Website được thực hiện theo ấn phẩm "Chân dung Thủ đo Resort"  do Cục Thống kê Bình Thuận phát hành tháng 6/2009 GPXB số 17/GP-STTTT do Sở Thông tin và truyền thông Bình Thuận cấp
Trang chủ
Lời nói đầu
Bài phân tích
Số liệu
 
 
PHẦN III

PHẦN III

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHI TIÊU KHÁCH DU LỊCH

NĂM 2006 - 2008

Hàng năm, cuộc điều tra khảo sát khách du lịch được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ dòng khách du lịch trong nước và quốc tế đang đi du lịch thăm quan tên địa bàn tỉnh. Đây là điều kiện để nắm các thông tin về đặc điểm khách du lịch để mở rộng quảng bá phù hợp, nhu cầu và ý kiến nhận xét của họ về những các điểm du lịch, con người Bình Thuận, từ đó ta có kế hoạch phục vụ tốt hơn. Kết quả thăm dò ý kiến nhận xét, đánh giá của khách du lịch trong nước và quốc tế cùng với những đáp ứng được yêu cầu của khách như thế nào, được thể hiện như sau:

1.     Đặc điểm của khách du lịch:

a)    Đặc điểm cơ cấu khách du lịch trong nước

Khách du lịch trong nước chủ yếu vẫn nghiêng về giới nam đi nhiều hơn, năm 2006 về cơ cấu khách du lịch nam chiếm 63,63%, nữ chiếm 36,37% và mức này cũng giữ đến hiện nay chưa thay đổi bao nhiêu, năm 2008 cơ cấu khách du lịch nam chiếm 65,63%, nữ chiếm 36,37%.

Các lứa tuổi đi du lịch thường là từ tuổi từ 25 đến 34 và 35 đến 44 tuổi: năm 2006 cơ cấu khách du lịch tuổi từ 25 đến 34 chiếm 35,38% thì năm 2008 có nhích lên 36%; năm 2006 cơ cấu khách du lịch tuổi từ 35 đến 44 chiếm 36,25% thì năm 2008 có nhích lên 37,35%. Cho thấy đây là các khoảng độ tuổi có sức khỏe làm việc và có nhiều ham muốn du lịch mới, lạ, nhiều loại hình giải trí. Các độ tuối khác thì thấp hơn nhiều như độ tuổi từ 45 đến 54 năm 2006 chiếm 13,5% thì năm 2008 có nhích lên 16,2%, độ tuổi từ 15 đến 24 năm 2006 chiếm 10,3% thì năm 2008 có giảm còn 5,9%, độ tuổi từ 55 đến 64 năm 2006 chiếm 3,9% thì năm 2008 có giảm nhẹ còn 3,8% và độ tuổi trên 64 cơ cấu rất thấp năm 2006 chiếm 0,8% thì năm 2008 có giảm còn 0,4%. Trên cơ sở này các khu du lịch cũng cần bố trí nhiều loại hình giải trí phù hợp cho từng lứa tuổi.

Trong điều kiện hiện nay, khi xem xét cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch phần lớn là công chức, viên chức nhà nước lớn nhất cũng dễ hiểu là do có sự can thiệp của các tổ chức công đoàn tổ chức đi thăm quan. Kế đến là các nhà doanh nghiệp vừa có điều kiện tiền bạc đi du lịch mà cũng có thể là mở rộng quan hệ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường.

b)    Đặc điểm cơ cấu khách du lịch quốc tế

Cũng như khách du lịch trong nước, khách du lịch quốc tế nghiêng về giới nam đi nhiều hơn, năm 2006 về cơ cấu khách du lịch nam chiếm 59,67%, nữ chiếm 40,33% và năm 2008 cơ cấu khách du lịch nam chiếm 66,33%, nữ chiếm 33,67%.

So với mức cơ cấu khách du lịch trong nước thì khách quốc tế có cơ cấu các lứa tuối dưới 44 cao hơn như sau:  cơ cấu khách du lịch tuổi từ 15 đến 24 năm 2006 chiếm 13% thì năm 2008 chiếm 11,33%; Khách du lịch tuổi từ 25 đến 34 năm 2006 chiếm 33,55% thì năm 2008 chiếm 37,67%; Khách du lịch tuổi từ 35 đến 44 năm 2006 chiếm 28,9% thì năm 2008 chiếm 28,67%; Khách du lịch tuổi từ 45 đến 54 năm 2006 chiếm 15,95% thì năm 2008 chiếm 13,33%, Khách du lịch tuổi từ 55 đến 64 năm 2006 chiếm 8,31% thì năm 2008 chiếm 8,33% và Khách du lịch tuổi trên 64 năm 2006 chiếm 0,33% thì năm 2008 chiếm 0,67%

Đối với khách quốc tế thì lứa trẻ bao giờ cũng thích trò chơi giải trí hết sức sôi động và thích đi dã ngoại và có phần mạo hiểm. Mà lứa tuổi này đến Bình Thuận chiếm tỷ lệ khá lớn, nhất là lứa tuổi từ 25 đến 34. Đó cũng là cơ sở để đưa những mô hình các khu du lịch có nhiều dạng ưu tiên cho lứa tuổi này trội hơn. Tuy nhiên tùy theo mỗi nơi, mỗi lúc xem xét khách quốc tế đến từ lứa tuổi nào là chủ yếu mà chọn các loại hình dịch vụ cho phù hợp.

2.     Nguồn tham khảo, mục đích, hình thức, độ dài chuyến đi:

a)    Khách du lịch trong nước

- Nguồn tham khảo quyết định đi du lịch:

Khách du lịch tham khảo từ nguồn nào nhiều nhất để quyết định chuyến đi du lịch và đây cũng là vấn đề cho các điểm đến xem xét lại cần tập trung quảng bá trên nguồn thông tin nào chi phí phù hợp và có hiệu quả.

Bảng cơ cấu nguồn tham khảo để quyết định đi du lịch

 

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

 - Bạn bè, ngư­ời thân

39,64

40,57

46,08

 - Công ty du lịch

9,91

16,45

12,42

 - Sách, báo, tạp chí

10,04

12,34

23,17

 - Ti vi

31,64

8,37

14,58

 - Internet

7,62

15,60

23,33

 - Nguồn khác

6,48

11,63

9,58

Ở đây ta thấy bạn bè, người thân bao giờ cũng là yếu tố tham khảo hàng đầu (cho thấy cảnh vật ở Bình Thuận gây ấn tượng tốt đối với khách du lịch), thứ hai là các công ty du lịch cũng góp phần quảng bá các địa phương mới lạ, hấp dẫn. Đặc biệt phương tiện Internet truyền bá của tỉnh ta cũng phát huy rõ nét từ 7,62% năm 2006 vươn lên 23,33% cho 2008. Tuy nhiên mức độ này vẫn còn khiêm tốn đòi hỏi cần phải mở rộng thêm kênh thông tin này như cập nhật đều quảng bá du lịch trên WebSite của tỉnh và các trang quảng bá khác. Ngược lại nguồn Ti vi giảm xuống nghiệm trọng từ 31,64% năm 2006 xuống còn 14,58% năm 2008 cho thấy đưa tin trên Đài truyền hình của quốc gia phủ sóng toàn quốc thiếu liều lượng.

- Mục đích của chuyến Du lịch:

Về cơ cấu theo mục đích chuyến đi, phần lớn đúng như ý nghĩa của du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần là vấn đề quan trọng nhất: Số khách du lịch với mục đích vui chơi và giải trí năm 2006 chiếm 73,9% và năm 2008 chiếm 59,6%. Ngoài ra kết hợp du lịch với các mục đích khác, trước hết là với công tác, hội nghị tập huấn (du lịch meeting) đang có xu thế tăng từ tỷ lệ 3,8% năm 2006 nâng lên chiếm 17,2% năm 2008. Thăm bạn bè, họ hàng từ tỷ lệ 2,2% năm 2006 nâng lên chiếm 9,2% năm 2008.

- Hình thức tổ chức đi Du lịch:

Theo hình thức tổ chức đi thì xu thế chuyển hướng cho đi theo hình thức tự sắp xếp đi. Khách đi theo tour năm 2006 chiếm 20,3% và năm 2008 chiếm 18,3%. Còn khách tự sắp xếp đi năm 2006 chiếm 79,8% và năm 2008 chiếm 81,2%. Nguyên nhân chủ yếu do lượng khách luồng du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến tỉnh ta rất lớn mà đoạn đường không dài chỉ có 200 km, nên tự sắp xếp đi là chủ yếu. Điều này cũng nói lên  nguyên nhân có thể do đi du lịch theo tour ngắn ngày không có tự do về thời gian và chỉ vui chơi tại những địa điểm do theo kế hoạch, còn khách du lịch tự sắp xếp thì có nhiều thời gian hơn và tự do đến những nơi tuỳ thích mà không được định trước và để lựa chọn nơi lưu trú, ăn uống vui chơi thoải mái hơn. Tuy nhiên trong tương lai, công ty du lịch lữ hành cần mở rộng các nơi thăm quan trên cơ sở bố trí các tuyến đi hợp lý và chí phí cho phép để nâng tỷ lệ này lên.

- Phương tiện đi Du lịch:

Về cơ cấu khách theo phương tiện đi phần lớn là khách đi bằng ô tô, năm 2006 chiếm 78,3% và năm 2008 chiếm 78,7%. Từ khi có chuyến tàu mang tên Hội tụ xanh đưa vào năm 2005 tuyến Phan Thiết-Thành phố Hồ Chí Minh thì từ đó lượng khách đến bằng tàu hoả chiếm một tỷ lệ đáng kể. Hiện nay cơ cấu khách đi tàu hỏa có nhích lên so những năm trước nhưng chưa được nhiều, năm 2006 chiếm 16,6% và năm 2008 chiếm 17,2%.

 

- Số lần khách Du lịch đến:

Về cơ cấu số lần khách du lịch đã đến Bình Thuận thì tỷ lệ đến lần thứ hai và lần thứ ba năm sau có cao hơn năm trước, thể hiện du lịch Bình Thuận mặc dầu hình thành và phát triển khá mới mẽ so với một số tỉnh bạn có truyền thống du lịch lâu đời nhưng sự thu hút khách du lịch không kém, nhiều khách du lịch đã quay trở lại ngày càng nhiều hơn. Số lần khách đến lần thứ hai: năm 2006 chiếm 30,4% thì năm 2008 nâng lên chiếm 37%; Số lần khách đến lần thứ ba: năm 2006 chiếm 29,4% thì năm 2008 nâng lên chiếm 33,8%.

Bảng cơ cấu số lần khách du lịch đến Bình Thuận:

 

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

 - Lần 1

42,69

29,69

  29,25

 - Lần 2

30,37

37,87

37,00

 - Lần thứ 3 trở lên

     26,94

32,62

33,75

- Qui mô độ dài ngày bình quân của lượt khách:

Về Qui mô dài ngày của một lượt khách du lịch chiếm không thay đổi gì nhiều, Lượng khách đi du lịch với thời gian từ 1 đến 3 ngày chiếm phần lớn: năm 2006 chiếm 92,5% và năm 2008 chiếm 91,3% (Đối với khách đi theo tour, năm 2006 chiếm 97,8% thì năm 2008 chiếm 90,3%. Đối với khách tự sắp xếp đi, năm 2006 chiếm 88,9% thì năm 2008 chiếm 91,5%). Còn đi du lịch với thời gian 4 đến 7 ngày và trên 7 ngày thì chỉ chiếm dưới 10%.

b)    Khách du lịch quốc tế

- Nguồn tham khảo quyết định đi du lịch:

 Nguồn tham khảo nhiều nhất để quyết định chuyến đi chủ yếu là từ bạn bè, người thân chiếm phần lớn và nguồn này càng được nhân rộng cho các năm sau, chứng tỏ Bình Thuận có sức lôi cuốn, khách đến có ấn tượng tốt đẹp và tuyên truyền cho nhiều người khác cùng đến du lịch ở Bình Thuận. Kế đến là nguồn từ các công ty du lịch có ý nghĩa trong chuyến đi, giúp họ hiểu về địa phương mình đến du lịch. Đồng thời từ nguồn sách báo, tạp chí cũng được người nước ngoài quan tâm. Đối với nguồn Internet, do quảng bá từ nguồn này ra nước ngoài của tỉnh chưa có nhiều trang web bằng tiếng nước ngoài, nội dung chưa phong phú nên ít người nước ngoài biết đến. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua cơ cấu từ nguồn này cũng đã có chuyển biến nhanh từ 2,3% năm 2006 vươn lên 15,7% cho 2008 là nhờ các website của các hãng lữ hành nước ngoài.

 

Bảng cơ cấu nguồn tham khảo để quyết định đi du lịch

 

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

 - Bạn bè, ngư­ời thân

45,70

30,09

52,00

 - Công ty du lịch

23,18

15,05

26,67

 - Sách, báo, tạp chí

21,52

35,42

37,67

 - Ti vi

14,24

16,61

25,00

 - Internet

2,34

2,82

15,67

 - Nguồn khác

2,30

7,84

4,33

- Những tác động tới sự lựa chọn điểm đến du lịch

Từ các nguồn tham khảo quyết định chuyến đi thì điểm du lịch hấp dẫn được đa số chú ý, mặt khác giá trị đồng tiền ở Việt Nam tương đối dễ chịu có thể thoải mái cho mọi thành phần trong đó cũng cho cả những người đời sống có khó khăn. Thể hiện qua cơ cấu sau: Điểm du lịch hấp dẫn năm 2006 chiếm 45,7% thì năm 2008 chiếm 80%; Giá trị đồng tiền năm 2006 chiếm 19,5% thì năm 2008 chiếm 17%; Thủ tục hải quan và nhập cảnh đơn giản năm 2006 chiếm 9,9% thì năm 2008 chiếm 12,3% (tuy Bình Thuận không có cửa khẩu thông quan mà chủ yếu khách thông quan ở thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nói trên cũng cho thấy sự thông thoáng của đất nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập); Phương tiện đi lại thuận tiện năm 2006 chiếm 7,6% thì năm 2008 chiếm 12,1%

- Mục đích của chuyến Du lịch:

Về cơ cấu theo mục đích chuyến đi, phần lớn là vui chơi, giải trí và càng về sau càng thể hiện rõ: Số khách du lịch với mục đích vui chơi và giải trí năm 2006 chiếm 89,1% và năm 2008 chiếm 92,7%. Ngoài ra kết hợp du lịch với các mục đích khác, trước hết là với công tác, hội nghị tập huấn đang có xu thế tăng từ tỷ lệ 1,3% năm 2006 nâng lên chiếm 3% năm 2008. Thăm bạn bè, họ hàng chiếm 1,3% năm 2006 nâng lên chiếm 1,7% năm 2008. Còn lại kết hợp với các mục đích thông tin báo chí, thương mại... và các mục đích khác trong năm 2008 chỉ trên 7%.

- Hình thức tổ chức đi Du lịch:

Theo hình thức tổ chức đi đối với khách quốc tế càng ngày càng chuyển hướng đi theo tour nhiều hơn. Khách đi theo tour năm 2006 chiếm 40% thì năm 2008 nâng lên chiếm 48,3%. Khách nước ngoài phần lớn từ Tour đến Việt Nam thông qua du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, cần khai thác lượng  khách quốc tế du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh,thông qua liên kết vùng  trên cơ sở  phát huy thuận lợi là Bình Thuận có bờ biển dài, đẹp và có nhiều Resort mà thành phố HCM không có. Khoảng đường cách Thành phố HCM không xa lắm thuận cho việc đi lại.  

- Phương tiện đi Du lịch:

Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng máy bay, tuy nhiên đối với tỉnh ta chưa có sân bay, do vậy đến tỉnh Bình Thuận thường phải thông qua một tỉnh khác. Ở đây chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, do vậy đến tỉnh phần lớn phương tiện đi là khách đi bằng ô tô, năm 2006 chiếm 88,3% và năm 2008 chiếm 84,3%. Lượng khách đi bằng tàu hỏa có chuyển biến khá nhờ sự nỗ lực của tỉnh tăng cường phương tiện vận tải phục vụ du lịch, đã đầu tư đưa con tàu Hội tụ xanh hoạt động (phương tiện mới nhưng thể hiện tính ưu việt trong du lịch như an toàn, đáp ứng cho mọi lứa tuổi, thoải mái nghỉ ngơi trong khi vận chuyển) nên có mức tăng cơ cấu đáng kể: năm 2006 chỉ chiếm 9% thì năm 2008 đã nâng lên chiếm 14,3%.

- Số lần khách Du lịch đến:

Về cơ cấu số lần khách quốc tế du lịch đến Bình Thuận có chuyển biến, khách quen thuộc trở lại Bình Thuận có nhiều hơn:  Số lần khách đến lần thứ hai: năm 2006 chiếm 30,8% thì năm 2008 nâng lên chiếm 37%; Số lần khách đến lần thứ ba: năm 2006 chiếm 8,6% thì năm 2008 nâng lên chiếm 17%. Điều này chứng tỏ môi trường du lịch Việt Nam, trong đó có Bình Thuận đã từng bước hoàn thiện càng ngày càng hấp dẫn khách quốc tế hơn, khiến họ có xu hướng quay lại du lịch Bình Thuận nhiều hơn. Chứng tỏ Bình Thuận đã có nhiều hứa hẹn với những vẻ đẹp tự nhiên và tiềm ẩn đang còn nhiều điều hấp dẫn khách du lịch quốc tế.

Bảng cơ cấu số lần khách quốc tế du lịch đến Bình Thuận:

 

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

 - Lần 1

60,60

47,96

46,00

 - Lần 2

30,79

36,05

37,00

 - Lần thứ 3 trở lên

8,61

15,99

17,00

- Đặc điểm nào ở tỉnh có ấn tượng tốt nhất:

Đến với Bình Thuận du khách nước ngoài để lại ấn tượng tốt đẹp, một thủ đô của Resort, một phong cảnh đẹp do có một bờ biển dài, và bãi cát mịn màng thoai thoải kéo dài, nước biển xanh cùng với đồi núi chập chùng được thiên nhiên ban tặng như một bức tranh hữu tình, bầu trời trong xanh quanh năm hầu như là nắng ấm. Từ đó thể hiện qua ấn tượng tốt nhất như về phong cảnh đẹp: năm 2006 chiếm 50,5% thì năm 2008 nâng lên chiếm 66,3%. Tuy nhiên mức tỷ lệ này chưa phải là tối ưu, đòi hỏi tỉnh phải có kế hoạch, biện pháp nâng cao sức hấp dẫn, nhất là mỗi điểm du lịch trong tỉnh có những đặc thù riêng, khác lạ nhằm thu hút khách du lịch nhiều hơn nữa.

Ấn tượng về con người Bình Thuận thì cũng có cơ cấu khá: năm 2006 chiếm 26,8% và năm 2008 chiếm 22,9%. Mức cơ cấu có giảm tuy không nhiều nhưng ta cũng cần phải hết sức chú ý đào tạo con người giao tiếp lịch thiệp, hiếu khách, nhân viên tiếp tân, hướng dẫn du lịch nhiều về số lượng và có trình độ chuyên môn cao.

Ấn tượng về hàng hóa rẽ chiếm tỷ lệ khiêm tốn và cũng chưa có gì thay đổi trong những năm qua: năm 2006 chiếm 8,5% và năm 2008 chiếm 7%. Tỷ lệ này không cao, chứng tỏ hàng hóa Bình Thuận chưa thực sự phong phú và rẽ so với một số thị trường khác.

- Qui mô độ dài ngày bình quân của lượt khách:

Qui mô độ dài ngày của một lượt khách du lịch quốc tế : Lượng khách đi du lịch với thời gian từ 1 đến 3 ngày là phổ biến nhất: năm 2006 chiếm 50,8% và năm 2008 chiếm 47,3% (Đối với khách đi theo tour, năm 2006 chiếm 50,4% thì năm 2008 chiếm 49,7%. Đối với khách tự sắp xếp đi, năm 2006 chiếm 51% thì năm 2008 chiếm 45,2%). Đi du lịch với thời gian 4 đến 7: năm 2006 chiếm 39,4% và năm 2008 chiếm 32,3%. Còn trên 7 ngày: : năm 2006 chiếm 6,3% thì năm 2008 chiếm 17,4%.

3.     Thực trạng chi tiêu của khách du lịch:

Chi tiêu du lịch có ý nghĩa hết sức to lớn, cho phép tính toán, đánh giá kết quả hoạt động riêng của ngành du lịch, đồng thời góp phần đưa ra được một bức tranh khá phong phú thể hiện mối quan hệ các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ảnh hoạt động kinh tế của nhiều ngành, cụ thể như sau:

a)    Khách du lịch trong nước:

Theo kết quả điều tra cho thấy chi tiêu bình quân của một ngày khách trong nước: năm 2008 tăng 47,5% so với năm 2006, bình quân hàng năm tăng 21,5%. Mức bình quân qua các năm theo hình thức đi thường không chênh lệch bao nhiêu, tuy nhiên đối với khách đi theo tour tuy mới chiếm 18,8% nhưng thể hiện xu hướng mức bình quân cao hơn: mức bình quân theo tour  hàng năm tăng 23,1% thì mức tăng tự sắp xếp bình quân hàng năm tăng 21,9%.

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2008 theo mục đích chuyến đi ở mức cao chủ yếu khách đi du lịch kết hợp với Thương mại ( 1.417,8 nghìn đồng) và  khách đi du lịch kết hợp với Thông tin báo chí (1.527,8 nghìn đồng) còn mục đích du lịch nghỉ ngơi thì ở mức bình thường (654,2 nghìn đồng) . Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2008 theo nghề nghiệp của khách ở mức cao rơi vào các nhà doanh nghiệp (chi tiêu bình quân 1.174,2 nghìn đồng), còn ở mức thấp như học sinh, sinh viên (chi tiêu bình quân 294,9 nghìn đồng).

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2008 theo cơ cấu các loại ngành kinh tế chủ yếu thuê phòng và ăn uống, thấp hơn một chút là tiền đi lại và chi mua hàng hóa, quà lưu niệm. Cơ cấu tiền thuê phòng tăng lên cho thấy hiện nay phần lớn khách du lịch vẫn giải quyết nguồn tiền chi du lịch tập trung cho ở, mặt khác các tiện nghi phòng nghỉ được trang bị ngày càng tốt hơn nên mức chi tiêu phải cao hơn. Cơ cấu tiền đi lại là một trong những chi tiêu không thể thiếu trong nguồn chi tiêu của khách du lịch, hiện nay có giảm xuống cho thấy phương tiện đi lại ngày càng nhiều hơn nhất là phương tiện cộng đồng như xe buýt đã xuất hiện trên nhiều tuyến đi của Bình Thuận tạo điều kiện hạ chi tiêu tiền đi lại, nhất là hợp với túi tiền của khách du lịch thu nhập thấp. Tuy nhiên các mức tỷ lệ chi tiêu khác như tiền ăn uống (giảm cơ cấu 2.36%), chi mua hàng hoá, quà lưu niệm (giảm cơ cấu 2,24%), Chi dịch vụ văn hoá, thể thao… cơ cấu giảm điều này cũng phải xem lại sản phẩm du lịch phục vụ và cần phải đưa vấn đề nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của du khách.

Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách (nội địa) theo các loại ngành thể hiện qua bảng số liệu sau:

 

Cơ cấu (%)

Tăng giảm cơ cấu năm 2008/2006
 (+,-)

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tổng số

100,00

100,00

100,00

 

Tiền thuê phòng

31,50

33,58

38,56

7,06

Tiền ăn uống

28,10

24,87

25,74

-2,36

Tiền đi lại

14,40

11,34

12,16

-2,24

Chi phí tham quan

4,00

5,22

5,07

1,07

Chi mua hàng hoá, quà lưu niệm

12,90

15,84

10,78

-2,12

Chi dịch vụ văn hoá, thể thao

3,30

2,08

3,02

-0,28

Chi phí y tế

0,40

0,23

0,47

0,07

Chi khác

5,40

6,84

4,21

-1,19

b)    Khách du lịch quốc tế:

Đối với khách quốc tế phần lớn lưu trú ở khách sạn hạng cao (loại 3 sao, 4 sao và các resort đầy đủ tiện nghi) do vậy mức chi tiêu bình quân thường gần gấp 3 lần so với khách nội địa và lưu trú độ dài ngày cao hơn. Theo kết quả điều tra cho thấy chi tiêu bình quân của một ngày khách quốc tế năm 2008 là tăng 37,2% so với năm 2006, bình quân hàng năm tăng 17,1%. Mức độ tăng trưởng đi theo tour co xu thế tăng nhanh hơn: mức chi bình quân theo tour  hàng năm tăng 21,7% thì mức tăng tự sắp xếp bình quân hàng năm tăng 15,3%.

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2008 theo mục đích chuyến đi cũng những chênh lệch nhất định do nhu cầu kết hợp công việc đối với khách quốc tế lại cao hơn. Ở mức thấp có khách đi với mục đích thuần túy du lịch nghỉ ngơi là 1.211,9 nghìn đồng, khách đi du lịch kết hợp với tham bạn bè, người thân là 1.229,3 nghìn đồng... Ở mức cao hơn, khách đi du lịch kết hợp với Thương mại là 1.435,6 nghìn đồng, khách đi du lịch kết hợp với công tác, hội nghị, tập huấn (1.880,7 nghìn đồng)... Điều này cho thấy các loại khách kết hợp thương mại, báo chí, hội nghị thường ở mức rất cao, chúng ta cũng hết sức chú ý xem xét từng tính chất công việc của họ để có những điều kiện đáp ứng nhu cầu của loại khách này đầy đủ hơn.

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2008 theo độ tuổi, các nhóm tuổi từ 35 đến 54 chi tiêu khá cao so với các nhóm tuổi khác: Từ 35 đến 44 tuổi chi tiêu bình quân 1.405,4 nghìn đồng; Từ 45 đến 54 tuổi chi tiêu bình quân 1.336,3 nghìn đồng. Các nhóm tuổi còn lại thấp hơn, thấp nhất là 15 – 24 tuối chi tiêu bình quân 979,3 nghìn đồng; Từ 25 đến 34 tuổi chi tiêu bình quân 1.1184,9 nghìn đồng; Từ 55 đến 64 tuổi chi tiêu bình quân 1.225,3 nghìn đồng; Trên 64 tuối chi tiêu bình quân 1.197,1 nghìn đồng.

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách quốc tế năm 2008 theo nghề nghiệp cũng khác nhau, mức chi cao rơi vào các nhà thương gia (chi tiêu bình quân 1.435 nghìn đồng), kiến trúc sư (chi tiêu bình quân 1.514,2 nghìn đồng). ở mức thấp hơn như hưu trí, học sinh, sinh viên (chi tiêu bình quân 1.262,2 nghìn đồng)

Mức chi tiêu bình quân của một ngày khách năm 2008 theo cơ cấu các loại ngành kinh tế chủ yếu thuê phòng và ăn uống, thấp hơn một chút là tiền đi lại và chi mua hàng hóa, quà lưu niệm. Cơ cấu tiền thuê phòng vẫn giữ mức tương đối ổn định trong những năm qua (31%). Đối với khách quốc tế rõ ràng sẳn sàng giành mức chi tiêu khác ngoài ở, do vậy ngoài vấn đề nâng cấp các tiện nghi phòng nghỉ ngày càng tốt hơn thì các vấn đề khác như ăn uống, vui chơi giải trí, tham quan cũng cần phải quan tâm nhiều hơn nữa, nhất là nhiều loại hình giải trí đặc biệt giành cho khách quốc tế, phù hợp với từng khu vực của các nước trên thế giới. Vấn đề nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch phải đặt lên hàng đầu, các khu du lịch cũng phải đầu tư theo hướng lợi thế vùng như có bờ biển đẹp tự nhiên, bình lặng và gắn với môi trường sinh thái vốn có của nó. Tạo ra một nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng, điều dưỡng biển, du lịch sinh thái biển và rừng kết hợp, các loại hình du lịch thể thao trên biển; du lịch văn hoá lịch sử, các làng nghề đặc trưng…

Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế theo các loại ngành thể hiện qua bảng số liệu sau:

 

Cơ cấu (%)

Tăng giảm cơ cấu năm 2008/2006
 (+,-)

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tổng số

100,00

100,00

100,00

 

Tiền thuê phòng

30,11

32,12

31,14

1,03

Tiền ăn uống

28,10

28,72

29,05

0,95

Tiền đi lại

17,38

13,19

17,80

0,42

Chi phí tham quan

8,95

8,92

9,00

0,05

Chi mua hàng hoá, quà lưu niệm

10,18

9,95

10,43

0,25

Chi dịch vụ văn hoá, thể thao

1,97

2,94

1,45

-0,52

Chi phí y tế

0,20

0,73

0,46

0,26

Chi khác

3,11

3,43

0,67

-2,44

Từ chi tiêu khách du lịch cho thấy đã liên quan đến rất nhiều ngành như khách sạn, nhà hàng và các ngành dịch vụ khác, đồng thời cũng có tác động đến ngành công nghiệp chế biến, xây dựng dịch vụ… phát triển những sản phẩm phục vụ cho du lịch. Qua đó cũng cho thấy hoạt động du lịch của địa phương đã mang lại một khí thế thật là sôi đông hơn bao giờ hết, thực tế ngành du lịch của tỉnh đã phát triển nhanh và có thể khẳng định, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận đang vận hành theo xu hướng sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều triển vọng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế.

Cũng qua chi tiêu đã nói lên vấn đề phát huy thế mạnh của tỉnh, Bình Thuận là một tỉnh có nhiều tiềm năng về thiên nhiên, nhân văn và lịch sử có nhiều lợi thế về du lịch, cũng là nơi có nhiều bãi tắm đẹp quen thuộc của du khách như Cà Ná, Cù Lao Câu, Đồi Dương, Rạng – Mũi Né, Mũi Kê Gà... Đến với Bình Thuận mọi con đường hầu như được trãi nhựa, nhu cầu đi lại tỉnh đã mở ra nhiều tuyến xe buýt thuận lợi cho việc đi lại thông tuyến với những khu tham quan du lich và giúp cho du lịch ngày càng phát triển hơn. Đó cũng là vấn đề đặt ra cho tỉnh ta làm sao phát huy tiềm năng chưa khai thác đầy đủ này, tăng nguồn thu từ du lịch làm thay đổi bộ mặt của tỉnh, ưu việt hơn về du lịch và xứng đáng với thành phố du lịch trong tương lai.


| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |

 
 
Design by PSONet

© 2009 Cục Thông kê Bình Thuận