[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

PHẦN II: DU LỊCH BÌNH THUẬN 2008 - 2013

 

Du lịch Bình Thuận trong những năm qua đã tạo nên những thành tích đáng ghi nhận, góp phần làm tăng nguồn thu cho tỉnh nhà, cũng như giải quyết một lượng lớn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, để ngành thật sự phát triển, tạo nên bản sắc riêng, cần có sự chung tay đóng góp của nhiều ngành, cũng như trí tuệ của nhiều người, nhiều thành phần trong tỉnh. Loại hình du lịch của Bình Thuận phổ biến là du lịch nghỉ dưỡng, tập trung ở Hàm Tiến-Mũi Né, còn khu vực Tiến Thành thì chưa phát triển mạnh, mặc dù địa phương này cũng có lợi thế về biển. Thời gian qua, ngành du lịch Bình Thuận có cố gắng tuyên truyền quảng bá, tổ chức nhiều hình thức du lịch biển, thu hút được một lượng khách du lịch nước ngoài (phần lớn là Nga), song nhìn chung sản phẩm du lịch của Bình Thuận chưa phong phú, còn đơn điệu về loại hình, thiếu nét khác biệt, độc đáo. Ngoài hình thức du lịch nghỉ dưỡng, thỉnh thoảng ngành cũng tổ chức các môn thể thao: Dù lượn, thuyền buồm và phô diễn khinh khí cầu...; liên kết du lịch vùng nhằm phát huy lợi thế du lịch địa phương nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, cũng như chưa tạo được dấu ấn riêng biệt với du khách.

Mối quan hệ phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội là mối quan hệ hai chiều. Khi nền kinh tế của một quốc gia càng phát triển thì nhu cầu đi du lịch của người dân càng tăng lên, do đó ngành du lịch có điều kiện để phát triển. Ngành du lịch phát triển sẽ là đầu tàu kéo theo sự phát triển của các ngành khác có liên quan, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, cải thiện điều kiện sống của một bộ phận dân cư. Sự phát triển của ngành du lịch góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn nữa, cũng là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của các ngành khác trong nền kinh tế. Đặc biệt là ngành nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng. Ngành du lịch đã mở ra thị trường tiêu thụ ngay tại đất nước mình thông qua việc cung cấp một khối lượng lớn các sản phẩm của những ngành này cho du khách. Từ đó thúc đẩy các ngành cải tiến kỷ thuật, quy trình sản xuất kinh doanh để cải tạo nhiều sản phẩm mới. Ngoài ra còn gián tiếp kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan như xây dựng, giao thông vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông… Việc phát triển du lịch sẽ đem lại sự thay đổi sắc thái của vùng, địa phương, đảm bảo cho du khách sử dụng được các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Trong năm 2013 đã xác định được khó khăn thách thức lớn tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch của tỉnh như: suy thoái kinh tế thế giới còn diễn ra phức tạp, thị trường tài chính trong nước biến động, thu nhập giảm sút, nhu cầu tham quan, du lịch nghỉ dưỡng hạn chế, hệ thống giao thông đối ngoại chưa được cải thiện. Tuy nhiên Du lịch Bình Thuận trong thời gian qua phát triển nhanh mang tính đột phá, trở thành một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng nhất trong cả nước. Các loại hình kinh doanh du lịch phát triển nhanh chóng, thu hút một lượng lớn lao động trực tiếp và gián tiếp làm việc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.

 Do vậy du lịch Bình Thuận tiếp tục khẳng định thế mạnh tiềm năng du lịch của mình, tích cực tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra liên tục từ tại thành phố Phan Thiết và các huyện, thị xã trong tỉnh. Ngày 06/7/2012 văn số 2517/CTHĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận về “Chương trình hành động thực hiện nghị quyết 06-NQ/TU của ban chấp hành đảng bộ tỉnh (khóa XII) về phát triển du lịch đến 2015” mục tiêu nhằm phát triển du lịch nhanh bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định và giữ vững thương hiệu du lịch Bình Thuận. Phấn đấu thu hút du khách ngày càng đông hơn, thời gian lưu trú dài hơn, mức chi tiêu và tỷ lệ khách quay lại lần thứ ba nhiều hơn.

Hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch năm 2013, ngành Du lịch Bình Thuận vừa tham gia hội nghị triển khai “chương trình kích cầu du lịch” ba tỉnh duyên hải miền Trung là Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa tại TP. Nha Trang do Tổng cục Du lịch tổ chức.

 

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo