Kết quả trên cho thấy cơ cấu hộ có mức chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng dưới 1 triệu đồng ở nông thôn chiếm 74,3%, trong khi ở thành thị là 46,1%. Phân theo vùng, cho thấy cơ cấu hộ có mức chi tiêu dưới 1 triệu đồng/người /tháng ở vùng trung du là 38,3%, vùng đồng bằng là 50,3%; trong khi ở miền núi là 73% và vùng cao hải đảo là 80,8%. Như vậy mức chi tiêu ở vùng miền núi, vùng cao, hải đảo rất thấp và chênh lệch xa so với vùng đồng bằng, vùng trung du
5. Tích luỹ hộ gia đình Với kết quả trên cho thấy hiệu số thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của toàn tỉnh 189 ngàn đồng/tháng (2,268 triệu đồng/người/năm); trong đó thành thị 216 ngàn đồng (2,592 triệu đồng/người/năm); nông thôn 176 ngàn đồng (2,112 triệu đồng/người/năm); vùng đồng bằng là 181 ngàn đồng (2,172 triệu đồng/người/năm); vùng trung du 326 ngàn đồng (3,912 triệu đồng/người/năm); vùng miền núi 185 ngàn đồng (2,220 triệu đồng /người/năm); vùng cao, hải đảo 89 ngàn đồng (1,068 triệu đồng/người/năm). Phân theo ngành nghề SXKD chủ yếu cho thấy hộ nông lâm nghiệp đạt 117 ngàn đồng (1,404 triệu đồng/người/năm), hộ thuỷ sản 228 ngàn đồng (2,736 triệu đồng/người/năm), hộ công nghiệp-TTCN 217 ngàn đồng (2,604 triệu đồng/người/năm), hộ thương nghiệp 284 ngàn đồng (3,408 triệu đồng /người/năm); hộ dịch vụ 189 ngàn đồng (2,268 triệu đồng/người/năm), hộ làm công ăn lương 317 ngàn đồng (3,804 triệu đồng/người/năm). Kết quả này cũng cho thấy mức tích luỹ 1 nhân khẩu ở thành thị gấp 1,22 lần ở nông thôn; ở vùng trung du gấp 1,8 lần vùng miền núi; vùng đồng bằng gấp 2 lần vùng cao, hải đảo. Mức tích luỹ của hộ làm công ăn lương đạt cao nhất, gấp 2,7 lần hộ nông lâm nghiệp, gấp 1,4 lần hộ thuỷ sản, gấp 1,7 lần hộ dịch vụ Từ những kết quả trên, dự đoán mức tích luỹ trong dân cư năm 2009 toàn tỉnh đạt 2.667 tỷ đồng (trong đó thành thị 1.182 tỷ đồng; nông thôn 1.485 tỷ đồng); chiếm 17,4% trong thu nhập dân cư toàn tỉnh (chiếm 13,5% trong GDP toàn tỉnh). Tuy vậy lượng vốn đưa vào đầu tư chỉ khoảng 75%, một phần còn lại đưa vào đầu tư gián tiếp dưới hình thức gửi tiết kiệm, hoặc mua vàng, bất động sản. 6. Tiếp cận thông tin và nhận định một số vấn đề xã hội ở địa phương Trong sinh hoạt hàng ngày, việc theo dõi chương trình thời sự, đọc sách báo, tìm hiểu các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước… đang được người dân ở các vùng thường xuyên quan tâm. Đây là một thuận lợi trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân; khẳng định những thành tựu của công cuộc đổi mới, động viên, cổ vũ phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; phê phán thói quan liêu, mất dân chủ, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, tạo sự đồng thuận trong Đảng và trong nhân dân. Việc tiếp cận các thông tin qua Báo, Tạp chí, Đài… góp phần nâng cao dân trí, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Kết quả điều tra cho thấy toàn tỉnh có 93,8% hộ thường xuyên theo dõi thời sự trên Đài (trong đó: vùng đồng bằng 90,3%, trung du 97,5%, miền núi 95,7%, vùng cao hải đảo 87,5%). Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ đều tham gia đọc báo hàng ngày, hàng tuần; trong đó các báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Pháp Luật, An ninh thế giới được người dân ưa thích nhất ở tất cả các khu vực, các vùng. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các hộ gia đình đã tiếp cận được nhiều chính sách, chương trình của Nhà nước như: Chương trình khuyến nông; cho vay hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp; Cho vay hộ nghèo; cho vay giải quyết đất sản xuất nông nghiệp, vay vốn mua bò; Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo; Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng; Chương trình dân số KHH gia đình…Qua đó đã có 27% hộ gia đình tham gia vào Chương trình khuyến nông, khuyến công, được trợ giá, trợ cước, vay vốn hỗ trợ lãi suất của Nhà nước, trong đó ở miền núi là 34,9%, vùng cao hải đảo là 48,3%. Trong những năm qua song song với việc đề ra các chủ trương, chính sách thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển đưa nền kinh tế tăng trưởng ổn định, trong những năm qua các cấp các ngành đã triển khai, xây dựng nhiều chương trình phát triển xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, vấn đề vệ sinh môi trường an toàn thực phẩm. Công tác giáo dục đã có chuyển biến tích cực. Đã đẩy mạnh kiên cố hóa trường học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học; phát triển quy mô các ngành học, bậc học; đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Mạng lưới trường, lớp được xây dựng và bố trí khắp các địa bàn dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân đến trường đến lớp được thuận lợi. Số trường đạt chuẩn Quốc gia đã tăng thêm 22 trường so với năm 2005. Các trường vùng khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm đúng mức, trường lớp được phát triển và bố trí hợp lý tạo điều kiện cho con em nhân dân, con em đồng bào các dân tộc thiểu số đến trường được thuận lợi. Giáo viên trực tiếp giảng dạy được tăng cường và bổ sung kịp thời đáp ứng yêu cầu giảng dạy, hầu hết giáo viên giảng dạy đều đạt chuẩn. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ được giữ vững, có 100% xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 100% huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Trên lĩnh vực y tế, mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được củng cố và phát triển, trang thiết bị được đầu tư, đội ngũ thầy thuốc được chú ý đào tạo, bồi dưỡng, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, kể cả các vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Số giường bệnh/vạn dân (chỉ tính các cơ sở khám chữa bệnh) từ 14 (năm 2005) tăng lên 19,3 (năm 2009). Số bác sỹ/vạn dân từ 4,9 (năm 2005) tăng lên 5,0 (năm 2009). Đến cuối năm 2009, toàn tỉnh có 110/127 xã, phường, thị trấn đạt Chuẩn Quốc gia y tế, trong đó có 09 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các xã, phường đạt Chuẩn được đầu tư nâng cấp nhà trạm, trang thiết bị chuyên môn, đặc biệt đã trang bị máy siêu âm xách tay cho các xã vùng xa, vùng sâu, vùng cao, các trạm y tế có bác sỹ đã góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán khám chữa bệnh tạo niềm tin của nhân dân vào y tế nhà nước. Hệ thống y tế dự phòng từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển. Công tác y tế dự phòng và phòng chống dịch bệnh được triển khai một cách chủ động và tích cực, đạt kết quả tốt không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm. Công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nghèo và khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi được triển khai rộng khắp ở các tuyến y tế. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội nguy hiểm được triển khai có hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở. Công tác quản lý bảo vệ môi trường được đẩy mạnh, đã tổ chức các lớp tập huấn về môi trường, đánh giá tác động môi trường, tổ chức cho các cơ sở đăng ký cam kết bảo vệ môi trường cùng với việc tăng cường thanh kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Các cơ sở sản xuất công nghiệp-TTCN thuộc các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm cao như chế biến thuỷ hải sản, gạch ngói được di dời vào khu quy hoạch tập trung. Khu công nghiệp Phan Thiết và các khu chế biến hải sản tập trung đều có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung Nhận định về chất lượng giáo dục và y tế ở địa phương nơi cư trú, qua điều tra có 21,7% hộ gia đình nhận định tốt; 75,2% cho là chấp nhận được và 3,1% không chấp nhận được; trong đó: Vùng đồng bằng 13,1% cho là tốt; 84,9% chấp nhận được; 2,1% không chấp nhận được; Vùng trung du 33,3% cho là tốt; 65,8% chấp nhận được; 0,8% không chấp nhận được; Vùng miền núi 21,8% cho là tốt; 73,9% chấp nhận được; 0,8% không chấp nhận được Vùng núi cao, hải đảo 37,5% cho là tốt; 62,5% chấp nhận được |