III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA BÌNH THUẬN TRONG NĂM 2013
Tình hình kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi trở lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cũng đang từng bước đi lên, yếu tố môi trường đầu tư của các địa phương cũng có nhiều ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các DN phần lớn cho rằng môi trường đầu tư, kinh doanh tại Bình Thuận trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. UBND tỉnh đã ban hành các chính sách khuyến khích về đầu tư trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo giải quyết nhanh thủ tục cho các nhà đầu tư; giảm tối đa chi phí liên quan đến dự án đầu tư; hỗ trợ khuyến khích đầu tư, như vấn đề cấp đất, giao đất, cho thuê đất, giải quyết mặt bằng sản xuất... Để đáp ứng nhu cầu mặt bằng cho các nhà đầu tư, ngoài Khu công nghiệp Phan Thiết đã hình thành, đã tiếp tục mở rộng xây dựng KCN Hàm Kiệm và đang tiếp tục triển khai các bước tiếp theo xây dựng các KCN Tuy Phong, Hàm Tân, Sơn Mỹ…. Các trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Hỗ trợ doanh nghiệp tích cực tăng cường việc vận động và thu hút vốn đầu tư, giúp đỡ các DN phát triển sản xuất, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phát triển du lịch ….
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn gặp những trở ngại nhất định, làm hạn chế sự phát triển. Tại nhiều buổi gặp gỡ, các DN đã nêu ra một số khó khăn như: Quy mô vốn đầu tư hiện nay còn nhỏ, trình độ thiết bị công nghệ vẫn còn ở mức thấp và trung bình. Trong khi đó, vì lý do này hay những lý do khác DN khó tiếp cận được các nguồn vốn vay ngân hàng, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ. Bởi vậy, năng suất chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành sản phẩm còn cao, sức cạnh tranh còn yếu. Nguồn nguyên liệu đầu vào bị hạn chế, khan hiếm. Khả năng quản lý kinh doanh, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước của các DN còn thấp.
1. Các khả năng tiếp cận các nguồn lực trong năm 2013.
Các doanh nghiệp tích cực phát triển nguồn nhân lực bảo đảm hiệu quả công việc, tăng tổng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư, thu hút vốn các nhà đầu tư nước ngoài vào dự án phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch. Kết hợp đẩy mạnh sản xuất với mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu, tạo bước đột phá trong các lĩnh vực dịch vụ cao cấp, tác động lẫn nhau tăng hiệu quả đầu tư làm cho môi trường đầu tư ở tỉnh Bình Thuận hấp dẫn hơn nữa, có tính cạnh tranh khu vực ngày càng cao.
a) Trình độ chuyên môn của giám đốc và các vấn đề liên quan đến cấp giấy phép kinh doanh, nguồn vốn, sử dụng đất, kết cấu hạ tầng:
- Kinh nghiệm và trình độ của giám đốc:
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, trước áp lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, ngoài việc phải đổi mới và phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì các DN còn phải sử dụng kinh nghiệm và năng lực của mình để phát huy tối đa hiệu quả đạt được. Nhìn vào tổng thể chung ta nhận thấy, số giám đốc có kinh nghiệm giảm 1,4% so với năm trước, ở đây không phải là bị giảm về số lượng DN mà là có sự chuyển giao thế hệ trước cho thế hệ sau. Nên ta thấy tỷ lệ giám đốc mới có kinh nghiệm dưới 1 năm tăng 4,3%; trong số này có cả các DN mới thành lập. Trong khi đó, cũng có sự dịch chuyển số lượng giám đốc DN có kinh nghiệm từ dưới 1 năm lên nhóm kinh nghiệm từ 1 năm đến dưới 5 năm, nên nhóm này có tỷ lệ tăng 2,9% so với năm trước. Tỷ lệ giám đốc có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên tăng ở các nhóm ngành nông lâm nghiệp, khai khoáng, chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú và chuyên môn, khoa học công nghệ. Đây cũng là những ngành đòi hỏi người đứng đầu DN phải có kinh nghiệm lâu năm, nắm bắt tình hình sâu sát. Song song đó, tỷ lệ giám đốc dưới 1 năm kinh nghiệm cũng tăng ở một số ngành, tăng mạnh nhất là nhóm ngành vận tải (46,2%), giải trí (33,3%).
Kinh nghiệm quyết định nhiều đến sự thành công của DN, nhưng để đạt được điều đó thì yêu cầu người đứng đầu DN phải có một trình độ hiểu biết nhất định về lĩnh vực mình kinh doanh. Tỷ lệ giám đốc có trình độ chuyên môn về lĩnh vực kỹ thuật tăng 1,7% so với năm trước, trong khi đó tỷ lệ của các lĩnh vực khác đều giảm. Đây cũng là điều tất yếu, vì đối với nhóm ngành kỹ thuật thì yêu cầu đòi hỏi về trình độ của giám đốc bắt buộc phải có, phải nắm bắt được các phương pháp ứng dụng trong sản xuất.
Tỷ lệ kinh nghiệm của các giám đốc theo thời gian như sau:
|
Dưới 1 năm |
Từ 1 đến dưới 5 năm |
Từ 5 đến dưới 10 năm |
Từ 10 trở lên |
Năm 2011 |
17,3 |
41,3 |
19,7 |
21,7 |
Năm 2012 |
14,6 |
46,3 |
20,0 |
19,1 |
Năm 2013 |
18,9 |
40,6 |
22,9 |
17,7 |
Về trình độ giám đốc của các DN có hướng chuyển biến tăng chuyên môn kinh tế xã hội. Tỷ lệ chủ DN có trình độ về kinh tế - xã hội tăng 4,4% so với năm trước. Đa số tăng ở các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, sản xuất, xây dựng, dịch vụ, giáo dục, y tế. Tỷ lệ chủ DN có trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với ngành kinh doanh đạt 58,3% tổng số DN, tăng 11,6% so với năm trước. Trong đó ngành nông nghiệp tăng 15,2%; ngành khai khoáng tăng 10,2%; ngành công nghiệp tăng 12%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,8%; ngành xây dựng tăng 6,4%; ngành dịch vụ du lịch tăng 13,1%; ngành giáo dục tăng 10,7%.... Với việc ngày càng có nhiều giám đốc DN nâng cao các loại kiến thức chuyên môn phù hợp với ngành quản lý, nắm bắt được những vấn đề kinh tế sâu hơn, từ đó sẽ có những định hướng phát triển tốt cho hoạt động kinh doanh của mình.
Tỷ lệ trình độ chuyên môn của các giám đốc theo chuyên ngành như sau:
|
Tổng số |
Kỹ thuật |
Kinh tế-xã hội |
Khác |
Tổng số |
100,0 |
16,0 |
26,3 |
57,7 |
Nông lâm nghiệp |
100,0 |
- |
33,3 |
66,7 |
Công nghiệp - xây dựng |
100,0 |
24,4 |
26,0 |
49,6 |
Thương mại - dịch vụ |
100,0 |
11,9 |
25,7 |
62,4 |
- Tỷ lệ phân bổ nguồn vốn:
Trong năm 2013, tỷ lệ phân bổ nguồn vốn tiếp tục có những diễn biến trái chiều. Nguồn vốn dành cho việc bổ sung vốn lưu động từ nguồn nội bộ và lợi nhuận tăng 5,9% so với năm trước, trong khi đó cũng từ nguồn này dùng cho đầu tư mới TSCĐ tiếp tục giảm 4,4% so với năm trước. Điều đó cho thấy, với chiều hướng kinh tế phục hồi chậm, việc đảm bảo nguồn vốn lưu động để dùng cho việc trả lương, chi phí đầu vào được ưu tiên hơn so với việc đầu tư mới nhà xưởng, máy móc thiết bị. Âu cũng là điều dễ hiểu khi mà DN tại địa phương chủ yếu là DN nhỏ và vừa, nguồn vốn ở mức trung bình nên họ không mạo hiểm đầu tư mới mà chỉ tiếp tục sửa chữa và tận dụng những công cụ lao động hiện có để ổn định sản xuất, chờ đợi cơ hội.
Trong tổng các loại nguồn vốn dùng để tăng vốn lưu động hay đầu tư mới TSCĐ, thì chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn vốn nội bộ hay lợi nhuận để lại (vốn lưu động chiếm 64,5% tăng 5,9% so năm trước, đầu tư mới TSCĐ chiếm 54,1% giảm 4,4% so với năm trước). Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là nguồn vay từ ngân hàng thương mại trong nước với tỷ lệ vào khoảng 20% tổng vốn trong năm. Tuy vậy, tỷ lệ vẫn giảm so với năm trước (vốn lưu động chiếm 19,8% giảm 6,6% so năm trước, đầu tư mới TSCĐ chiếm 25,3% giảm 2,2% so với năm trước). Điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì các ngân hàng cũng đã hạ lãi suất nhưng các quy định vay vốn được thiết lập khắt khe hơn, không dễ cho DN nào cũng có thể vay được. Trên thực tế với nguồn lực của các DN nhỏ và vừa, thì họ cũng không thể đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng như khả năng tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh…. Chưa tính là các khoản nợ cũ vẫn chưa thanh toán xong. Vì thế nguồn vốn từ gia đình, bạn bè vẫn luôn là cứu cánh quan trọng cho các DN này trong bối cảnh hiện nay, với tỷ lệ thể hiện vốn lưu động là 9,1% và đầu tư mới TSCĐ là 12,3%.
Tỷ lệ phân bổ nguồn vốn trong năm 2012-2013 như sau:
|
Vốn lưu động |
Đầu tư mới TSCĐ |
||
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
|
Tổng số |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
1. Nguồn vốn nội bộ hay lợi nhuận để lại |
58,6 |
64,5 |
58,5 |
54,1 |
2. Vay ngân hàng thương mại trong nước (vay, thấu chi) |
26,4 |
19,8 |
27,5 |
25,3 |
3. Vay ngân hàng thương mại nước ngoài |
|
0,4 |
|
1,0 |
4. Hợp đồng thuê mua tài chính |
|
- |
0,3 |
0,1 |
5. Nguồn tài trợ phát triển đặc biệt, hay nguồn vốn ngân sách |
|
0,3 |
|
- |
6. Quỹ đầu tư tư nhân |
1,3 |
1,0 |
0,4 |
1,2 |
7. Tín dụng thương mại (của nhà cung cấp hay của khách hàng) |
0,1 |
1,4 |
0,2 |
1,2 |
8. Thẻ tín dụng |
0,3 |
- |
|
0,7 |
9. Vốn cổ phần, bán cổ phiếu |
3,0 |
2,3 |
3,4 |
2,7 |
10. Gia đình, bạn bè |
9,9 |
9,1 |
9,4 |
12,3 |
11. Khác |
0,4 |
1,3 |
0,3 |
1,5 |
- Tỷ lệ sử dụng đất:
Tỷ lệ sử dụng đất kinh doanh của các DN đang có những thay đổi đáng kể, tỷ lệ DN sử dụng trên 80% đất hiện có đạt 59,8% tăng 3,3% so với năm trước. Tỷ lệ DN sử dụng từ 50-80% đất hiện có giảm 5,6% so với năm trước; trong khi đó, tỷ lệ DN sử dụng dưới 50% diện tích đất hiện có tăng 2,3% so với năm trước. Như vậy, việc tận dụng diện tích hiện có để kinh doanh của các DN cũng còn nhiều bất cập. Tỷ lệ DN sử dụng hết diện tích hiện có tăng không cao lắm so với năm trước, trong khi đó tỷ lệ diện tích tăng thêm thì lại tăng đáng kể. Đơn cử, tỷ lệ DN nhóm ngành khai khoáng có tỷ lệ diện tích đất sử dụng trên 80% đất hiện có chỉ chiếm 44,4% tổng số DN ngành này (giảm 10,1% so với năm trước), nhưng tỷ lệ diện tích đất tăng thêm là 62% so với năm trước. Tỷ lệ DN nhóm ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống có diện tích đất sử dụng trên 80% đất hiện có không tăng so với năm trước, nhưng tỷ lệ diện tích đất tăng thêm là 83,4% so với năm trước. Điều đó cho thấy, việc cấp đất kinh doanh cũng như công tác kiểm tra tình hình sử dụng sau khi hoạt động của các DN cũng chưa được quan tâm đúng mức.
- Kết cấu hạ tầng:
Phát triển kết cấu hạ tầng năm nay không được đánh giá cao như năm trước, đa số các DN chỉ cho ở mức trung bình, thậm chí có trường hợp cho là kém. Cũng dễ hiểu khi mà năm vừa qua là 1 năm mà công tác cải tạo hệ thống thoát nước đã gây khá nhiều ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, nhất là DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Nhiều tuyến đường đô thị trước kia rất đẹp, lưu thông rất tốt, sau khi được cải tạo hệ thống thoát nước thì bỗng trở nên ghập ghềnh, lồi lõm. Điều đó cho thấy, công tác cải tạo hạ tầng, môi trường sống trong xã hội là điều cần thiết, nhưng cần phải kết hợp đồng bộ giữa thực hiện và hoàn thiện kết quả thì lúc đó công tác phát triển hạ tầng mới là thành công. Nên
Tình hình nguyên nhiên vật liệu tại chỗ cũng đang gặp khó khăn đáng kể. Với tỷ lệ các cơ sở cung cấp nguyên liệu đã ký hợp đồng giảm 14% so với năm trước, trong khi đó tỷ lệ DN phải thu mua nguyên liệu ở các cơ sở không ký hợp đồng tăng 8% so với năm trước. Điều đó cho thấy, nguồn nguyên liệu tại chỗ đang bắt đầu giảm sút, ví dụ như nguồn nguyên liệu thủy hải sản dùng cho chế biến ngày càng thiếu hụt, thâm chí có DN hoạt động xuất khẩu phải nhập khẩu từ các nước lân cận để đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu. Điển hình là tỷ lệ DN phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu tăng 1,4% so với năm trước.
b) Các vấn đề liên quan đến lao động :
- Sử dụng lao động:
Tình hình kinh tế năm 2013 tăng trưởng khá chậm, nhưng cũng đã cho thấy dấu hiệu đang phục hồi. Tình hình lao động của các ngành kinh tế cũng biến động khác nhau, trong đó lao động ngành nông lâm thủy sản chiếm 14,8% tổng số lao động của các DN được hỏi, tăng 4,9% so với năm trước, sở dĩ có sự tăng trên là do nguồn lợi từ một số loại cây trồng như cao su, thanh long đã thu hút khá nhiều lao động tìm việc ở ngành này. Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng du khách các nơi vẫn đổ xô về Bình Thuận để tham quan, nghỉ dưỡng. Với lợi thế bờ biển dài, vẻ đẹp hoang sơ, vị ngon của hải sản đã thu hút một lượng lớn du khách đến du lịch nơi đây. Vì thế tỷ trọng lao động ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 13,5% trong tổng số lao động, tăng 5,2% so với năm trước.
Trong khi đó tỷ trọng lao động trong tổng số các lao động của các DN được hỏi của các ngành như khai khoáng, công nghiệp chế biến, thương nghiệp đều giảm so với năm trước. Tỷ trọng lao động của ngành khai khoáng giảm 2,2% so với năm trước, do tình trạng khai thác cát đen trái phép, gây hủy hoại môi trường nên một số DN phải ngừng hoạt động vì bị rút giấy phép khai thác và giấy phép khai thác hết thời hạn nên họ phải cho giảm bớt lực lượng lao động. Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp chế biến giảm 2,5% so với năm trước cũng là điều đương nhiên, trong bối cảnh tình hình sản xuất công nghiệp phục hồi rất chậm, mà ngành này yêu cầu lao động phải có kỹ thuật để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nên họ cũng cho nghỉ bớt các lao động còn yếu về tay nghề, nhất là ngành chế biến hải sản (một số DN không tìm được đầu ra cũng giải thể). Giảm nhiều nhất là ngành thương nghiệp, với tỷ lệ lao động giảm là 12,9% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 7,8% tổng số lao động. Vì lao động thuộc nhóm ngành này không đòi hỏi phải có trình độ và cũng ít khi có hợp đồng lao động cụ thể nên khi gặp khó khăn về tài chính, thì các DN thương nghiệp thường cho họ nghỉ để giảm bớt chi phí.
Tỷ lệ lao động làm việc thường xuyên chia theo ngành |
||||
|
||||
|
Tỷ lệ lao động (%) |
Trong đó: LĐ trong tỉnh (%) |
||
|
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Tổng số |
92,1 |
87,6 |
86,2 |
82,6 |
Nông lâm nghiệp |
98,0 |
67,5 |
90,6 |
61,6 |
Công nghiệp - xây dựng |
90,2 |
91,7 |
84,3 |
86,5 |
Thương mại - dịch vụ |
93,2 |
89,8 |
87,7 |
85,5 |
Về nguồn gốc của người lao động thì qua điều tra, tỷ lệ lao động trong tỉnh chiếm 94,7% tổng số lao động, tăng 0,8% so với năm trước. Điều đó cho ta thấy, nhu cầu làm việc của người địa phương bắt đầu tăng, đồng nghĩa với việc chủ DN dễ lựa chọn lao động hơn, khi mà trình độ của người lao động trong tỉnh và ngoài tỉnh ngang nhau thì việc là người địa phương sẽ giúp cho người lao động trong tỉnh có nhiều lợi thế hơn vì chủ DN nếu trả lương sẽ dễ chịu hơn, trong khi người lao động ngoài tỉnh còn những yếu tố như chi phí thuê nhà trọ, vật dụng gia đình, và nhiều thứ khác sẽ khiến họ phải cần một mức lương cao hơn để có thể chi tiêu và dành dụm cho tương lai.
Tỷ lệ lao động làm việc thường xuyên giảm khá mạnh so với năm trước, chiếm tỷ trọng 87,6% trong khi năm trước là 92,1%. Điều đó cho thấy, tình hình kinh doanh không thuận lợi khiến cho các DN thay vì tuyển dụng lao động dài hạn thì họ chuyển sang sử dụng dạng lao động thời vụ, vừa giảm được chi phí lương mà cũng không phải thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước như đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì trên thực tế một số DN gặp phải những tình cảnh như sau khi làm hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm đầy đủ thì sau khi làm việc được 2 - 3 tháng, người lao động xin nghỉ; thế là chủ DN phải mất số tiền đã đóng bảo hiểm, đối với DN nhỏ thì có thể không sao, nhưng đối với những DN có số lao động thì điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho họ.
Cũng vì tác động của yếu tố tài chính như nói ở trên mà tỷ lệ lao động trong tỉnh làm việc thường xuyên tăng 0,7% so với năm trước. Trong đó, tỷ lệ lao động thường xuyên ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,4% so với năm trước, ngành thương nghiệp tăng 2,7% so với năm trước. Tỷ lệ lao động trong tỉnh làm việc thường xuyên ở một số ngành chủ lực chiếm tỷ trọng cao như: ngành nông lâm thủy sản chiếm 91,3%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 96,7%; quản lý, cung cấp nước và xử lý rác thải đạt 100%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 93,2%. Lao động trong tỉnh thuận lợi hơn trong tìm kiếm việc làm, do nắm bắt thông tin nhu cầu lao động nhanh và thời gian đi lại cũng thuận tiện hơn, nhất là đối với những ngành mang tính chất thời vụ, theo mùa. Vì thế tỷ lệ lao động thời vụ trong tỉnh chiếm 97,5% tổng số lao động thời vụ đang làm việc ở các DN, tăng 9,7% so với năm trước.
- Thu nhập của người lao động:
Trong năm qua, tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN cũng không nằm ngoài sự tác động này. Tuy vậy, thu nhập của người lao động vẫn được các DN đảm bảo và có phần tăng hơn năm trước. Nguyên nhân tăng thì cũng có nhiều, nhưng chủ yếu là do các DN tinh giản lại đội ngũ lao động, họ ưu tiên giữ lại những lao động có tay nghề, nhiều kinh nghiệm vừa giảm được chi phí tiền lương, vừa vẫn giữ được sự ổn định trong sản xuất. Tổng thu nhập của người lao động tăng 5,9% so với năm trước, trong đó nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 13,5% so với năm trước, nhóm ngành sản xuất hàng may mặc tăng 10,3% so với năm trước, nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ giấy tăng gấp 2 lần so với năm trước, nhóm ngành sản xuất và phân phối điện tăng 22,5% so với năm trước, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 24,8% so với năm trước…. Nói chung đây là những ngành giữ được sự ổn định trong năm qua, và có tính chất hoạt động thường xuyên, lâu dài tại địa phương.
Vì vậy, mức thu nhập bình quân 1 người/1 tháng đạt trên 3,6 triệu đồng, tăng 4,2% so với năm trước. Một số ngành có mức thu nhập cao như ngành nông nghiệp (chủ yếu là các DN chế biến mủ cao su), tài chính, ngân hàng, y tế, xổ số. Thu nhập của người lao động tăng cũng đồng nghĩa với việc đóng góp của chủ DN tới BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn… cũng tăng theo. Tỷ lệ đóng góp cho người lao động tăng 2,7% so với năm trước, điều đó cho thấy việc tuân thủ các quy định của pháp luật về các chế độ của người lao động đang từng bước được cải thiện, đi vào khuôn khổ. Khi thu nhập ổn định thì người lao động ít muốn nghỉ nơi mình đang làm, điều đó sẽ giúp ích rất tốt cho các DN tiếp tục hoạt động, họ vừa có lao động có tay nghề mà vừa không phải bỏ ra thêm một số tiền để đào tạo cho những lao động mới.