệ 83,9%). Điều này cho thấy trong các năm qua Bình Thuận đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức các sự kiện thể thao kết hợp với du lịch mang tầm quốc tế và thế giới nhưng chưa đạt được kết quả mỹ mãn. Bên cạnh đó các cơ sở lưu trú không ngừng đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ du lịch mới lạ làm phong phú, đa dạng mô hình du lịch nghỉ dưỡng biển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Ngoài ra kết hợp du lịch với các mục đích khác, trước hết là với công tác, hội nghị tập huấn (du lịch MICE) diễn biến bất thường tùy theo sự kiện số lượng tổ chức hội họp, giao lưu trong năm của tỉnh (năm 2008 chiếm 17,16%, năm 2009 chiếm 8,42%, năm 2010 chiếm 11,15%, năm 2011 chiếm 10,5%, năm 2012 chiếm 6,4% đến năm 2013 còn 3,6%). Mục đích thương mại vẫn ở mức thấp chưa có chuyển biến nhiều (năm 2008 chiếm 4,42%, năm 2009 chiếm 3,92%, năm 2010 chiếm 4,15%, năm 2011 chiếm 4,92%, năm 2012 giảm xuống còn 3,8% và năm 2013 còn 2,3%). Mục đích thăm bạn bè, họ hàng biểu hiện tiến bộ có tăng cơ cấu thì năm 2012 nâng lên chiếm tỷ lệ 11,2% và năm 2013 chỉ còn 5,3%; thấp nhất là thông tin báo chí có chiều hướng giảm năm 2008 chiếm 5% thì năm 2013 chỉ còn 1,07%.
+ Hình thức tổ chức đi Du lịch:
Hình thức tổ chức đi du lịch có xu thế chuyển hướng Tự sắp xếp đi. Khách đi theo tour năm 2008 chiếm 18,8% thì năm 2013 chiếm 28,13%, khách tự sắp xếp đi năm 2008 chiếm 81,17% thì năm 2013 chiếm 71,87%. Tỷ lệ tour tăng so với các năm, du khách có chiều hướng tự sắp xếp đi là chủ yếu (Nguyên nhân chủ yếu do lượng khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến tỉnh ta rất lớn mà đoạn đường không dài chỉ có 200 km, du khách tự sắp xếp thì có nhiều thời gian hơn và tự do đến những nơi tùy thích lựa chọn nơi lưu trú, ăn uống vui chơi thoải mái hơn). Hiện nay lượng khách đi theo tour tăng lên và trong tương lai, công ty du lịch lữ hành cần mở rộng các nơi thăm quan trên cơ sở bố trí các tuyến đi phù hợp với chí phí tour hợp lý sẽ nâng tỷ lệ đi theo tour sẽ cao hơn nữa.
+ Phương tiện đi Du lịch:
Về cơ cấu khách theo phương tiện phần lớn khách đi bằng ô tô, năm 2008 chiếm 78,67% và năm 2013 chiếm 82,34%. Lượng khách đến bằng tàu hoả chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Hiện nay cơ cấu khách đi tàu hỏa có giảm so những năm trước, năm 2008 chiếm 17,16% và năm 2013 chiếm 8,5%. Do phương tiện tàu hỏa du khách đến Bình Thuận có hạn, khách du lịch phải tốn thêm khoảng chi phí vận chuyển đến địa điểm du lịch. Trong khi các phương khác như ô tô khách đáp ứng yêu cầu du lịch đưa đến nơi cần đến mà không cần phải phát sinh thêm những chi phí đi lại.
+ Số lần du khách đến:
Về cơ cấu số lần du khách đến Bình Thuận với tỷ lệ đến lần thứ nhất tăng, thể hiện du lịch Bình Thuận mặc dù hình thành và phát triển khá mới mẻ so với một số tỉnh bạn có truyền thống du lịch lâu đời nhưng sự thu hút du khách không kém. Khách du lịch quay lại lần hai, lần ba có tăng đều về số lượng nhưng về cơ cấu lần hai và lần ba giảm so với năm 2008. Số lần khách đến lần thứ hai: năm 2008 chiếm 37% thì năm 2013 chiếm 35,7%; Số lần khách đến lần thứ ba: năm 2008 chiếm 33,75% thì năm 2013 chiếm 21,8%. Tuy nhiên đây là tỷ lệ khá lý tưởng cho khách du lịch quay lại tỉnh.
Bảng cơ cấu số lần du khách trong nước đến Bình Thuận:
|
Năm 2008 |
Năm 2009 |
Năm 2010 |
Năm 2011 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
- Lần 1 |
29,25 |
32,00 |
33,62 |
33,36 |
33,20 |
42,40 |
- Lần 2 |
37,00 |
36,80 |
35,00 |
35,14 |
34,13 |
35,73 |
- Lần thứ 3 trở lên |
33,75 |
31,20 |
31,38 |
31,50 |
32,67 |
21,87 |
+ Qui mô độ dài ngày bình quân của lượt khách:
Về qui mô độ dài ngày của một lượt khách du lịch chiếm không thay đổi nhiều, tuy nhiên mức độ lưu trú dài ngày hơn có nhích lên, thể hiện như sau: lượng khách đi du lịch với thời gian từ 1 đến 3 ngày chiếm phần lớn (năm 2008 chiếm 91,25% thì năm 2013 còn chiếm 85,53%). Đi du lịch lưu trú với thời gian 4 đến 7 ngày (năm 2008 chiếm 8,58% thì năm 2013 nâng lên chiếm 13,87%). Đi du lịch lưu trú với thời gian trên 7 ngày (năm 2008 chiếm 0,17% thì năm 2013 nâng lên chiếm 0,6%). Du lịch Bình Thuận vẫn chưa có những bứt phá lớn để lôi cuốn du khách tăng độ dài lưu trú của du khách (chủ yếu khách nhiều ở những ngày cuối tuần, những dịp lễ...còn những ngày khác trong tuần thì vắng khách).
- Du khách quốc tế
+ Nguồn tham khảo quyết định đi du lịch:
Nguồn tham khảo nhiều nhất để quyết định chuyến đi chủ yếu là từ bạn bè, người thân chiếm phần lớn (53,8%) và nguồn này càng được nhân rộng cho các năm sau, chứng tỏ Bình Thuận có sức lôi cuốn, khách đến có ấn tượng tốt đẹp và tuyên truyền cho nhiều người khác cùng đến du lịch ở Bình Thuận. Kế đến là nguồn từ các công ty du lịch (13,4%) giảm so với năm 2012, các công ty du lịch chưa tham gia giúp khách du lịch hiểu rõ hơn về địa phương mình đến. Đồng thời từ nguồn sách báo, tạp chí cũng được người nước ngoài quan tâm năm 2012 (22,49%) đến năm 2013 (34,60%). Đối với nguồn Internet, do quảng bá từ nguồn này ra nước ngoài của tỉnh từ nhiều trang web bằng tiếng nước ngoài, nội dung càng ngày trở nên phong phú nên nhiều người nước ngoài biết đến. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua tỷ lệ chiếm từ nguồn này cũng đã có chuyển biến nhanh từ 15,67% năm 2008 vươn lên 63,4% cho 2013. Đây là một con số khả quan, khẳng định vai trò Internet trong việc quảng bá hình ảnh đẹp về Bình Thuận trong mắt du khách quốc tế. Thông qua đó cũng nói lên rằng vai trò kênh thông tin quảng bá du lịch qua Internet rất quan trọng và ngày càng phải được phát triển với nội dung phong phú hơn. Con số trên cũng nới lên các website của các hãng lữ hành nước ngoài, các Website trong tỉnh đang được quan tâm sâu sắc về cả số lượng, hình thức và nội dung.
Bảng cơ cấu nguồn tham khảo để quyết định đi du lịch của du khách quốc tế:
|
Năm 2008 |
Năm 2009 |
Năm 2010 |
Năm 2012 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
- Bạn bè, người than |
42,00 |
44,80 |
40,25 |
45,50 |
50,00 |
53,80 |
- Sách, báo, tạp chí |
25,67 |
18,60 |
16,25 |
20,50 |
22,49 |
34,60 |
- Internet |
15,67 |
16,40 |
25,00 |
25,67 |
32,41 |
63,40 |
- Công ty du lịch |
16,67 |
18,20 |
21,50 |
26,17 |
22,49 |
13,40 |
- Ti vi |
15,00 |
14,60 |
11,25 |
15,67 |
7,23 |
7,60 |
- Nguồn khác |
4,33 |
10,00 |
7,00 |
11,67 |
0,40 |
4,00 |
+ Những tác động tới sự lựa chọn điểm đến du lịch:
Từ những tác động tới sự lựa chọn điểm đến du lịch thì điểm du lịch hấp dẫn được đa số chú ý cho thấy cảnh vật ở Bình Thuận gây ấn tượng tốt đối với du khách quốc tế và bên cạnh đó là điểm đến an toàn. Tỷ lệ sự lựa chọn điểm đến từ 2 tác động này chiếm phần lớn, thể hiện qua cơ cấu sau: Điểm du lịch hấp dẫn năm 2008 chiếm 80% và năm 2013 chiếm 73,2% và điểm đến an toàn năm 2008 chiếm 14,52% thì năm 2013 chiếm 26,4%. Giá trị đồng tiền tương đối ổn định cũng có diễn biến tốt năm 2008 chiếm 17% thì năm 2013 chiếm 23,6%. Còn lại các tác động khác có phần tăng khá đó cũng là một yếu tố góp phần tăng trưởng du lịch của quốc gia như: Thủ tục hải quan và nhập cảnh đơn giản năm 2008 chiếm 12,3% thì năm 2013 chiếm 10,6%; phương tiện đi lại thuận tiện năm 2008 chiếm 12,1% thì năm 2013 chiếm 18,8%.
Bảng cơ cấu những tác động tới sự lựa chọn điểm đến du lịch của du khách quốc tế:
|
Năm 2008 |
Năm 2009 |
Năm 2010 |
Năm 2012 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
- Điểm du lịch hấp dẫn |
80,00 |
80,50 |
70,75 |
69,50 |
63,25 |
73,20 |
- Phương tiện đi lại thuận tiện |
12,10 |
19,80 |
20,75 |
22,33 |
9,04 |
18,80 |
- Giá trị đồng tiền |
17,00 |
12,20 |
9,00 |
17,33 |
19,28 |
23,60 |
- Thủ tục hải quan và nhập cảnh đơn giản |
12,33 |
9,20 |
11,25 |
9,50 |
22,09 |
10,60 |
- Điểm đến an toàn |
14,52 |
19,60 |
23,75 |
27,33 |
30,32 |
26,40 |
- Khác |
8,67 |
11,00 |
8,75 |
11,17 |
5,22 |
9,60 |
+ Mục đích của chuyến Du lịch:
Về cơ cấu theo mục đích chuyến đi, phần lớn là vui chơi, giải trí: Số du khách với mục đích vui chơi và giải trí năm 2008 chiếm 85,6% và năm 2013 chiếm 94,6%. Còn đi với kết hợp với mục đích khác thì rất thấp (năm 2008 tỷ lệ 1,6 và 1,8% trong năm 2013).
+ Hình thức tổ chức đi Du lịch:
Theo hình thức tổ chức đi đối với khách quốc tế càng ngày càng chuyển hướng đi tự sắp xếp nhiều hơn. Khách đi theo tour năm 2008 chiếm 48,3% thì năm 2013 giảm xuống chiếm 29,8% và ngược khách tự sắp xếp đi tour năm 2008 chiếm 51,67% thì năm 2017 tăng lên chiếm 70,2%. Khách nước ngoài phần lớn từ Tour đến Việt Nam thông qua du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, cần khai thác lượng khách quốc tế du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua liên kết vùng trên cơ sở phát huy thuận lợi là Bình Thuận có bờ biển dài, đẹp và có nhiều Resort mà thành phố HCM không có. Khoảng đường cách Thành phố HCM không xa lắm và thuận cho việc đi lại. Trong những năm gần đây với BCĐ du lịch tỉnh hết sức quan tâm đến các chương trình xúc tiến du lịch nhằm tìm kiếm đối tác là các hãng du lịch, các nhà điều hành tour nhằm tìm đường đưa khách quốc tế đến Bình Thuận và cụ thể lượng khách Nga theo tour đến Mũi Né tăng nhanh.
+ Phương tiện đi Du lịch:
Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng máy bay, tuy nhiên đối với tỉnh ta chưa có sân bay, do vậy đến tỉnh Bình Thuận thường phải thông qua một tỉnh khác. Ở đây chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, do vậy đến tỉnh phần lớn phương tiện đi là khách đi bằng ô tô, năm 2008 chiếm 84,32% và năm 2013 chiếm 99,6%. Lượng khách đi bằng tàu hỏa không có chuyển biến tốt, lượng khách quốc tế đến việt nam bằng phương tiện ô tô thuận tiện hơn đi bằng tàu hỏa vì không phải tốn thêm chi phí đi lại.
+ Số lần du khách đến:
Về cơ cấu số lần khách quốc tế du lịch đến Bình Thuận có chuyển biến, khách chưa từng đến Bình Thuận lại có cơ cấu tăng nhanh, do khâu quảng bá trên các kênh đã có tác động (nhất là Internet), còn khách lần một: năm 2008 chiếm 46% thì năm 2013 chiếm 52,8%, du khách đến lần hai và lần ba tăng lên so với năm 2012. Tuy nhiên lượng khách quốc tế vẫn còn tăng chưa cao, cho thấy môi trường du lịch Việt Nam chưa thu hút mạnh cho khách quốc tế, trong đó có Bình Thuận.
Bảng cơ cấu số lần khách quốc tế du lịch đến Bình Thuận:
|
Năm 2008 |
Năm 2009 |
Năm 2010 |
Năm 2012 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
- Lần 1 |
46,00 |
50,00 |
45,25 |
45,50 |
60,64 |
52,80 |
- Lần 2 |
37,00 |
32,80 |
33,50 |
32,83 |
29,92 |
30,60 |
- Lần thứ 3 trở lên |
17,00 |
17,20 |
21,25 |
21,67 |
9,44 |
16,60 |
+ Qui mô độ dài ngày bình quân của lượt khách:
Qua qui mô độ dài ngày của một lượt du khách quốc tế so với khách trong nước thường cao hơn nhiều, nhiều du khách lưu trú cả tuần, họ thường thích các môn thể thao trên biển và khám phá những vùng du lịch mới lạ: Lượng khách đi du lịch với thời gian từ 1 đến 3 ngày trước đây chiếm phần lớn nhưng hiện nay thì lưu trú với thời gian từ 4 đến 7 ngày chiếm tỷ lệ khá, từ 8 ngày trở lên cũng có diễn biến giảm so với năm 2012 (năm 2013 so với năm 2008 thời gian từ 1 đến 3 ngày: năm 2008 chiếm 56% và năm 2013 chiếm 31,8%. Đi du lịch với thời gian 4 đến 7: năm 2008 chiếm 32,3% và năm 2013 chiếm 45,6%. Còn trên 7 ngày: năm 2008 chiếm 20,3% thì năm 2013 chiếm 22,6%).
Trong những năm gần đây khách quốc tế ở dài ngày có chuyển biến theo hướng tốt, nhưng cơ cấu lưu trú trên 7 ngày có giảm xuống. Tuy nhiên, cũng cần phải tăng cường chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư vào các dự án có nhiều loại hình càng phong phú, hình thành những tổ hợp du lịch - thể thao quốc tế hoặc gắn liền với những dịch vụ thể thao trên biển tại Phan Thiết, Lagi, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình... để tăng độ dài ngày lưu trú hơn nữa.
Qua kết quả điều tra chi tiêu khách du lịch, với ý nghĩa tập trung tăng các chi tiêu khác ngoài lưu trú, giữ mức ổn định khách đến lần thứ hai, thứ ba và thu hút nhiều khách du lịch mới (và chưa lần nào đến Bình Thuận). Tỉnh đã phát động nhiều chương trình văn hóa thể thao và du lịch, trong đó có “Chương trình đưa văn hóa về cơ sở” để quảng bá du lịch, trong đó đội ngũ Thông tin tuyên truyền huyện, thị xã, thành phố của các vùng du lịch như Phan Thiết, Lagi, Tuy Phong… triển khai rầm rộ “Thông tin lưu động”.
Các doanh nghiệp du lịch Bình Thuận đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm đến với thị trường Nga, một thị trường được xem là đầy tiềm năng của du lịch Bình Thuận trong vài năm trở lại đây. Một số resort cao cấp ở Phan Thiết như Sài Gòn - Mũi Né, Làng Tre, Hải Âu, Sea Links, Trăng Tròn, Terracotta, Sea Horse…còn trực tiếp giới thiệu về cơ sở, sự thân thiện của nhân viên phục vụ, chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ, các chương trình khuyến mãi, tiềm năng và nét hấp dẫn của từng khu du lịch cho khách tham quan.
Ngoài thành phố Maxcơva - thủ đô Nga, du lịch Bình Thuận còn tham gia giới thiệu và quảng bá tại 2 thành phố khác là Leningrad và Novosibirsh, nơi có rất đông du khách luôn chọn Phan Thiết-Mũi Né là điểm đến khi du lịch tại Việt Nam. Các hãng du lịch lớn của hai quốc gia Hàn Quốc và Ukraine đã đi thăm các địa danh du lịch của TP Phan Thiết như Hòn Rơm, Mũi Né và các khu Resort cao cấp ở phường Hàm Tiến nhằm khảo sát tiềm năng du lịch Bình Thuận.