[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

 

1. Khảo sát chi tiêu khách du lịch, đặc điểm và ý kiến, nhận xét của du khách đến với Bình Thuận

b) Đặc điểm và ý kiến đánh giá của khách du lịch

Kết quả thăm dò ý kiến nhận xét, đánh giá của du khách trong nước và quốc tế cùng với những đáp ứng được yêu cầu của khách được thể hiện như sau:

- Đặc điểm cơ cấu du khách trong nước

Du khách trong nước chủ yếu vẫn nghiêng về giới nam đi nhiều hơn, tuy nhiên 2 năm trở lại đây cơ cấu khách nữ tăng hẳn lên thể hiện giới phụ nữ được quan tâm rõ nét: năm 2007 du khách nam chiếm 64,82%, nữ chiếm 35,18%; năm 2008 du khách nam chiếm 65,75%, nữ chiếm 34,25%; năm 2009 du khách nam chiếm 63,67%, nữ chiếm 34,69%; năm 2010 du khách nam chiếm 65,31%, nữ chiếm 34,69%; năm 2011 du khách nam chiếm 55,57%, nữ chiếm 44,43% và năm 2012 du khách nam chiếm 54,52%, nữ chiếm 45,47%.

Các lứa tuổi đi du lịch thường là từ tuổi từ 25 đến 44 tuổi đây là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch, có sức khỏe làm việc và có nhiều ham muốn du lịch mới, lạ, nhiều loại hình giải trí: Nhóm tuổi 25-34, thường chiếm tỷ lệ ở mức cao ( Năm 2010 chiếm tỷ lệ cao nhất 48,85% và năm 2012 chiếm tỷ lệ thấp nhất 30,67%); Tiếp đến là nhóm tuổi 35-44 thường chiếm tỷ lệ mức trên 30% (năm 2007 chiếm tỷ lệ 30,92%; năm 2008 chiếm tỷ lệ 37,75%; năm 2009 chiếm tỷ lệ 30,92%; năm 2010 chiếm tỷ lệ 26,54%; năm 2011 chiếm tỷ lệ 33,5%năm 2012 chiếm tỷ lệ 34%); Mức có tỷ lệ thấp một chút là nhóm tuổi từ 45-54 (năm 2007 chiếm tỷ lệ 10,5%; năm 2008 chiếm tỷ lệ 16,16%; năm 2009 chiếm tỷ lệ 21,75%; năm 2010 chiếm tỷ lệ 9,46%; năm 2011 chiếm tỷ lệ 11,07%năm 2012 chiếm tỷ lệ 17,53%). Còn các nhóm tuối còn lại chiếm dưới 10%, thấp nhất là nhóm tuổi trên 64 tuổi (tuy nhiên trong năm 2012 tăng hẳn lên: các năm trước chỉ có trên dưới 1% thì năm 2012 đạt 2,53%. Qua số liệu trên cho thấy các khu du lịch cũng cần bố trí nhiều loại hình giải trí phù hợp cho từng lứa tuổi.

Cơ cấu nghề nghiệp của du khách trong nước đến tỉnh ta trong các năm qua chủ yếu công chức, viên chức Nhà nước: năm 2007 chiếm tỷ lệ 30,6% và tỷ lệ này cũng giảm trong những năm sau (năm 2008 chiếm tỷ lệ 32,75%, năm 2009 chiếm tỷ lệ 29,5%, năm 2010 chiếm tỷ lệ 30,31%, năm 2011 chiếm tỷ lệ 31,57%, năm 2012 chiếm tỷ lệ 20,2%); sau đó các nhà doanh nghiệp giữ mức khoảng 15-22% (năm 2007 chiếm tỷ lệ 20,85%, năm 2008 chiếm tỷ lệ 20,83%, năm 2009 chiếm tỷ lệ 22,67%, năm 2010 chiếm tỷ lệ 19,92%, năm 2011 chiếm tỷ lệ 20,29%, đến năm 2012 chiếm tỷ lệ 15,6%); các đơn vị kinh tế tổ chức cho công nhân đi thăm quan, nghỉ dưỡng có quan tâm qua các năm gần đây (năm 2009 chiếm tỷ lệ 15,42%, năm 2010 chiếm tỷ lệ 15,54%, năm 2011 lại giảm xuống mức 11,5%; năm 2012 tăng lên chiếm 16,9%). Nhóm hưu trí có tăng lên khá (năm 2007 chiếm tỷ lệ 2,84%, năm 2008 chiếm tỷ lệ 2,92%, năm 2009 chiếm tỷ lệ 6,75%, năm 2010 chiếm tỷ lệ 3,69%, năm 2011 chiếm tỷ lệ 7,71%, đến năm 2012 chiếm tỷ lệ 8,67%); nhóm nông dân ở mức thấp nhất khoảng 1 đến 2%.

- Đặc điểm cơ cấu du khách quốc tế

Du khách trong nước chủ yếu vẫn nghiêng về giới nam đi nhiều hơn, tuy nhiên cơ cấu du khách nam chiều hướng giảm và ngược lại du khách nữ xu thế tăng: năm 2007 du khách nam chiếm 69,28%, nữ chiếm 30,72%; năm 2008 du khách nam chiếm 66,33%, nữ chiếm 33,67%; năm 2009 du khách nam chiếm 68,2%, nữ chiếm 31,8%; năm 2010 du khách nam chiếm 62%, nữ chiếm 38%; năm 2011 du khách nam chiếm 58,67%, nữ chiếm 41,33% và năm 2012 du khách nam chiếm 59,04%, nữ chiếm 40,96%.

Đối với khách quốc tế các lứa tuổi đến Bình Thuận chiếm tỷ lệ khá cao như: nhóm tuổi từ 25 đến 34 dao động qua các năm chiếm tỷ lệ từ 32 đến trên 37% xu thế giảm qua các năm (năm 2007 chiếm 36,68%, năm 2008 chiếm 37,67%, năm 2009 chiếm 35,8%, năm 2010 chiếm 34,25%, năm 2011 chiếm 33,67% và năm 2012 chiếm chiếm 32,67%). Sau đó là lứa tuổi từ 35 đến 44 hiện là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm tuổi và có chiều hướng tăng mạnh về cơ cấu (năm 2007 chiếm 25,39%, năm 2008 chiếm 28,67%, năm 2009 chiếm 31,8%, năm 2010 chiếm 28,75%, năm 2012 chiếm 29,17% và năm 2012 chiếm tỷ lệ 35%). Lứa tuổi từ 45 đến 54 chiếm tỷ lệ thấp hơn một chút và đang có chiều hướng tăng (năm 2007 chiếm 13,17%, năm 2008 chiếm 13,33%, năm 2009 chiếm 20,4%, năm 2010 chiếm 17,25% và năm 2012 chiếm 19,17%, năm 2012 chiếm tỷ lệ 18,3%). Còn các nhóm tuổi tù 55 tuổi trở lên cơ cấu thấp hơn nhiều do lớn tuổi sức khỏe không tốt cho đi lại xa xôi, chiếm tỷ lệ dưới 10%. Về tâm lý của các lứa tuổi thì lứa tuổi trẻ bao giờ cũng hiếu động, thích trò chơi giải trí hết sức sôi động, thích đi dã ngoại và có phần mạo hiểm; các lứa tuổi trung niên thường có những nghiên cứu, quan hệ giao dịch làm ăn. Tùy theo đặc điểm của lứa tuổi, Các cơ sở kinh doanh du lịch đưa những mô hình resort có nhiều dạng thích hợp từng lứa tuổi và tùy theo mỗi nơi, mỗi lúc xem xét khách quốc tế đến từ lứa tuổi nào là chủ yếu mà chọn các loại hình dịch vụ cho phù hợp.

Cơ cấu theo nghề nghiệp của du khách quốc tế phần lớn là nhà thương gia, trong các năm có chiều hướng tăng từ các năm trước nhưng trong năm 2012 giảm hẳn đi (năm 2008 chiếm 30,67%, năm 2009 chiếm 30%, năm 2010 chiếm 31,5%; năm 2011 chiếm 32,5% và năm 2012 chiếm 15,2%,), đây là loại du khách có điều kiện tiền bạc đi du lịch và kết hợp mở rộng quan hệ thương mại, tìm kiếm thị trường nên cơ cấu cao và có thể tăng nhiều hơn nữa. Tiếp đến là học sinh, sịnh viên lực lượng khá đông ham muốn đi du lịch mọi nơi (năm 2007 chiếm 11,91%, năm 2008 chiếm 11%, năm 2009 chiếm 14%, năm 2010 chiếm 11,75%, năm 2011 chiếm 11% và năm 2012 chiếm 10,2). Khách du lịch là Giáo sư, giảng viên, giáo viên chiếm tỷ thấp hơn so với các nhóm nghề nghiệp có hiện tượng giảm nhanh (năm 2007 chiếm 12,54%, năm 2008 chiếm 13,67%, năm 2009 chiếm 10,8%, năm 2010 chiếm 9,75, năm 2012 chiếm 10,33% và năm 2012 chiếm 7,6%). Các dạng nghề nghiệp khác chiếm cơ cấu rất thấp trong năm 2012 như: nghề nghiệp kiến trúc sư chiếm 8%, nhà báo chiếm 4,6%, quan chức chính phủ chiếm 2,8%...). Tùy theo mức độ cơ cấu của nghề nghiệp cũng có những sự lựa chọn trong tiếp cận phục vụ và quảng bá các điểm đến theo thị hiếu và sở thích của họ.

- Đặc điểm ở tỉnh có ấn tượng tốt nhất:

Đến với Bình Thuận du khách nước ngoài để lại ấn tượng tốt đẹp, một thủ đô của Resort, một phong cảnh đẹp do có một bờ biển dài, và bãi cát mịn màng thoai thoải kéo dài, nước biển xanh cùng với đồi núi chập chùng được thiên nhiên ban tặng như một bức tranh hữu tình, bầu trời trong xanh quanh năm hầu như là nắng ấm. Có những khu di tích lịch sử đáng ghi nhận và những lễ hội truyền thống đặc sắc sâu đậm nét địa phương. Qua khảo sát các năm thể hiện như sau:

 Ấn tượng tốt nhất như về phong cảnh đẹp: năm 2007 chiếm 61,4% thì năm 2012 nâng lên chiếm 72,4%. Điều này cho thấy các khu vực Hàm Tiến- Mũi Né - Tiến Thành đã có những khu du lịch sinh thái mang đậm màu sắc thiện nhiên êm đềm, bình lặng cùng với những resort nổi tiếng như: Làng Thụy Sĩ, Bambo Village, Muine De Century Beach Resort & Spa…khu giải trí liên hợp Forest đang không chỉ là điểm đến của nhiều du khách quốc tế mà còn là điểm dừng chân thật sự lý tưởng cho những tour dã ngoại…

Ấn tượng về con người Bình Thuận thì cũng có cơ cấu khá: năm 2007 chiếm 24,7% và năm 2012 chiếm 30,9%, thể hiện con người Bình thuận ngày càng thân thiện hơn và môi trường du lịch an toàn. Tuy nhiên cần phải hết sức chú ý đào tạo con người giao tiếp lịch thiệp, hiếu khách, nhân viên tiếp tân, hướng dẫn du lịch nhiều về số lượng và có trình độ chuyên môn cao. Ấn tượng về hàng hóa rẻ vẫn chưa chuyển biến tốt: năm 2007 chiếm 6,2% và năm 2012 chiếm 21,6%.

Các mức tỷ lệ này chưa phải là tối ưu, đòi hỏi tỉnh phải có kế hoạch, biện pháp nâng cao sức hấp dẫn, con người, môi trường thân thiện, nhất là mỗi điểm du lịch trong tỉnh có những đặc thù riêng, khác lạ nhằm thu hút du khách nhiều hơn nữa.

c) Nguồn tham khảo, mục đích, hình thức, độ dài chuyến đi:

- Du khách trong nước

+ Nguồn tham khảo quyết định đi du lịch:

Du khách tham khảo từ các nguồn để quyết định chuyến đi du lịch, chúng ta cũng cần nghiên cứu, tập trung quan tâm về cơ cấu nguồn tham khảo này để có những giải pháp quãng bá thích hợp:

Qua khảo sát các năm thì thấy bạn bè, người thân bao giờ cũng là yếu tố tham khảo chiếm tỷ lệ cao và càng ngày càng nhiều hơn thể hiện qua cơ cấu tăng (năm 2007 chiếm 40,57%, năm 2008 chiếm 46,08%, năm 2009 chiếm 44,42%, năm 2010 chiếm 46,38%, năm 2012 chiếm 46,36% và năm 2012 chiếm 45,8%). Các công ty du lịch đã nỗ lực tạo dựng uy tín, tuyến tour du lịch phong phú, chất lượng hơn và cũng góp phần quảng bá các du lịch mới lạ, hấp dẫn, thể hiện qua nguồn tham khảo này tăng khá nhanh (năm 2007 chiếm 16,45%, năm 2008 chiếm 12,42%, năm 2009 chiếm 25,17%, năm 2010 chiếm 24% và năm 2012 chiếm 24,29%, năm 2012 chiếm 16%). Đặc biệt phương tiện Internet là một kênh thông tin nhanh nhạy và thuận tiện quãng bá du lịch của tỉnh, với những trang Web ngày càng có chiều sâu và đặc sắc hơn (trong đó có những trang web của tỉnh). Thể hiện qua cơ cấu nguồn thông tin tăng khá nhanh (năm 2007 chiếm 15,6%, năm 2008 chiếm 23,33%, năm 2009 chiếm 23,75%, năm 2010 chiếm 23,23%, năm 2011 chiếm 23,71% và năm 2012 chiếm tỷ lệ cao 31,2%). Thời đại công nghệ thông tin giúp con người tìm kiếm thông tin nhanh hơn cập nhât nhiều cái mới và nên cần phải mở rộng thêm kênh thông tin này như cập nhật đều về quảng bá du lịch trên WebSite của tỉnh và các trang quảng bá khác.

Sách, báo, tạp chí giữ mức trên mức thấp hơn nhưng có những tiến bộ nhất định (năm 2007 chiếm 12,34%, năm 2008 chiếm 12,42%, năm 2009 chiếm 10,9%, năm 2010 chiếm 12%, năm 2011 chiếm 13,71% và năm 2012 chiếm 18,7%). Ngược lại nguồn Ti vi giảm xuống từ 13,7% năm 2012 xuống còn 7,2% năm 2012 cho thấy đưa tin trên Đài truyền hình của quốc gia phủ sóng toàn quốc ít người chú ý quan tâm, có thể phát sóng vào những giờ không thích hợp.

+ Mục đích của chuyến Du lịch:

Về cơ cấu theo mục đích chuyến đi: Số du khách với mục đích vui chơi và giải trí là chủ yếu (năm 2007 chiếm 64,68%, năm 2008 chiếm 59,58%, năm 2009 chiếm 77,25%, năm 2010 chiếm 67,32%, năm 2011 chiếm 72% và năm 2012 chiếm 69,6%). Điều này cho thấy trong các năm qua Bình Thuận đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức các sự kiện thể thao kết hợp với du lịch mang tầm quốc tế và thế giới nhưng chưa đạt được kết quả mỹ mãn. Bên cạnh đó các cơ sở lưu trú không ngừng đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ du lịch mới lạ làm phong phú, đa dạng mô hình du lịch nghỉ dưỡng biển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Ngoài ra kết hợp du lịch với các mục đích khác, trước hết là với công tác, hội nghị tập huấn (du lịch MICE) diễn biến bất thường tùy theo sự kiện số lượng tổ chức hội họp, giao lưu trong năm của tỉnh (năm 2007 chiếm 13,05%, năm 2008 chiếm 17,76%, năm 2009 chiếm 8,42%, năm 2010 chiếm 11,15%, năm 2011 chiếm 10,5%, đến năm 2012 còn 6,4%). Mục đích thương mại vẫn ở mức thấp chưa có chuyển biến nhiều (năm 2007 chiếm 5,67%, năm 2008 chiếm 4,42%, năm 2009 chiếm 3,92%, năm 2010 chiếm 4,15%, năm 2012 chiếm 4,92% và năm 2012 giảm xuống còn 3,8%). Mục đích thăm bạn bè, họ hàng biểu hiện tiến bộ có tăng cơ cấu: năm 2007 chiếm 9,22% thì năm 2012 nâng lên chiếm tỷ lệ 11,2%; thấp nhất là thông tin báo chí có chiều hướng giảm năm 2007 chiếm 2,7% thì năm 2012 chỉ còn 1,53%.

+ Hình thức tổ chức đi Du lịch:

Hình thức tổ chức đi du lịch có xu thế chuyển hướng Tự sắp xếp đi. Khách đi theo tour năm 2007 chiếm 21,5% thì năm 2012 chiếm 17,8%, khách tự sắp xếp đi năm 2007 chiếm 78,4% thì năm 2012 chiếm 82,1%. Tỷ lệ tour có giảm so với các năm, du khách có chiều hướng tự sắp xếp đi là chủ yếu (Nguyên nhân chủ yếu do lượng khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến tỉnh ta rất lớn mà đoạn đường không dài chỉ có 200 km, du khách tự sắp xếp thì có nhiều thời gian hơn và tự do đến những nơi tùy thích lựa chọn nơi lưu trú, ăn uống vui chơi thoải mái hơn). Tuy nhiên trong tương lai, công ty du lịch lữ hành cần mở rộng các nơi thăm quan trên cơ sở bố trí các tuyến đi phù hợp với chí phí tour hợp lý sẽ nâng tỷ lệ đi theo tour sẽ cao hơn nữa. Hiện nay các CLB xe ô tô (OTOFC) thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức các tour du lịch đến Mũi Né (Phan Thiết-Bình Thuận) ngày càng nhiều hơn với chủ đề khám phá thành phố du lịch biển có thiên đường nghỉ dưỡng Mũi Né là điều kiện tốt cơ cấu du lịch theo tour tăng lên.

+ Phương tiện đi Du lịch:

Về cơ cấu khách theo phương tiện phần lớn khách đi bằng ô tô, năm 2007 chiếm 83,5% và năm 2012 chiếm 84,7%. Lượng khách đến bằng tàu hoả chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Hiện nay cơ cấu khách đi tàu hỏa có giảm so những năm trước, năm 2007 chiếm 12,2% và năm 2012 chiếm 8,8%. Do phương tiện tàu hỏa du khách đến Bình Thuận có hạn, trong khi các phương khác như ô tô khách tăng lên rất nhiều đáp ứng yêu cầu du lịch ngày càng tăng.

+ Số lần du khách đến:

Về cơ cấu số lần du khách đến Bình Thuận với tỷ lệ đến lần thứ nhất tăng, thể hiện du lịch Bình Thuận mặc dù hình thành và phát triển khá mới mẻ so với một số tỉnh bạn có truyền thống du lịch lâu đời nhưng sự thu hút du khách không kém. Khách du lịch quay lại lần hai, lần ba có tăng đều về số lượng nhưng về cơ cấu lần hai có giảm và lần ba giữ mức so với năm 2007. Số lần khách đến lần thứ hai: năm 2007 chiếm 37,7% thì năm 2012 chiếm 34,1%; Số lần khách đến lần thứ ba: năm 2007 chiếm 32,62% thì năm 2012 chiếm 32,67%. Tuy nhiên đây là tỷ lệ khá lý tưởng cho khách du lịch quay lại tỉnh.

Bảng cơ cấu số lần du khách trong nước đến Bình Thuận:

 

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2012

Năm

2012

- Lần 1

29,69

29,25

32,00

33,62

33,36

33,20

- Lần 2

37,87

37,00

36,80

35,00

35,14

34,13

- Lần thứ 3 trở lên

32,62

33,75

31,20

31,38

31,50

32,67

+ Qui mô độ dài ngày bình quân của lượt khách:

Về qui mô độ dài ngày của một lượt khách du lịch chiếm không thay đổi nhiều, tuy nhiên mức độ lưu trú dài ngày hơn có nhích lên, thể hiện như sau: lượng khách đi du lịch với thời gian từ 1 đến 3 ngày chiếm phần lớn (năm 2007 chiếm 91,7% thì năm 2012 còn chiếm 80,4%). Đi du lịch lưu trú với thời gian 4 đến 7 ngày (năm 2007 chiếm 7,6% thì năm 2012 nâng lên chiếm 17,7%). Đi du lịch lưu trú với thời gian trên 7 ngày (năm 2007 chiếm 0,57% thì năm 2012 nâng lên chiếm 1,8%). Du lịch Bình Thuận vẫn chưa có những bứt phá lớn để lôi cuốn du khách tăng độ dài lưu trú của du khách (chủ yếu khách nhiều ở những ngày cuối tuần, còn những ngày khác trong tuần thì vắng khách).

- Du khách quốc tế

 + Nguồn tham khảo quyết định đi du lịch:

 Nguồn tham khảo nhiều nhất để quyết định chuyến đi chủ yếu là từ bạn bè, người thân chiếm phần lớn (50%) và nguồn này càng được nhân rộng cho các năm sau, chứng tỏ Bình Thuận có sức lôi cuốn, khách đến có ấn tượng tốt đẹp và tuyên truyền cho nhiều người khác cùng đến du lịch ở Bình Thuận. Kế đến là nguồn từ các công ty du lịch (22,49%) tham gia giúp khách du lịch hiểu rõ hơn về địa phương mình đến. Đồng thời từ nguồn sách báo, tạp chí cũng được người nước ngoài quan tâm. Đối với nguồn Internet, do quảng bá từ nguồn này ra nước ngoài của tỉnh chưa có nhiều trang web bằng tiếng nước ngoài, nội dung chưa phong phú nên ít người nước ngoài biết đến. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua tỷ lệ chiếm từ nguồn này cũng đã có chuyển biến nhanh từ 10,6% năm 2007 vươn lên 52,4% cho 2012. Đây là một con số khả quan, khẳng định vai trò Internet trong việc quảng bá hình ảnh đẹp về Bình Thuận trong mắt du khách quốc tế. Thông qua đó cũng nói lên rằng vai trò kênh thông tin quảng bá du lịch qua Internet rất quan trọng và ngày càng phải được phát triển với nội dung phong phú hơn. Con số trên cũng nới lên các website của các hãng lữ hành nước ngoài, các Website trong tỉnh đang được quan tâm sâu sắc về cả số lượng, hình thức và nội dung.

Bảng cơ cấu nguồn tham khảo để quyết định đi du lịch của du khách quốc tế:

 

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2012

Năm 2012

 - Bạn bè, người than

30,09

42,00

44,80

40,25

45,50

50,00

 - Sách, báo, tạp chí

35,42

25,67

18,60

16,25

20,50

22,49

 - Internet

10,6

15,67

16,40

25,00

25,67

32,41

 - Công ty du lịch

15,05

16,67

18,20

21,50

26,17

22,49

 - Ti vi

16,61

15,00

14,60

11,25

15,67

7,23

 - Nguồn khác

7,84

4,33

10,00

7,00

11,67

0,40

+ Những tác động tới sự lựa chọn điểm đến du lịch:

Từ những tác động tới sự lựa chọn điểm đến du lịch thì điểm du lịch hấp dẫn được đa số chú ý cho thấy cảnh vật ở Bình Thuận gây ấn tượng tốt đối với du khách quốc tế và bên cạnh đó là điểm đến an toàn. Tỷ lệ sự lựa chọn điểm đến từ 2 tác động này chiếm phần lớn, thể hiện qua cơ cấu sau: Điểm du lịch hấp dẫn năm 2007 chiếm 64,2% và năm 2012 chiếm 63,2% và điểm đến an toàn năm 2007 chiếm 14,4% thì năm 2012 chiếm 30,32%. Giá trị đồng tiền tương đối ổn định cũng có diễn biến tốt năm 2007 chiếm 15,96% thì năm 2012 chiếm 19,28%. Còn lại các tác động khác có phần tăng khá đó cũng là một yếu tố góp phần tăng trưởng du lịch của quốc gia như: Thủ tục hải quan và nhập cảnh đơn giản năm 2007 chiếm 5,6% thì năm 2012 chiếm 22,1%; phương tiện đi lại thuận tiện năm 2007 chiếm 10,97% thì năm 2012 chiếm 9,042%.

Bảng cơ cấu những tác động tới sự lựa chọn điểm đến du lịch của du khách quốc tế:

 

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2012

Năm 2012

 - Điểm du lịch hấp dẫn

64,26

80,00

80,50

70,75

69,50

63,25

 - Phương tiện đi lại thuận tiện

10,97

12,10

19,80

20,75

22,33

9,04

 - Giá trị đồng tiền

15,96

17,00

12,20

9,00

17,33

19,28

 - Thủ tục hải quan và nhập cảnh đơn giản

5,64

12,33

9,20

11,25

9,50

22,09

 - Điểm đến an toàn

14,4

14,52

19,60

23,75

27,33

30,32

 - Khác

10,42

8,67

11,00

8,75

11,17

5,22

+ Mục đích của chuyến Du lịch:

Về cơ cấu theo mục đích chuyến đi, phần lớn là vui chơi, giải trí: Số du khách với mục đích vui chơi và giải trí năm 2007 chiếm 84,9% và năm 2012 chiếm 87,9%. Còn đi với kết hợp với mục đích khác thì rất thấp (tỷ lệ 0,8 - 5,2% trong năm 2012).

+ Hình thức tổ chức đi Du lịch:

Theo hình thức tổ chức đi đối với khách quốc tế càng ngày càng chuyển hướng đi tự sắp xếp nhiều hơn. Khách đi theo tour năm 2007 chiếm 35% thì năm 2012 nâng lên chiếm 44,3% và ngược khách tự sắp xếp đi tour năm 2007 chiếm 64,8% thì năm 2012 giảm còn chiếm 55,6%. Khách nước ngoài phần lớn từ Tour đến Việt Nam thông qua du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, cần khai thác lượng khách quốc tế du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua liên kết vùng trên cơ sở phát huy thuận lợi là Bình Thuận có bờ biển dài, đẹp và có nhiều Resort mà thành phố HCM không có. Khoảng đường cách Thành phố HCM không xa lắm và thuận cho việc đi lại. Trong những năm gần đây với BCĐ du lịch tỉnh hết sức quan tâm đến các chương trình xúc tiến du lịch nhằm tìm kiếm đối tác là các hãng du lịch, các nhà điều hành tour nhằm tìm đường đưa khách quốc tế đến Bình Thuận và cụ thể lượng khách Nga theo tour đến Mũi Né tăng nhanh.

+ Phương tiện đi Du lịch:

Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng máy bay, tuy nhiên đối với tỉnh ta chưa có sân bay, do vậy đến tỉnh Bình Thuận thường phải thông qua một tỉnh khác. Ở đây chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, do vậy đến tỉnh phần lớn phương tiện đi là khách đi bằng ô tô, năm 2007 chiếm 88,1% và năm 2012 chiếm 84,9%. Lượng khách đi bằng tàu hỏa có chuyển biến khá nhờ sự nỗ lực của tỉnh tăng cường phương tiện vận tải phục vụ du lịch, đã đầu tư đưa con tàu Hội tụ xanh hoạt động (phương tiện mới thể hiện tính ưu việt trong du lịch như an toàn, đáp ứng cho mọi lứa tuổi, thoải mái nghỉ ngơi trong khi vận chuyển) nên có mức tăng cơ cấu đáng kể: năm 2007 chỉ chiếm 10% thì năm 2012 đã nâng lên chiếm 14,2%.

+ Số lần du khách đến:

Về cơ cấu số lần khách quốc tế du lịch đến Bình Thuận có chuyển biến, khách chưa từng đến Bình Thuận lại có cơ cấu tăng nhanh, do khâu quảng bá trên các kênh đã có tác động (nhất là Internet), còn khách lần một: năm 2007 chiếm 47,96% thì năm 2012 chiếm 60,64%. Tuy nhiên lượng khách quốc tế vẫn còn tăng chưa cao, cho thấy môi trường du lịch Việt Nam, trong đó có Bình Thuận.

Bảng cơ cấu số lần khách quốc tế du lịch đến Bình Thuận:

 

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2012

Năm 2012

 - Lần 1

47,96

46,00

50,00

45,25

45,50

60,64

 - Lần 2

36,05

37,00

32,80

33,50

32,83

29,92

 - Lần thứ 3 trở lên

15,99

17,00

17,20

21,25

21,67

9,44

+ Qui mô độ dài ngày bình quân của lượt khách:

Qua qui mô độ dài ngày của một lượt du khách quốc tế so với khách trong nước thường cao hơn nhiều, nhiều du khách lưu trú cả tuần, họ thường thích các môn thể thao trên biển và khám phá những vùng du lịch mới lạ: Lượng khách đi du lịch với thời gian từ 1 đến 3 ngày trước đây chiếm phần lớn nhưng hiện nay thì lưu trú với thời gian từ 4 đến 7 ngày chiếm tỷ lệ khá, từ 8 ngày trở lên cũng có diễn biến tăng (thời gian từ 1 đến 3 ngày: năm 2007 chiếm 40,4% và năm 2012 chiếm 36,9%. Đi du lịch với thời gian 4 đến 7: năm 2007 chiếm 45,7% và năm 2012 chiếm 29,7%. Còn trên 7 ngày: năm 2007 chiếm 13,7% thì năm 2012 chiếm 33,3%).

Trong những năm gần đây khách quốc tế ở dài ngày có chuyển biến theo hướng tốt, cơ cấu lưu trú trên 7 ngày tăng lên. Tuy nhiên, cũng cần phải tăng cường chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư vào các dự án có nhiều loại hình càng phong phú, hình thành những tổ hợp du lịch-thể thao quốc tế hoặc gắn liền với những dịch vụ thể thao trên biển tại Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình... để tăng độ dài ngày lưu trú hơn nữa. Trong năm 2012 Nga đứng đầu thế giới về nhịp độ gia tăng lượng khách đến Việt Nam, do chính phủ đã áp dụng chế độ miễn thị thực cho khách du lịch tạm trú trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh nhằm khuyến khích các du khách vừa không mất thời gian trong việc đăng ký visa nhập cảnh

Qua kết quả điều tra chi tiêu khách du lịch, với ý nghĩa tập trung tăng các chi tiêu khác ngoài ở, giữ mức ổn định khách đến lần thứ hai, thứ ba và thu hút nhiều khách du lịch mới (chưa lần nào đến Bình Thuận). Tỉnh đã phát động “Chương trình đưa văn hóa về cơ sở” để quảng bá du lịch, trong đó đội ngũ Thông tin tuyên truyền huyện, thị xã, thành phố của các vùng du lịch như Phan Thiết, Lagi, Tuy Phong… triển khai rầm rộ “Thông tin lưu động”.

Các doanh nghiệp du lịch Bình Thuận đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm đến với thị trường Nga, một thị trường được xem là đầy tiềm năng của du lịch Bình Thuận trong vài năm trở lại đây. Một số resort cao cấp ở Phan Thiết như Sài Gòn - Mũi Né, Làng Tre, Hải Âu, Sea Links, Trăng Tròn, Terracotta, Sea Horse…còn trực tiếp giới thiệu về cơ sở, sự thân thiện của nhân viên phục vụ, chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ, các chương trình khuyến mãi, tiềm năng và nét hấp dẫn của từng khu du lịch cho khách tham quan.

Ngoài thành phố Maxcơva - thủ đô Nga, du lịch Bình Thuận còn tham gia giới thiệu và quảng bá tại 2 thành phố khác là Leningrad và Novosibirsh, nơi có rất đông du khách luôn chọn Phan Thiết-Mũi Né là điểm đến khi du lịch tại Việt Nam. Các hãng du lịch lớn của hai quốc gia Hàn Quốc và Ukraine đã đi thăm các địa danh du lịch của TP Phan Thiết như Hòn Rơm, Mũi Né và các khu Resort cao cấp ở phường Hàm Tiến nhằm khảo sát tiềm năng du lịch Bình Thuận.

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo