4. Thu nhập của hộ gia đình:
Cùng với kết quả thay đổi về nhà ở, môi trường sống, tiện nghi sinh hoạt, năm 2013 thu nhập của các tầng lớp dân cư trong tỉnh tiếp tục tăng lên. Kết quả điều tra cho thấy, thu nhập bình quân 1 người/tháng đạt 2,350 triệu đồng (năm 2010: 1,341 triệu đồng), trong đó thành thị 2,562 triệu đồng (2010: 1,544 triệu đồng); nông thôn 2,219 triệu đồng (2010: 1,246 triệu đồng). Như vậy năm 2013 bình quân thu nhập ở khu vực thành thị cao hơn 15% so với ở nông thôn (năm 2010: cao hơn 24%).
Phân theo vùng cho thấy hộ sinh sống ở vùng đồng bằng đạt 2,622 triệu đồng (2010: 1,566 triệu đồng); trung du 2,616 triệu đồng (2010: 1,602 triệu đồng); miền núi 2,286 triệu đồng (2010: 1,235 triệu đồng); vùng cao, hải đảo 1,554 triệu đồng (2010: 1,082 triệu đồng). Như vậy so với năm 2010, thu nhập tất cả các vùng miền đều tăng lên; thu nhập năm 2013 vùng đồng bằng và trung du tương đương nhau; vùng đồng bằng cao hơn vùng miền núi 14,7% (năm 2010 cao hơn 26,8%); cao hơn vùng núi cao 68,7% (2010: 44,7%). Kết quả này cũng cho thấy so với năm 2010 khoảng cách thu nhập giữa đồng bằng, trung du so với miền núi được rút ngắn dần; song giữa đồng bằng, trung du so với vùng cao, hải đảo lại cách xa.
Kết quả trên cũng cho thấy so với năm 2010, thu nhập bình quân/người ở khu vực thành thị năm 2013 tăng gấp 1,66 lần; khu vực nông thôn tăng gấp 1,78 lần; vùng đồng bằng tăng gấp 1,67 lần; vùng trung du 1,63 lần; vùng miền núi 1,85 lần; vùng cao, hải đảo 1,44 lần.
Phân theo ngành nghề SXKD chính của hộ: hộ thương nghiệp đạt 3,032 triệu đồng/người/tháng (2010: 1,840 triệu đồng); hộ công nghiệp-TTCN 2,576 triệu đồng (2010: 1,518 triệu đồng); hộ thủy sản 2,113 triệu đồng (2010: 1,633 triệu đồng); hộ CBCC, làm công ăn lương 3,022 triệu đồng (2010: 1,373 triệu đồng); hộ dịch vụ 2,382 triệu đồng (2010: 1,611 triệu đồng); hộ xây dựng 1,879 triệu đồng (2010: 1,439 triệu đồng); hộ nông lâm nghiệp 2,099 triệu đồng (2010: 0,993 triệu đồng). Như vậy năm 2013 hộ hoạt động các ngành nghề: nông lâm thuỷ sản, xây dựng, làm thuê không ổn định có mức thu nhập đạt thấp so với mức trung bình của tỉnh (năm 2010: hộ hoạt động các ngành nghề: nông lâm thuỷ sản, làm thuê không ổn định có mức thu nhập đạt thấp so với mức trung bình của tỉnh). Điều này cũng cho thấy hộ hoạt động ngành nghề xây dựng trong những năm gần đây gặp khó khăn.
Xét mức thu nhập bình quân/người/tháng trong từng khu vực, từng vùng cho thấy cơ cấu theo từng nhóm thu nhập năm 2013 như sau:
- Khu vực thành thị:
Thu nhập từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống chiếm 7,72% (năm 2010 : 30,21%); từ trên 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng 31,23% (2010: 49,17%); từ trên 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng 32,98% (2010: 16,25%); trên 3 triệu đồng 28,07% (2010: 4,38%).
Như vậy cơ cấu số hộ có thu nhập từ 2,0 triệu đồng/người/tháng trở xuống đã giảm khá lớn (năm 2013 chiếm 38,95%; năm 2010 chiếm 79,38%); cơ cấu hộ có thu nhập trên 2 triệu đồng tăng lên (năm 2013 chiếm 61,05%; năm 2010 chiếm 20,62%), trong đó cơ cấu hộ đạt trên 3 triệu đồng/người/tháng tăng nhanh (năm 2013 chiếm 28,07%; năm 2010 chiếm 4,38%)
- Khu vực nông thôn:
Từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống chiếm 14,52% (2010: 51,28%); từ trên 1 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng 39,68% (2010: 34,41%); từ trên 2,0 triệu đồng đến 3 triệu đồng 24,62% (2010: 10,10%); trên 3 triệu đồng 21,18% (2010: 4,21%).
Như vậy cơ cấu số hộ có thu nhập từ 2,0 triệu đồng/người/tháng trở xuống đã giảm khá lớn (năm 2013 chiếm 54,20%; năm 2010 chiếm 85,69%); cơ cấu hộ có thu nhập trên 2,0 triệu đồng tăng lên (năm 2013 chiếm 45,80%; năm 2010 chiếm 14,31%), trong đó cơ cấu hộ đạt trên 3 triệu đồng/người/tháng tăng nhanh (năm 2013 chiếm 21,18%; năm 2010 chiếm 4,21%)
- Vùng đồng bằng:
Từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống chiếm 8,57% (2010: 24,63%); từ trên 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng 25,00% (2010: 50,51%); từ trên 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng 34,76% (2010: 20,26%); trên 3 triệu đồng 31,67% (2010: 4,61%)
Như vậy cơ cấu số hộ có thu nhập từ 2 triệu đồng/người/tháng trở xuống đã giảm khá lớn (năm 2013 chiếm 33,57%; năm 2010 chiếm 75,14%); cơ cấu hộ có thu nhập trên 2 triệu đồng tăng lên (năm 2013 chiếm 66,43%; năm 2010 chiếm 24,86%), trong đó cơ cấu hộ đạt trên 3 triệu đồng/người/tháng tăng nhanh (năm 2013 chiếm 31,67%; năm 2010 chiếm 4,61%).
- Vùng trung du:
Từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống chiếm 7,50% (2010: 26,67%); từ trên 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng 45% (2010: 53,34%); từ trên 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng 20,83% (2010: 15,83%); trên 3 triệu đồng 26,67% (2010: 4,17%).
Như vậy cơ cấu số hộ có thu nhập 2 triệu đồng/người/tháng trở xuống đã giảm khá lớn (năm 2013 chiếm 52,50%; năm 2010 chiếm 80%); cơ cấu hộ có thu nhập trên 2 triệu đồng tăng lên (năm 2013 chiếm 47,50%; năm 2010 chiếm 20%), trong đó cơ cấu hộ đạt trên 3 triệu đồng/người/tháng tăng nhanh (năm 2013 chiếm 26,67%; năm 2010 chiếm 4,17%).
- Vùng miền núi:
Từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống chiếm 11,43% (2010: 53,11%); từ trên 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng 40% (2010: 34,36%); từ trên 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng 27,02% (2010: 8,39%); trên 3 triệu đồng 21,55% (2010: 4,13%).
Như vậy cơ cấu số hộ có thu nhập từ 2 triệu đồng/người/tháng trở xuống đã giảm khá lớn (năm 2013 chiếm 51,43%; năm 2010 chiếm 87,47%); cơ cấu hộ có thu nhập trên 2 triệu đồng tăng lên (năm 2013 chiếm 48,57%; năm 2010 chiếm 12,53%), trong đó cơ cấu hộ đạt trên 3 triệu đồng/người/tháng tăng nhanh (năm 2013 chiếm 21,55%; năm 2010 chiếm 4,13%)
- Vùng cao, hải đảo:
Từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống chiếm 31,67% (2010: 65%); từ trên 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng 43,33% (2010: 22,50%); từ trên 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng 15,83% (2010: 8,33%); trên 3 triệu đồng 9,17% (2010: 4,17%).
Như vậy cơ cấu số hộ có thu nhập từ 2 triệu đồng/người/tháng trở xuống giảm (năm 2013 chiếm 75%; năm 2010 chiếm 87,50%); cơ cấu hộ có thu nhập trên 2 triệu đồng tăng lên (năm 2013 chiếm 25%; năm 2010 chiếm 12,50%), trong đó cơ cấu hộ đạt trên 3 triệu đồng/người/tháng năm 2013 là 9,17% (năm 2010 chiếm 4,17%).
Từ kết quả trên cho thấy cơ cấu số hộ có thu nhập bình quân từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống ở các khu vực, các vùng đã giảm rất nhiều. Khu vực thành thị, vùng đồng bằng, trung du ở mức thấp (dưới 10%). Vùng miền núi cải thiện đáng kể (tỷ lệ hộ có mức thu nhập từ 1 triệu đồng trở xuống từ 53,11% ở năm 2010, đến năm 2013 chỉ còn 11,43%). Vùng cao, hải đảo tuy có cải thiện nhưng vẫn còn ở mức cao (31,67%)
Cơ cấu hộ có mức thu nhập bình quân trên 2,0 triệu đồng/người/tháng năm 2013 tăng khá ở tất cả các khu vực, các vùng, trong đó khu vực thành thị, vùng đồng bằng đạt khá cao (năm 2013 đạt trên 60%; năm 2010: đạt 20-25%); khu vực nông thôn, vùng trung du, miền núi có thấp hơn chút ít so với thành thị và đồng bằng, song vẫn ở mức khá (năm 2013 đạt từ 45-48%; năm 2010 đạt dưới 20%)
Đáng chú ý là mức thu nhập trên 3 triệu đồng/người /tháng năm 2013 tăng nhanh. Khu vực thành thị, vùng đồng bằng, trung du, miền núi đạt từ 21-31% (năm 2010 chỉ đạt 4 - 5%); vùng cao, hải đảo có thay đổi nhưng không đáng kể (năm 2013 đạt 9,17%; năm 2010 đạt 4,17%)
Những kết quả trên cho thấy hộ có mức thu nhập khá, cao tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, đồng bằng, trung du.
Thông qua kết quả thu nhập, nếu tính chung cả khu vực thành thị và nông thôn; xếp theo độ dốc từ cao xuống thấp và phân theo 5 nhóm thu nhập (mỗi nhóm chiếm 20% trong tổng số hộ điều tra) cho thấy toàn tỉnh nhóm có thu nhập cao nhất bình quân đạt 5,056 triệu đồng/người/tháng, gấp 6,4 lần nhóm thấp nhất (năm 2010: 2,949 triệu đồng/tháng, gấp 6,4 lần); trong đó thành thị đạt 5,644 triệu đồng, gấp 5,6 lần nhóm thấp nhất (năm 2010: 3,303 triệu đồng, gấp 4,9 lần); nông thôn 4,695 triệu đồng, gấp 6,7 lần nhóm thấp nhất (năm 2010: 2,778 triệu đồng, gấp 6,9 lần). Phân theo vùng cho thấy như sau:
+ Vùng đồng bằng: Nhóm cao nhất đạt 4,871 triệu đồng/người/tháng, gấp 8,3 lần nhóm thấp nhất (năm 2010: gấp 5,1 lần)
+ Vùng trung du: Nhóm cao nhất đạt 6,033 triệu đồng/người/tháng, gấp 6,1 lần nhóm thấp nhất (2010: gấp 7,1 lần)
+ Vùng miền núi: Nhóm cao nhất đạt 5,023 triệu đồng/người/tháng, gấp 6,0 lần nhóm thấp nhất (2010: gấp 6,9 lần)
+ Vùng cao, hải đảo: Nhóm cao nhất đạt 4,326 triệu đồng/người/tháng, gấp 6,1 lần nhóm thấp nhất (2010: gấp 6,5 lần).
Như vậy so với năm 2010, mức chênh lệch giữa nhóm hộ có thu nhập cao nhất so với nhóm hộ thấp nhất năm 2013 ở khu vực nông thôn đã thu hẹp dần, trong khi ở thành thị lại cách xa. Vùng trung du, miền núi, vùng cao, hải đảo khoảng cách được thu hẹp song vùng đồng bằng lại cách xa. Điều này cho thấy nhóm hộ có thu nhập thấp ở khu vực nông thôn, vùng trung du, miền núi, vùng cao, hải đảo đã có một chút cải thiện về thu nhập do hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả khá, rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch so với nhóm hộ có thu nhập cao.