[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 ]
2.4 Doanh nghiệp phát triển đã góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội của địa phương
Trong những năm gần đây, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mang lại ngày một phong phú, đa dạng về chuẩn loại mặt hàng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ được nâng lên, qua đó giải quyết được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất dân cư trong tỉnh.
Doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách của tỉnh, nguồn thu này tăng dần trong những năm qua là điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động mang tính chất xã hội như: y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo,…Trong năm 2010, tổng số tiền thuế nộp ngân sách của các khu vực doanh nghiệp đạt 974,3 tỷ đồng, gấp 9,3 lần năm 2000 (tăng 869,6 tỷ đồng), bình quân hàng năm tăng 25,0% (tăng 87,0 tỷ đồng). Trong đó:
- Khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 312,2 tỷ đồng, gấp 6,3 lần năm 2000 (tăng 262,9 tỷ đồng), chiếm 32,0% trong tổng số thuế 3 khu vực doanh nghiệp, bình quân hàng năm tăng 20,3% (tăng 26,3 tỷ đồng).
- Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 649,0 tỷ đồng, tăng gấp 13,7 lần năm 2000 (tăng 601,6 tỷ đồng), chiếm 61,7% trong tổng số thuế 3 khu vực doanh nghiệp, bình quân hàng năm tăng 29,9% (tăng 60,2 tỷ đồng).
- Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,1 tỷ đồng, tăng gấp 1,6 lần năm 2000 (tăng 5,1 tỷ đồng), chiếm 1,3% trong tổng số thuế 3 khu vực doanh nghiệp, bình quân hàng năm tăng 5,0% (tăng 0,5 tỷ đồng).
Những ngành được xem là tiềm năng thế mạnh của tỉnh có số tiền nộp thuế cao và tốc độ tăng trưởng bình quân tăng nhanh: ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 49,6 tỷ đồng, gấp 62,1 lần năm 2000, chiếm 5,1%, bình quân hàng năm tăng 51,1% (tăng 4,9 tỷ đồng); ngành công nghiệp chế biến 157,9 tỷ đồng, gấp 5,0 lần năm 2000, chiếm 16,2%, bình quân hàng năm tăng 17,4% (tăng 12,6 tỷ đồng); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 13,9 tỷ đồng, gấp 5,1 lần năm 2000, chiếm 1,4%, bình quân hàng năm tăng 17,6% (tăng 1,1 tỷ đồng); ngành xây dựng 7,5 tỷ đồng gấp 9,5 lần năm 2000, chiếm 8,6%, bình quân hàng tăng 25,2% (tăng 7,5 tỷ đồng); ngành thương nghiệp 303,3 tỷ đồng, gấp 16,7 lần năm 2000, chiếm 31,1%, bình quân hàng năm tăng 32,5% (tăng 28,5 tỷ đồng); ngành khách sạn và nhà hàng 62,3 tỷ đồng, gấp 6,1 lần năm 2000, chiếm 6,4%, bình quân hàng năm tăng 19,7% (tăng 5,2 tỷ đồng); ngành tài chính tín dụng 218,1 tỷ đồng, gấp 11,4 lần năm 2000, chiếm 22,4%, bình quân hàng năm tăng 27,5% (tăng 19,9 tỷ đồng);…
Thành Phố Phan Thiết là địa phương có tỷ lệ nộp thuế cao nhất trong tổng tiền thuế của khu vực doanh nghiệp, đạt 658,3 tỷ đồng, chiếm 67,6%. Kế đến là Huyện Hàm Thuận Nam 111,3 tỷ đồng, chiếm 11,4%; Huyện Đức Linh 72,5tỷ đồng chiếm 7,4%; Thị xã La Gi 28,6 tỷ đồng, chiếm 2,9%; Huyện Bắc Bình 25,8 tỷ đồng, chiếm 2,6%; Huyện Hàm Thuận Bắc 24,7 tỷ đồng, chiếm 2,5%; Huyện Tuy Phong 23,4 tỷ đồng, chiếm 2,4%; Huyện Tánh Linh 16,2 tỷ đồng, chiếm 1,7%; Huyện Hàm Tân 7,6 tỷ đồng, chiếm 0,8%; Huyện Phú Quí 6,0 tỷ đồng, chiếm 0,6%.
2.5 Kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của các doanh nghiệp ngày càng được cải thiện
Cùng với việc phát triển nhanh về số lượng và tăng cao về sản xuất, hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp tuy còn rất khiêm tốn nhưng bước đầu có những tiến bộ mang tính đột phá quan trọng.
Do chất lượng của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được nâng lên rõ rệt, mặt hàng ngày một phong phú đa dạng phong cách tiếp thị hấp dẫn, nên nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh dần dần chiếm lĩnh được thị trường trong nước như: thủy hải sản, hàng may mặc, nước khoáng, đồ gỗ trang thiết bị gia đình, dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch và nhiều dịch vụ khác.
Khối lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu tăng nhanh về số lượng, phát triển thêm nhiều mặt hàng và thị trường ngày càng mở rộng, trong đó khu vực doanh nghiệp là chủ yếu. Nếu năm 2000 có 17 doanh nghiệp xuất khẩu 28 mặt hàng qua 20 quốc gia, với tổng kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 46,9 triệu USD. Thì đến năm 2010 có 113 doanh nghiệp xuất khẩu 67 mặt hàng qua 38 quốc gia, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 178,4 triệu USD (78,17% xuất khẩu trực tiếp và 21,83% xuất khẩu ủy thác), bình quân hàng năm tăng 14,2% (tăng xấp xỉ 12 triệu USD). Trong đó; chiếm tỷ trọng lớn nhất là thị trường Châu Á, với 52,35% (Đông Á 41,37%, Đông Nam Á 8,90%, Tây Á 2,08%); Châu Âu chiếm 21,20% (Đông Âu 0,01%, Bắc Âu 3,52%, Nam Âu 4,56%, Tây Âu 13,11); Châu Mỹ chiếm 3,60% (Nam Mỹ 0,01%, Bắc Mỹ 3,59%); Châu Đại Dương chiếm 0,12%; các nước khác chiếm 0,91%. Do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu nên hoạt động xuất khẩu từ năm 2008 trở lại đây có nhiều khó khăn, giá cả, đơn hàng và thị trường giảm sút đáng kể.
Ngoài những sản phẩm truyền thống có thị trường ổn định, còn phát triển thêm một số sản phẩm mới như: giấy dính cao cấp, nước ép thanh long, gạch ceramic, kính nổi, nước mắm cao cấp, thiết bị phong điện, giá đỡ đường ống, nhựa composite, tole mạ màu, sản phẩm đan lát từ lá buông, viên tảo spirulina; các sản phẩm phục vụ du lịch như: sản phẩm sản xuất từ vỏ sò mỹ nghệ, vải thổ cẩm chế tác thành túi xách, sản phẩm từ vỏ dừa, tượng đá, gốm mỹ nghệ, tranh cát,...
Số doanh nghiệp đầu tư mới công nghệ, thiết bị, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm ngày càng nhiều. Đã có 210 văn bằng (SHCN)/293 đơn đăng ký, trong đó 197 nhãn hiệu; 12 kiểu dáng công nghiệp; 01 chỉ dẫn địa lý. Đối tượng nhãn hiệu chủ yếu tập trung vào nhóm ngành nghề chế biến hải sản, nước mắm, thanh long, du lịch,... Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bước đầu nhận thức được sự cần thiết phải bảo hộ và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế, số đơn đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ tăng lên qua các năm. Các doanh nghiệp sử dụng Chỉ dẫn địa lý đã nhận thức được lợi ích và sự cần thiết phải sử dụng logo, riêng trong hoạt động thương mại nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cùng loại trong nước và nước ngoài. Tại hội chợ thương hiệu quốc tế nổi tiếng Việt Nam ở Hà Nội năm 2010, Bình Thuận có 10 thương hiệu nổi tiếng và 7 thương hiệu có uy tín với người tiêu dùng, bao gồm:
+ Thương hiệu nổi tiếng: Công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo; Công ty cổ phần muối Vĩnh Hảo; Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh long Hoàng Hậu; Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Nam; Doanh nghiệp tư nhân Hải Hiến; Công ty cố phần Nước mắm Phan Thiết; Doanh nghiệp tư nhân Nước mắm Phan Thiết-Mũi Né; Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Thuận (Thaimex); Công ty trách nhiệm hữu hạn Sài Gòn-Mũi Né; Công ty trách nhiệm hữu hạn Làng Tre-Mũi Né.
+ Thương hiệu uy tín: DNTN Nước mắm Mai Hương, DNTN TM Phương Giảng; DNTN cơ khí nông nghiệp Minh Thành; Công ty TNHH Thiên Thai – Mũi Né; Cơ sở chế biến nước mắm Bình Hưng và 2 thương hiệu có uy tín về xuất xứ hàng hóa là Thanh long Bình Thuận và Nước mắm Phan Thiết.
Hiệu quả hoạt động tài chính các doanh nghiệp được nâng lên đáng kể, mặc dù số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lỗ vẫn còn. Trong năm 2010, số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi là 1.626 DN, gấp 4,9 lần năm 2000 (tăng 1.294 DN), chiếm 84,0% trong tổng số doanh nghiệp; tổng mức lãi là 135,2 tỷ đồng, gấp 16 lần năm 2000 (tăng 1.064,1 tỷ đồng); bình quân 1 DN lãi 698,2 triệu đồng, gấp 3,3 lần năm 2000 (tăng 483,9 triệu đồng). Số doanh nghiệp hoạt động lỗ là 315 DN, gấp 5,4 lần năm 2000 (tăng 257 DN), chiếm 16% trong tổng số doanh nghiệp; tổng mức lỗ là 151,5 triệu đồng, gấp 1,8 lần năm 2000 (tăng 44,6 triệu đồng); bình quân 1 DN lỗ là 322,3 triệu đồng, giảm 0,3 lần năm 2000 (giảm 658,8 triệu đồng).
Xét trong 3 khu vực doanh nghiệp:
Khu vực doanh nghiệp nhà nước sau khi sắp xếp lại theo chủ trương của Nhà nước thì hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở nên hiệu quả hơn, số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh lãi chiếm đến 100% trong tổng số doanh nghiệp; tổng mức lãi là 321,9 tỷ đồng, gấp 8,3 lần năm 2000; bình quân 1 DN lãi 14,0 tỷ đồng, gấp 9,0 lần năm 2000 (tăng 12,4 tỷ đồng).
Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước do phần lớn là những doanh nghiệp mới thành lập, quy mô nhỏ lẻ chiếm đa số nên hiệu quả sản xuất kinh doanh so với khu vực doanh nghiệp nhà nước thấp hơn, số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh lãi chiếm 84,0% trong tổng số doanh nghiệp; tổng mức lãi là 737,2 tỷ đồng, gấp 24,0 lần năm 2000; bình quân 1 DN lãi 465,7 triệu đồng, gấp 4,6 lần năm 2000 (tăng 706,6 tỷ đồng). Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ chiếm 16% trong tổng số doanh nghiệp; tổng mức lỗ là 74,9 tỷ đồng, gấp 1,3 lần năm 2000, bình quân 1 DN lỗ 243,9 triệu đồng (tăng 55 triệu đồng).
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh kém hiệu quả nhất, số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi chiếm 71,0% trong tổng số doanh nghiệp; tổng mức lãi là 76,1 tỷ đồng, bình quân 1 DN lãi 3,8 tỷ đồng, gấp 4,7 lần năm 2000 (tăng 3,0 tỷ đồng). Số doanh nghiệp bị lỗ chiếm 29% trong tổng số doanh nghiệp; tổng mức lỗ là 26,6 tỷ đồng, gấp 47,2 lần năm 2000; bình quân 1 DN lỗ 3,3 tỷ đồng, giảm 0,6 lần năm 2000 (giảm 2,1 tỷ đồng).
Kết quả sản xuất kinh doanh ở các ngành kinh tế ngày càng khả quan hơn: ngành công nghiệp khai thác mỏ tỷ lệ doanh nghiệp lãi 91,0%, tỷ lệ lỗ 9,0% (năm 2000 tỷ lệ lãi 83,0%, tỷ lệ lãi 17,0%); công nghiệp chế biến tỷ lệ doanh nghiệp lãi 82,0%, tỷ lệ lỗ 18,0% (năm 2000 tỷ lệ lãi 76%, tỷ lệ lỗ 24%); ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước tỷ lệ doanh nghiệp lãi 100% (năm 2000 tỷ lệ lãi 100%); ngành xây dựng tỷ lệ doanh nghiệp lãi 92,0%, tỷ lệ lỗ 8,0% (năm 2000 tỷ lệ lãi 84,0% tỷ lệ lỗ 14,0%); ngành thương nghiệp tỷ lệ doanh nghiệp lãi 80,0%, tỷ lệ lỗ 20,0% (năm 2000 tỷ lệ lãi 93,0% tỷ lệ lỗ 7,0%); ngành khách sạn và nhà hàng tỷ lệ doanh nghiệp lãi 81,0%, tỷ lệ lỗ 19,0% (năm 2000 tỷ lệ lãi 70,0%, tỷ lệ lỗ 30,0%).
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh ngày càng được cải thiện. Nếu năm 2000 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp đạt 0,7% thì đến năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp đã tăng lên 5,5%, bình quân hàng năm tăng 23,4%. Trong đó:
- Khu vực doanh nghiệp nhà nước cho thấy được kết quả sau những năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 của Đảng và Nhà nước ta. Sau 10 năm thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng tỷ suất lợi nhuận khu vực này đạt cao nhất trong 3 khu vực doanh nghiệp; năm 2000 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của khu vực này đạt 1,6% đến năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng lên 8,7%, bình quân hàng năm tăng 16,4%.
- Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tuy tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp nhưng do quy mô nhỏ lẻ chiếm đa số nên hiệu quả sản xuất kinh doanh so với doanh nghiệp nhà nước thấp hơn; năm 2000 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh khu vực này đạt 3,6% đến năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng lên 4,2%, bình quân hàng năm tăng 1,6%.
- Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù trong thời gian gần đây môi trường kinh doanh đã thật sự thông thoáng hơn, công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp cũng như các khu du lịch được tỉnh quan tâm nhưng nhìn chung các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ở ngành công nghiệp đã thể hiện rõ các ưu thế về công nghệ, vốn và thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đến việc mở rộng đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất nên đã có kết quả sản xuất kinh doanh khả quan hơn; năm 2000 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh khu vực này (-8,6%) đến năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng lên 5,1%.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh ở các ngành cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực: lâm nghiệp và nông nghiệp từ (-2,3%) năm 2000 nâng lên 14,6% năm 2010; nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ có liên quan từ 0,6% nâng lên 5,1% năm 2010; thủy sản từ 9,0% năm 2000 nâng lên 8,6% năm 2010; công nghiệp khai thác mỏ từ 2,5% năm 2000 nâng lên 5,3% năm 2010; công nghiệp chế biến từ - 0,9% nâng lên 4,7% năm 2010; xây dựng từ 0,8% năm 2000 nâng lên 5,4% năm 2010; khách sạn và nhà hàng từ (-4,1%) năm 2000 nâng lên 3,4% năm 2010;…Tuy nhiên do hàng năm không đánh giá lại vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên lợi nhuận có thể phản ánh chưa chính xác trong thời gian dài.