III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA BÌNH THUẬN TRONG NĂM 2013
2. Môi trường kinh doanh. thể chế và kinh tế vĩ mô
a) Tiếp xúc doanh nghiệp, các thiết chế pháp lý cần thiết cho công tác quản lý và điều hành của Quản lý Nhà nước của tỉnh:
- Về mức độ tiếp cận của các cơ quan nhà nước trong tỉnh với các doanh nghiệp để tham khảo ý kiến của doanh nghiệp về nội dung, việc thực hiện các quy định của Pháp luật
Tình hình gặp gỡ, trao đổi thông tin về công tác điều hành, quản lý giữa các cơ quan nhà nước với các DN trong năm qua diễn ra tương đối ít. Chỉ có 4,3% DN được hỏi cho biết có thường xuyên tiếp xúc với đại diện của các cơ quan nhà nước; 19,1% DN cho biết không bao giờ tiếp xúc và 76,6% DN cho biết thỉnh thoảng có tiếp xúc, trao đổi công tác với đại diện của các cơ quan nhà nước. Đây là một điều khó khăn cho các DN khi cần nắm bắt thông tin về các văn bản, quy định của pháp luật để thực hiện cho đúng. Nhiều khi họ chỉ nắm được thông tin cần biết qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí và bạn bè. Điều này không có nghĩa là các cơ quan nhà nước không quan tâm đến các DN, mà chỉ đúng một phần nào đó. Vì trên thực tế hàng năm, các cơ quan nhà nước thường tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị về các chính sách, văn bản pháp luật, các cuộc điều tra liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Và điều đáng buồn là đa phần các DN thường tỏ ra không quan tâm mấy đến các vấn đề này, đơn cử khi nhận được giấy mời thì DN không đến dự, hoặc có đến dự cũng qua loa, hời hợt ngồi nói chuyện riêng, có DN thì nhận tài liệu xong thì tìm cách trốn về với nhiều lý do khác nhau. Có tài liệu trong tay, nhiều khi họ cũng để thất lạc không tìm thấy, vì thế khi cần giải quyết công việc có liên quan đến những văn bản trên thì họ cũng không biết xử lý như thế nào. Thế là đổ lỗi cho các cơ quan nhà nước là phương án họ hay chọn nhất, điều này đang diễn ra và thường hay bắt gặp ở những DN kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún.
Ý kiến của DN về đại diện các Sở, ban, ngành của tỉnh có thường gặp DN
|
Không bao giờ |
Hiếm khi |
Thường xuyên |
Tổng số |
19,1 |
76,6 |
4,3 |
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản |
20,0 |
80,0 |
0,0 |
Khai khoáng |
11,1 |
88,9 |
0,0 |
Công nghiệp chế biến |
25,4 |
71,4 |
3,2 |
Sản xuất và phân phối điện |
22,2 |
77,8 |
0,0 |
Cung cấp nước |
0,0 |
66,7 |
33,3 |
Xây dựng |
21,3 |
78,7 |
0,0 |
Bán buôn và bán lẻ |
17,6 |
75,9 |
6,5 |
Vận tải kho bãi |
15,4 |
69,2 |
15,4 |
Dịch vụ lưu trú và ăn uống |
14,9 |
83,0 |
2,1 |
Thông tin, truyền thông |
0,0 |
100,0 |
0,0 |
Hoạt động tài chính |
0,0 |
100,0 |
0,0 |
Kinh doanh bất động sản |
100,0 |
0,0 |
0,0 |
Hoạt động chuyên môn, KHCN |
13,3 |
86,7 |
0,0 |
Hoạt động hành chính, dịch vụ hỗ trợ |
0,0 |
100,0 |
0,0 |
Giáo dục và đào tạo |
25,0 |
50,0 |
25,0 |
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội |
100,0 |
0,0 |
0,0 |
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí |
33,3 |
33,3 |
33,3 |
Hoạt động dịch vụ khác |
25,0 |
75,0 |
0,0 |
- Nhận định về các chính sách, sự ưu đãi của chính quyền địa phương và hệ thống pháp luật, tư pháp của tỉnh sẽ bảo vệ các quyền của doanh nghiệp
Đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là hệ thống chính sách, quy định của Nhà nước. Đa số các DN đều cho biết họ đồng ý với các nhận định về sự thống nhất của các chính sách đưa ra, UBND tỉnh cũng rất linh động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề liên quam đến hoạt động sản xuất của DN nhằm tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN. Có đến 75,7% DN được hỏi cho biết họ tin tưởng vào hệ thống pháp luật, tư pháp sẽ bảo vệ quyền lợi của họ khi có xảy ra tranh chấp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, các cấp chính quyền cũng cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách, tăng cường năng lực giải quyết các khó khăn, vướng mắc của DN trong khuôn khổ pháp luật cho phép vì đã xuất hiện một số ý kiến của DN cho rằng một số cơ quan nhà nước vẫn chưa giải quyết triệt để các khó khăn họ gặp phải, để DN tiếp tục an tâm phát triển kinh doanh.
Doanh nghiệp nhận định về chính quyền địa phương
|
Không đồng ý |
Đồng ý |
||
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
|
1. Các chính sách được áp dụng một cách thống nhất bởi các cơ quan Nhà nước khác nhau ở tất cả các cấp |
32,3 |
35,1 |
67,7 |
64,9 |
2. UBND tỉnh rất linh động trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân |
21,4 |
21,1 |
78,6 |
78,9 |
3. UBND tỉnh rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới nảy sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh |
32,0 |
32,9 |
68,0 |
67,1 |
4. UBND tỉnh thậm chí sẵn sàng chịu các rủi ro từ phía cơ quan Trung ương để ban hành các quyết định có thể có lợi cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp |
56,9 |
57,7 |
43,1 |
42,3 |
5. Có những sáng kiến tốt ở cấp tỉnh, nhưng các đạo luật và quy định của Trung ương cản trở tác động của chúng |
48,6 |
46,9 |
51,4 |
53,1 |
6. Có những chính sách tốt ở cấp Trung ương, nhưng các cán bộ nhà nước cấp tỉnh gây trở ngại trong việc thực hiện các chính sách |
55,4 |
51,1 |
44,6 |
48,9 |
7. Có những sáng kiến tốt ở cấp tỉnh, nhưng việc thực thi của các Sở, ngành trong tỉnh lại chưa tốt |
40,0 |
41,1 |
60,0 |
58,9 |
8. Doanh nghiệp tin tưởng rằng hệ thống pháp luật, tư pháp của tỉnh sẽ bảo vệ hợp đồng và các quyền tài sản của DN trong các tranh chấp liên quan đến hoạt động SXKD |
21,4 |
24,3 |
78,6 |
75,7 |
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật ngày càng mở rộng trong toàn xã hội giúp cho nhu cầu nắm bắt thông tin được nhanh hơn, tầm hiểu biết được nâng cao hơn. Các bộ luật được đưa ra đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nhất là các luật liên quan trực tiếp đến toàn bộ quá trình hoạt động như Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động, Luật Thuế, Luật Môi trường…. Điều đó cho thấy các bộ luật đang dần đi vào đời sống của DN, và là công cụ để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong suốt quá trình tồn tại và phát triển.
Các luật mới ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
|
Năm 2011 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
|||
Có |
Không |
Có |
Không |
Có |
Không |
|
1. Luật Doanh nghiệp |
71,7 |
28,3 |
86,2 |
13,8 |
86,3 |
13,7 |
2. Luật Hợp tác xã |
14,3 |
85,7 |
22,6 |
77,4 |
14,8 |
85,2 |
3. Luật Lao động |
54,0 |
46,0 |
63,8 |
36,2 |
60,2 |
39,8 |
4. Luật Hải quan |
16,3 |
83,7 |
24,6 |
75,4 |
15,8 |
84,2 |
5. Luật Thuế |
66,3 |
33,7 |
90,0 |
10,0 |
84,9 |
15,1 |
6. Luật Bảo hiểm |
20,7 |
79,3 |
42,7 |
57,3 |
29,2 |
70,8 |
7. Luật môi trường |
51,0 |
49,0 |
54,3 |
45,7 |
43,1 |
56,9 |
8. Luật Đất đai |
51,7 |
48,3 |
48,6 |
51,4 |
45,3 |
54,7 |
9. Luật đầu tư |
42,0 |
58,0 |
43,8 |
56,3 |
38,6 |
61,4 |
10. Luật về bình đẳng giới |
7,0 |
93,0 |
13,0 |
87,0 |
9,5 |
90,5 |
11. Luật khác |
5,7 |
94,3 |
13,9 |
86,1 |
8,6 |
91,4 |
- Thời gian cấp giấy phép:
Công tác cải cách hành chính được UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, việc giải quyết các thủ tục cấp giấy phép được các cấp, các ngành từng bước nâng cao chất lượng, đang dần đáp ứng được nhu cầu của DN. Thời gian cấp giấy phép được rút ngắn đáng kể, có 67,1% DN được hỏi cho biết họ có được giấy phép trong vòng từ 8 ngày đến 1 tháng, đây cũng là thời gian phù hợp để các cơ quan nhà nước đủ thời gian để kiểm tra các hồ sơ xin cấp phép. Tỷ lệ DN nhận được giấy phép từ trên 1 tháng đến 3 tháng tăng 2,4% so với năm trước, là do có một số DN đăng ký cấp giấy phép trong những ngành kinh doanh cần phải có sự kiểm tra, thẩm định của nhiều cơ quan chức năng liên quan như: khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm, dịch vụ lưu trú, ăn uống, bất động sản…. Đây cũng là yếu tố cần thiết để các cơ quan chức năng cấp giấy phép, vì đã từng xảy ra những trường hợp DN đăng ký kinh doanh rồi, nhưng khi hoạt động thì nảy sinh những vi phạm liên quan đến các trường hợp trên.
Tỷ lệ thời gian cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
|
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Tổng số |
100,0 |
100,0 |
Trong vòng 1 ngày |
0,0 |
0,86 |
Từ 2 ngày đến 1 tuần |
29,7 |
22,86 |
Từ 8 ngày đến 1 tháng |
63,53 |
67,14 |
Trên 1 tháng đến 3 tháng |
6,46 |
8,86 |
Trên 3 tháng |
0,3 |
0,29 |
- Công tác thanh tra, kiểm tra:
Số DN cho biết trong năm không có cuộc thanh tra, kiểm tra nào chiếm 24,3% số DN được hỏi, tăng 4,9% so với năm trước, tỷ lệ DN bị thanh tra, kiểm tra từ 6 lần trở lên cũng giảm so với năm trước, điều đó cho thấy hoạt động SXKD của DN đã có nhiều cải thiện theo quy định của nhà nước. Tuy vậy, tỷ lệ thanh tra, kiểm tra từ 3 đến 6 lần tăng 8,3% so với năm trước, cũng cho thấy vẫn còn một số DN chưa đáp ứng được các yêu cầu, quy định của pháp luật.
|
Không có |
Dưới 3 lần |
Từ 3 đến 6 lần |
Từ 6 đến 12 lần |
Trên 12 lần |
Năm 2011 |
32,7 |
44,3 |
18,7 |
3,3 |
1,0 |
Năm 2012 |
19,4 |
60,9 |
16,0 |
2,3 |
1,4 |
Năm 2013 |
24,3 |
49,1 |
24,3 |
1,7 |
0,6 |
Là địa phương có đường quốc lộ 1A đi qua nên hoạt động buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng thường xuyên diễn ra trên địa bàn. Tình hình sử dụng các chất bảo quản không đúng theo quy định trong các cơ sở chế biến thực phẩm không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu của sản phẩm địa phương. Hoạt động xây dựng trái phép, không đúng quy hoạch diễn ra tràn lan. Các cơ sở khách sạn, nhà hàng không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, công tác phòng cháy chữa cháy chưa được quan tâm…. Tất cả các yếu tố trên đều gây những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của nền kinh tế, vì thế các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra, thanh tra các cơ sở để không để xảy ra những sai phạm. Hoạt động thanh tra, kiểm tra tăng chủ yếu ở các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ lưu trú và ăn uống. Đây là những ngành hay có những sai phạm kể trên, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, đến hình ảnh của địa phương trong con mắt của các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước.
- Tình hình chung chi cho các cán bộ Nhà nước:
Tỷ lệ DN chi các khoản không chính thức từ lợi nhuận cho công chức quản lý nhà nước tiếp tục tăng so với năm trước. Trong đó có những ngành tăng khá cao so với năm trước, ngành nông lâm thủy sản có tỷ lệ chi từ 2 đến dưới 10% lợi nhuận tăng 20% so với năm trước, ngành khai khoáng có tỷ lệ chi từ 1 đến dưới 2% lợi nhuận tăng 17,2% so với năm trước, ngành sản xuất và phân phối điện có tỷ lệ chi từ 2 đến dưới 10% lợi nhuận tăng 11,1% so với năm trước; ngành vận tải kho bãi có tỷ lệ chi 1 đến dưới 2% lợi nhuận tăng 15,4% so với năm trước; ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có tỷ lệ chi từ 2 đến dưới 10% lợi nhuận tăng 33,3% so với năm trước; ngành giáo dục và đào tạo có tỷ lệ chi từ 2 đến dưới 10% lợi nhuận tăng 25% so với năm trước…. Trong khi đó, số DN có tỷ lệ chi từ 20% lợi nhuận trở lên tăng 0,9% so với năm trước, điều đó cho thấy hiện tượng DN chi một khoản lớn cho công chức quản lý nhà nước diễn ra không nhiều, nhưng ngược lại số DN chi một khoản nhỏ, vừa phải thì có xu hướng tăng lên, chứng tỏ việc chi các khoản không chính thức có xu hướng lan rộng trong nhiều DN.
Theo một số DN cho biết thì những khoản chi này đa phần không phải để tìm kiếm hợp đồng, mà chủ yếu để tạo dựng mối quan hệ với mục đích nhất định nào đó. Ví dụ như chi tiền để công chức thực thi bỏ qua vấn đề xây dựng có đúng thiết kế ban đầu không, hệ thống xử lý nước thải có đạt đúng tiêu chuẩn quy định không, phương tiện vận chuyển có đúng với trọng tải đăng ký không ?... Rất nhiều kiểu chi khác nhau mà DN sẽ áp dụng để lách luật, và họ cũng cho rằng vấn đề là bình thường, đỡ tốn thời gian nhất. Đây là một vấn đề mà các cơ quan nhà nước phải quan tâm, loại bỏ triệt để nếu không sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề sai phạm nghiêm trọng hơn nữa.
b) Những vấn đề tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Trong thời gian qua, môi trường đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đã được cải thiện đáng kể, nhất là các vấn đề cản trở rất nghiêm trọng đến hoạt động doanh nghiệp. Song song đó, vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải khắc phục trong thời gian tới.
- Yếu tố thứ nhất là viễn thông:
Trong năm qua, ngành viễn thông được các DN đánh giá khá tốt về chất lượng, khả năng phục vụ kịp thời. Tỷ lệ DN cho biết không gây trở ngại đạt 27,1%; tăng 5,1% so với năm trước. Tỷ lệ DN cho biết bị cản trở nghiêm trọng trong năm trước là 24,3% thì sang năm nay chỉ còn 17,1%; giảm được 7,1%. Đúng như vậy, thời gian qua ngành Viễn thông Bình Thuận đã có nhiều cố gắng, vùng phủ sóng di động và mạng điện thoại cố định tiếp tục được mở rộng, lắp thêm nhiều trạm BTS, chất lượng và độ thông mạng được cải thiện tốt hơn. Tạo điều kiện cho hoạt động thông tin liên lạc được thông suốt, đảm bảo được ổn định cao
Tuy vậy, tỷ lệ DN cho biết vẫn còn đôi chút cản trở là 52%; tăng 3,4% so với năm trước. Trên thực tế cho thấy, ngoài việc bị nghẽn mạch trong những giai đoạn cần phải xử lý công việc, thì việc hàng ngày phải nhận hàng loạt tin nhắn rác cũng gây nhiều khó chịu cho các DN, cũng như người dùng điện thoại. Bên cạnh đó, các dịch vụ do nhà mạng tự cài đặt vào điện thoại của người tiêu dùng cũng gây bức xúc, vì dùng thì phải trả tiền là đương nhiên, nhưng nếu không muốn dùng thì cũng phải trả một khoản phí để hủy dịch vụ đó, mặc dù họ không hề yêu cầu sử dụng.
- Yếu tố thứ hai là sử dụng điện:
Năm nay tiếp tục đánh dấu 1 năm mà ngành điện đã có chuyển biến tốt trong công tác cung cấp điện sản xuất cho các DN. Có 33,7% DN được hỏi cho biết ngành điện không gây trở ngại gì, tăng 4% so với năm trước. Tỷ lệ DN được hỏi cho biết có cản trở cũng giảm so với năm trước, đây cũng là một điều đáng khích lệ. Tuy vậy, tỷ lệ giảm chưa đến 1% cho thấy công tác cung cấp điện vẫn còn nhiều việc phải làm. Trên 50% DN được hỏi cho biết vẫn còn một số cản trở nhất định trong việc sử dụng điện. Việc ngành điện cắt điện trong những giai đoạn cần đẩy mạnh sản xuất của DN, việc cắt điện không cần tham khảo ý kiến của DN cũng như người tiêu dùng, thái độ ứng xử trong công việc của nhân viên điện lực,…. Đây đều là những điều mà ngành điện cần phải nghiêm túc nhìn lại mình trong thời gian tới.
- Yếu tố thứ ba là giao thông:
Mặc dù đã được đầu tư khá nhiều, nhưng tình hình giao thông vận tải vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực mà còn có chiều hướng giảm sút. Tỷ lệ DN cho biết bị cản trở đáng kể tăng 5,5% so với năm trước, tỷ lệ rất nghiêm trọng tăng 1%; trong khi tỷ lệ hài lòng giảm 10% so với năm trước. Do kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên đầu tư cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều hạn chế, bất cập. Phản ứng mạnh về đường giao thông chủ yếu là nhóm du lịch, nhiều con đường từng tạo cho du khách cảm giác êm dịu, thoải mái thì giờ đây chỗ thì chắp vá, chỗ thì lồi lõm làm xấu đi cảnh quan đô thị, nhất là khu vực thành phố Phan Thiết.
- Yếu tố thứ tư là đất kinh doanh:
Năm nay đánh dấu bước phát triển khá tốt của lĩnh vực đất đai. Tỷ lệ DN cho biết bị cản trở nghiêm trọng giảm 2,0% so với năm trước, tỷ lệ DN cho biết không gây trở ngại tăng 1,2% so với năm trước, điều đó cho thấy việc cấp đất kinh doanh của DN đã được cải thiện đáng kể, công tác giải phóng mặt bằng được quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho DN xúc tiến đầu tư kịp thời, đảm bảo kế hoạch đề ra. Đây cũng là kết quả nỗ lực của các cấp chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong công cuộc phát triển nền kinh tế tỉnh nhà. Tuy vậy, cũng nhìn lại một vấn đề đang nổi lên, đó là tỷ lệ DN cho biết có đôi chút cản trở tăng 3,7% so với năm trước, đây là điều đáng báo động trong bối cảnh nhóm DN này chiếm đến 32,6% tổng số DN được điều tra.
- Yếu tố thứ năm là quản lý thuế:
Công tác thuế năm nay chưa có nhiều chuyển biến so với năm trước, tỷ lệ DN cho biết có cản trở nghiêm trọng chỉ giảm 0,3%. Trong khi đó, tỷ lệ DN cho biết không gây trở ngại giảm 10,3% so với năm trước, tỷ lệ DN cho biết có gây đôi chút cản trở tăng 10,8% so với năm trước. Điều đó cho thấy, công tác thuế vẫn còn nhiều trắc trở. Trên thực tế, ai cũng biết nhắc đến thuế thì ngay cả hộ kinh doanh cá thể chứ không chỉ có các DN đều có chung cảm giác là không muốn gặp. Vì nộp thuế có nghĩa là DN phải nộp tiền, điều này thì quả thật không ai muốn cả, vì thế các phương pháp đủ kiểu được một số DN áp dụng để tìm cách trốn thuế. Bên cạnh đó, công tác quản lý thuế vẫn còn xảy ra một số vướng mắc nhất định như thủ tục kê khai thuế, thủ tục hoàn thuế, thuế TNDN,.... Từ đó, tạo ra các phản ứng khác nhau, người đúng nói đúng, người sai cũng nói đúng, dẫn đến sự quy trách nhiệm cho ngành thuế là điều đương nhiên. Đây cũng là điều mà ngành thuế cần phải chú ý hơn, nhất là trong công tác tuyên truyền pháp luật về thuế.
- Yếu tố thứ sáu là trình độ, kỹ năng của lao động:
Công tác quản lý lao động năm nay cũng có nhiều cố gắng nhất định. Tỷ lệ DN được hỏi cho biết không gây trở ngại gì tăng 5,4% so với năm trước, trong khi đó tỷ lệ DN cho biết có đôi chút cản trở giảm 7,7% so với năm trước. Điều đó cho thấy các quy định về sử dụng lao động đã có nhiều chuyển biến tích cực, thông thoáng hơn. Tuy vậy, tỷ lệ DN cho biết có cản trở nghiêm trọng tăng 1,4% so với năm trước, đây là điều đáng quan tâm vì nếu tỷ lệ này tiếp tục tăng như vậy đồng nghĩa với việc các quy định về lao động có vấn đề, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Trên thực tế, việc thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động của một số DN thường không được thực hiện đầy đủ, khi bị kiểm tra thì né tránh và nếu không được thì lại đổ lỗi cho cơ quan chức năng gây
khó dễ. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp do kinh doanh không hiệu quả nên chi phí cho chế độ của người lao động cũng được “lờ đi” nhưng lại rơi vào quy định vi phạm pháp luật, thế là cũng đỗ lỗi do quy định khắt khe.
Tỷ lệ DN có người lao động được đào tạo 42,9% tổng số DN được hỏi, tăng 3,5% so với năm trước. Tỷ lệ này tương đối chấp nhận được trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mà các DN vẫn đào tạo thêm cho người lao động cũng là một cố gắng lớn. Một số ngành có mức đạt trên 50% như: ngành nông lâm ngư nghiệp đạt tỷ lệ 66,7% tăng 13,4% so với năm trước; ngành lưu trú và ăn uống đạt 54,3% tăng 13% so với năm trước; ngành hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ đạt 75% tăng 25% so với năm trước. Điều đó cho thấy, việc nâng cao năng lực của DN đang bắt đầu được chú trọng hơn.
Tuy vậy, nhìn vào yếu tố trên ta dễ dàng nhận ra một bất cập đó là người lao động vào làm việc có vẻ như không đúng với ngành nghề mình đã học. Vì nếu như được vào đúng sở trường mình đã học thì người lao động sẽ phát huy được thế mạnh của mình, trong khi tỷ lệ được đào tạo tăng đồng nghĩa với việc người lao động vào làm không đúng với sở trường nên phải đào tạo thêm công việc mình đang thực hiện, hoặc là người lao động có năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu công việc nên phải đào tạo thêm.
- Yếu tố thứ bảy là cấp giấy phép kinh doanh:
Tình hình cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy hành nghề đang ngày càng mang lại sự hài lòng cho nhiều DN. Tỷ lệ DN cho biết có cản trở nghiêm trọng chiếm 3,4% tổng số DN được hỏi, giảm 2,9% so với năm trước, cho thấy công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo được sự thông thoáng cho DN, tạo điều kiện để DN có được giấy phép kinh doanh nhanh, gọn, đúng quy định pháp luật.
Tỷ lệ DN cho biết có đôi chút cản trở tăng 4,3% so với năm trước. Như vậy, trong công tác cấp giấy phép cũng còn đâu đó những vấn đề tuy không lớn nhưng cũng có gây ảnh hưởng nhất định đến DN. Trên thực tế, tình hình nhũng nhiễu, kéo dài thời gian cấp giấy phép đã không còn, theo đa số ý kiến của các DN là chủ yếu rơi vào những vấn đề như hồ sơ thiếu giấy tờ cần thiết, chưa hoàn chỉnh, một số giấy tờ không hợp lệ, một số trường hợp cần phải phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra lại như kinh doanh những ngành về du lịch, giải trí, sản xuất công nghiệp, khai khoáng. Vì thế, khi phải chờ đợi thì một số DN thường có những phản ứng cho là cơ quan chức năng còn chậm trễ, gây khó dễ (mặc dù biết đó là theo quy định của pháp luật).
Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về cấp giấy phép kinh doanh
- Yếu tố thứ tám là tiếp cận nguồn vốn và chi phí vay vốn:
Sau khi ngành Ngân hàng áp dụng các biện pháp nới lỏng trong vay vốn, tỷ lệ DN cho biết có cản trở nghiêm trọng khi tiếp cận nguồn vốn đã giảm 5,7% so với năm trước. Điều đó cho thấy việc vay vốn đã có nhiều tín hiệu khả quan cho các DN, tạo cho DN có thêm niềm tin để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Song song đó, chi phí vay vốn gây cản trở nghiêm trọng cũng giảm 12% so với năm trước, đây là bước cải thiện đáng kể giúp cho các DN giảm bớt được phần nào gánh nặng tài chính.
Tuy vậy, tỷ lệ DN cho biết có đôi chút cản trở trong tiếp cận nguồn vốn tăng 7,4% so với năm trước, về chi phí vay vốn tăng 8,0% so với năm trước. Nhìn vào tỷ lệ tăng trên ta có thể thấy một điều là đang tiềm ẩn nguy cơ cản trở cao đối với việc vay vốn của DN. Trên 65% DN được hỏi cho biết có cản trở trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn lẫn chi phí vay vốn, điều đó cho thấy việc tiếp cận nguồn vốn vẫn còn khó khăn, nhất là đối với các DN tại địa phương đều là các DN nhỏ và vừa.
Với hàng rào chấm điểm tín dụng hết sức chặt chẽ, khắt khe thông qua một loạt tiêu chí: phương án kinh doanh có khả thi không, năng lực tài chính, khả năng trả nợ, dòng tiền luân chuyển, lỗ, lãi…. Thế nhưng tất cả những điều kiện trên vẫn chưa thấy nhiều DN làm đầy đủ, chính xác và được thể hiện trong báo cáo tài chính. Vì thế khá nhiều DN khó vay được vốn trong tình trạng: hành lang pháp lý chưa đủ, thiếu cơ chế chính sách, khả năng nội tại DN yếu kém….
- Yếu tố thứ chín là tham nhũng:
Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng được quan tâm chặt chẽ, nhiều vụ án lớn đã được giải quyết triệt để. Qua đó, tỷ lệ DN cho biết tham nhũng gây cản trở nghiêm trọng giảm 2,6% so với năm trước, cho thấy dạng tham nhũng lớn đang dần được xử lý. Tuy vậy, tỷ lệ DN cho biết có đôi chút cản trở lại tăng 8,6% so với năm trước, điều đó cho thấy tình hình tham nhũng vẫn còn tồn tại và đang có xu hướng lan rộng theo quy mô nhỏ. Một số DN vì sợ gặp rắc rối, phiền hà nên đều cho biết không biết đến việc này (tăng 6,6% so với năm trước).
Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về tham nhũng
- Yếu tố thứ mười là tình hình an ninh trật tự:
Tình hình an ninh trật tự năm nay chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Yếu tố cản trở nghiêm trọng chỉ giảm 0,3% so với năm trước, trong khi có 47,4% DN được hỏi cho biết có đôi chút cản trở, tăng 5,4% so với năm trước. Điều đó cho thấy, vấn đề an ninh trật tự vẫn còn là điểm yếu cần khắc phục. Tình hình trộm cắp vẫn xảy ra thường xuyên, nhất là tại các điểm du lịch; tình trạng đua xe, lạng lách, đánh võng trên các tuyến phố chính vẫn còn, gây bất an cho khách du lịch, và cả người dân địa phương.
Yếu tố này ảnh hưởng chủ yếu đến lĩnh vực du lịch, nhất là các DN có hoạt động khách sạn, nhà hàng. Bình Thuận được biết đến như là một trong những điểm du lịch lý tưởng tại Việt Nam, ngành dịch vụ du lịch ngày càng phát triển và thu hút khá nhiều du khách nước ngoài. Vì thế, địa phương cần phải làm tốt hơn nữa các công tác phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách, nhất là công tác đảm bảo an ninh trật tự, góp phần tăng thêm độ tin cậy của khách hàng.
- Yếu tố thứ mười một là xử ngoài luật và cạnh tranh không lành mạnh:
Thời gian qua kinh tế thế giới khó khăn, sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế, giữa các DN ngày càng khốc liệt. Trong bối cảnh đó, việc dùng những phương thức cạnh tranh khác nhau nhằm giành giật thị trường, nguồn nguyên liệu, nguồn đầu ra của sản phẩm được các DN áp dụng triệt để, bất kể tốt hay xấu chỉ nhằm mục đích đạt được cái mình muốn. Vì thế tỷ lệ DN cho biết sự cạnh tranh có gây cản trở nghiêm trọng giảm 3,4% so với năm trước, đây là một điều đáng ghi nhận trong thời điểm này. Chứng tỏ, các DN đang dần nắm bắt được nhiều vấn đề trong kinh doanh, các quy định của pháp luật và cách cạnh tranh của họ cũng lành mạnh hơn.
Tuy vậy, tỷ lệ DN cho biết có đôi chút cản trở tăng 1,4% so với năm trước. Nhìn vào ta có cảm giác tỷ lệ này tăng không cao, nhưng trên thực tế tỷ lệ DN thuộc nhóm này chiếm đến 34% tổng số DN được hỏi. Tình hình cạnh tranh giá thu mua nguyên liệu đầu vào thay đổi liên tục, nhiều tư thương bỏ tiền thu mua với giá cao nhằm khiến cho đối phương không mua được nguyên liệu đầu vào. Trong khi đó giá đầu ra cũng bị ép giá, có DN chấp nhận bán với giá thấp khiến cho đối thủ không bán được hàng vì giá bán của họ cao hơn.Thậm chí có DN còn thuê cả người ngoài vào gây áp lực buộc đối thủ cạnh tranh phải rút lui. Đây là những vấn đề mà các cơ quan chức năng phải quan tâm và có hướng xử lý.
- Yếu tố thứ mười hai là Hệ thống pháp lý và giải quyết tranh chấp:
Thông qua công tác tuyên truyền và trực tiếp giải quyết, hệ thống pháp lý đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ DN cho biết có gây cản trở nghiêm trọng chỉ chiếm 5,1% tổng số DN được hỏi, giảm 2,3% so với năm trước. Tỷ lệ DN cho biết có đôi chút cản trở giảm 0,3% so với năm trước, điều đó cho thấy hệ thống pháp lý đang góp phần làm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của các DN. Cơ chế hòa giải trong tranh chấp đã được áp dụng hiệu quả và đã phần nào tạo được niềm tin của các DN.
- Yếu tố thứ mười ba là chính sách không ổn định:
Trong năm nay, hệ thống chính sách đã có những dấu hiệu tích cực. Tỷ lệ DN cho biết có cản trở nghiêm trọng giảm 6,9% so với năm trước, điều đó cho thấy các chính sách, văn bản thi hành đang đi vào thực tiễn hơn, sự chồng chéo cũng giảm đi được ít nhiều. Công tác cải cách hành chính, ban hành chính sách được kiểm tra thường xuyên, tạo được sự ổn định của văn bản ban hành. Tuy vậy, cũng phải nhìn rõ hơn khi mà tỷ lệ DN cho biết có đôi chút cản trở về chính sách tăng 10,6%; đây rõ ràng không phải là một tỷ lệ nhỏ nữa mà dấu hiệu cho ta biết các chính sách vẫn còn đâu đó sự không thống nhất giữa các văn bản đã được ban hành. Nhà nước, nhà đầu tư và người dân sẽ chẳng ai có lợi trong bối cảnh thiếu nhất quán và chính sách không ổn định. Nền kinh tế dễ bị co cụm khi người có tiền co cụm, người đầu tư chỉ tính ngắn, làm ngầm, chạy thương vụ... chứ không chú tâm gầy dựng lâu dài. Mà trên thực tế ở Bình Thuận đang và tiếp tục hứng chịu từ những vấn đề nêu trên.
Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về chính sách không ổn định
- Yếu tố thứ mười bốn là hiệp hội:
Vai trò của các hiệp hội ngành nghề rất quan trọng trong việc tổ chức, đoàn kết các DN lại với nhau, cùng giúp đỡ, đưa ra những phương hướng cùng nhau phát triển. Trong thời gian qua, tình hình hoạt động của một số hiệp hội có chiều hướng đi xuống. Tỷ lệ DN cho biết vào hiệp hội không có lợi là 7,1% tăng 2,2% so với năm trước, tỷ lệ DN cho biết có lợi khi tham gia hiệp hội giảm 5,4% so với năm trước. Mặc dù tỷ lệ này có thể là nhỏ nhưng cho ta thấy bắt đầu có những rạn nứt, không hài lòng trong nội bộ các hiệp hội. Có thể vì những lý do khác nhau, như mua bán phá giá nhau, không chia sẽ thông tin thị trường…. Đây là một điều khá nguy hại cho nền kinh tế trong xu thế muốn tồn tại và phát triển thì phải có sự đoàn kết của các DN với nhau.
|
Năm 2011 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Rất có lợi |
6,6 |
5,4 |
4,6 |
Có lợi |
26,4 |
24,9 |
20,3 |
Không có lợi |
0,9 |
4,9 |
7,1 |
Không biết |
66,0 |
64,9 |
68,0 |
Trong bối cảnh hệ thống pháp luật và môi trường đầu tư đang được hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới, phù hợp với xu thế và bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, cơ chế chính sách chưa ổn định, còn nhiều thay đổi, văn bản pháp quy còn nhiều điểm chồng chéo, đôi khi thiếu rõ ràng, tính hiệu lực chưa cao làm cho DN gặp khó khăn khi tìm hiểu, vận dụng và chấp hành. Hệ thống luật pháp đã được cải thiện khá nhiều, nhưng tỷ lệ chưa cao cho thấy các Luật được ban hành vẫn còn những khiếm khuyết nhất định đến hoạt động của DN như Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật Lao động…. Với những nhận định trên cho thấy tình hình nhận tiền “lót tay” của một số cán bộ Nhà nước vẫn còn tồn tại, điều đó đồng nghĩa với việc ngân sách sẽ mất đi một khoản thu nhất định và việc nhũng nhiễu, gây khó dễ cho hoạt động kinh doanh của các loại hình kinh tế sẽ còn tiếp tục tái diễn. Và cũng dựa trên những tiêu cực đó, các DN sẽ không chấp hành đầy đủ các quy định, chế độ báo cáo do Nhà nước ban hành. Song hành đó tình hình vi phạm về môi trường sống, vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về xây dựng, thủ tục hành chính,… sẽ còn tiếp tục phát triển. Mặc dù các mức độ gây ảnh hưởng xấu đến các DN đều giảm so với năm trước, nhưng tỷ lệ giảm không nhiều cho thấy tình hình cải thiện môi trường đầu tư của địa phương vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn còn tồn đọng. Để giải quyết được vấn đề này thì cần phải có sự chung tay, đồng lòng, đồng thuận của chính quyền, cũng như của các doanh nghiệp.