[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]

 

 

 

 

II. Hoạt động các cơ sở du lịch phát triển với qui mô ngày càng lớn hơn, chất lượng phục ngày càng nâng cao.

Bình Thuận từ một tỉnh nghèo ven Biển duyên hải cực Nam Trung bộ, đầu Đông Nam bộ, hiện nay đã trở thành một trung tâm Du lịch lớn của cả nước nhờ sự kiện nhật thực toàn phần ngày 24-10-1995. Năm 1997, resort đầu tiên tại VN đi vào hoạt động, đó là Coco Beach resort (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) do chủ đầu tư người Pháp khai thác từ sự kiện nhật thực diễn ra tại bãi biển Mũi Né, Phan Thiết.. Với ý nghĩa góp phần xây dựng thương hiệu du lịch quốc tế Mũi Né - Bình Thuận - Việt Nam trên bình diện toàn cầu. Trong Triển lãm Quốc tế du lịch TPHCM lần thứ 5 (ITE 5), Ban Tổ chức ITE 5 đã thống nhất chọn Bình Thuận làm “điểm nhấn” của du lịch VN. Đa dạng hóa sản phẩm, từng bước hướng tới một thương hiệu du lịch Bình Thuận đặc trưng, kết hợp các hoạt động quảng bá có trọng điểm. Các khu du lịch tập trung đầu tư theo hướng lợi thế có bờ biển đẹp và gắn với môi trường sinh thái. Tạo ra một nơi lý tưởng nghỉ dưỡng, điều dưỡng biển, du lịch sinh thái biển và rừng kết hợp, các loại hình du lịch thể thao trên biển; du lịch văn hoá lịch sử, các làng nghề đặc trưng…du lịch Bình Thuận đang trở thành một điểm đến hấp dẫn.

Du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần góp phần xóa đói giảm nghèo… Du lịch Bình Thuận trong những năm qua có nhiều chuyển biến tiến bộ. Hoạt động kinh doanh du lịch tiếp tục được duy trì và có mức tăng trưởng cao về số lượng du khách, thời gian lưu trú, doanh thu, giá trị tăng thêm và thu nộp ngân sách. Cơ sở kinh doanh du lịch ngày càng hoàn thiện hơn, số lượng các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch, số lượng buồng phòng khách sạn, cơ sở lưu trú cũng như chất lượng phục vụ tiếp tục được nâng lên.

1. Số cơ sở lưu trú và vốn, lao động:

Lượt khách đến du lịch tỉnh Bình Thuận ngày càng nhiều cho thấy ngành du lịch đang trên đà phát triển, năng lực hoạt động tăng nhanh thể hiện qua số buồng, số giường của các cơ sở lưu trú được đầu tư mở rộng không ngừng.

a) Số cơ sở lưu trú:

Phục vụ cho du lịch có nhiều ngành, nhưng các cơ sở khách sạn, nhà hàng vẫn là ngành chủ yếu. Nhìn chung số lượng các cơ sở chia theo các thành phần kinh tế đều tăng, trong đó kinh tế ngoài nhà nước thể hiện tính năng động, tăng nhanh. Các dự án đầu tư nước ngoài cho ngành du lịch tỉnh Bình Thuận mặc dầu số lượng chưa nhiều nhưng bước đầu là những đầu tàu thúc đẩy đầu tư với tốc độ tăng cao. Với những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra của tỉnh trong giai đoạn này: phát triển du lịch được nâng lên hàng đầu và ổn định ngành thương mại, đó là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Tổng số cơ sở hiện có ngành thương mại, khách sạn - nhà hàng và dịch vụ gần 43.071 cơ sở, trong đó ngành thương mại gần 27.114 cơ sở, ngành khách sạn - nhà hàng khoảng 10.640 cơ sở.

Riêng tổng số cơ sở lưu trú năm 2011 có 518 cơ sở (không tính gần 300 cơ sở các cơ sở cho sinh viên, học sinh thuê ở dài ngày) tăng 46,7% so với năm 2006, bình quân hàng năm tăng 8%. Riêng các khách sạn phát triển nhanh hơn.

- Khách sạn có 142 cơ sở tăng 65,1% so với năm 2006 và bình quân hàng năm tăng 10,6%.

- Nhà nghỉ, lưu trú khác có 376 cơ sở tăng 40,8% so với năm 2006 và bình quân hàng năm tăng 7,1%..

Loại khách sạn đã được xếp tiêu chuẩn sao có 108 cơ sở tăng 140% so với năm 2006, tăng bình quân hàng năm 19,14%. Qui mô loại hạng cao không ngừng được đầu tư nâng lên như:

- Khách sạn 4 sao năm 2006 chỉ có 7 cơ sở chiếm tỷ lệ 12,7% trong tổng số khách sạn đã được xếp tiêu chuẩn sao thì năm 2011 có 16 cơ sở chiếm tỷ lệ 16,6% trong tổng số (tăng bình quân hàng năm 18%).

- Khách sạn 3 sao năm 2006 có 11 cơ sở chiếm tỷ lệ 18,1% trong tổng số khách sạn đã được xếp tiêu chuẩn sao thì năm 2011 có 19 cơ sở chiếm tỷ lệ 19,2%, (tăng bình quân hàng năm 13,7%).

- Khách sạn 2 sao năm 2006 có 21 cơ sở chiếm tỷ lệ 38,2% trong tổng số khách sạn đã được xếp tiêu chuẩn sao thì năm 2011 có 33 cơ sở chiếm tỷ lệ 33,3% (tăng bình quân hàng năm 9,5%).

- Khách sạn 1 sao năm 2006 có 17 cơ sở chiếm tỷ lệ 30,9% trong tổng số khách sạn đã được xếp tiêu chuẩn sao thì năm 2011 có 30,9 cơ sở chiếm tỷ lệ 31,3% (tăng bình quân hàng năm 12,8%).

Số cơ sở dịch vụ lữ hành do xuất phát nên tốc độ tăng nhanh theo xu thế liên kết tour. Năm 2006 mới có 4 cơ sở thì năm 2011 đã có 36 cơ sở, bình quân hàng năm tăng 55,18%.

Xác định được ý nghĩa rộng lớn của ngành du lịch mang lại, cùng với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, nhất là ngành du lịch biển, do vậy trong những năm qua với sự chỉ đạo tích cực của cấp ủy đảng và UBND các cấp, hoạt động du lịch của Bình Thuận đã và đang có sự chuyển biến tích cực, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của nó. Chính quyền các cấp của tỉnh đã có những biện pháp cụ thể, hữu hiệu để thúc đẩy du lịch phát triển ổn định. Cùng với những chủ trương đúng đắn, định hướng phù hợp và nhiều chính sách thiết thực khuyến khích phát triển du lịch theo hướng toàn diện, đồng bộ, Bình Thuận đã có bước đột phá trong tổ chức chỉ đạo quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển vững chắc các khu du lịch, làng du lịch, phát triển các cơ sở lưu trú quy mô và nâng cao chất lượng phục vụ.

b) Lao động và vốn kinh doanh:

 Tổng số lao động trong năm 2011 của ngành du lịch có 16.104 người tăng 104,4% so với năm 2006, bình quân hàng năm tăng 15,4%.

Nguồn nhân lực và vốn kinh doanh du lịch của tỉnh có tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 cơ sở đào tạo nhân lực phục vụ du lịch là Trung tâm dịch vụ việc làm, Trung tâm giới thiệu việc làm, Trường Trung cấp nghề, Trường Cao đẳng cộng đồng và Truờng Đại học Phan Thiết hàng năm đào tạo khoảng 500-600 học viên. Vấn đề quan tâm là cần đổi mới phương pháp đào tạo, không chỉ đào tạo cho họ kỹ năng mà còn đào tạo về lối sống, đạo đức và lý tưởng để có một nền tảng vững chắc, chủ động trong phục vụ khách hàng của mình. Trong các năm qua, việc tuyên truyền, giáo dục để nhận thức về du lịch, năng lực giao tiếp, ứng xử của dân cư được chú trọng tạo điều kiện thân thiện với du khách, làm cho môi trường giao tiếp được cởi mở hơn. Các cơ sở lưu trú, Resort, hàng năm ngoài việc gửi đi đào tạo các trường lớp, cũng đã tổ chức tại chỗ nhiều khóa bồi dưỡng ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ cho quản lý cơ sở lưu trú du lịch, các lớp nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ tiếp tân, hướng dẫn viên, thuyết minh du lịch. Tuy nhiên, do các cơ sở du lịch phát triển nhanh nên cơ cấu chức vụ, các lao động có trình độ tay nghề cao, đặc biệt ở các vị trí như quản lý, điều hành phải thuê ở tỉnh ngoài, nước ngoài.

Tổng số nguồn vốn ngành du lịch năm 2011 có 9.897 tỷ đồng tăng 373,7% so với năm 2006, bình quân hàng năm tăng 36,5%.

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là giải pháp chính giải phóng lực lượng sản xuất toàn xã hội, thu hút được các nguồn lực trong dân cư vào sản xuất, kinh doanh. Điều này thể hiện ở quy mô vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đều tăng trong những năm qua. Với việc tích cực huy động nhiều nguồn vốn, tích cực đầu tư phát triển mở rộng sản xuất là một trong những tiền đề tồn tại, phát triển cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Thực tế trong những năm gần đây, tỉnh đã nỗ lực kêu gọi các dự án về du lịch nhiều hơn bao giờ hết. Do vậy vốn phát triển sẽ không dừng lại ở mức tăng này mà khả năng sẽ cao hơn nhiều.

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo