[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]
II Những hạn chế và bất cập của doanh nghiệp Bình Thuận trong 10 năm đầu thế kỷ 21 (2000-2010)
Mặc dù có tiến bộ về tăng trưởng, giải quyết nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở một số mặt được nâng lên…, song so với yêu cầu của chiến lược phát triển và hội nhập kinh tế với cả nước và thế giới, thì doanh nghiệp Bình Thuận còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập.
1. Doanh nghiệp phát triển mang nặng tính tự phát, chưa có quy hoạch định hướng rõ ràng
Trong số 1.941 doanh nghiệp hiện đang hoạt động ở thời điểm 01/01/2011, thì chủ yếu tập trung trong các ngành thương nghiệp chiếm 37,2%; khách sạn nhà hàng chiếm 11,4%; xây dựng chiếm 11,8%; hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ chiếm 6,4%; nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 4,5%;…Những doanh nghiệp hoạt động ở những ngành này thường có vốn đầu tư ít, kinh doanh và chuyển đổi nhanh, có lãi suất cao và độ rủi ro thấp. Ngược lại, những ngành có trình độ công nghệ cao, vốn đầu tư nhiều mang tính lâu dài như: chế biến nông sản xuất khẩu; sản xuất hoá chất và các sản phẩm từ hóa chất; sản xuất thiết bị máy móc; kỹ thuật điện, điện tử,… rất cần tăng thêm năng lực sản xuất nhưng ít được chú ý đầu tư, số doanh nghiệp đã ít, song chủ yếu quy mô nhỏ, kỹ thuật công nghệ thấp.
Trong 3 khu vực doanh nghiệp thì khu vực doanh nghiệp nhà nước phát triển ổn định và rõ ràng hơn, nhưng số doanh nghiệp có quy mô từ 500 lao động trở lên chỉ chiếm 21,7%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có quy mô lao động từ 500 người trở lên, quy mô vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 60,7%. Điều đáng nói ở đây là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có số lượng doanh nghiệp chiếm đến 97,4% trong tổng doanh nghiệp toàn tỉnh, nhưng chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, số doanh nghiệp có quy mô từ 500 lao động trở lên chỉ chiếm 0,5% và số doanh nghiệp có quy mô vốn từ 10 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 14,6%. Phần lớn các doanh nghiệp này được thành lập giai đoạn sau và phân bố đều ở tất cả các địa phương nhưng định hướng chưa được rõ ràng, phát triển dàn trải thiếu quy hoạch, tự phát theo phong trào. Do phát triển phân tán thiếu tính định hướng nên sự ra đời và tồn tại của các doanh nghiệp thiếu ổn định, bền vững lâu dài. Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động chỉ chiếm 48,2% trong tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, còn lại số doanh nghiệp sáp nhập, giải thể, chuyển đổi loại hình, không xác minh được, số đăng ký kinh doanh nhưng không triển khai hoạt động kinh doanh, gian lận thuế…,chiếm đến 51,8%. Vì thế đã gây khó khăn không ít cho công tác quản lý nhà nước (Kế hoạch, Thống kê, Thuế…), lãng phí đầu tư xây dựng, hiệu quả kinh doanh cũng như lợi ích xã hội các doanh nghiệp mang lại chưa cao.
2. Doanh nghiệp phát triển với quy mô vốn, lao động nhỏ lẻ đi kèm với công nghệ, kỹ thuật lạc hậu
Tại thời điểm 01/01/2011, bình quân 1 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có số vốn 10,7 tỷ đồng và 27 lao động so với năm 2000 là 5,7 tỷ đồng và 48 lao động.
Xét về quy mô vốn bình quân thì doanh nghiệp tăng về quy mô (chưa loại trừ yếu tố trượt giá), còn xét về quy mô lao động bình quân thì doanh nghiệp giảm về quy mô. Điều này có nghĩa là số lượng doanh nghiệp có quy mô nhỏ phát triển khá nhanh trong 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng doanh nghiệp khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh, đặc biệt là ở loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân và doanh nghiệp tư nhân. Khu vực này chủ yếu từ hộ sản xuất kinh doanh cá thể phát triển lên doanh nghiệp, ít nhiều còn mang nặng tính gia đình nên có quy mô về lao động, nguồn vốn cũng như trình độ quản lí còn thấp, đa số là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Theo tiêu chí xếp loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định số: 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ:
Quy mô
Khu vực |
Doanh nghiệp siêu nhỏ |
Doanh nghiệp nhỏ |
Doanh nghiệp vừa |
Doanh nghiệp lớn |
|||
Số lao động |
Tổng nguồn vốn |
Số lao động |
Tổng nguồn vốn |
Số lao động |
Tổng nguồn vốn |
Số lao động |
|
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản (A) |
≤ 10 |
≤ 20 tỷ đồng |
Từ trên 10 người đến 200 người |
Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng |
Từ trên 200 người đến 300 người |
Trên 100 tỷ đồng |
Trên 300 người |
II.Công nghiệp và xây dựng (B-F) |
≤ 10 |
≤ 20 tỷ đồng |
Từ trên 10 người đến 200 người |
Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng |
Từ trên 200 người đến 300 người |
Trên 100 tỷ đồng |
Trên 300 người |
III.Thương mại và dịch vụ (G-U) |
≤ 10 |
≤ 10 tỷ đồng |
Từ trên 10 người đến 50 người |
Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng |
Từ trên 50 người đến 100 người |
Trên 50 tỷ đồng |
Trên 100 người |
Theo tiêu chí đánh giá trên tỷ lệ doanh nghiệp theo từng quy mô như sau:
Tỷ lệ doanh nghiệp theo quy mô lao động đến thời điểm 01/01/2011:
Đơn vị tính: %
|
DN siêu nhỏ |
DN nhỏ |
DN vừa |
DN lớn |
Tổng số |
|
|
|
|
* Chia theo loại hình kinh tế |
|
|
|
|
- DN nhà nước |
- |
43,5 |
21,7 |
34,8 |
- DN ngoài nhà nước |
63,4 |
32,1 |
2,1 |
2,3 |
- DN có vốn đầu tư nước ngoài |
21,4 |
57,1 |
3,6 |
17,9 |
* Chia theo ngành kinh tế |
|
|
|
|
- Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản |
60,9 |
32,2 |
2,3 |
4,6 |
- Ngành công nghiệp và xây dựng |
51,4 |
44,9 |
1,1 |
2,6 |
,- Ngành thương nghiệp và dịch vụ |
67,9 |
26,1 |
3,1 |
3,0 |
* Chia theo khu vực hành chính |
|
|
|
|
-Thành phố Phan Thiết |
62,5 |
30,1 |
2,8 |
4,5 |
- Thị xã La Gi |
62,1 |
35,6 |
0,8 |
1,5 |
- Huyện Tuy Phong |
64,5 |
34,1 |
0,7 |
0,7 |
- Huyện Bắc Bình |
71,6 |
23,9 |
3,4 |
1,1 |
- Huyện Hàm Thuận Bắc |
65,7 |
29,2 |
2,2 |
2,9 |
- Huyện Hàm Thuận Nam |
54,7 |
35,8 |
8,5 |
0,9 |
- Huyện Tánh Linh |
57,8 |
41,0 |
- |
1,2 |
- Huyện Đức Linh |
60,9 |
37,9 |
- |
1,1 |
- Huyện Hàm Tân |
61,9 |
36,5 |
1,6 |
- |
- Huyện Phú Quí |
52,6 |
47,4 |
- |
- |
Xét theo tiêu chí quy mô lao động tại thời điểm 01/01/2011, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh chiếm tới 94,7% (62,1% DN siêu nhỏ và 32,6% DN nhỏ), trong khi doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 2,4% và doanh nghiệp lớn chiếm 2,9%.
Trong 3 khu vực doanh nghiệp thì khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cao nhất với 95,6% (63,4% DN siêu nhỏ và 32,1% DN nhỏ), trong khi doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 2,1% và doanh nghiệp lớn chiếm 2,3%.
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực có tỷ lệ doanh doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ lớn thứ hai với 78,6% (21,4% DN siêu nhỏ và 57,1% DN nhỏ), trong khi doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 3,6% và doanh nghiệp lớn chiếm 17,9%.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ doanh nghiệp vừa và lớn cao nhất chiếm đến 56,5% (21,7% DN vừa và 34,8% DN lớn), trong khi tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ chỉ chiếm 43,5% (không có doanh nghiệp siêu nhỏ).
Trong 3 khu vực doanh nghiệp, khu vực các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp xây dựng có tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cao nhất với 96,3% (51,4% DN siêu nhỏ và 44,9% DN nhỏ), trong khi doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 1,1% và doanh nghiệp lớn chiếm 2,6%.
Khu vực doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ có quy mô nhỏ đứng thứ hai với 94,0% (67,9% DN siêu nhỏ và 26,1% DN nhỏ), trong khi tỷ lệ doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 3,1% và tỷ lệ doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 3,0%.
Khu vực doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thấp nhất với 93,1% (60,9% DN siêu nhỏ và 32,2% DN nhỏ), trong khi tỷ lệ doanh nghiệp vừa chiếm 2,3% và tỷ lệ doanh nghiệp lớn chiếm 4,6%.
Xét theo đơn vị hành chính thì huyện Phú Quí tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ cao nhất chiếm 100% (52,6% DN siêu nhỏ và 47,4% DN nhỏ). Kế đến là huyện Đức Linh tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm 98,9% (60,9% DN siêu nhỏ và 37,9% DN nhỏ), còn lại 1.1% DN lớn (không có doanh nghiệp vừa); Huyện Tánh Linh tỷ lệ doanh nghiệp có quy nhỏ và siêu nhỏ chiếm 98,8% (57,8% DN siêu nhỏ và 41,0% DN nhỏ), tỷ lệ doanh nghiệp lớn chiếm 1,2% (không có doanh nghiệp vừa); Huyện Tuy Phong tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm 98,6% (64,5% DN siêu nhỏ và 34,1 nhỏ), tỷ lệ doanh nghiệp vừa và lớn chiếm 1,4% (0,7% DN vừa và 0,7% DN lớn); Huyện Hàm Tân tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm 98,4% (61,9% DN siêu nhỏ và 36,5% DN nhỏ), còn lại 1,6% DN vừa (không có doanh nghiệp lớn); Thị xã La Gi có tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm 97,7% (62,1% DN siêu nhỏ và 35,6% DN nhỏ), tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn chiếm 2,3% (0,8% DN vừa và 1,5% DN lớn); Huyện Bắc Bình tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm 95,5% (71,6% DN siêu nhỏ và 23,9% DN nhỏ), tỷ lệ doanh nghiệp có quy vừa và lớn chiếm 4,5% (3,4% DN vừa và 1,1% DN lớn); Huyện Hàm Thuận Bắc tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm 94,9% (65,7% DN siêu nhỏ và 29,2% DN nhỏ), tỷ lệ doanh nghiệp có quy vừa và lớn chiếm 5,1% (2,2% DN vừa và 2,9% DN lớn); Thành Phố Phan Thiết tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm 92,7% (62,5% DN siêu nhỏ và 30,1% DN nhỏ), tỷ lệ doanh nghiệp có quy vừa và lớn chiếm 7,3% (2,8% DN vừa và 4,5% DN lớn); Huyện Hàm Thuận Nam tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm 90,6% (54,7% DN siêu nhỏ và 35,8% DN nhỏ), tỷ lệ doanh nghiệp có quy vừa và lớn chiếm 9,4% (8,5% DN vừa và 0,9% DN lớn).
Tỷ lệ doanh nghiệp theo quy mô nguồn vốn đến thời điểm 01/01/2011
Đơn vị tính: %
|
DN nhỏ |
DN vừa |
DN lớn |
Tổng số |
|
|
|
* Chia theo loại hình kinh tế |
86,1 |
11,0 |
2,9 |
- DN nhà nước |
8,7 |
65,2 |
26,1 |
- DN ngoài nhà nước |
87,6 |
9,9 |
2,5 |
- DN có vốn đầu tư nước ngoài |
46,4 |
39,3 |
14,3 |
* Chia theo ngành kinh tế |
|
|
|
- Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản |
86,2 |
10,3 |
3,4 |
- Ngành công nghiệp và xây dựng |
87,4 |
10,2 |
2,3 |
- Ngành thương nghiệp và dịch vụ khác |
85,4 |
11,4 |
3,2 |
* Chia theo khu vực hành chính |
|
|
|
-Thành phố Phan Thiết |
83,0 |
12,9 |
4,1 |
- Thị xã La Gi |
89,4 |
9,8 |
0,8 |
- Huyện Tuy Phong |
91,3 |
7,2 |
1,4 |
- Huyện Bắc Bình |
87,5 |
11,4 |
1,1 |
- Huyện Hàm Thuận Bắc |
89,1 |
8,0 |
2,9 |
- Huyện Hàm Thuận Nam |
84,9 |
9,4 |
5,7 |
- Huyện Tánh Linh |
98,8 |
1,2 |
- |
- Huyện Đức Linh |
85,1 |
13,8 |
1,1 |
- Huyện Hàm Tân |
81,0 |
17,5 |
1,6 |
- Huyện Phú Quý |
95,8 |
4,2 |
- |
Xét theo tiêu chí nguồn vốn đến thời điểm 01/01/2011, tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh chiếm tới 97,1% (86,1% DN nhỏ và 11,0% DN vừa), trong khi tỷ lệ doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 2,9%.
Trong 3 khu vực doanh nghiệp thì khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ cao nhất với 97,5% (87,6% DN nhỏ và 9,9% DN vừa), trong khi doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 2,5%.
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực có tỷ lệ doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn thứ hai với 85,7% (46,4% DN nhỏ và 39,3% DN vừa), trong khi doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 14,3%.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn nhất trong 3 khu vực doanh nghiệp nhưng tỷ lệ doanh nghiệp lớn cũng chỉ đạt 26,1%, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 73,9% (8,7% DN nhỏ và 65,2% DN vừa).
Trong 3 khu vực doanh nghiệp, khu vực các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp xây dựng có tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn nhất với 97,7% (87,4% DN nhỏ và 10,2% DN vừa), trong khi doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 2,3%.
Khu vực doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ có tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn thứ hai với 96,8% (85,4% DN nhỏ và 11,4% DN vừa), trong khi doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 3,2%.
Khu vực doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp nhất với 96,6% (86,2% DN nhỏ và 10,3% DN vừa), trong khi doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 3,4%.
Nếu chia theo đơn vị hành chính thì huyện Tánh Linh và huyện Phú Quý là 2 địa phương có quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ cao nhất. Trong đó: Huyện Tánh Linh tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm 100% (98,8% DN nhỏ và 1,2% DN vừa), Phú Quý tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm 100% (95,8% DN và 4,2% DN vừa). Kế đến là thị xã La Gi tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm 99,2% (89,4% DN nhỏ và 9,8% DN vừa), tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm 0,8%; Huyện Bắc Bình tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm 98,9% (87,5% DN nhỏ và 11,4% DN vừa), tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm 1,1%; Huyện Đức Linh tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm 98,9% (85,1% DN nhỏ và 13,8% DN vừa), tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm 1,1%; Huyện Tuy Phong tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm 98,6% (91,3% DN nhỏ và 7,2% DN vừa), tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm 1,4%; Huyện Hàm Tân tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm 98,4% (81,0% DN nhỏ và 17,5% DN vừa), tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm 1,6%; Huyện Hàm Thuận Bắc tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm 97,1% (89,1% DN nhỏ và 8,0% DN vừa), tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm 2,9%; Thành Phố Phan Thiết tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm 95,9% (83,0% DN nhỏ và 12,9% DN vừa), tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ chiếm 4,1%; Huyện Hàm Thuận Nam tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm 94,3% (84,9% DN nhỏ và 9,4% DN vừa), tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ chiếm 5,7%.
Để thành công trong một nền kinh tế cạnh tranh cao độ như hiện nay, các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi công nghệ, máy móc, thiết bị và phương thức sản xuất. Nhìn chung đại đa số doanh nghiệp đang sử công nghệ máy móc thiết bị lạc hậu. Do ảnh hưởng của tư duy sản xuất nhỏ, thiếu vốn dẫn đến việc các doanh nghiệp đầu tư mua sắm thiết bị nhỏ giọt, làm từng phần, mỗi năm mua một số máy móc, thiết bị vừa làm vừa cải tiến. Kết quả là thiết bị công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp hiện nay phần lớn là thiết bị chấp vá, cũ kỹ. Nhìn chung, mức trang bị tài sản cố định cho 1 lao động tuy có tăng nhưng còn rất thấp, thậm chí có khu vực doanh nghiệp còn giảm hơn so với năm 2000. Tại thời điểm 01/01/2011, mức trang bị tài sản cố định cho 1 lao động là 191,2 triệu động/lao động (năm 2000 là 66,5 triệu đồng/lao động). Trong đó: khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất 291,9 triệu đồng/lao động (năm 2000 là 361,3 triệu động/lao động); khu vực doanh nghiệp nhà nước mức trang bị tài sản cố định bình quân/lao động là 197,4 triệu đồng/lao động (năm 2000 là 80,5 triệu đồng/lao động); khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước mức trang bị tài sản cố định bình quân/lao động là 185,3 triệu đồng/lao động (năm 2000 là 35,2 triệu đồng/lao động).
Những ngành cần trang bị tài sản cố định cho bình quân/lao động cao để có kỹ thuật tiên tiến thì lại có mức trang bị thấp hơn bình quân chung như: sản xuất thực phẩm và đồ uống 116,4 triệu đồng/lao động; sản xuất trang phục thuộc và nhuộm da lông thú 30,6 triệu đồng/lao động; thuộc sơ chế da, sản xuất vali, túi xách, yên đệm và giày 72,0 triệu đồng/lao động; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre nứa 24,8 triệu đồng/lao động; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế và nhiên liệu 3,5 triệu đồng/lao động; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất 117,2 triệu đồng/lao động; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic 92,8 triệu đồng/lao động; sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác 151,5 triệu đồng/lao động; sản xuất kim loại 55,0 triệu đồng/lao động; sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xát, dụng cụ quang học 39,9 triệu đồng/lao động; sản xuất phương tiện vận tải khác 135,2 triệu động/lao động; sản xuất giường, tủ, bàn ghế 68,2 triệu đồng/lao động; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước, nước nóng 96,2 triệu động/lao động;…
Công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới đã làm hạn chế khả năng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, hạn chế năng sản xuất và sản lượng, chất lượng sản phẩm, làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên (nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng...) và bảo vệ môi trường. Khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường nhất là những thị trường “khó tính” ngoài nước còn hạn chế. Đây là một trong những nút thắt cần sớm được tháo gỡ cho các doanh nghiệp Bình Thuận trong việc hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới.