Website được thực hiện theo ấn phẩm "Chân dung Thủ đo Resort"  do Cục Thống kê Bình Thuận phát hành tháng 6/2009 GPXB số 17/GP-STTTT do Sở Thông tin và truyền thông Bình Thuận cấp
Trang chủ
Lời nói đầu
Bài phân tích
Số liệu
 
 
II

II. Cùng với sự tăng nhanh các cơ sở du lịch, lượng lao động, vốn, thể hiện du lịch Bình Thuận đã có chuyển biến nhanh:

Trong những năm gần đây (năm 2005 – 2008) du lịch đã có bước phát triển nhanh, không thể phủ nhận, du lịch đã ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo… Dự báo trong thời gian tới, thị trường du lịch trong nước nói chung, Bình Thuận nói riêng sẽ diễn ra hết sức sôi động. Các doanh nghiệp du lịch cần phải có sự chuẩn bị nhằm liên kết, hợp tác để phát huy sức mạnh và lợi thế cho nhau. Du lịch Bình Thuận là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Đối với ngành du lịch, đánh giá thông qua “Tài khoản vệ tinh du lịch  (TSA)” là một tiêu chuẩn quốc tế được Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc xây dựng. Thể hiện kết quả hoạt động du lịch mang lại trong các ngành vận tải, khách sạn, nhà hàng, thương nghiệp, bưu chính viễn thông và các ngành dịch vụ khác. Định hướng phát triển kinh tế tại Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiên tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực…”. Đồng thời mục tiêu chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 của Chính phủ đã và đang ngày càng trở thành hiện thực thể hiện qua sự thay đổi của cả nước nói chung và Bình Thuận nói riêng.

1.  Số cở sở khách sạn, nhà hàng góp phần chủ yếu trong phát triển du lịch :

Xác định được ý nghĩa rộng lớn của ngành du lịch mang lại, cùng với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, nhất là ngành du lịch biển, do vậy trong những năm qua với sự chỉ đạo tích cực của cấp ủy đảng và UBND các cấp, hoạt động du lịch của Bình Thuận đã và đang có sự chuyển biến tích cực, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của nó. Chính quyền các cấp của tỉnh đã có những biện pháp cụ thể, hữu hiệu để thúc đẩy du lịch phát triển ổn định. Cùng với những chủ trương đúng đắn, định hướng phù hợp và nhiều chính sách thiết thực khuyến khích phát triển du lịch theo hướng toàn diện, đồng bộ, Bình Thuận đã có bước đột phá trong tổ chức chỉ đạo quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển vững chắc các khu du lịch, làng du lịch. Bình Thuận được mệnh danh là thủ đô của resort (có tới gần 80 resort).

Phục vụ cho du lịch có nhiều ngành, nhưng các cơ sở khách sạn, nhà hàng vẫn là ngành chủ yếu, nhìn chung số lượng các cơ sở chia theo các thành phần kinh tế đều tăng, trong đó kinh tế ngoài nhà nước thể hiện tính năng động, tăng nhanh. Các dự án đầu tư nước ngoài mặc dầu số lượng chưa nhiều nhưng bước đầu là những đầu tàu thúc đẩy đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Bình Thuận với tốc độ tăng cao.

a) Số cơ sở khách sạn, nhà nghỉ:

Tổng số cơ sở lưu trú năm 2008 có 433 cơ sở tăng 35% so với năm 2005 , bình quân hàng năm tăng 10,51%. Chia theo các thành phần kinh tế:

-   Kinh tế nhà nước có 5 cơ sở tăng 25% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 7,72%.

-   Kinh tế tập thể có 2 cơ sở tăng 100% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 26%.

-   Kinh tế cá thể có 289 cơ sở tăng 29% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 8,9%.

-   Kinh tế tư nhân có 129 cơ sở tăng 48,3% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 14% (Công ty cổ phần có 7 cơ sở, Công ty trách nhiệm hửu hạn tư nhân có 67 cơ sở, Doanh nghiệp tư nhân có 55 cơ sở).

-   Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 8 cơ sở tăng 60% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 17%.

Trong đó khách sạn đã được xếp tiêu chuẩn sao có 81 cơ sở tăng 91% so với năm 2005, tăng bình quân hàng năm 21,6%. Qui mô loại hạng cao không ngừng được đầu tư nâng lên như:

-   Khách sạn 4 sao năm 2005 chỉ có 5 cơ sở chiếm tỷ lệ 11,1% trong tổng số khách sạn đã được xếp tiêu chuẩn sao thì năm 2008 có 11 cơ sở chiếm tỷ lệ 12,8% trong tổng số.

-   Khách sạn 3 sao năm 2005 chỉ có 10 cơ sở chiếm tỷ lệ 22,2% trong tổng số khách sạn đã được xếp tiêu chuẩn sao thì năm 2008 có 17 cơ sở chiếm 22,1%, tăng bình quân hàng năm 19,6%.

-   Khách sạn 2 sao năm 2005 chỉ có 18 cơ sở chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số khách sạn đã được xếp tiêu chuẩn sao thì năm 2008 có 30 cơ sở chiếm tỷ lệ 37,2%, tăng bình quân hàng năm 18,6%..

-   Khách sạn 1 sao năm 2005 chỉ có 12 cơ sở chiếm tỷ lệ 26,7% trong tổng số khách sạn đã được xếp tiêu chuẩn sao thì năm 2008 có 23 cơ sở chiếm tỷ lệ 27,9%, tăng bình quân hàng năm 24,2%.

Trong năm 2009 sẽ có 1 khách sạn 5 sao đầu tiên đi vào hoạt động kinh doanh. Mặc dầu hàng năm số phòng đầu tư tăng lên khá nhưng cũng chưa đáp ứng như cầu khách du lịch ở những ngày cao điểm vào mùa du lịch. Đối với khách nước ngoài, cụ thể như với khách Nga có nhu cầu nghỉ dưỡng  rất cao và rất thích các resort sang trọng bên bờ biển, số phòng nghỉ cao cấp cũng không thể đáp ứng cho lượng khách hạng sang tăng đột biến vào những tháng cuối năm.

b) Số cơ sở nhà hàng, ăn uống:

Cùng với các cơ sở lưu trú, các cơ sở nhà hàng cũng ảnh hưởng lớn đến đến du lịch (do doanh thu phục vụ cho du lịch chiếm tỷ lệ cao trong doanh số).

Tổng số cơ sở nhà hàng năm 2008 có 9.037 cơ sở tăng 52,4% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 15,1%. Chia theo các thành phần kinh tế:

-   Kinh tế nhà nước có 7 cơ sở tăng 16,7% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 5,3%.

-   Kinh tế cá thể có 8.925 cơ sở tăng 52,5% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 15,1%.

- Kinh tế tư nhân có 96 cơ sở tăng 50% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 14,5% (Công ty cổ phần có 7 cơ sở, Công ty trách nhiệm hửu hạn tư nhân có 57 cơ sở, Doanh nghiệp tư nhân có 32 cơ sở).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 9 cơ sở tăng 80% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 21,6%.

Các cơ sở du lịch lữ hành của tỉnh hiện nay còn ít, chỉ có 5 cơ sở, trong đó kinh tế nhà nước 1 DN và kinh tế tư nhân 4 DN. Do vậy việc tổ chức du lịch ra tỉnh ngoài, nước ngoài tỉnh ta còn hạn chế.

2. Lao động ngành du lịch tăng nhanh về số lượng và chất lượng bảo đảm cho nhu cầu mở rộng qui mô du lịch:

Cùng với sự phát triển cơ sở khách sạn, nhà hàng thì lượng lao động trong các cơ sở này cũng tăng lên nhanh hơn mức tăng số lượng cơ sở. Thể hiện nhu cầu mở rộng lao động trong các cơ sở kinh tế ngày càng cao hơn.  Đó là điều kiện cần thiết để các cơ sở kinh tế mở rộng qui mô kinh doanh, tăng năng suất lao động, nâng sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng phong phú hơn. Thực sự vấn đề thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên ngành cao, lao động nhiệt tình và nhất là sức trẻ năng động là điều các doanh nghiệp du lịch rất quan tâm. Từ đó với sự tăng trưởng của các cơ sở du lịch cũng đóng góp phần giải quyết  việc làm một lượng lao động đáng kể cho cho địa phương.

Mức lao động ngành du lịch cũng tăng tương ứng: Tổng số lao động trong năm 2008 có 11.867 người tăng 74,7% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 20,4%.

Lực lượng lao động ở khách sạn, nhà hàng là lực lượng chủ yếu tác động đến du lịch thể hiện như sau:

a) Lao động của khách sạn, nhà nghỉ:

Tổng số lao động trong các cơ sở ngành khách sạn năm 2008 có 6.851 người tăng 54,6% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 15,7%. Chia theo các thành phần kinh tế:

-   Kinh tế nhà nước có 515 người tăng 7% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 2,3%.

-   Kinh tế tập thể có 67 người tăng 123,3% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 30,7%.

-   Kinh tế cá thể có 1096 người tăng 53,9% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 15,5%.

- Kinh tế tư nhân có 4.204 người tăng 60,3% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 17%

 - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 969 người tăng 66,5% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 18,5%.

b) Lao động nhà hàng, ăn uống:

Tổng số lao động trong các cơ sở ngành nhà hàng năm 2008 có 16.800 người tăng 59,5% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 16,8%. Chia theo các thành phần kinh tế:

-   Kinh tế nhà nước có 112 người tăng 19,2% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 6%.

-   Kinh tế cá thể có 15.404 người tăng 59,4% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 16,8%.

- Kinh tế tư nhân có 1.069 người tăng 59,3% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 16,8%

 - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 215 người tăng 95,5% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 25%.

3. Nguồn vốn ngành du lịch:

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là giải pháp chính giải phóng lực lượng sản xuất toàn xã hội, thu hút được các nguồn lực trong dân cư vào sản xuất, kinh doanh. Điều này thể hiện ở quy mô vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đều tăng trong những năm qua. Với việc tích cực huy động nhiều nguồn vốn, tích cực đầu tư phát triển mở rộng sản xuất là một trong những tiền đề tồn tại, phát triển cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Thực tế trong những năm đây, tỉnh đã nỗ lực kêu gọi các dự án về du lịch nhiều hơn bao giờ hết. Do vậy vốn phát triển sẽ không dừng lại ở mức tăng này mà khả năng sẽ cao hơn nhiều.

Tổng số nguồn vốn ngành du lịch năm 2008 có 4.201 Tỷ đồng tăng 145,4% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 35%.

Với sự đầu tư vốn phát triển ngành du lịch luôn được đẩy mạnh thì trong đó riêng nguồn vốn khách sạn, nhà hàng (là lực lượng tác động trực tiếp đến du lịch), cụ thể theo các ngành kinh tế như sau:

a) Nguồn vốn khách sạn, nhà nghỉ:

Tổng số nguồn vốn trong các cơ sở ngành khách sạn năm 2008 có 2.214 Tỷ đồng tăng 113,5% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 28,8%. Chia theo các thành phần kinh tế:

-   Kinh tế nhà nước có 167,2 Tỷ đồng tăng 125,1% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 31,1%.

-   Kinh tế tập thể có 3,8 Tỷ đồng tăng 40,9% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 12,1%.

-   Kinh tế cá thể có 111 Tỷ đồng tăng 29,7% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 9,1%.

- Kinh tế tư nhân có 1.635,3 Tỷ đồng tăng 134,3% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 32,8%

 - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 296,6 Tỷ đồng tăng 67,9% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 18,8%.

b) Nguồn vốn nhà hàng, ăn uống:

Tổng số nguồn vốn trong các cơ sở ngành nhà hàng năm 2008 có 471,4 Tỷ đồng tăng 109,2% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 27,9%. Chia theo các thành phần kinh tế:

-   Kinh tế nhà nước có 14,3 Tỷ đồng tăng 34,8% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 10,5%.

-   Kinh tế cá thể có 300,9 Tỷ đồng tăng 224,4% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 48%.

- Kinh tế tư nhân có 137,6 Tỷ đồng tăng 21,6% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 6,7%.

 - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 18,7 Tỷ đồng tăng 111,4% so với năm 2005 và bình quân hàng năm tăng 28,4%.


| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |

 
 
Design by PSONet

© 2009 Cục Thông kê Bình Thuận