[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]
1.5 Về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
Trong những năm đầu thế kỷ 21, công nghệ thông tin đã tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực khoa học và đời sống. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghệp không nằm ngoài xu hướng đó. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ làm cho các doanh nghiệp thay đổi hình thức kinh doanh cũ sang hình thức kinh doanh mới với rất nhiều ưu thế: công việc sẽ nhanh hơn, giá thành sản phẩm rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian...
Mặc dù lĩnh công nghệ thông tin đối với Bình Thuận còn khá mới mẻ, tuy nhiên trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ nhất là nghiệp vụ kinh doanh, giao dịch ngày càng phát triển mạnh. Tính từ giai đoạn (2001 – 2009) tình hình ứng dụng công nghệ thông tin các doanh nghiệp như sau:
- Số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính: năm 2001 có 214 DN, chiếm 45,3% trong tổng số doanh nghiệp thì đến năm 2009 tăng lên 1.264 DN, chiếm 78,5% trong tổng số doanh nghiệp, gấp 5,9 lần, bình quân hàng năm tăng 21,8% (tăng 105 DN).
- Số doanh nghiệp có sử dụng mạng LAN: năm 2001 có 26 DN, chiếm 5,5% trong tổng số doanh nghiệp thì đến năm 2009 tăng lên 418 DN, chiếm 26% trong tổng số doanh nghiệp, gấp 16,1 lần, bình quân hàng năm tăng 36,2% (tăng 39,2 DN).
- Số doanh nghiệp có sử dụng Internet: năm 2001 có 63 DN, chiếm 13,4% trong tổng số doanh nghiệp thì đến năm 2009 tăng lên 1.032 DN, chiếm 64,1% trong tổng số doanh nghiệp, gấp 16,4 lần, bình quân hàng năm tăng 36,4% (tăng 96,9 DN).
- Số doanh nghiệp có Website: năm 2001 có 12 DN, chiếm 2,54% trong tổng số doanh nghiệp thì đến năm 2009 tăng lên 114 DN, chiếm 7,8% trong tổng số doanh nghiệp, gấp 9,5 lần, bình quân hàng năm tăng 28,4% (tăng 10,2 DN).
Đến thời điểm 01/01/2010, khu vực doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ sử dụng công nghệ thông tin cao nhất, số doanh nghiệp có máy vi tính chiếm 100%, số doanh nghiệp có sử dụng mạng LAN chiếm 85,7%, số doanh nghiệp có sử dụng internet chiếm 100%, số doanh nghiệp có sử dụng Website chiếm 19,5%; Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính chiếm 100%, số doanh nghiệp có sử dụng mạng LAN chiếm 71,4%, số doanh nghiệp có sử dụng Internet chiếm 96,43%, số doanh nghiệp có sử dụng Website chiếm 32,1%; Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính chiếm 77,8%, số doanh nghiệp có sử dụng mạng LAN chiếm 24,3%, số doanh nghiệp có sử dụng Internet chiếm 63%, số doanh nghiệp có sử dụng website chiếm 6,5%.
Những ngành đòi hỏi sử dụng công nghệ thông tin nhiều chiếm tỷ lệ cao như: ngành sản xuất, in, sao bản ghi các loại, số doanh nghiệp có sử dụng máy tính chiếm 85,7%, số doanh nghiệp có sử dụng mạng LAN chiếm 14,3%, số doanh nghiệp có sử dụng Internet chiếm 71,4%, số doanh nghiệp có sử dụng website chiếm 14,3%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất, số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính chiếm 100%, số doanh nghiệp có sử dụng mạng LAN chiếm 50%, số doanh nghiệp có sử dụng Internet chiếm 100%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, số doanh nghiệp sử dụng máy vi tính chiếm 100%, số doanh nghiệp có sử dụng mạng LAN chiếm 87,5%, số doanh nghiệp có sử dụng Internet chiếm 87,5%; khai thác, lọc và phân phối nước, số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính chiếm 100%, số doanh nghiệp có sử dụng mạng LAN chiếm 100%, số doanh nghiệp có sử dụng Internet chiếm 100%; khách sạn và nhà hàng, số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính chiếm 88,8%, số doanh nghiệp có sử dụng mạng LAN chiếm 34,2%, số doanh nghiệp có sử dụng Internet chiếm 79,1%, số doanh nghiệp có sử dụng Website chiếm 23,5%; tài chính tín dụng, số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính chiếm 100%, số doanh nghiệp có sử dụng mạng LAN chiếm 71,4%, số doanh nghiệp có sử dụng Internet chiếm 95,2%, số doanh nghiệp có sử dụng Website chiếm 9,5%;…
2. Doanh nghiệp tăng trưởng trong 10 năm đầu thế kỷ 21 đã mang lại một số kết quả quan trọng:
2.1 Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động
Số doanh nghiệp tăng đã giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập ngày càng cao hơn cho đông đảo lao động ở các địa phương trong tỉnh. Trong giai đoạn 2000 - 2010, bình quân mỗi khu vực doanh nghiệp thu hút thêm 3.445 lao động mới với mức thu nhập cao hơn so với khu vực cá thể, hộ gia đình và có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2000 bình quân/lao động/tháng là 0,34 triệu đồng thì đến năm 2010 nâng lên 1,33 triệu đồng, gấp 3,9 lần, bình quân hàng năm tăng 14,6% (tăng 0,10 triệu đồng). Trong đó:
- Khu vực doanh nghiệp nhà nước có mức thu nhập bình quân/lao động/tháng; năm 2000 là 0,29 triệu đồng đến năm 2009 nâng lên 2,61triệu đồng, gấp 9,1 lần, bình quân hàng năm khu vực này tăng 24,8% (tăng 0,23 triệu đồng). Đây là khu vực có thu nhập và tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 khu vực doanh nghiệp, điều này cho thấy hiệu quả của việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận theo Nghị quyết trung ương 3, khóa IX (tháng 9-2001) về việc “Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước” của Đảng và Nhà nước ta.
- Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có mức thu nhập bình quân/lao động/tháng; năm 2000 là 0,34 triệu đồng đến năm 2010 nâng lên 1,14 triệu đồng, gấp 3,4 lần, bình quân hàng năm tăng 13,0% (tăng 0,08 triệu đồng). Tuy có mức thu nhập bình quân thấp nhất, nhưng đây là khu vực giải quyết được nhiều việc làm nhất cho xã hội.
- Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập bình quân/lao động/ tháng; năm 2000 là 1,10 triệu đồng đến năm 2010 nâng lên 1,75 triệu đồng, gấp 1,7 lần, bình quân hàng năm 5,3% (tăng 0,07 triệu đồng).
Tại thời điểm 01/01/2011, huyện Đức Linh là địa phương có mức nhập bình quân/lao động/tháng cao nhất 2,67 triệu đồng. Kế đến là thành phố Phan Thiết 1,42 triệu đồng/lao động/tháng; Huyện Hàm Tân 1,28 triệu đồng/lao động/tháng; Huyện Bắc Bình 1,78 triệu đồng/lao động/tháng; Thị xã La Gi 1,53 triệu đồng/lao động/tháng; Huyện Tuy Phong 1,11 triệu đồng/lao động/tháng; Huyện Hàm Thuận Nam 1,01 triệu đồng/lao động/tháng; Huyện Tánh Linh 0,93 triệu đồng/lao động/tháng;…
Tuy số lao động làm việc trong các khu vực doanh nghiệp chiếm trong tổng số lao động của toàn tỉnh còn ở mức thấp (năm 2000 chiếm 4,1% đến năm 2010 nâng lên 8,8%), nhưng đây là lực lượng chủ yếu tạo ra nguồn thu ngân sách và đóng góp lớn trong việc tăng trưởng GDP hàng năm cho tỉnh. Thu nhập bình quân của người lao động trong 3 khu vực doanh nghiệp tăng nhanh góp phần cải thiện và nâng cao mức sống chung của toàn tỉnh, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bằng tay chân thô sơ sang lao động công nghệ kỹ thuật cao ở các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
2.2 Là yếu tố quyết định đến tăng trưởng và ổn định của kinh tế
Một trong những chỉ tiêu quan trọng của kết quả sản xuất kinh doanh đó là doanh thu. Với việc mở rộng cơ chế chính sách, sự thông thoáng của môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp đã phát huy được thế mạnh, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày được nâng cao, thể hiện qua tốc độ phát triển của doanh thu tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ phát triển của doanh nghiệp.
Tính đến thời điểm 01/01/2011, tổng doanh thu 3 khu vực doanh nghiệp đạt 26.393,2 tỷ đồng, gấp 10,6 lần năm 2000 (tăng 23.912,4 tỷ đồng), bình quân hàng năm các khu vực doanh nghiệp tăng 26,7% (tăng 2.391,2 tỷ đồng). Trong đó:
- Khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 3.708,9 tỷ đồng, gấp 3,3 lần năm 2000 (tăng 2.589,5 tỷ đồng), bình quân hàng năm tăng 12,7% (tăng 2.589,5 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng đứng thứ 2 trong 3 khu vực doanh nghiệp với 14,1% (gấp 5,7 lần khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
- Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 22.036,8 tỷ đồng, gấp 17,0 lần năm 2000 (tăng 20.742,5 tỷ đồng), bình quân hàng năm tăng 32,8% (tăng 2.074,2 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 khu vực doanh nghiệp với 83,5% (gấp 5,9 lần doanh nghiệp nhà nước và gấp 34,0 lần khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
- Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 647,4 tỷ đồng, gấp 9,7 lần năm 2000 (tăng 580,4 tỷ đồng), bình quân hàng năm tăng 25,5% (tăng 58,0 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 khu vực doanh nghiệp với 2,5%.
Tại thời điểm 01/01/2011, ngành thương nghiệp có doanh thu lớn nhất 13.314,8 tỷ đồng, gấp 15,4 lần năm 2000, chiếm 50,4%. Kế đến là ngành công nghiệp chế biến 5.851, 9 tỷ đồng, gấp 6,0 lần năm 2000, chiếm 22,2%; ngành xây dựng 2.132,3 tỷ đồng, gấp 11,4 lần năm 2000, chiếm 8,1%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.368,2 tỷ đồng, gấp 21,7 lần năm 2000, chiếm 5,2%; ngành khách sạn và nhà hàng 1.291,0 tỷ đồng, gấp 11,6 lần năm 2000, chiếm 4,9%; …
Doanh nghiệp phát triển nhanh đã làm cho tỷ trọng đóng góp khu vực này vào GDP của địa phương tăng nhanh (năm 2000 là 21,2% , năm 2010 là 28,2%) và có xu hướng tăng nhanh trong những năm tới.
Lợi ích cao hơn mà việc tăng trưởng doanh nghiệp đem lại là tạo ra khối lượng hàng hóa trên thị trường ngày một đa dạng phong phú hơn, chất lượng hàng hóa ngày càng được hoàn thiện “hàng Việt Nam chất lượng cao”, người tiêu dùng trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung ngày càng tin tưởng sử dụng hàng trong nước nhiều hơn, cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng ở địa phương và trong nước “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, giảm tối đa những mặt hàng nhập khẩu cùng loại mà địa phương sản xuất được, đồng thời tăng lượng hàng xuất khẩu đây chính là yếu tố giữ cho nền kinh tế địa phương phát triển ổn định trong những năm đầu thế kỷ 21.
2.3 Là yếu tố chủ yếu, quan trọng tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại.
Trước năm 2000, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển chủ yếu ngành công nghiệp và một số ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản như: khai thác chế biến gỗ, khai thác, đánh bắt và chế biến thủy sản, chế biến hạt điều,… với vai trò chủ lực là các doanh nghiệp nhà nước, các ngành khác như; thương mại, xây dựng, dịch vụ,…chủ yếu hoạt động cá thể, hộ gia đình. Sau 10 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mặt ở hầu hết các tất cả các ngành: thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, giao thông vận tải, kho bãi và thông tin truyền thông, hoạt động khoa học và công nghệ, văn hóa thể thao, cứu trợ xã hội, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng,… hàng năm số vốn đầu tư cũng như số tiền nộp thuế cho ngân sách tỉnh ở các ngành này chiếm tỷ lệ cao. Các loại hình kinh tế trong doanh nghiệp phát triển ngày một đa dạng gồm nhiều thành phần, trong đó khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm đa số, các loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển rộng khắp ở các ngành các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Cơ cấu một số chỉ tiêu cơ bản trong 3 khu vực doanh nghiệp đến 01/01/2011
Đơn vị tính: %
|
Số doanh nghiệp |
Lao động |
Nguồn Vốn |
Doanh thu |
Nộp ngân sách |
Tổng số |
|
|
|
|
|
A. Chia theo khu vực kinh tế |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
1. Doanh nghiệp nhà nước |
1,2 |
10,5 |
10,8 |
14,1 |
32,0 |
2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh |
97,4 |
85,1 |
84,4 |
83,5 |
66,6 |
- Hợp tác xã |
6,6 |
6,4 |
3,3 |
1,0 |
0,6 |
- Doanh nghiệp tư nhân |
36,1 |
15,3 |
10,5 |
25,8 |
13,8 |
Công ty TNHH |
48,6 |
41,3 |
39,4 |
35,0 |
32,0 |
Công ty cổ phần |
6,0 |
22,2 |
31,1 |
21,7 |
20,2 |
3. Doanh nghiệp FDI |
1,4 |
4,4 |
4,8 |
2,5 |
1,3 |
B. Chia theo ngành kinh tế |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản |
4,5 |
10,3 |
8,6 |
5,2 |
5,1 |
- Công nghiệp và xây dựng |
33,2 |
52,5 |
46,3 |
34,4 |
31,3 |
- Thương nghiệp và dịch vụ khác |
62,3 |
37,2 |
45,0 |
60,4 |
63,6 |
C. Chia theo khu vực hành chính |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
Thành phố Phan Thiết |
52,1 |
57,6 |
66,1 |
63,7 |
67,6 |
Thị xã La Gi |
6,8 |
6,3 |
4,2 |
6,5 |
2,9 |
Huyện Tuy Phong |
7,1 |
5,6 |
4,3 |
4,8 |
2,4 |
Huyện Bắc Bình |
4,5 |
3,5 |
2,3 |
2,7 |
2,6 |
Huyện Hàm Thuận Bắc |
7,1 |
9,0 |
6,2 |
6,2 |
2,5 |
Huyện Hàm Thuận Nam |
5,5 |
5,0 |
6,9 |
3,0 |
11,4 |
Huyện Tánh Linh |
4,3 |
2,8 |
1,3 |
1,5 |
1,7 |
Huyện Đức Linh |
4,5 |
5,5 |
4,3 |
6,9 |
7,4 |
Huyện Hàm Tân |
3,2 |
2,7 |
2,8 |
3,0 |
0,8 |
Huyện Phú Quí |
4,9 |
2,0 |
1,7 |
1,6 |
0,6 |
Doanh nghiệp phát triển ở tất cả các ngành, ở các địa phương đã tạo ra cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình là khu vực lao động có năng suất thấp, thu nhập thấp, lao động chủ yếu thời vụ, số đông thiếu việc làm sang khu vực doanh nghiệp hoạt động ở các ngành có năng suất, thu nhập khá, hoạt động ổn định, nhất là ở các ngành công nghiệp và dịch vụ. Như đã phân tích ở phần trên, mỗi năm có 3.445 lao động được tuyển vào làm việc trong các doanh nghiệp, đây là một trong những giải pháp hiệu quả cho việc thực hiện chuyển dịch lao động nông nghiệp từ 52,0% hiện nay xuống thấp hơn trong những năm tới.