Website được thực hiện theo ấn phẩm "Chân dung Thủ đo Resort"  do Cục Thống kê Bình Thuận phát hành tháng 6/2009 GPXB số 17/GP-STTTT do Sở Thông tin và truyền thông Bình Thuận cấp
Trang chủ
Lời nói đầu
Bài phân tích
Số liệu
 
 
VI

VI. Sự phát triển du lịch tỉnh với vai trò quyết định của các doanh nghiệp khách sạn, resort thể hiện qua qui mô ngày càng được mở rộng và hiệu quả hoạt động (2005 – 2007) như sau:

Với sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp nói chung, trong đó các doanh nghiệp hoạt động lưu trú phần lớn với mô hình khu du lịch nghỉ dưỡng-Resort đóng vai trò chủ yếu hàng đầu trong phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận.

Cùng với việc tăng cường quảng bá du lịch Bình Thuận, các dự án du lịch được hết sức quan tâm. Tính đến nay đã có  409 dự án được chấp nhận đầu tư với tổng diện tích được cấp đất là 6.904 ha và tổng số vốn đăng ký đầu tư là 44.821 tỷ đồng, phủ kín hầu hết bờ biển trải dài từ Tuy Phong đến La Gi. Hiện Bình Thuận cũng đang hướng đến xây dựng khu du lịch Hàm Tiến- Mũi Né (với biển xanh, đồi hồng)  thành khu du lịch quốc gia và TP.Phan Thiết thành đô thị du lịch ở tương lai gần. Nhưng hiện nay chỉ có 111 dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh chiềm 27,14%, 104 dự án đang xây dựng chiếm 25,43%, 194 chưa triển khai chiếm 47,43% trong tổng số dự án đã được chấp thuận do nhiều nguyên nhân như đang làm các thủ tục về thiết kế xây dựng, xin giấy phép cây dựng, thuê đất, vướng đền bù... Vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay là khâu đền bù giải tỏa đất đai ở những nơi có dự án du lịch triển khai. Vấn đề đền bù giá đất một số nơi chưa hợp lý do điều chỉnh không kịp với sự lên giá đất một cách nhanh chóng. Do vậy, bên cạnh vấn đề tích cực kêu gọi các nhà đầu tư về lĩnh vực du lịch, hàng năm số lượng các dự án du lịch được chấp thuận tăng khá, nhưng không tránh khỏi những dự án còn lại nằm trong tình trạng lở dở, nằm chờ, chậm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

1. Số lượng doanh nghiệp khách sạn, resort:

Các DN khách sạn, resort cũng từng bước đầu tư mở rộng sản xuất, tăng năng lực SXKD, nâng cao chất lượng sản phẩm trong sự cạnh tranh quyết liệt trong cơ chế thị trường. Số lượng DN đi vào hoạt động SXKD tăng đáng kể: năm 2007 so với năm 2005 bình quân hàng năm tăng 16,8%.

 

 

 

 

·  Số lượng DN khách sạn, resort theo loại hình như sau:

 

 Năm 2005

 Năm 2006

 Năm 2007

 
 

Tổng số

96

112

131

 

Nhà nước

4

7

7

   - DN Nhà nước Địa phư­ơng

1

2

2

   - Công ty TNHH Nhà nước

1

1

1

   - Công ty cổ phần Nhà nước

2

4

4

Ngoài Nhà nước

530

643

761

   - DN tập thể

1

1

1

   - DN tư­ nhân

50

58

61

   -TNHH t­ư nhân

34

38

53

   - C.ty CP vốn Nhà nước <=50%

2

2

3

DN có vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài

5

6

6

Việc chuyển dịch cơ cấu số lượng và loại hình DN khách sạn thể hiện tính hội nhập và việc chỉ đạo tập trung của các ngành, các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần địa bàn tỉnh ta. Các DN Nhà nước đổi mới, sắp xếp lại tuy có tăng số lượng nhưng về cơ cấu thấp (năm 2007 có cơ cấu 5,3%). Thành phần ngoài Nhà nước bao gồm các Công ty TNHH, DNTN cơ cấu chiếm phần lớn (năm 2007 có cơ cấu 90,1%). Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài số lượng còn ít đang được tiếp tục tích cực kêu gọi.

·  Cơ cấu số lượng DN theo thành phần kinh tế như sau:

 

 Năm 2005

 Năm 2006

 Năm 2007

 
 

Tổng số

100,00

100,00

100,00

 

Nhà nước

4,17

6,25

5,34

Ngoài Nhà nước

90,63

88,39

90,08

DN có vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài

5,21

5,36

4,58

Ngoài vấn đề phát triển về số lượng, vấn đề nâng cao năng lực doanh nghiệp khách sạn, resort được chú ý quan tâm, nhất là đầu tư vốn phát triển ngày càng lớn nhằm mở rộng kinh doanh, tăng năng suất lao động thông qua củng cố lực lượng lao động hợp lý trong tổ chức quản lý cũng như trực tiếp tham gia lao động là yếu tố sống còn của đơn vị.

2. Lao động và thu nhập doanh nghiệp khách sạn, resort:

a) Lao động nghiệp khách sạn, resort:

Lượng lao động trong các doanh nghiệp khách sạn tăng đáng kể góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động cho xã hội. Tổng số lao động năm 2007 so với năm 2005 bình quân hàng năm tăng 17,1%.

·  Lao động trong các DN khách sạn phân theo loại hình như sau:

ĐVT: người

 

 Năm 2005

 Năm 2006

 Năm 2007

 
 

Tổng số

3.715

4.387

5.090

 

Nhà nước

481

648

693

   - DN Nhà nước Địa phư­ơng

257

257

265

   - Công ty TNHH Nhà nước

23

21

17

   - Công ty cổ phần Nhà nước

201

370

411

Ngoài Nhà nước

2.652

3.080

3.698

   - DN tập thể

30

30

32

   - DN tư­ nhân

669

762

854

   -TNHH t­ư nhân

1.757

2.094

2.532

   - C.ty CP vốn Nhà nước <=50%

196

194

280

DN có vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài

582

659

699

Quy mô lao động của DN khách sạn tỉnh ta chưa cao, phần lớn vẫn là các các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên trong cơ cấu số lượng theo qui mô lao động có chuyển biến nhất định. Cụ thể theo từng nhóm qui mô như sau:

- Số DN sử dụng dưới 10 lao động: năm 2005 chiếm 34,4% trong tổng số DN thì năm 2007 giảm xuống còn chiếm  32,8% trong tổng số DN.

- Số DN sử dụng 10 đến dưới 50 lao động: năm 2005 chiếm 38,5% trong tổng số DN thì năm 2007 chiếm 38,2% trong tổng số DN.

- Số DN sử dụng 50 đến dưới 100 lao động: năm 2005 chiếm 14,6% trong tổng số DN thì năm 2007 chiếm 16% trong tổng số DN.

- Số DN có qui mô lao động từ 100 lao động trở lên cũng còn rất thấp, nếu tính đến năm 2005 thì tỷ lệ này chỉ chiếm 12,5% thì năm 2007 chiếm 13% trong tổng số DN.

Với tỷ lệ này thể hiện qui mô DN du lịch của tỉnh ngày càng được mở rộng và phát triển, tuy nhiên DN có quy mô trên 100 lao động còn ít nên mức độ cạnh tranh khu vực còn hạn chế.

 

 

  * Cơ cấu  thể hiện như sau:

 

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Tổng số

100,0

100,0

100,0

+ Dưới 10 lao động

34,38

33,93

33,82

+ Từ 10 – dưới 50 lao động

33,54

36,61

38,17

+ Từ 50 – dưới 100 lao động

14,58

18,75

10,71

+ Từ 100 lao động trở lên

12,50

10,71

13,00

b) Thu nhập người lao động trong doanh nghiệp khách sạn, resort:

Với nỗ lực tăng sức kinh doanh không thể không tính đến việc nâng thu nhập người lao động, một trong những yếu tố thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao và cũng là việc phát huy được sức lao động ở mức tốt nhất. Chính vì lẻ đó thu nhập người lao động ngày được cải thiện và tăng dần qua các năm. Các thành phần kinh tế có nhiều cố gắng tăng năng suất lao động, tạo việc làm ổn định thường xuyên.

Bình quân thu nhập 1 người/1 tháng năm 2005 đạt 1.426 ngàn đồng thì năm 2007 nâng lên đạt 1.638 ngàn đồng, tốc độ tăng bình quân là 7,17%. Dĩ nhiên nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì mức tăng này không cao. Nhưng con số này cũng thể hiện một bước cải thiện đáng kể thu nhập của người lao động.

Tổng thu nhập theo các thành phần kinh tế Nhà nước được sắp xếp lại và được thực hiện cổ phần hóa đã từng bước ổn định sản xuất bảo đảm thu nhập cho người lao động, bình quân mỗi năm tăng 25,45%. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng ổn định (tăng 29,6%), trong đó phải nói các công ty cổ phần Nhà nước đã củng cố được lực lượng sản xuất và đi đầu trong vấn đề nâng cao thu nhập người lao động, bình quân thu nhập mỗi năm tăng 47,1%, Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước thể hiện ưu thế năng động của mình nên tăng khá cao (tăng 31%). Đây là dấu hiệu đáng phấn khởi trong việc sắp xếp DN Nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân và tăng bình quân hàng năm thu nhập 1 người/1 tháng 10,9%. Đáng nói là các DNTN và Công ty TNHH tư nhân đã thể sự phấn đấu của mình trong đối xử với người lao động, bình quân hàng năm thu nhập 1 người/1 tháng tăng trên 10%.

Đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong những năm vừa qua số lượng phát triển chưa được nhiều, tuy nhiên là các DN đi đầu trong trả lương và tạo thu nhập cao cho người lao động, tính trong năm 2007 lương bình quân đạt 2,2 triệu/ người/tháng. Điều đó cũng chứng tỏ bao giờ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng đưa vấn đề phát huy sức lao động lên trên hết qua việc khuyến khích tạo thu nhập cao, tuy nhiên cũng có nghĩa là tính kỹ luật trong các công ty này cũng rất cao và đòi hỏi người lao động phải đặt nặng trách nhiệm cá nhân đối với công ty.

·  Thu nhập của lao động b/quân người/tháng phân theo loại hình như sau:

                                                                    ĐVT: 1000 đồng

 

 Năm 2005

 Năm 2006

 Năm 2007

 
 

Tổng số

1.426

1.526

1.638

 

Nhà nước

1.671

1.822

1.946

   - DN Nhà nước Địa phư­ơng

1.729

2.125

2.220

   - Công ty TNHH Nhà nước

841

1.056

1.461

   - Công ty cổ phần Nhà nước

1.692

1.655

1.790

Ngoài Nhà nước

1.195

1.238

1.469

   - DN tập thể

1.058

1.069

1.029

   - DN tư­ nhân

1.120

958

1.103

   -TNHH t­ư nhân

1.226

1.292

1.521

   - C.ty CP vốn Nhà nước <=50%

1.195

1.778

2.170

DN có vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài

2.275

2.584

2.221

3. Vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn, resort:

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là giải pháp chính giải phóng lực lượng sản xuất toàn xã hội, thu hút được các nguồn lực trong dân cư vào sản xuất, kinh doanh. Điều này thể hiện ở quy mô vốn đầu tư của các thành phần kinh tế đều tăng trong những năm qua. Với việc tích cực huy động nhiều nguồn vốn, tích cực đầu tư phát triển mở rộng sản xuất. Đó là một trong nhưng tiền đề tồn tại, phát triển cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Nguồn vốn có đến cuối năm 2005 đạt 951,6 tỷ đồng (bình quân 1 DN là 9,9 tỷ đồng) thì đến năm 2007 đạt 1.640,7 tỷ đồng (bình quân 1 DN là 12,5 tỷ đồng), bình quân tăng trưởng hàng năm tăng 31,3%.

Những DN Nhà nước sau khi được sắp xếp duy trì phát triển vốn tốt, do vậy mức tăng trưởng khá cao: năm 2005 đạt 74,3 tỷ đồng (bình quân 1 DN là 18,6 tỷ đồng) thì đến năm 2007 đạt 180, tỷ đồng (bình quân 1 DN là 25,7 tỷ đồng), bình quân hàng năm tăng 55,7%. Vốn kinh doanh không ngừng tăng trưởng chủ yếu từ các thành kinh tế ngoài Nhà nước như Công ty TNHH tư nhân năm 2005 đạt 527,4 tỷ đồng (bình quân 1 DN là 15,4 tỷ đồng) thì đến năm 2007 đạt 916,9 tỷ đồng (bình quân 1 DN là 17,3 tỷ đồng), bình quân hàng năm tăng 32,2%; Công ty cổ phần có vốn Nhà nước <= 50% năm 2005 đạt 16,2 tỷ đồng (bình quân 1 DN là 8,1 tỷ đồng) thì đến năm 2007 đạt 109,4 tỷ đồng (bình quân 1 DN là 36,5 tỷ đồng), bình quân tăng trưởng hàng năm tăng 59,7%...

 

 

·  Nguồn vốn có đến các thời điểm 31/12 phân theo loại hình như sau:

                                                                 

 

 Năm 2005

 Năm 2006

 Năm 2007

 
 

Tổng số (triệu đồng)

951.555

1.270.658

1.640.687

 

Nhà nước

74.312

174.732

180.039

   - DN Nhà nước Địa phư­ơng

26.250

48.535

52.700

   - Công ty TNHH Nhà nước

15.700

21.055

24.428

   - Công ty cổ phần Nhà nước

32.362

105.142

102.911

Ngoài Nhà nước

700.552

892.600

1.246.879

   - DN tập thể

2.699

2.927

4.375

   - DN tư­ nhân

156.926

222.364

216.237

   -TNHH t­ư nhân

524.704

645.089

916.887

   - C.ty CP vốn Nhà nước <=50%

16.223

22.220

109.380

DN có vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài

176.691

203.326

213.769

Kinh tế ngoài nhà nước đã đóng góp phần quan trọng trong phát nguồn vốn kinh doanh. Cụ thể qua 3 năm như sau:

 

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Tổng số

100,0

100,0

100,0

Tỷ trọng vốn DN Nhà nước

7,81

13,75

10,97

Tỷ trọng vốn DN ngoài Nhà nước

73,62

70,25

76,00

Tỷ trọng vốn DN có vốn ĐT nước ngoài

18,57

16,00

13,03

Qui mô vốn của các thành phần kinh tế tăng khá nhanh thể hiện các DN đang tích cực đầu tư vốn mở rộng sản xuất:

Các DN có qui mô vốn trên 5 tỷ đồng: năm 2005 chiếm 42,7% thì năm 2007 nâng lên chiếm 46,6%, chia theo từng thành phần kinh tế như: DN Nhà nước số lượng không nhiều, từ 4 DN lên 7 DN đều có vốn trên 5 tỷ đồng. DN ngoài Nhà nước có qui mô vốn trên 5 tỷ đồng: năm 2005 chiếm 36,8% thì năm 2007 nâng lên chiếm 40,68%, trong đó đáng chủ ý là DN tư nhân năm 2005 chiếm 12% thì năm 2007 nâng lên chiếm 18%, Công ty cổ phần có vốn Nhà nước <=50% năm 2005 chiếm 50% thì năm 2007 nâng lên chiếm 66,7%...

 

 

 

 

Qui mô vốn của các DN khách sạn, resort qua các năm như sau:

 

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Tổng số

100,0

100,0

100,0

Dưới 1 tỷ đồng

17,71

13,39

12,98

Từ 1 đến dưới 2 tỷ đồng

13,54

16,07

14,50

Từ 2 đến dưới 5 tỷ đồng

26,04

23,21

25,95

Từ 5 tỷ đồng trở lên

42,71

47,32

46,56

Qua đó cho thấy vốn luôn là yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Ngoài vốn chủ sở hữu, huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau luôn được các DN quan tâm để mở rộng SXKD. Thực tế một số DN bị giải thể hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó không ít đơn vị do thiếu vốn, thiếu năng lực tài chính. Do vậy muốn làm ăn lớn, tạo được thế mạnh, một chỗ đứng trong cơ chế thị trường hiện nay thì không thể không phát triển vốn.

4. Kết quả kinh doanh của các DN khách sạn, resort:

Một trong những mục tiêu của DN khi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là phải đạt hiệu quả kinh doanh. Mục tiêu cao nhất và không thay đổi đó là phát triển trên cơ sở có lợi nhuận cao, bảo toàn và tăng vốn kinh doanh, mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và mọi người lao động trong DN (các nhà quản lý, người lao động trực tiếp) đồng thời đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, của xã hội. Điều này có thể thấy được qua kết quả hoạt động kinh doanh của các DN như sau:

a) Doanh thu của doanh nghiệp khách sạn, resort:

Một trong các chỉ tiêu chủ yếu, khá quan trọng để đánh giá hoạt động của DN, đó là doanh thu. Trong cơ chế thị trường các DN cũng đã tích cực phát huy thế mạnh, hiệu quả SXKD ngày càng được nâng lên, thể hiện qua tốc độ phát triển tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển số lượng DN.  Doanh thu năm 2005 đạt 388,4 tỷ đồng (bình quân 1 DN là 4,5 tỷ đồng) thì đến năm 2007 đạt 675,6 tỷ đồng (bình quân 1 DN là 5,2 tỷ đồng), bình quân tăng trưởng hàng năm tăng 31,9%.

 

 

 

 

 

 

 

·        Doanh thu phân theo loại hình như sau:

 

 Năm 2005

 Năm 2006

 Năm 2007

 
 

Tổng số (Triệu đồng)

388.440

503.600

675.602

 

Nhà nước

89.083

115.075

126.049

   - DN Nhà nước Địa phư­ơng

62.960

69.408

74.102

   - Công ty TNHH Nhà nước

1.186

1.233

1.924

   - Công ty cổ phần Nhà nước

24.937

44.434

50.023

Ngoài Nhà nước

213.637

295.946

420.052

   - DN tập thể

2.018

4.118

3.330

   - DN tư­ nhân

49.747

89.412

91.374

   -TNHH t­ư nhân

143.018

181.253

289.670

   - C.ty CP vốn Nhà nước <=50%

18.854

21.163

35.678

DN có vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài

85.720

92.579

129.501

Sự phát triển theo xu thế DN Nhà nước chậm lại và ngoài Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực có thể thấy qua tốc độ phát triển chỉ tiêu doanh thu của các DN. Tốc độ tăng trưởng hàng năm các DN Nhà nước là 19%, trong đó do có một số DN Nhà nước bị giải thể hoặc chuyển sang công ty cổ phần ngoài Nhà nước nên tốc độ tăng trưởng chậm. Ngược lại các DN ngoài Nhà nước xu thế tăng nhanh, nhất là các công ty TNHH (tăng bình quân hàng năm 42,3%) và Công ty cổ phần (tăng bình quân hàng năm 37,7%).

b) Số doanh nghiệp lãi, lỗ:

Số DN có lãi chiếm trong tổng số về sau ngày càng cao hơn, Năm 2005 số DN có lãi chiếm 47,9% trong tổng số thì năm 2007 nâng lên chiếm 66,4% trong tổng số. Năm 2005 số DN bị lỗ chiếm 75% trong tổng số thì năm 2007 giảm còn 33,6% trong tổng số, cụ thể theo các thành phần kinh tế như sau:

- DN Nhà nước: năm 2005 số DN có lãi chiếm 75% trong tổng số thì năm 2007 chiếm 100% trong tổng số. Năm 2005 số DN bị lỗ chiếm 25% trong tổng số thì năm 2007 không có đơn vị nào lỗ.

- DN ngoài Nhà nước: năm 2005 số DN có lãi chiếm 47,1% trong tổng số thì năm 2007 nâng lên chiếm 64,4% trong tổng số. Năm 2005 số DN bị lỗ chiếm 49,4% trong tổng số thì năm 2007 giảm xuống còn chiếm 35,6% trong tổng số. Trong đó thể hiện rõ nhất là các DN TNHH tư nhân: năm 2005 số DN có lãi chiếm 35,3% trong tổng số thì năm 2007 nâng lên chiếm 66% trong tổng số. Năm 2005 số DN bị lỗ chiếm 58,8% trong tổng số thì năm 2007 giảm xuống chiếm 44% trong tổng số.

Các DN đầu tư nước ngoài mặc dầu chưa được nhiều nhung thường đầu tư với qui mô lớn cũng có những bước như số DN có lãi năm 2005 chiếm 40% trong tổng số thì năm 2007 nâng lên 66,7% và số DN bị lỗ chiếm năm 2005 chiếm 60% trong tổng số thì năm 2007 giảm xuống 33,3% trong tổng số.

c) Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách của khách sạn, resort:

Thuế phát sinh phải nộp năm 2005 được 25,1 tỷ đồng thì năm 2007 tăng 53,1 tỷ đồng. Như vậy bình quân mỗi năm tăng 45,3%. Từ kết quả này cho thấy từ phía các DN cũng đã có ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế, các DN đã có sự cố gắng hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Mặt khác có sự chỉ đạo tích cực của cấp uỷ, chính quyền các cấp và cơ quan thuế đã có những tác động tích cực. Mức độ tăng số thuế phát sinh phải nộp theo các thành phần kinh tế qua các năm như sau:

 

 Năm 2005

 Năm 2006

 Năm 2007

% so sánh

Năm 2007 so với 2005

Tăng trưởng b/quân hàng năm (%)

Tổng số (Triệu đồng)

25.130

35.263

53.148

211,49

45,43

Nhà nước

3.124

6.596

8.379

268,21

63,77

   - DN Nhà nước Địa phương

896

1.765

2.645

295,20

71,81

   - Công ty TNHH Nhà nước

14

203

124

885,71

197,61

   - Công ty cổ phần Nhà nước

2.214

4.628

5.610

253,39

59,18

Ngoài Nhà nước

15.247

20.632

30.138

197,67

40,59

   - DN tập thể

260

209

96

36,92

-39,24

   - DN tư­ nhân

2.686

3.254

3.000

111,69

5,68

   -TNHH t­ư nhân

10.196

15.547

24.131

236,67

53,84

   - C.ty CP vốn Nhà nước <=50%

2.105

1.623

2.911

138,29

17,60

DN có vốn đầu tư nước ngoài

6.759

8.035

14.631

216,47

47,13

Trong những năm qua mức độ đóng góp cho ngân sách Nhà nước tăng. Bình quân thuế mỗi DN năm 2005 đạt 261,8 triệu đồng thì năm 2007 là 405,7 triệu đồng tăng bình quân 24,5% và bình quân thuế mỗi lao động năm 2005 đạt 6,8 triệu đồng thì năm 2007 là 10,4 triệu đồng tăng bình quân 24,2 %.

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, ngoài những chính sách đòn bẩy tạo điều kiện phát triển thì cũng phải rà soát lại tình hình đóng góp của các DN vào ngân sách Nhà nước và xem đó là một yêu cầu có ý nghĩa đánh giá hiệu quả trong kinh doanh của các DN.

d) Lượt khách lưu trú tại các khách sạn, resort tăng nhanh thể hiện vai trò quyết định chủ yếu phát triển ngành du lịch của tỉnh

Hoạt động du lịch của địa phương đã mang lại một khí thế thật là sôi đông hơn bao giờ hết, số lượt khách đến tỉnh Bình Thuận ngày càng cao, điều đó khẳng định xu hướng sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều triển vọng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong đó các DN khách sạn, resort chiếm vai trò quyết định trong thu hút khách du lịch đến vui chơi, nghỉ ngơi trong môi trường yên tỉnh, lý tưởng. Thực sự là một nơi nghỉ dưỡng, điều dưỡng biển, du lịch thể thao trên biển.

Các doanh nghiệp ngành khách sạn hàng năm thường đầu tư phát triển mở rộng qui mô cùng với những dự án du lịch hoàn thành đi vào kinh doanh đều có những nét riêng biệt mang mô hình Resort, trong những năm gần đây với qui mô ngày càng lớn đã thể hiện ưu thế của mình, với mức phát triển khá nhanh và là lực lượng chủ yếu có những đóng góp phần lớn sản phẩm phục vụ du lịch đáng ghi nhận như sau:

+ Lượt khách phục vụ của các đơn vị doanh nghiệp: năm 2005 là 562.170 lượt khách chỉ chiếm tỷ lệ 44,94% trong tổng số lượt khách, thì năm 2008 được 1.255.259 nâng lên chiếm tỷ lệ 62,75% trong tổng số lượt khách, bình quân hàng năm tăng 30,7%. Trong đó lượt khách ngủ qua đêm năm 2005 là 463.895 lượt khách thì năm 2008 được 1.002.851 lượt khách, bình quân hàng năm tăng 29,3%.

Riêng khách quốc tế: Năm 2005 là 128.029 lượt khách thì năm 2008 được 195.156 lượt khách, bình quân hàng năm tăng 15,1%. Trong đó lượt khách ngủ qua đêm năm 2005 là 113.387 lượt khách thì năm 2008 được 186.506 lượt khách, bình quân hàng năm tăng 18%.

+ Tổng số ngày khách phục vụ của các đơn vị doanh nghiệp: Năm 2005 là 754.330 ngày khách thì năm 2008 được 1.769.747 ngày khách, bình quân hàng năm tăng 32,88%. Trong đó khách quốc tế: Năm 2005 là 263.833 ngày khách thì năm 2008 được 488.529 ngày khách, bình quân hàng năm tăng 22,8%.


| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |

 
 
Design by PSONet

© 2009 Cục Thông kê Bình Thuận