Website được thực hiện theo ấn phẩm "Chân dung Thủ đo Resort"  do Cục Thống kê Bình Thuận phát hành tháng 6/2009 GPXB số 17/GP-STTTT do Sở Thông tin và truyền thông Bình Thuận cấp
Trang chủ
Lời nói đầu
Bài phân tích
Số liệu
 
 
III

III. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các DN khách sạn, resort:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở tỉnh công nghệ thông tin trong công tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ và nhất là trong kinh doanh, giao dịch ngày càng được đẩy mạnh. Các DN khách sạn, resort đã đi đầu so với các ngành khác trong tỉnh và đã nhận thấy ứng dụng công nghệ thông tin là một vấn đề không thể thiếu được trong mục tiêu mở rộng thị trường, trong quan hệ dịch vụ và tham gia hội nhập nhằm có những kế hoạch kịp thời, phù hợp. Trong các năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin của các DN khách sạn, resort có những bước tiến nhất định thể hiện như sau:

+ Về số DN đã có sử dụng máy vi tính: năm 2005 69 DN chiếm 71,9% trong tổng số DN thì năm 2007 111 DN chiếm 84,7% trong tổng số DN (bình quân hàng năm tăng 26,3%). Tổng số máy vi tính sử dụng năm 2005 423 cái thì năm 2007 nâng lên 782 cái, bình quân hàng năm tăng 36%.

+ Về số DN đã có mạng cục bộ (LAN): năm 2005 mới có 27 DN chiếm 28,1% trong tổng số DN, năm 2007 đã có 47 DN chiếm 35,9% trong tổng số DN (bình quân hàng năm tăng 31,9%). Tổng số máy nối mạng cục bộ năm 2005 262 cái thì năm 2007 nâng lên 474 cái, bình quân hàng năm tăng 34,5%. 

+ Về số DN đã có nối kết Internet: năm 2005 mới có 55 DN chỉ  chiếm 57,3% trong tổng số DN, năm 2007 đã có 97 DN chiếm 74,1% trong tổng số DN (bình quân hàng năm tăng 32,8%). Tổng số máy nối kết internet là 259 cái thì năm 2007 nâng lên 626 cái, bình quân hàng năm tăng 55,5%.

+ Về số DN có Website: năm 2005 mới có 33 DN chỉ  chiếm 34,4% trong tổng số DN thì năm 2007 đã có 47 DN chiếm 35,9% trong tổng số DN. 

Qua đó cho thấy tình hình ứng dụng CNTT trong các DN khách sạn, resort có chuyển biến nhưng vẫn còn ở mức độ thấp, việc ứng dụng CNTT trong các ngành du lịch, dịch vụ không cân đối do chưa chú trọng vào đầu tư phần mềm, đặc biệt về các giải pháp quản lý DN, mới tập trung đầu tư chủ yếu vào phần cứng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin như trên sẽ gặp khó khăn cho việc hội nhập, nhất là việc tham gia vào WTO của nước ta. Việc sử dụng thương mại điện tử còn quá ít, cũng như việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa trên mạng Internet còn rất yếu. Đây là vấn đề mà các ngành, các cấp cần quan tâm hổ trợ nhiều hơn trong việc thúc đẩy hội nhập.


| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |

 
 
Design by PSONet

© 2009 Cục Thông kê Bình Thuận