[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 ]

 

 

 

III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA BÌNH THUẬN TRONG NĂM 2012

2. Môi trường kinh doanh. thể chế và kinh tế vĩ mô

a) Tiếp xúc doanh nghiệp, các thiết chế pháp lý cần thiết cho công tác quản lý và điều hành của Quản lý Nhà nước của tỉnh:

- Về mức độ tiếp cận của các cơ quan nhà nước trong tỉnh với các doanh nghiệp để tham khảo ý kiến của doanh nghiệp về nội dung, việc thực hiện các quy định của Pháp luật 

Đề cập đến vấn đề các cơ quan nhà nước trong tỉnh có gặp gỡ, tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp về nội dung cũng như việc thực hiện các quy định của pháp luật nhằm nghe các doanh nghiệp phản ảnh những vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc muốn được giải thích rõ nội dung các văn bản để thực hiện nghiêm túc các văn bản, các quy định của Nhà nước. Đây cũng là một yêu cầu bức xúc của doanh nghiệp. Thế nhưng, qua phỏng vấn các chủ DN cho thấy việc gặp gỡ, tham khảo ý kiến còn quá ít. Tổng số doanh nghiệp cho rằng thường xuyên gặp gỡ chỉ có 9,14%, thỉnh thoảng 46,29%, hiến khi 26,57% và không bao giờ 18%. 

Ý kiến của DN về đại diện các Sở, ban, ngành của tỉnh có thường gặp DN

 

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

 Tổng số

 18,00

 26,57

 46,29

 9,14

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

 

 20,00

 60,00

 20,00

Khai khoáng

 9,09

 36,36

 45,45

 9,09

Công nghiệp chế biến

 20,00

 27,69

 46,15

 6,15

Sản xuất và phân phối điện

 

 11,11

 66,67

 22,22

Cung cấp nước

 

 

 33,33

 66,67

Xây dựng

 15,63

 34,38

 46,88

 3,13

Bán buôn và bán lẻ

 24,39

 26,02

 43,90

 5,69

Vận tải kho bãi

 23,08

 15,38

 53,85

 7,69

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

 14,89

 25,53

 48,94

 10,64

Hoạt động tài chính

 

 33,33

 

 66,67

Hoạt động chuyên môn, KHCN

 13,33

 40,00

 40,00

 6,67

Hoạt động hành chính, dịch vụ hỗ trợ

 

 25,00

 75,00

 

Giáo dục và đào tạo

 25,00

 50,00

 

 

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

 

 

 100,00

 

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

 

 

 50,00

 50,00

Hoạt động dịch vụ khác

 33,33

 

 33,33

 33,33

Kết quả này cũng cho thấy Nhà nước cần tạp điều kiện hơn nữa cho các chủ doanh nghiệp tìm hiểu cơ chế chính sách của địa phương và tìm hiểu thị trường để hoạt động thích ứng phần lớn là tham khảo qua các thông tin truyền thông do TW cung cấp, qua báo chí và xem đài địa phương vì các cuộc hội thảo gặp gỡ doanh nghiệp của Tỉnh tổ chức còn quá ít. Đây là một điểm yếu cần phải khắc phục trong thời gian đến.

- Nhận định về các chính sách, sự ưu đãi của chính quyền địa phương và hệ thống pháp luật, tư pháp của tỉnh sẽ bảo vệ các quyền của doanh nghiệp

Thông qua nhiều cơ chế chính sách, quyết tâm cao, đổi mới mạnh mẽ đồng bộ chính sách, cơ chế, nhất là UBND tỉnh năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới nảy sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh; Có những sáng kiến tốt ở cấp tỉnh và Trung ương, tin tưởng rằng hệ thống pháp luật, tư pháp của tỉnh sẽ bảo vệ hợp đồng và các quyền tài sản của DN. Nhìn chung tỷ lệ sự đồng ý nhiều hơn, tuy nhiên tỉnh ta cũng phải xem xét những mặt không đồng ý để có hướng khắc phục.

 Doanh nghiệp nhận định về chính quyền địa phương

 

Không đồng ý

Đồng ý

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2012

1. Các chính sách được áp dụng một cách thống nhất bởi các cơ quan Nhà nước khác nhau ở tất cả các cấp

33,7

32,3

66,3

67,7

2. UBND tỉnh rất linh động trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân

19,8

21,4

80,2

78,6

3. UBND tỉnh rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới nảy sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh

32

32

69,8

68

4. UBND tỉnh thậm chí sẵn sàng chịu các rủi ro từ phía cơ quan Trung ương để ban hành các quyết định có thể có lợi cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp

54,7

56,9

45,3

43,1

5. Có những sáng kiến tốt ở cấp tỉnh, nhưng các đạo luật và quy định của Trung ương cản trở tác động của chúng

46

48,6

54

51,4

6. Có những chính sách tốt ở cấp Trung ương, nhưng các cán bộ nhà nước cấp tỉnh gây trở ngại trong việc thực hiện các chính sách

53

55,4

47

44,6

7. Có những sáng kiến tốt ở cấp tỉnh, nhưng việc thực thi của các Sở, ngành trong tỉnh lại chưa tốt

44

40

56

60

8. Doanh nghiệp tin tưởng rằng hệ thống pháp luật, tư pháp của tỉnh sẽ bảo vệ hợp đồng và các quyền tài sản của DN trong các tranh chấp liên quan đến hoạt động SXKD

18,3

21,4

81,7

78,6

Các thiết chế pháp lý cần thiết cho công tác quản lý và điều hành của tỉnh đã ban hành, áp dụng tại địa phương liên tục được rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, nên các DN tin tưởng vào hệ thống pháp lý hiện nay của tỉnh sẽ bảo vệ cho quyền lợi và tài sản của DN bỏ vốn ra đầu tư và kinh doanh tại địa phương. Tuy nhiên tỉnh cần quan tâm các nguồn thông tin liên quan về luật và tạo điều kiện cho DN có điều kiện tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng luật.

Các luật mới ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp

 

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không

Không

Không

1. Luật Doanh nghiệp

90,9

9,2

71,7

28,3

86,2

13,8

2. Luật Hợp tác xã

21,6

78,4

14,3

85,7

22,6

77,4

3. Luật Lao động

69,8

30,3

54,0

46,0

63,8

36,2

4. Luật Hải quan

25,3

74,7

16,3

83,7

24,6

75,4

5. Luật Thuế

96,8

3,2

66,3

33,7

90,0

10,0

6. Luật Bảo hiểm (tài sản, thương mại, rủi ro,...)

53,9

46,2

20,7

79,3

42,7

57,3

7. Luật môi trường

65,4

34,7

51,0

49,0

54,3

45,7

8. Luật Đất đai

66,4

33,6

51,7

48,3

48,6

51,4

9. Luật đầu tư

63,1

36,9

42,0

58,0

43,8

56,3

10. Luật về bình đẳng giới

12,4

87,7

7,0

93,0

13,0

87,0

11. Luật khác

14,1

85,9

5,7

94,3

13,9

86,1

- Thời gian cấp giấy phép:

Trong năm qua, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt và các Sở, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện khá tốt về cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa liên thông một số lãnh vực nên đã giảm phiền hà cho DN về thời gian của DN để nhận tất cả các giấy đăng ký, giấy phép ĐKKD và các quyết định cần thiết để DN đi vào SXKD với thời gian có nhanh hơn. Thời gian cấp các loại giấy phép, giấy đăng ký trong năm 2012 đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Số DN có thời gian nhận các loại giấy phép trên 6 tháng đều giảm hẳn, trong khi đó có đến 63,5% DN được hỏi cho biết nhận được các loại giấy phép trong vòng từ 8 ngày đến 1 tháng, giảm 28,1% so với năm trước. Số lượng DN nhận được giấy phép trong vòng 2 ngày đến 1 tuần tăng 28,3% so với năm trước. Tỷ lệ trên cho thấy công tác cải cách ở cơ quan cấp giấy phép đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo được cơ chế thông thoáng, giúp DN tiết kiệm thời gian đi lại. Đa số các nhóm ngành như công nghiệp chế biến, xây dựng, vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống đều cho biết dấu hiệu tốt trong việc cấp giấy phép kinh doanh. Tuy vậy, trong xu hướng kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu về các vấn đề như môi trường, xử lý nước thải, vệ sinh an toàn thực phẩm... cũng tăng theo, bắt buộc các DN phải đạt đủ các tiêu chuẩn cần thiết để tiếp tục tồn tại và phát triển. 

Tỷ lệ thời gian cấp giấy phép đăng ký kinh doanh

 

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tổng số

100,0

100,0

100,0

Dưới 3 ngày

1,4

1,4

1,8

Từ 4 ngày đến 1 tuần

91,2

91,7

95,8

Trên 1 tháng đến 2 tháng

4,6

4,6

2,1

Trên 2 tháng đến 3 tháng

1,8

1,9

0,0

Trên 3 tháng

1,0

0,4

0,3

- Công tác thanh tra, kiểm tra:

Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp giảm 2,4% so với năm trước, trong đó tỷ lệ thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế là cao nhất (81,8% DN trả lời có). Điều đó cho thấy các DN ngày càng nhận thức tốt hơn về việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, nhờ đó thu ngân sách năm nay của địa phương đã vượt kế hoạch được giao. Tình hình thời tiết khô hạn khiến cho công tác kiểm tra phòng cháy chữa cháy luôn được quan tâm, không chỉ riêng các DN mà kể cả các cơ quan Nhà nước cũng được kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn cho con người và tài sản, nên tỷ lệ thanh tra của cơ quan phòng cháy, chữa cháy đứng thứ hai sau cơ quan thuế. Tuy vậy, tỷ lệ này giảm 3,4% so với năm trước cho thấy nhiều DN đã thực hiện tốt hơn công tác này. Tương tự, tỷ lệ DN được thanh tra, kiểm tra trong năm 2012 của một số cơ quan chức năng cũng giảm dần, như tài nguyên môi trường 35,3% DN giảm 6,6% so với năm trước; lao động thương binh và xã hội 17,8% giảm 6,4% so với năm trước, xây dựng 7,4% giảm 2,6% so với năm trước.... Chứng tỏ các cơ quan này cũng đã hạn chế được những cuộc thanh tra không cần thiết, gây mất thời gian cho DN, tạo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của DN. Tình hình gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả hàng nhái, vệ sinh an toàn thực phẩm,… luôn diễn ra với những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Vì thế việc tăng cường thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng như Quản lý thị trường, Vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết, từ đó giảm thiểu được khả năng dùng phải hàng giả, hàng nhái cũng như sử dụng phải những sản phẩm kém chất lượng, có độc tố cao. Với những thành công đó, Bình Thuận là một trong những tỉnh ít có dịch bệnh xảy ra, nếu có xảy ra cũng được kiểm soát chặt chẽ và xử lý thiêu hủy ngay.

Tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra

 

Không có

Dưới 3 lần

Từ 3 đến 6 lần

Từ 6 đến 12 lần

Trên 12 lần

Năm 2010

29

48,3

20

1,7

1

Năm 2011

32,7

44,3

18,7

3,3

1

Năm 2012

19,4

60,9

16

2,3

1,4

- Tình hình chung chi cho các cán bộ Nhà nước:

Tỷ lệ không chi cho các cán bộ nhà nước trong năm nay đã giảm 22,5% so với năm trước. Đồng nghĩa với việc tình hình chung chi trong năm tăng khá nhiều so với năm trước. mặc dù tỷ lệ chi tiền ở mức 2% đến dưới 10% giảm 1,5% so với năm trước, nhưng ngược lại ở mức từ 10% trở lên tăng hơn 2% so với năm trước. Trong đó, ngành nông nghiệp có tỷ lệ DN chung chi từ 10% đến dưới 20% lợi nhuận, tăng 6,7% so với năm trước; ngành khai khoáng có tỷ lệ DN chung chi trên 30% lợi nhuận tăng 9,1%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tỷ lệ DN chung chi trên 30% lợi nhuận, tăng 1,5% so với năm trước; ngành xây dựng tăng 3,1% so với năm trước. Ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống có tỷ lệ DN chung chi từ 10% đến dưới 20% lợi nhuận tăng 4,3% so với năm trước; ngành hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ có tỷ lệ chung chi như trên tăng 6,7% so với năm trước.

Với tỷ lệ chung chi có giá trị lớn càng ngày càng tăng cho thấy, với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, việc chi tiền nhỏ giọt dàn trải không còn được các DN áp dụng, mà họ quyết định chi nhiều vào một vài chỗ nhất định và được xem như là những khoản chi phí không chính thức để tránh những quy định của Nhà nước, hoặc ký kết hợp đồng dễ dàng hơn. Và đặc biệt là các khoản chung chi này đều rơi vào những ngành hoạt động trong những lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc với các cơ quan chức năng.

Tỷ lệ Doanh nghiệp chi các khoản không chính thức cho nhà nước

 

0%

ít hơn 1%

Từ 1 - dưới 2%

Từ 2 - dưới 10%

Từ 10 – dưới 20%

Từ 20 - 30%

Trên 30%

Năm 2010

62,0

23,3

6,3

5,3

2,3

0,3

0,3

Năm 2011

62,6

18,7

5,4

10,5

1,4

1,0

0,3

Năm 2012

40,9

28,0

17,4

8,9

2,6

1,4

0,9

 

b) Những vấn đề cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Trong thời gian qua, nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đã được cải thiện, nhất là các DN nhận định cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng đến hoạt động doanh nghiệp nhưng vẫn còn tồn tại một số yếu tố cần phải khắc phục trong thời gian tới.

- Yếu tố thứ nhất là viễn thông: Trong những năm qua, ngành viễn thông luôn được các DN đánh giá cao về chất lượng, khả năng phục vụ kịp thời. Nhưng đến năm nay thì nhiều DN tỏ ra khá mệt mỏi với ngành này, tỷ lệ hài long giảm mạnh (-36%), trong khi đó tỷ lệ DN cho biết bị cản trở nhiều tăng hơn 10% so với năm trước. Trên thực tế cho thấy, ngoài việc bị nghẽn mạch trong những giai đoạn cần phải xử lý công việc, thì việc hàng ngày phải nhận hàng loạt tin nhắn rác cũng gây nhiều khó chịu cho các DN. Nét nổi bật là ngành Viễn thông Bình Thuận đã có nhiều cố gắng, vùng phủ sóng di động và mạng điện thoại cố định tiếp tục được mở rộng, lắp thêm nhiều trạm BTS, chất lượng và độ thông mạng được cải thiện tốt hơn; song chất lượng điện thoại có lúc, có nơi chưa ổn định.

Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về viễn thông

 

Viễn thong

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

55,7

58,0

22,0

Đôi chút, tương đối cản trở

32,0

34,4

48,6

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

8,3

4,7

24,3

Không biết, không liên quan

4,0

2,9

5,1

- Yếu tố thứ hai là sử dụng điện:

Mặc dù tình hình cắt điện xảy ra khá nhiều, nhưng tỷ lệ hài lòng của các DN lại tăng 1,3% so với năm trước, trong khi đó mức độ cản trở rất nghiêm trọng giảm 0,4% so với năm trước. Điều đó cho thấy, ngành điện địa phương đã có nhiều cố gắng đáng kể trong bối cảnh tình hình thiếu điện xảy ra liên tục trong thời gian gần đây.

Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về điện

 

Điện

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

22,7

24,0

29,7

Đôi chút, tương đối cản trở

47,3

50,0

50,0

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

28,4

25,3

11,7

Không biết, không liên quan

1,6

0,7

8,6

- Yếu tố thứ ba là giao thông:

Mặc dù đã được đầu tư khá nhiều, nhưng tình hình giao thông vận tải vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực mà còn có chiều hướng giảm sút. Tỷ lệ DN cho biết bị cản trở đáng kể tăng 5,5% so với năm trước, tỷ lệ rất nghiêm trọng tăng 1%; trong khi tỷ lệ hài lòng giảm 10% so với năm trước. Do kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên đầu tư cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều hạn chế, bất cập. Phản ứng mạnh về đường giao thông chủ yếu là nhóm du lịch, nhiều con đường từng tạo cho du khách cảm giác êm dịu, thoải mái thì giờ đây chỗ thì chắp vá, chỗ thì lồi lõm làm xấu đi cảnh quan đô thị, nhất là khu vực thành phố Phan Thiết.

Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về giao thông

 

Giao thong

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

32,0

36,0

26,0

Đôi chút, tương đối cản trở

47,3

47,0

47,4

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

14,7

12,4

18,8

Không biết, không liên quan

6,0

4,6

7,8

 - Yếu tố thứ tư là đất kinh doanh:

Tình hình đất kinh doanh đang nóng trở lại, tỷ lệ hài lòng giảm 4,5% so với năm trước, trong khi đó tỷ lệ DN cho biết cản trở đáng kể tăng 2,6% so với năm trước. Vấn đề trên không có nghĩa là đất kinh doanh không có đủ cho DN, mà là do giá thuê đất tăng, giá bán đất không giảm, trong khi đó khâu đền bù giải tỏa luôn bị vướng mắc, dẫn đến sự bất mãn của DN.

Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về đất kinh doanh

 

Đất kinh doanh

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

40,7

45,7

41,1

Đôi chút, tương đối cản trở

31,3

25,6

28,8

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

9,3

8,3

10,9

Không biết, không liên quan

18,7

20,4

19,2

 

 

 

 

- Yếu tố thứ năm là quản lý thuế:

Mặc dù tỷ lệ hài lòng có tăng so với năm trước, nhưng tỷ lệ DN cho biết mức độ cản trở đáng kể tăng hơn 5% so với năm trước. Đây là vấn đề đáng lo ngại, tình hình chưa cải thiện mà còn tăng lên, vẫn còn nhiều vấn đề bất hợp lý về thuế suất khiến cho một số DN chưa thực sự hài lòng. Chứng tỏ chính sách thuế chưa thực sự thể hiện quyền lợi của người nộp thuế mà chỉ quan tâm đến các nghĩa vụ của người nộp thuế, nhiều doanh nghiệp chưa tự giác nộp thuế khi bị cơ quan thuế nhắc nhở thì cho là bị làm khó dễ. Bên cạnh đó, các quy định về thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp với từng đối tượng DN, nhất là đối với các DN hoạt động mua bán nông sản. 

Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về quản lý thuế 

 

Thuế suất

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

40,3

42,7

46,0

Đôi chút, tương đối cản trở

40,7

40,7

38,3

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

14,0

8,6

10,5

Không biết, không liên quan

5,0

8,0

5,2

 

 

 

 

 - Yếu tố thứ sáu là trình độ, kỹ năng của lao động:

Tỷ lệ hài lòng về các quy định đối với người lao động giảm 6,4% so với năm trước, song song đó tỷ lệ không hài lòng về người lao động cũng tăng lên. Điều đó cho thấy, khi Nhà nước áp dụng các chính sách, quy định có hướng thuận lợi hơn cho người lao động như chính sách tiền lương, chế độ làm việc, bảo hiểm thì nhiều DN tỏ ý không bằng lòng. Đây cũng là điều đương nhiên, trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các DN đã quen với việc “quên” thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động nên việc phản ứng này là điều đương nhiên. Mặc dù trình độ và kỹ năng của người lao động đã có những cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế nên tỷ lệ DN cho biết mức độ gây cản trở rất nghiêm trọng tăng 2,4% so với năm trước, nhóm này rơi vào những ngành đòi hỏi người lao động phải có những kỹ năng cao hơn như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch. Điều đó cho ta thấy, trình độ và kỹ năng của người lao động vẫn còn có sự chênh lệch, phát triển chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng.

 Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về quy định lao động 

 

Quy định về lao động

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

46,0

48,7

42,3

Đôi chút, tương đối cản trở

38,7

37,0

44,5

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

5,7

6,7

5,2

Không biết, không liên quan

9,6

7,6

8,0

 

 

 

 

 Mặc dù hàng năm Bình Thuận luôn tổ chức các Hội chợ việc làm, lượng lao động đến tham gia tìm kiếm việc làm khá nhiều, nhưng các doanh nghiệp cũng không dễ dàng tìm được những lao động phù hợp cho mình và nếu có tuyển dụng được thì cũng còn phải bỏ thời gian, kinh phí để đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu chuyên môn của doanh nghiệp.

Việc đào tạo nghề thường xuyên được tổ chức, tuyển sinh liên tục nhưng số sinh viên ra trường tìm được việc làm thì rất thấp (khoảng 40%). Theo đánh giá, thì nhiều DN không mặn mà lắm với sinh viên được đào tạo tại địa phương, do tâm lý chỉ tin tưởng vào nhân lực được đào tạo từ các trung tâm tập trung các trường đại học quốc gia như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân lao động còn thấp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, năng suất lao động chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy đã có nghịch lý, các doanh nghiệp thiếu thị trường lao động kỹ thuật cao còn người lao động lại thiếu việc làm. Trong khi, lao động giỏi có xu hướng đổ xô vào các thành phố phát triển tìm kiếm việc làm có thu nhập cao, hoặc nếu không thì họ cũng lựa chọn vào các DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Trình độ công nhân thấp nhưng việc đầu tư và nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân không được coi trọng, do các doanh nghiệp ít tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thể học tập, nên số công nhân lao động được đào tạo, nâng cao trình độ không nhiều. Có một thực tế là nhiều lao động đã tốt nghiệp đại học đảm nhiệm các vị trí lẽ ra bố trí cho các công nhân vận hành, mặt khác, các DN trong nước do công nghệ thấp và để đảm bảo hạ giá thành sản phẩm nên chỉ sử dụng các lao động có tay nghề thấp, lao động phổ thông.

Với những nguyên nhân như vậy đã dẫn đến tâm lý chung là người lao động mới vào sẵn sàng nhận mức lương thấp trong thời gian đầu chỉ để có việc làm, họ coi những DN này như là nơi dừng chân và là bước đệm để rèn luyện kĩ năng và kinh nghiệm trước khi tìm được việc làm ở công ty lớn hơn.

Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về kỹ năng lao động

 

Trình độ và kỹ năng lao động hiện có

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

30,7

33,7

35,1

Đôi chút, tương đối cản trở

49,3

47,0

49,1

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

13,0

11,3

11,4

Không biết, không liên quan

7,0

8,0

4,4

- Yếu tố thứ bảy là cấp giấy phép kinh doanh:

Tỷ lệ hài lòng về việc cấp các loại giấy phép kinh doanh, hành nghề giảm 1,9% so với năm trước, trong khi tỷ lệ không hài lòng rõ rệt tăng hơn 2% so với năm trước. Điều đó cho thấy, công tác cải cách hành chính của địa phương vẫn còn những hạt sạn vướng mắc; việc hướng dẫn, làm thủ tục cấp phép chưa được thực hiện thấu đáo khiến nhà đầu tư phải mất nhiều thời gian, công sức. Nguyên nhân nữa là do từ phía nhà đầu tư thực hiện không đúng theo giấy phép đăng ký, hoặc hoạt động trong những lĩnh vực đòi hỏi phải kiểm tra chặt chẽ trước khi cấp giấy phép như khai thác khoáng sản, dịch vụ vui chơi, giải trí.... Trên thực tế, ta thấy nhiều DN đăng ký hoạt động dịch vụ du lịch, nhưng khi tiến hành thì lại đăng ký thêm tận thu khoáng sản, khiến cho một số dự án du lịch chậm triển khai.

Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về cấp giấy phép kinh doanh

 

Giấy phép kinh doanh và giấy hành nghề

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

30,7

67,0

65,1

Đôi chút, tương đối cản trở

49,3

20,7

23,1

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

13,0

4,0

6,3

Không biết, không liên quan

7,0

8,3

5,5

 

 

 

 

- Yếu tố thứ tám là tiếp cận nguồn vốn và chi phí vay vốn:

Tỷ lệ hài lòng về vấn đề vay vốn giảm sút so với năm trước, trong đó các tỷ lệ hài lòng về tiếp cận nguồn vốn giảm 3%, về chi phí vay vốn giảm 5% so với năm trước. Trong khi đó, tỷ lệ DN cho biết mức độ cản trở rất nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn tăng 4,1% so với năm trước, về chi phí vay vốn tăng 9,7% so với năm trước, và mức độ cản trở đáng kể cũng tăng so với năm trước. Điều đó cho thấy, việc vay vốn của các DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng thắt chặt các điều khoản cho vay vốn. Trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các DN khó lòng đáp ứng được các điều khoản từ phía ngân hàng đưa ra như kế hoạch kinh doanh hiệu quả, năng lực tài chính, khả năng thu hồi vốn....

Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về tiếp cận vốn vay

 

Tiếp cận nguồn vốn

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

28,0

27,3

24,3

Đôi chút, tương đối cản trở

42,6

46,0

47,4

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

21,0

15,6

20,3

Không biết, không liên quan

8,4

11,1

8,0

 

 

 

 

 Với đa số DN trong tỉnh là DN vừa và nhỏ nên việc phải trả những chi phí giao dịch cao sẽ khiến cho các khoản vay vượt quá tầm với của họ. Một số DN cho biết, khi vay vốn họ gặp nhiều khó khăn hơn so với DN nhà nước vì các ngân hàng thường áp dụng biện pháp “chọn mặt gửi vàng”, nhằm mục đích giảm thiểu khả năng không thu hồi vốn được. Trong khi đó, các DN ngoài Nhà nước tại địa phương đa phần có nguồn vốn nhỏ nên khi muốn vay vốn với số lượng lớn thì thường gặp khó khăn khi phải giải thích về hiệu quả của nguồn vay. Vì vậy, nhiều DN chấp nhận vay vốn với lãi suất cao nhưng sẽ là tai họa nếu DN kinh doanh không hiệu quả. Chính vì yếu tố này khiến cho nhiều DN nhỏ dễ đi đến tình trạng phá sản, làm mất cân đối trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về chi phí vốn vay

 

Chi phí vay vốn

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

21,3

20,7

15,7

Đôi chút, tương đối cản trở

49,4

48,0

40,3

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

21,0

23,3

36,8

Không biết, không liên quan

8,3

8,0

7,2

 

 

 

 

 - Yếu tố thứ chín là tham nhũng:

Tình hình cản trở đáng kể, rất nghiê, trọng có giảm xuống nhưng chưa được nhiều (giảm cơ cấu 1,8% so năm 2011), tuy nhiên đôi chút, tương đối cản trở lại tang lên khá cao so với năm 2011 và cả năm 2010 cho thấy tình hình còn nhũng nhiễu, gây khó khan cho doanh nghiệp để được lợi cá nhân (tăng cơ cấu 4.9%)

Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về tham nhũng

 

Tham nhũng

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

32,0

29,3

34,9

Đôi chút, tương đối cản trở

26,4

23,3

28,2

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

20,7

17,6

19,4

Không biết, không liên quan

20,9

29,8

17,5

 

 

 

 

- Yếu tố thứ mười là tình hình an ninh trật tự:

Tình hình an ninh trật tự trong năm cũng đã được cải thiện khá nhiều, nhưng mức độ cản trở thì tăng so với năm trước. Tuy mức độ cản trở rất nghiêm trọng giảm so với năm trước, nhưng mức độ cản trở đáng kể tăng 2,3% so với năm trước. Cho thấy nhóm yếu tố này vẫn đang tiềm ẩn những nguy cơ tăng cao. Tình hình đánh nhau, trộm cắp, chèo kéo khách vẫn còn tiếp tục xảy ra với tính chất liều lĩnh. Tình hình vi phạm giao thông vẫn còn diễn ra trên một số tuyến đường chính gây nguy hiểm cho người lưu thông; tình trạng ăn xin, bán vé số, bán hàng rong đeo bám gây khó chịu cho du khách diễn ra thường xuyên ở các khu vực ẩm thực, vui chơi giải trí.

Mặc dù vấn đề này không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các DN, nhưng nó vẫn tạo tâm lý không an tâm cho các nhà đầu tư, nhất là về lĩnh vực du lịch. Bình Thuận là một tỉnh có thế mạnh phát triển về du lịch, khách du lịch đến đây để nghỉ dưỡng, tham quan, ngắm cảnh, ẩm thực nên cần có một môi trường ổn định, an toàn, thân thiện.

 Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về tình hình an ninh trật tự

 

Tội phạm, trộm cắp, mất an ninh

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

32,0

29,3

34,9

Đôi chút, tương đối cản trở

26,4

23,3

28,2

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

20,7

17,6

19,4

Không biết, không liên quan

20,9

29,8

17,5

 

 

 

 

- Yếu tố thứ mười một là xử ngoài luật và cạnh tranh không lành mạnh:

Tỷ lệ ý kiến hài lòng của các DN trong năm tăng so với năm trước, nhưng tỷ lệ DN cho biết mức độ cản trở đáng kể cũng tăng 1,9% so với năm trước, mức độ cản trở rất nghiêm trọng tăng 0,4% so với năm trước. Điều đó cho thấy, công tác tuyên truyền về ý thức kinh doanh đối với các thành phần kinh tế chưa đạt hiệu quả cao và việc giải quyết những vấn đề này còn khá chậm chạp dẫn đến sự không hài lòng trên.

Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về xử ngoài luật và cạnh tranh không lành mạnh

 

Xử ngoài luật và cạnh tranh không lành mạnh

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

26,0

25,0

29,7

Đôi chút, tương đối cản trở

37,0

32,0

32,6

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

13,3

13,7

16,0

Không biết, không liên quan

23,7

29,3

21,7

 

 

 

 

 Tình hình tranh chấp giữa các DN có xu hướng ngày càng tăng, từ khâu đầu vào cho đến bán sản phẩm đều có sự cạnh tranh quyết liệt. Với việc nguồn nguyên liệu hải sản ngày càng cạn kiệt, giá xăng dầu tăng, số lượng tàu thuyền đánh bắt khá lớn cộng thêm tàu thuyền của các tỉnh bạn tham gia đánh bắt trên ngư trường tỉnh khá đông đã khiến cho giá thu mua thay đổi giữa các DN chế biến nhằm thu được nguồn hàng nhiều nhất. Tương tự là cạnh tranh trong mua bán thanh long cũng dẫn đến tình trạng phá giá nhau. Dẫn đến người bán ghim hàng chờ giá tăng để bán, vì thế nhiều khi DN phải chấp nhận mua nguyên liệu đầu vào với giá cao để đảm bảo hợp đồng đã ký, trong khi đó giá bán không tăng nên DN rất dễ bị lỗ. Ngoài ra, vì mục đích bán cho bằng được sản phẩm của mình và triệt hạ đối thủ, một số doanh nghiệp đã hạ giá bán sản phẩm khiến cho các doanh nghiệp khác cũng phải hạ giá theo. Vấn đề này đã dẫn đến việc đối tác mua hàng sẽ giữ thái độ im lặng chưa chịu mua hàng nhằm ép giá bán tiếp tục hạ xuống đến mức thấp nhất, những trường hợp này tập trung vào các DN mua bán nông sản. Chính những phương thức cạnh tranh không lành mạnh như trên đã dẫn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp liên tục bị lỗ là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, việc xử ngoài luật của một số DN cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành với nhau.

 - Yếu tố thứ mười hai là Hệ thống pháp lý và giải quyết tranh chấp:

Hệ thống pháp lý và giải quyết tranh chấp có tỷ lệ hài lòng tăng 3% so với năm trước, tuy tỷ lệ này không cao so với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, nhưng cũng đã thể hiện được một phần cố gắng của hệ thống cơ quan pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về kinh tế.

Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về Hệ thống pháp lý và giải quyết tranh chấp

 

Hệ thống pháp lý và giải quyết tranh chấp

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

34,3

31,3

40,0

Đôi chút, tương đối cản trở

31,0

26,6

30,9

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

9,4

9,6

7,4

Không biết, không liên quan

25,3

32,5

21,7

 

 

 

 

- Yếu tố thứ mười ba là chính sách không ổn định:

Mặc dù chính sách đã có nhiều chuyển biến nhưng mức độ cản trở rất nghiêm trọng tăng 4% so với năm trước. Điều đó cho thấy, hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư còn dàn trải, phức tạp, chồng chéo; thể hiện nhiều loại, nhiều cấp văn bản khác nhau. Các quy định về khuyến khích và ưu đãi đầu tư vẫn chưa thực sự đi vào thực tiễn do thủ tục còn phiền hà. Có những trường hợp người thi hành chính sách chưa tận tâm với công việc, chưa hướng dẫn cụ thể cho nhà đầu tư, khiến họ phải đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục.

Tỷ lệ cản trở công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp về chính sách không ổn định

 

Chính sách không ổn định

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Không gây trở ngại

28,0

25,7

28,6

Đôi chút, tương đối cản trở

39,7

42,3

36,3

Cản trở đáng kể, rất nghiêm trọng

21,7

18,4

21,7

Không biết, không liên quan

10,6

13,6

13,4

 

 

 

 

- Yếu tố thứ mười bốn là hiệp hội:

Toàn tỉnh hiện nay có 6 hiệp hội nghề nghiệp được thành lập, mặc dù số lượng DN tham gia hiệp hội tăng so với năm trước, vai trò của các hiệp hội từng bước được củng cố và phát triển mạnh hơn. Nhưng tỷ lệ số DN cho rằng tham gia vào hiệp hội rất có lợi trong năm 2012 đã giảm 1,2% so với năm 2011, cho thấy sức hút từ lợi ích có được khi tham gia hiệp hội ngày càng xuống.

 

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2010

Rất có lợi

5,4

6,6

4,4

Có lợi

24,9

26,4

23,8

Không có lợi

4,9

0,9

0,4

Không biết

64,9

66,0

71,4

 

Trong bối cảnh hệ thống pháp luật và môi trường đầu tư đang được hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới, phù hợp với xu thế và bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, cơ chế chính sách chưa ổn định, còn nhiều thay đổi, văn bản pháp quy còn nhiều điểm chồng chéo, đôi khi thiếu rõ ràng, tính hiệu lực chưa cao làm cho DN gặp khó khăn khi tìm hiểu, vận dụng và chấp hành. Hệ thống luật pháp đã được cải thiện khá nhiều, nhưng tỷ lệ chưa cao cho thấy các Luật được ban hành vẫn còn những khiếm khuyết nhất định đến hoạt động của DN như Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật Lao động…. Với những nhận định trên cho thấy tình hình nhận tiền “lót tay” của một số cán bộ Nhà nước vẫn còn tồn tại, điều đó đồng nghĩa với việc ngân sách sẽ mất đi một khoản thu nhất định và việc nhũng nhiễu, gây khó dễ cho hoạt động kinh doanh của các loại hình kinh tế sẽ còn tiếp tục tái diễn. Và cũng dựa trên những tiêu cực đó, các DN sẽ không chấp hành đầy đủ các quy định, chế độ báo cáo do Nhà nước ban hành. Song hành đó tình hình vi phạm về môi trường sống, vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về xây dựng, thủ tục hành chính,… sẽ còn tiếp tục phát triển. Mặc dù các mức độ gây ảnh hưởng xấu đến các DN đều giảm so với năm trước, nhưng tỷ lệ giảm không nhiều cho thấy tình hình cải thiện môi trường đầu tư của địa phương vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn còn tồn đọng. Để giải quyết được vấn đề này thì cần phải có sự chung tay, đồng lòng, đồng thuận của chính quyền, cũng như của các doanh nghiệp.

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo