Website được thực hiện theo ấn phẩm "Chân dung Thủ đo Resort"  do Cục Thống kê Bình Thuận phát hành tháng 6/2009 GPXB số 17/GP-STTTT do Sở Thông tin và truyền thông Bình Thuận cấp
Trang chủ
Lời nói đầu
Bài phân tích
Số liệu
 
 
PHẦN IV

PHẦN IV

NHỮNG ĐẠT ĐƯỢC, KHÓ KHĂN, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP

1.     Những đạt được:

- Những thành quả đáng ghi nhận của du lịch Bình Thuận kể từ năm xuất hiện nhật thực toàn phần, nhất là những năm gần đây. Đã thể hiện sự hết sức nỗ lực phấn đấu của tỉnh qua kết quả triển khai thực hiện đúng đắn, sáng tạo kết hợp văn hóa với kinh tế trong du lịch, do vậy mức tăng trưởng doanh thu du lịch không ngừng phát triển, nhất là qua 3 năm vừa qua. Tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 32,6%, trong đó đối với khách quốc tế tăng 38,4%. Đồng thời góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu ( xuất khấu dịch vụ du lịch tại chỗ) rất hiệu quả và đầy triển vọng.

- Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện hơn với những khu du lịch, những tuyến đường du lịch được đầu tư mở rộng và thông suốt dọc theo biển, những resort  với nhiều kiểu dáng, mô hình và qui mô không ngừng được đầu tư phù hợp gắn với du lịch sinh thái biển mà đặc thù thiên nhiên ưu đãi cho Bình Thuận, bờ biển dài với những bãi cát trắng, đồi hồng (ví như một sa mạc thu nhỏ) và mang đậm nét hoang sơ, thoáng mát, bình lặng là nơi lý tưởng hấp dẫn du khách trong nước cũng như quốc tế ngày càng đến nhiều hơn.

- Số lượng sản phẩm du lịch từng bước nâng lên về số lượng và chất lượng, số lượng khách không ngừng tăng, mỗi năm bình quân tăng gần 17%, đặc biệt khách quốc tế đã đến và nhiều hứa hẹn sẽ quay lại. Nguồn khách từ nhiều nước trên thế giới thông qua tổ chức đi theo tour hoặc là tự sắp xếp thông qua tham khảo nguồn tin từ bạn bè, người thân, báo chí, mạng Internet...ngày càng biết đến du lịch Bình Thuận nhiều hơn. Cùng với dịch vụ lưu trú, giải trí, nghỉ ngơi là các sản phẩm hàng hóa, quà lưu niệm đặc thù của địa phương như hàng đệt thổ cẩm, nước mắm, thanh long...Và các khu ẩm thực với những món ăn đặc sản biển được đầu tư, nghiên cứu chế biến phù hợp với khẩu vị của khách du lịch trong mọi miền đất nước và cả khách quốc tế thuộc các khu vực trên thế giới từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ. Đồng thời, tỉnh thường xuyên bàn nhiều biện pháp nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch với các sản phẩm đặc thù phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thoả mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của các đối tượng khách du lịch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. Tóm lại, du lịch Bình Thuận đã đạt được mục tiêu: du khách đến nghỉ ngơi lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn và quay lại nhiều hơn.

2.     Khó khăn, tồn tại:

-      Dự án du lịch hiện nay rất nhiều, tuy nhiên nhiều dự án du lịch còn bỏ ngỏ, một số dự án du lịch chậm đi vào kinh doanh, công tác giải tỏa đền bù còn nhiều vướng mắc, khó khăn, một số chủ dự án không có năng lực tài chính nên không triển khai dự án được... Mặt khác bố trí các cơ sở lưu trú một số vùng còn có nhiều bất cập như khu dân cư, các cơ sở hoạt động công nghiệp, chế biến thủy sản đan xen với khu du lịch, các khách sạn 3 sao trở lên còn thiếu. Cần đẩy nhanh tiến độ các dự án đang được thực hiện và loại những dự án không khả thi, nằm chờ dài hạn. Tăng cường kêu gọi vốn đầu tư nhưng cũng sẽ hết sức quan tâm tới tư vấn đầu tư để chú ý đáp ứng các loại nhu cầu của du khách.

-      Chất lượng dịch vụ và chất lượng sản phẩm du lịch đã có bước nâng lên, nhưng nhìn chung sản phẩm du lịch vẫn giản đơn, nhiều sản phẩm có giá trị văn hoá đặc trưng của địa phương chưa được khai thác, tôn tạo và phát huy; dịch vụ phục vụ phát triển du lịch chưa mạnh, chất lượng chưa bảo đảm, tính chuyên nghiệp chưa cao. Tình trạng phát triển các sản phẩm còn hạn chế, trùng lặp, chồng chéo chưa được quản lý khoa học, có kế hoạch giữa nhiều địa phương dẫn tới giảm hiệu quả kinh doanh của hoạt động du lịch. Cần có kế hoạch phát triển đa dạng về các loại hình thể thao, vui chơi giải trí  và tập trung phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đặc sắc phù hợp với tài nguyên du lịch sinh thái, văn hoá của mỗi vùng và địa phương,  phù hợp với lợi thế tự nhiên. Chưa xây dựng và hình thành các khu ẩm thực mang tính đặc trưng, sắc thái riêng của Bình Thuận. Hoạt động du lịch lữ hành phát triển chậm. Các dịch vụ phục vụ du lịch như dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, vận tải, mua sắm chậm phát triển. Chưa hình thành các khu vực trồng hoa cảnh, rau sạch (ven đô Phan Thiết, Lagi...) và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch một cách chuyên nghiệp. Hạn chế nỗi lên hiện nay của du lịch là vấn đề thiếu sự liên kết mang tính chất vùng. Các tỉnh trong vùng nên xác định rõ đặc tính chung của sản phẩm du lịch là sản phẩm chung cho cả vùng (như liên kết vùng thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt…) và không nên xem nó là sản phẩm riêng của mỗi tỉnh.

-      Nguồn nhân lực của ngành du lịch đang là một vấn đề khó khăn rất lớn  của tỉnh mà cấp bách cần cải thiện và khắc phục. Công tác đào tạo đội ngũ làm du lịch chưa mạnh, chưa sâu, chưa theo kịp yêu cầu đa dạng, phong phú của phát triển du lịch. Hạn chế lớn nhất hiện nay của du lịch của tỉnh nỗi lên là vấn đề yếu kém về trình độ chuyên môn, văn hoá giao tiếp còn nhiều hạn chế, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch yếu về số lượng và cả chất lượng. Do vậy phải xem việc đào tạo cho ngành du lịch là nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và phối hợp liên tục không ngừng mở nhiều lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn nhằm nâng cao kiến thức về du lịch và tay nghề.

-      Vệ sinh môi trường ở một số khu du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú chưa tốt như khu vực Hòn Rơm tình trạng nước thải, rác thải chưa được xử lý triệt để; hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện dọc theo tuyến biển từ Tiến Thành đến Mũi Né-Hòn rơm kéo dài và sinh vật biển chết trôi dạt vào bờ gây ô nhiễm tại các bãi tắm ảnh hưởng không ít đến hoạt động du lịch. Do vậy cần có một định hướng đầu tư để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa không phá vỡ môi trường và cảnh quan tự nhiên cũng như môi trường sinh thái của vùng.

-   Vai trò quản lý của các cơ quan Nhà nước về du lịch tại địa phương chưa thật sự đồng bộ, chưa toàn diện như vấn đề sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm du lịch sinh thái hợp lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định pháp luật.  Các cơ quan Nhà nước có liên quan đến du lịch chưa phối hợp với chặt chẽ, thường xuyên để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, để hỗ trợ các chủ đầu tư, kinh doanh sản phẩm du lịch hoạt động có hiệu quả.

-   Công tác phát động dân cư trong địa bàn có ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh công cộng, thực hiện nếp sống văn minh giữ gìn trật tự an ninh thái độ ứng sử với khách du lịch chưa cao và đồng bộ, trước mắt cần có một giải pháp tích cực chấm dứt tình trạng ăn xin, bán hàng rong chèo kéo... môi trường vệ sinh tại các khu du lịch chưa được cải thiện. Tăng cường Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, và an toàn trên biển.

-   Hiện tượng kiểu làm ăn chụp giựt rãi rác phát sinh, cạnh tranh không luật lệ, mùa cao điểm tranh nhau đón khách, hạ giá thành, hoặc tăng giá bất ngờ, ăn uống quá đắt làm ảnh hưởng chung đến các cơ sở kinh doanh làm giảm uy tín về du lịch Bình Thuận. Đó là những gì sẽ dẫn đến làm ăn bấp bênh, nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực thua lỗ trong nay mai. Do vậy cần khẩn trương tăng cường kiểm tra chấp hành quy định giá cả và niêm yết giá, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

-   Công tác tuyên truyền, quảng bá tuy có cố gắng nhưng vẫn là một trong những khâu yếu rất đáng quan tâm; nội dung, hình thức và nghệ thuật quảng bá còn lúng túng, thiếu chiều sâu, kém tính hấp dẫn. Hoạt động quảng bá của các cơ sở du lịch nhìn chung còn rời rạc, thiếu sự liên kết phối hợp, hiệu quả chưa cao; việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa mạnh. Vai trò của Hiệp hội Du lịch chưa thực sự là chỗ dựa, là cầu nối của các doanh nghiệp.

3. Giải pháp

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, nên hiệu quả hoạt động của ngành Du lịch liên quan đến nhiều ngành khác trong mối quan hệ tương hỗ, mà yếu tố chủ yếu là tổ chức quản lý cơ chế chính sách. Do vậy tỉnh từ thực tiễn phát triển du lịch hiện nay, đi sâu nghiên cứu và đưa ra các giải pháp chủ yếu của ngành du lịch từ nay cho những năm tới.

-   Đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiều mặt; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch theo pháp luật; xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực cho của các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là năng lực tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng, khả năng cạnh tranh cao. Trong điều kiện tiềm năng du lịch của tỉnh chưa khai thác đúng mức, tạo điều kiện không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng, luôn luôn tạo ra nét mới, tạo sức hấp dẫn và đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

-   Từng bước có chính sách thuận lợi cho việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp du lịch Bình Thuận và cho cả các dự án du lịch có vốn đầu tư nước ngoài để khai thác các sản phẩm du lịch mới, chú ý các loại hình vui chơi giải trí, thể thao phù hợp với đặc thù của vùng biển, vùng rừng núi mà thiên nhiên đã ưu đã và có các khu ẩm thực mang tính đặc trưng, sắc thái riêng có của Bình Thuận để phục vụ tốt nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách. Kêu gọi các nhà đầu tư vào các dự án xây dựng các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 3-5 sao. Tránh tình trạng đầu tư tràn lan dễ rơi vào khủng hoảng thừa khách sạn. Thật vậy nhiều doanh nghiệp không tránh khỏi những khó khăn, mặc dù đang mùa cao điểm đón khách nhưng vẫn như bấp bênh bên bờ vực thua lỗ trong nay mai. Nhiều dự án đầu tư mới về du lịch ra đời, càng không tránh khỏi rơi vào cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại. Do vậy ngoài vấn đề họp bàn cách tổ chức kinh doanh sao cho có luật lệ, mà còn phải bàn cách tăng lượng khách đến với Bình Thuận.

-    Trên cơ sở những định hướng trên, tiến hành rà soát, hoàn chỉnh các quy hoạch tổng thể và cụ thể trên từng địa bàn với các loại sản phẩm phù hợp, xác định rõ các khu, điểm, tuyến du lịch… làm cơ sở cho việc kêu gọi đầu tư. Tập trung xử lý dứt điểm tình trạng chồng lấn giữa các quy hoạch. Bên cạnh kêu gọi các dự án thì cũng phải tạo môi trường thật sự thông thoáng, thuận lợi để thu hút đầu tư và thúc đẩy du lịch không ngừng phát triển. Tích cực hoàn chỉnh quy hoạch các khu du lịch hợp lý và có sức sống, nâng cao những hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng cho phát triển du lịch và những ngành kinh tế mũi nhọn khác.

-   Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Song song việc đào tạo cán bộ quản lý, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên cho du lịch có trình độ giao tiếp khách du lịch nội địa cũng như khách du lịch quốc tế ngày càng được nâng cao.

-   Tăng cường xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Bình Thuận ngay cả trong và ngoài nước nhằm thu hút khách. Cần tập trung vào nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách để có những sản phẩm phù hợp với thị trường. Mở rộng các hình thức tuyên truyền quảng cáo như tổ chức, tham gia thường xuyên các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế. Đồng thời tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng với các loại hình khác nhau nhất lá hết sức chú ý đến xây dựng các trang Website về du lịch Bình Thuận. Xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc, các di tích, danh lam thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội…, phát huy hơn nữa hoạt động của hiệp hội du lịch.

-   Phát triển các khu du lịch phải đi đôi với việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường tự nhiên, xã hội, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Tăng cường công tác quản lý môi trường ở các trọng điểm du lịch; tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp phòng chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào hoạt động du lịch; chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch.

-   Chú ý phát triển du lịch MICE (Meeting, Incentive, Convention và Exhibition). Đó là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng nên các đoàn khách MICE thường rất đông, sử dụng dịch vụ cao cấp và thời gian lưu trú cũng lâu hơn và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường. Chương trình du lịch Mice thường có sự tham gia của các chính khách, doanh nhân, các tập đoàn nước ngoài, các công ty liên doanh… đến từ nhiều nơi trên thế giới, nên đây là cơ hội rất tốt để quảng bá, tiếp thị cho ngành du lịch.  Muốn vậy cần thấy rõ những thứ mà dòng khách Mice đang hướng đến như đi tìm sự mới lạ, thưởng thức những dịch vụ cao, tiện ích tốt và sản phẩm đắt tiền, mang chủ đề riêng, những chương trình ẩm thực mang dấu ấn của từng vùng, từng miền để lôi kéo dòng khách “quý tộc” này.

-   Hiện nay nước ta đang chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, do vậy tỉnh ta cũng phải có kế hoạch, xây dựng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển nhanh du lịch Bình Thuận nhằm góp phần cùng cả nước đưa du lịch lên một bước phát triển mới nhằm nhanh chóng đuổi kịp trình độ và hội nhập với sự phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới. Trước mắt đẩy mạnh liên kết hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước trong việc nghiên cứu thị trường, quảng bá du lịch nhằm thu hút du khách và thu hút nguồn vốn đầu tư, và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế để mở rộng quy mô và hình thức kinh doanh.

 

Xác định được ý nghĩa rộng lớn của ngành du lịch mang lại, cùng với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, nhất là ngành du lịch biển. Cùng với sự chỉ đạo tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nỗ lực phấn đấu  của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phục vụ du lịch, hoạt động du lịch của Bình Thuận đã và đang có sự chuyển biến tích cực, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của nó. Chính quyền các cấp của tỉnh đã có những biện pháp cụ thể, hữu hiệu để thúc đẩy du lịch phát triển ổn định. Đồng thời với những chủ trương đúng đắn, định hướng phù hợp và nhiều chính sách thiết thực khuyến khích phát triển du lịch theo hướng toàn diện, đồng bộ, Bình Thuận đã có bước đột phá trong tổ chức chỉ đạo quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển vững chắc các khu du lịch, làng du lịch. Trong tương lai ngành du lịch Bình Thuận khả năng sẽ vươn xa hơn nữa, ổn định và phát triển vững chắc bền vững.


| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |

 
 
Design by PSONet

© 2009 Cục Thông kê Bình Thuận