PHẦN II
PHẦN II
PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2005 - 2008
Du lịch ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo…
du lịch Bình Thuận có nhiều chuyển biến tiến bộ. Hoạt động kinh doanh du lịch
tiếp tục được duy trì và có mức tăng trưởng cao về số lượng du khách, doanh thu,
giá trị tăng thêm và thu nộp ngân sách. Cơ sở kinh doanh du lịch ngày càng hoàn
thiện hơn, số lượng các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch, số lượng
buồng phòng khách sạn, cơ sở lưu trú cũng như chất lượng phục vụ tiếp tục được
nâng lên. Ngày 24.10.1995, một sự kiện được cả nước và thế giới chú ý, đó là
hiện tượng nhật thực toàn phần mà điểm quan sát rõ nhất chính là Mũi Né - Phan
Thiết. Du lịch Bình Thuận vốn tiềm ẩn những kì diệu được bứt phá lên từ đó. Do
vậy, ngày 24.10 đã trở thành ngày truyền thống của du lịch Bình Thuận. Từ
đó, hoạt động du lịch tại Bình Thuận diễn ra hết sức sôi động với lượng du khách
tăng đột biến. Và đến bây giờ, địa danh Phan Thiết- Mũi Né đã trở thành thương
hiệu du lịch mang tầm quốc tế. Đồng thời được xem là thủ đô resort của Việt Nam,
nơi dừng chân lý tưởng không thể bỏ qua của du khách…. Điều này cho thấy, dù còn
non trẻ hơn nhiều so các khu du lịch trọng điểm trên cả nước, nhưng ngành “công
nghiệp không khói” của tỉnh Bình Thuận đã có tiếng vang không chỉ trong nước mà
còn trên thế giới (địa danh Mũi Né- Hòn rơm có hơn một triệu địa chỉ tìm được
qua công cụ Google, Yahoo... ).
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lần thứ X và XI cũng đã xác định
kinh tế biển và du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn có nhiều tiềm năng và cơ hội
phát triển và là một trong 7 nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Ngày 25/03/2004 Tỉnh
ủy Bình Thuận đã ra Nghị quyết 19-NQ/TU về phát triển du lịch đến năm 2010. Và
ngày 11/4/2006 đã có kết luận 01 KL/TU về những nhiệm vụ, giải pháp cần tập
trung lãnh đạo để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU về phát triển du lịch
trong thời gian tới. Từ đó Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh được hình thành
và đã hoạt động thường xuyên tích cực, tìm mọi biện pháp, xây dựng kế hoạch,
từng bước tháo gỡ những khó khăn với quyết tâm cao, thực hiện đưa ngành du lịch
của tỉnh nhà chuyển biến đáng kể. Và đây cũng một quyết tâm không ngừng nâng cao
về nhận thức du lịch, quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển
du lịch, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí và tác dụng nhiều mặt của du lịch, tạo
điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Bên cạnh đó hiệp hội du lịch của
tỉnh đã hoạt động tích cực làm cầu nối giữa các đơn vị du lịch và các cơ quan
chính quyền hổ trợ xúc tiến du lịch, quảng bá ra nước ngoài các sản phẩm du lịch
của Bình Thuận.
Trên bước đường hội nhập, kinh tế Bình Thuận sẽ thực sự đi lên
bằng những định hướng đúng và từ tiềm năng, trong đó thế mạnh của ngành du lịch
được xác định là một trong những khu vực phát triển du lịch năng động của cả
nước. Thực tế du lịch Bình Thuận có bước phát triển khá nhanh và trở thành ngành
kinh tế quan trọng, có vị trí xứng đáng trong bản đồ du lịch cả nước và quốc tế.
I.
Một số thuận lợi phát triển du lịch:
Bình Thuận với điều kiện tự nhiên có bờ biển đẹp và dài 196 km,
cùng với hàng trăm di tích lịch sử, di tích văn hóa, hàng chục loại đặc sản địa
phương… để du khách thưởng ngoạn, tham quan mua sắm, đó là lợi thế của tỉnh.
Ngoài ra cũng phải nói đến sự nỗ lực nâng cao một số mặt đáng chú ý như sau:
1. Một
số lễ hội hàng năm được tổ chức thường xuyên, rộng khắp trên địa bàn tỉnh và
ngày càng nâng tâm qui mô lớn hơn như:
Trong những điều kiện kinh tế còn eo
hẹp, nhưng với quyết tâm lớn, tỉnh đã tổ chức Ngày Du lịch Bình Thuận 24/10/2005
với chủ đề: “Bình Thuận - Hội tụ Xanh”, cùng với tổ chức lễ hội chào mừng
thật ấn tượng, phong phú và phát động toàn dân Bình Thuận tham gia hưởng ứng.
Đồng thời các ngày lễ lớn trong năm, nhất là các lễ hội truyền thống của địa
phương, như lễ hội Nghinh ông, lễ Trung thu đã được tổ chức thực hiện với qui mô
lớn hơn, nâng lên một tầm cao hơn, thông qua đó kết hợp giới thiệu, quảng bá mặt
hàng SXKD của địa phương, các dịch vụ du lịch. Không bỏ lở cơ hội, các chương
trình lễ hội, các hội chợ đều tổ chức các khu ẩm thực nhằm giới thiệu hương vị
đậm đà của những món ăn miền biển được người dân bản xứ chế biến một cách tinh
tế từ sản vật thiên nhiên của quê hương Bình Thuận. Đây là những gì đã nỗ lực
tạo điều kiện thuận lợi, mong muốn cho du lịch Bình Thuận phát triển với tốc độ
nhanh và bền vững hơn. Một số lễ hội chính thường được tổ chức hàng năm như sau:
- Lễ hội Nghinh Ông Phan Thiết: Theo
lễ hội tổ chức vào ngày 16 đến 20 tháng 7 âm lịch, đúng nghĩa đậm đà màu sắc
Trung Hoa. Người dân Phan Thiết và ước tính gần 5 vạn du khách đổ về hưởng một
ngày lễ hội đông vui, nhiều ý nghĩa.
- Lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yang: hàng năm vào tháng giêng âm
lịch với ý nghĩa làm lễ cầu mưa, cầu xin những điều tốt lành. Lễ hội được tổ
chức tại tháp Chàm Pô-Sha-Nư toạ lạc trên một ngọn đồi có tên "Lầu Ông Hoàng"
(gắn liền với tên tuổi của danh nhân Hàn Mặc Tử), cách thành phố Phan Thiết 6 km
về phía đông bắc.
- Lễ hội Katê: tổ chức vào tháng 7 Chăm lịch, nằm trên đỉnh đồi
cát thuộc thôn Lương Bình, xã Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, cách
thành phố Phan Thiết khoảng 60 km về phía bắc. Ðền thờ được xây dựng để thờ vua
Chăm Pôklông - Mơh Nai, một trong những vị vua cuối cùng của Vương quốc Chămpa.
- Lễ hội Cầu ngư: là lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân,
còn gọi là lễ Hạ nghệ, hay lễ xuống nghề, ra khơi đánh bắt cá đầu mùa. Ngư dân
các vạn chài tổ chức tế thần Nam Hải, cầu biển yên sóng lặng, mùa vụ bội thu. Lễ
hội Cầu ngư ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tổ chức hàng năm vào ngày
20/4 âm lịch.
-
Lễ hội dinh Thầy Thím: tổ chức vào 14 - 16/9 âm lịch thuộc
Xã Tân Hải, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Có ý nghĩa suy tôn Thầy và Thím, hai
vợ chồng có công chữa bệnh cho dân nghèo.
- Lễ hội rước đèn Trung thu vào đêm rằm tháng 8: hàng ngàn lồng
đèn đua nhau toả sáng rực rở trong màn đêm đó cũng là lễ hội lớn hoành tráng và
được xem là lễ hội rước đèn lớn nhất Việt Nam.
- Lễ hội Đua thuyền được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 2 tết âm
lịch , nhằm tạo không khí vui tươi hoà cùng không khí ngày tết và giúp ta không
quên bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống.
2. Các khu du lịch và các tuyến du lịch tại Bình Thuận được
hình thành và ngày càng được mở rộng, hoàn thiện hơn.
Hiện nay du lịch Bình Thuận hình thành nhiều khu du lịch như Khu
du lịch Mũi Né - Tiến Thành (Phan Thiết), Khu du lịch ven biển Lagi, Khu du lịch
ven biển Bắc Bình, Khu du lịch ven biển Tuy Phong, Khu du lịch sinh thái Hàm
Thuận Nam, Khu du lịch sinh thái Đa Mi, Khu du lịch sinh thái Sông Quao (Hàm
Thuận Bắc), Khu du lịch sinh thái Biển Lạc (Tánh Linh), Khu du lịch sinh thái
Thác Reo (Đức Linh)
Cùng với khu du lịch là các tuyến du lịch đã và đang được hình
thành chủ yếu như: Tuyến Phan Thiết – Tuy Phong (Chùa Hang, Gành Son, Bãi Đá
màu…); Tuyến Mũi Né – Hòn Rơm – Hoà Thắng (Bàu Trắng, Đồi cát bay Mũi Né…);
Tuyến Tiến Thành – Thuận Quý – Tà Cú – Kê Gà (Ngọn Hải Đăng, cáp treo Tà Cú…);
tuyến Phan Thiết – Hàm Thuận Bắc (Sông Quao, Thuỷ Điện ĐaMi..)...
Đây là những nơi thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng
biển; du lịch sinh thái biển, rừng kết hợp; du lịch vườn; các loại hình du lịch
thể thao trên biển; du lịch văn hoá lịch sử, các làng nghề đặc trưng…để thu hút
du khách.
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
|