[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 ]

 

 

 

5. Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu

Do thu nhập tăng cùng với giá hàng hoá dịch vụ tăng thêm hàng năm nên mức chi tiêu có nhiều thay đổi. Theo điều tra năm 2013, chi tiêu bình quân 1 người/1 tháng đạt 1,934 triệu đồng (năm 2010: 984 ngàn đồng), trong đó thành thị 2,169 triệu đồng (năm 2010: 1,19 triệu đồng); nông thôn 1,789 triệu đồng (năm 2010: 889 ngàn đồng). Mức chi tiêu bình quân/1 người/tháng của hộ sinh sống ở vùng đồng bằng đạt 2,193 triệu đồng (2010: 1,259 triệu đồng); trung du 1,946 triệu đồng (2010: 1,1 triệu đồng); miền núi 1,890 triệu đồng (2010: 884 ngàn đồng); vùng cao, hải đảo 1,336 triệu đồng (2010: 694 ngàn đồng).

Hộ có mức chi tiêu năm 2013 cao hơn mức trung bình chung, thuộc các ngành nghề: vận tải (2,42 triệu đồng/người/tháng); thương nghiệp (2,28 triệu đồng); dịch vụ (2,08 triệu đồng); hộ CBCC, làm công ăn lương (2,86 triệu đồng). 

Như vậy mức chi tiêu bình quân 1 người/tháng năm 2013 ở khu vực thành thị gấp 1,21 lần so với nông thôn (năm 2010: gấp 1,34 lần); vùng đồng bằng gấp 1,13 lần vùng trung du; gấp 1,16 lần vùng miền núi; gấp 1,64 lần vùng cao, hải đảo. Khoảng cách trên cho thấy hệ số chênh lệch mức chi tiêu giữa 2 khu vực được rút ngắn so với năm 2010. Mức chi tiêu vùng đồng bằng đạt cao nhất; vùng trung du và miền núi chênh lệch không nhiều; vùng cao, hải đảo có mức chi tiêu thấp nhất.

Phân theo 5 nhóm thu nhập cho thấy kết quả chi tiêu như sau:

Bình quân/nhân khẩu ở nhóm hộ có mức thu nhập cao nhất (nhóm 1) chi tiêu 3,427 triệu đồng/tháng, gấp 5,15 lần hộ có mức thu nhập thấp nhất (năm 2010: gấp 3,96 lần); kế tiếp là nhóm 2 có mức chi tiêu 2,009 triệu đồng, gấp 3,02 lần (năm 2010: gấp 3 lần); nhóm 3 có mức chi tiêu 1,668 triệu đồng, gấp 2,51 lần (năm 2010: gấp 2,34 lần); nhóm 4 có mức chi tiêu 1,318 triệu đồng, gấp 1,98 lần (năm 2010: gấp 1,79 lần nhóm thấp nhất). Như vậy so với năm 2010 thì hệ số chênh lệch về mức chi tiêu năm 2013 của các nhóm so với nhóm thấp nhất có thay đổi theo xu hướng tăng; trong đó nhóm 1 tăng cao nhất (năm 2013 gấp 5,15 lần hộ có mức thu nhập thấp nhất; năm 2010: gấp 3,96 lần). Sự biến đổi này cũng cho thấy các hộ có thu nhập càng cao thì việc chi tiêu của hộ cũng tương xứng với điều kiện thu nhập. 

Phân theo khu vực cho thấy năm 2013 tại thành thị nhóm hộ có mức thu nhập cao nhất (nhóm 1) chi tiêu 3,933 triệu đồng/tháng, gấp 4,26 lần hộ có mức thu nhập thấp nhất (năm 2010: gấp 3,0 lần); khu vực nông thôn nhóm hộ có mức thu nhập cao nhất (nhóm 1) chi tiêu 3,059 triệu đồng/tháng, gấp 5,55 lần hộ có mức thu nhập thấp nhất (năm 2010: gấp 4,28 lần). Như vậy, sự chênh lệch giữa 2 khu vực trên khác nhau khá xa; so với năm 2010 cho thấy mức chênh lệch về chi tiêu giữa 2 nhóm hộ này trong từng khu vực doãng ra khá lớn.

Xét trong từng khoản chi tiêu ở từng nhóm hộ cho thấy có sự khác nhau như sau:

- Chi về lương thực, thực phẩm ở nhóm cao nhất (nhóm 1) là 1.043 ngàn đồng/người/tháng, nhóm 2: 801 ngàn đồng; nhóm 3: 724 ngàn đồng, nhóm 4: 633 ngàn đồng, nhóm thấp nhất (nhóm 5): 341 ngàn đồng/người/tháng. Như vậy chi về lương thực, thực phẩm nhóm cao nhất gấp 3,0 lần nhóm thấp nhất (năm 2010: gấp 3,0 lần).

- Chi ăn uống ngoài gia đình nhóm 1: 453 ngàn đồng/người/tháng, nhóm 2: 317 ngàn đồng, nhóm 3: 253 ngàn đồng, nhóm 4: 191 ngàn đồng, nhóm 5: 70 ngàn đồng/người/tháng. Như vậy chi về ăn uống ngoài gia đình nhóm cao nhất gấp 6,5 lần nhóm thấp nhất (năm 2010: gấp 6,5 lần).

- Chi về may mặc, mũ nón, giày dép nhóm 1: 135 ngàn đồng/người/tháng, nhóm 2: 85 ngàn đồng, nhóm 3: 71 ngàn đồng, nhóm 4: 61 ngàn đồng, nhóm 5: 28 ngàn đồng/người/tháng. Như vậy chi về may mặc, mũ nón, giày dép nhóm cao nhất gấp 4,8 lần nhóm thấp nhất (năm 2010: gấp 3,4 lần).

- Chi mua chất đốt, nhà ở điện nước nhóm 1: 176 ngàn đồng/người/tháng, nhóm 2: 128 ngàn đồng, nhóm 3: 105 ngàn đồng, nhóm 4: 89 ngàn đồng, nhóm 5: 45 ngàn đồng/người/tháng. Như vậy chi mua chất đốt, nhà ở điện nước nhóm cao nhất gấp 3,9 lần nhóm thấp nhất (năm 2010: gấp 4 lần)

- Chi đi lại, giáo dục, văn hoá, TDTT, giải trí nhóm 1: 381 ngàn đồng/người/tháng, nhóm 2: 253 ngàn đồng, nhóm 3: 184 ngàn đồng, nhóm 4: 168 ngàn đồng, nhóm 5: 76 ngàn đồng/người/tháng. Như vậy chi đi lại, giáo dục, văn hoá, TDTT, giải trí nhóm cao nhất gấp 5,0 lần nhóm thấp nhất (năm 2010: gấp 4 lần)

- Chi về y tế, chăm sóc sức khoẻ nhóm 1: 122 ngàn đồng/người/tháng, nhóm 2: 68 ngàn đồng, nhóm 3: 57 ngàn đồng, nhóm 4: 50 ngàn đồng, nhóm 5: 26 ngàn đồng/người/tháng. Như vậy chi về y tế, chăm sóc sức khoẻ nhóm cao nhất gấp 4,6 lần nhóm thấp nhất (năm 2010: gấp 3,0 lần)

Kết quả trên cho thấy nhóm hộ có thu nhập càng cao thì mức chi tiêu ở tất cả các khoản đều cao hơn so với nhóm hộ có thu nhập thấp. Nếu so với năm 2010, mức chi tiêu từng khoản chi năm 2013 giữa nhóm hộ có thu nhập cao nhất và thấp nhất cho thấy hệ số chênh lệch có thay đổi nhiều ở các khoản chi: may mặc, mũ nón, giày dép; đi lại, giáo dục, văn hoá, TDTT, giải trí; y tế, chăm sóc sức khoẻ. Điều đó cho thấy chi tiêu về dịch vụ phục vụ ở nhóm hộ có thu nhập cao ngày càng tăng cao.

Về cơ cấu chi tiêu: Tính chung toàn tỉnh cơ cấu chi về đời sống sinh hoạt  chiếm 84% trong tổng chi tiêu (năm 2010: 90,5%); chi tiêu khác (ngoài chi đời sống sinh hoạt) chiếm 16% (năm 2010: 9,48%).

Trong chi về đời sống sinh hoạt, thì: chi mua lương thực thực phẩm chiếm 39,5% (năm 2010: 47,3%), chi ăn uống ngoài gia đình 14,2% (năm 2010: 14,7%), chi về chất đốt, nhà ở, điện nước 6,1% (năm 2010: 7,0%), chi về đi lại, giáo dục, văn hoá TDTT, giải trí 11,7% (năm 2010: 13,1%), chi về may mặc 4,2% (năm 2010: 3,8%), chi về y tế chăm sóc sức khoẻ 3,6% (năm 2010: 5,0%), chi mua sắm đồ dùng gia đình 3,3% (năm 2010: 2,7%), sửa chữa thường xuyên nhà ở 1,2% (năm 2010: 1,0%). Như vậy so với năm 2010, cơ cấu các khoản chi tiêu thiết yếu năm 2013 có nhiều thay đổi theo xu hướng giảm, trong đó chi mua lương thực, thực phẩm giảm nhiều hơn các khoản chi khác. Chi mua sắm đồ dùng gia đình, sửa chữa thường xuyên nhà ở và các khoản chi đời sống sinh hoạt khác (xây dựng mới nhà ở, mua sắm ô tô, xe máy….) năm 2013 chiếm cơ cấu trong chi đời sống, sinh hoạt cao hơn năm 2010.  

Kết quả chi tiêu cũng cho thấy cơ cấu chi mua lương thực thực phẩm ở thành thị chiếm 38,37%; ở nông thôn chiếm 40,43% trong chi tiêu; chi về ăn uống ngoài gia đình ở thành thị chiếm 18,14%, trong khi ở nông thôn chiếm 11,21%. Nếu tính chung 2 khoản chi này (đều là chi về ăn uống) thì cơ cấu chi về ăn uống giữa 2 khu vực khác xa nhau (thành thị 57,51%; nông thôn 51,64%). Do vậy những khoản chi về đời sống sinh hoạt (ngoài ăn uống) và các khoản chi tiêu khác giữa 2 khu vực cũng khác nhau khá nhiều.

Phân theo 5 nhóm thu nhập cho thấy cơ cấu các khoản chi trong chi tiêu về đời sống sinh hoạt ở từng nhóm hộ có sự khác nhau.

- Cơ cấu chi mua lương thực thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình nhóm 1 là 43,68%, nhóm 2 là 55,67%, nhóm 3 là 58,58%, nhóm 4 là 62,50%, nhóm 5 là 61,88%. Như vậy, hộ có thu nhập càng cao thì cơ cấu chi mua lương thực thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình càng thấp

- Cơ cấu các khoản chi thiết yếu khác liên quan đến đời sống và sinh hoạt (đi lại, chữa bệnh, giáo dục, mua đồ dùng sinh hoạt, sữa chữa thường xuyên nhà ở… ) nhóm 1 là 23,85%, nhóm 2 là 26,87%, nhóm 3 là 24,96%, nhóm 4 là 26,38%, nhóm 5 là 25,70%. Nhìn chung cơ cấu chi tiêu về các khoản này giữa các nhóm là tương đương nhau.

- Cơ cấu chi đời sống sinh hoạt khác nhóm 1 là 27,72%, nhóm 2 là 12,75%, nhóm 3 là 11,99%, nhóm 4 là 6,06%, nhóm 5 là 7,51%. Như vậy, hộ có thu nhập càng cao thì cơ cấu chi về đời sống sinh hoạt khác càng cao

Xét về mức chi tiêu giữa các khu vực, các vùng cũng cho thấy có sự khác nhau, cụ thể như sau:

- Chi về ăn uống (mua lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình):

Ở thành thị là 1.115 ngàn đồng/nhân khẩu/tháng (năm 2010: 682 ngàn đồng), ở nông thôn là 842 ngàn đồng (năm 2010: 492 ngàn đồng); ở đồng bằng 1.124 ngàn đồng (năm 2010: 724 ngàn đồng), trung du 1.072 ngàn đồng (năm 2010: 659 ngàn đồng), miền núi là 891 ngàn đồng (năm 2010: 478 ngàn đồng), vùng cao, hải đảo 576 ngàn đồng (năm 2010: 415 ngàn đồng).

- Chi mua chất đốt, điện, nước máy, thuê nhà ở:

Ở thành thị là 127 ngàn đồng/nhân khẩu/tháng, (năm 2010: 82 ngàn đồng) ở nông thôn 93 ngàn đồng (năm 2010: 54 ngàn đồng); ở đồng bằng 132 ngàn đồng (năm 2010: 91 ngàn đồng), trung du 112 ngàn đồng (năm 2010: 64 ngàn đồng), ở miền núi là 97 ngàn đồng (năm 2010: 54 ngàn đồng), vùng cao, hải đảo chỉ có 75 ngàn đồng (năm 2010: 32 ngàn đồng).

- Chi về may mặc (vải, quần áo, mũ, giày dép)

 Ở thành thị là 955 ngàn đồng/nhân khẩu/năm (năm 2010: 498 ngàn đồng), ở nông thôn 847 ngàn đồng (năm 2010: 370 ngàn đồng); ở đồng bằng 791 ngàn đồng (năm 2010: 481 ngàn đồng), trung du 804 ngàn đồng (năm 2010: 515 ngàn đồng), ở miền núi là 939 ngàn đồng (năm 2010: 376 ngàn đồng), vùng cao, hải đảo 973 ngàn đồng (năm 2010: 314 ngàn đồng).

- Chi về đi lại, giáo dục, văn hoá thể thao, giải trí:

Ở thành thị là 2,806 triệu đồng/nhân khẩu/năm (năm 2010: 1,501 triệu đồng), ở nông thôn 2,279 triệu đồng (năm 2010: 1,357 triệu đồng); ở đồng bằng 2,568 triệu đồng (năm 2010: 1,519 triệu đồng), trung du 1,984 triệu đồng (năm 2010: 1,175 triệu đồng), ở miền núi là 2,642 triệu đồng (năm 2010: 1,501 triệu đồng), vùng cao, hải đảo 1,635 triệu đồng (năm 2010: 575 ngàn đồng)

- Chi về y tế, chữa bệnh:

Ở thành thị là 762 ngàn đồng/nhân khẩu/năm (năm 2010: 553 ngàn đồng), ở nông thôn 751 ngàn đồng (năm 2010: 529 ngàn đồng); ở đồng bằng 696 ngàn đồng (năm 2010: 525 ngàn đồng), trung du 854 ngàn đồng (năm 2010: 622 ngàn đồng), ở miền núi là 779 ngàn đồng (năm 2010: 521 ngàn đồng), vùng cao, hải đảo 682 ngàn đồng (năm 2010: 594 ngàn đồng).

- Các khoản chi khác liên quan đến đời sống, sinh hoạt (mua đồ dùng gia đình, sửa chữa nhà ở thường xuyên và chi tiêu khác)

Ở thành thị là 4,246 triệu đồng/nhân khẩu/năm (năm 2010: 1,215 triệu đồng), ở nông thôn 4,464 triệu đồng (năm 2010: 833 ngàn đồng); ở đồng bằng 4,903 triệu đồng (năm 2010: 1,396 triệu đồng), trung du 4,130 triệu đồng (năm 2010: 988 ngàn đồng), ở miền núi là 4,217 triệu đồng (năm 2010: 751 ngàn đồng), vùng cao, hải đảo 3,993 triệu đồng (năm 2010: 951 ngàn đồng).

Như vậy tất cả các khoản chi tiêu thiết yếu cho đời sống, sinh hoạt của hộ gia đình ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn.

Mức chi về ăn uống, chi mua chất đốt, điện, nước máy ở vùng đồng bằng, trung du cao hơn ở vùng miền núi, vùng cao, hải đảo; mức chi về may mặc ở vùng miền núi, vùng cao, hải đảo cao hơn so với vùng đồng bằng, trung du; mức chi về đi lại, giáo dục, văn hoá thể thao, giải trí thì vùng miền núi đạt cao nhất; mức chi về y tế, chữa bệnh thì vùng trung du đạt cao nhất; mức chi khác liên quan đến đời sống, sinh hoạt (mua đồ dùng gia đình, sửa chữa nhà ở thường xuyên, xây dựng mới nhà ở, mua sắm ô tô, xe máy) tăng lên khá nhanh ở tất cả các khu vực, các vùng và vùng đồng bằng đạt cao nhất.

Phân theo nhóm mức chi tiêu cho thấy cơ cấu số hộ ở 2 khu vực như sau:

- Khu vực thành thị:

Chi tiêu từ 1,0 triệu đồng trở xuống/người/tháng chiếm 7,89%; từ trên 1,0 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng: 44,91%; từ trên 2,0 triệu đồng đến 3,0 triệu đồng: 31,05%; trên 3,0 triệu đồng : 16,14%

- Khu vực nông thôn:

Chi tiêu từ 1,0 triệu đồng trở xuống/người/tháng chiếm 20,86%; từ trên 1,0 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng: 49,25%; từ trên 2,0 triệu đồng đến 3,0 triệu đồng: 21,18%; trên 3,0 triệu đồng: 8,71%

Kết quả trên cho thấy cơ cấu số hộ có mức chi tiêu bình quân/người/tháng từ 1,0 đến 2,0 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao hơn các nhóm khác. Nếu tính chung mức chi tiêu từ 1,0-3,0 triệu đồng/người/tháng thì khu vực thành thị chiếm 76%, và ở nông thôn chiếm 70%.

Phân theo vùng địa lý cho thấy cơ cấu số hộ về mức chi tiêu ở từng vùng:

- Vùng đồng bằng:

Chi tiêu từ 1,0 triệu đồng trở xuống/người/tháng chiếm 8,33%; từ trên 1,0 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng: 41,43%; từ trên 2,0 triệu đồng đến 3,0 triệu đồng: 34,76%; trên 3,0 triệu đồng: 15,48%.

- Vùng trung du:

Chi tiêu từ 1,0 triệu đồng trở xuống/người/tháng chiếm 11,67%; từ trên 1,0 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng: 56,67%; từ trên 2,0 triệu đồng đến 3,0 triệu đồng: 20%; trên 3,0 triệu đồng: 11,67%.

- Vùng miền núi:

Chi tiêu từ 1,0 triệu đồng trở xuống/người/tháng chiếm 17,38%; từ trên 1,0 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng: 49,64%; từ trên 2,0 triệu đồng đến 3,0 triệu đồng: 22,26%; trên 3,0 triệu đồng: 10,71%.

- Vùng cao, hải đảo:

Chi tiêu từ 1,0 triệu đồng trở xuống/người/tháng chiếm 36,67%; từ trên 1,0 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng: 45,83%; từ trên 2,0 triệu đồng đến 3,0 triệu đồng: 14,17%; trên 3,0 triệu đồng: 3,33%.

Kết quả trên cho thấy hộ có mức chi tiêu bình quân/người/1 tháng từ trên 1,0 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng tập trung đều ở các vùng. Song tính chung mức chi tiêu từ 1,0 đến 3,0 triệu đồng/người/tháng thì vùng đồng bằng và trung du tương đương nhau (chiếm 76%); vùng miền núi chiếm 72%; vùng cao, hải đảo chiếm 60%; mức chi tiêu từ 1,0 triệu đồng trở xuống ở vùng núi cao, hải đảo còn khá lớn (36,67%); mức chi tiêu trên 3 triệu đồng/người/tháng ở vùng đồng bằng đạt cao nhất (15,48%).

 6. Tích luỹ hộ gia đình

Với kết quả trên cho thấy chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người năm 2013 toàn tỉnh đạt 4,988 triệu đồng (năm 2010: 4,278 triệu đồng); trong đó thành thị 4,712 triệu đồng (năm 2010: 4,247 triệu đồng); nông thôn 5,157 triệu đồng (năm 2010: 4,292 triệu đồng); vùng đồng bằng 5,148 triệu đồng (năm 2010: 3,682 triệu đồng); vùng trung du 8,038 triệu đồng (năm 2010: 6,077 triệu đồng); vùng miền núi 4,759 triệu đồng (năm 2010: 4,208 triệu đồng); vùng cao, hải đảo 2,618 triệu đồng (năm 2010: 4,657 triệu đồng). Như vậy, năm 2013 khu vực nông thôn có mức tích lũy cao hơn so với khu vực thành thị; mức tích lũy ở vùng trung du đạt khá nhất; mức tích lũy hộ vùng cao, hải đảo thấp nhất. So với năm 2010, tỷ lệ tăng mức tích luỹ khu vực nông thôn, vùng đồng bằng, trung du tăng khá cao; song ở vùng cao, miền núi lại sụt giảm.

Phân theo ngành nghề SXKD chủ yếu cho thấy bình quân 01 nhân khẩu ở hộ nông lâm nghiệp đạt 3,799 triệu đồng (năm 2010: 2,77 triệu đồng), hộ thuỷ sản 4,837 triệu đồng (năm 2010: 5,339 triệu đồng), hộ công nghiệp-TTCN 7,999 triệu đồng (năm 2010: 5,005 triệu đồng), hộ thương nghiệp 9,032 triệu đồng (năm 2010: 7,362 triệu đồng); hộ dịch vụ 3,563 triệu đồng (năm 2010: 4,42 triệu đồng/người/năm), hộ làm công ăn lương 1,88 triệu đồng (năm 2010: 2,312 triệu đồng). Như vậy so với năm 2010, hộ nông lâm nghiệp, công nghiệp-TTCN, thương nghiệp có mức tích lũy cao hơn. Hộ thủy sản,  hộ dịch vụ, hộ CBCC, làm công ăn lương mức tích lũy bị sụt giảm.

Phân theo từng nhóm thu nhập của hộ cho thấy có sự khác nhau rất nhiều. Hộ có mức thu nhập cao nhất (nhóm 1) tích luỹ được 19,5 triệu đồng/người /năm (năm 2010: 16,2 triệu đồng), nhóm 2 đạt 8,6 triệu đồng (năm 2010: 3,8 triệu đồng), nhóm 3 đạt 4,7 triệu đồng (năm 2010: 1,9 triệu đồng), nhóm 4 đạt 2,7 triệu đồng (năm 2010: 0,8 triệu đồng), nhóm 5 đạt 1,5 triệu đồng (năm 2010: 0,6 triệu đồng/năm). Như vậy so với năm 2010, mức tích luỹ ở tất cả các nhóm đều tăng; và mức tích luỹ bình quân/nhân khẩu của hộ có mức thu nhập cao nhất gấp 13 lần so với nhóm hộ có mức thu nhập thấp nhất (năm 2010: 27 lần). Tuy mức chênh lệch trên được rút ngắn so với 3 năm trước, song vẫn còn khá xa.

 Từ những kết quả trên, dự ước mức tích luỹ trong dân cư năm 2013 toàn tỉnh đạt 5.986 tỷ đồng (năm 2010: 3.786 tỷ đồng); bằng 17,7% trong thu nhập dân cư toàn tỉnh (năm 2010: 19,9%);  chiếm 15,6% trong GRDP tỉnh (năm 2010: 15,5%); bằng 39,4% vốn đầu tư phát triển xã hội. Tuy vậy lượng vốn đưa vào đầu tư chỉ khoảng 70%, một phần còn lại đưa vào đầu tư gián tiếp dưới hình thức gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản, mua vàng….

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo