[ 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 ]

 

 

 

III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA BÌNH THUẬN TRONG NĂM 2012

Tình hình kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi trở lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cũng đang từng bước đi lên, yếu tố môi trường đầu tư của các địa phương cũng có nhiều ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các DN phần lớn cho rằng môi trường đầu tư, kinh doanh tại Bình Thuận trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. UBND tỉnh đã ban hành các chính sách khuyến khích về đầu tư trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo giải quyết nhanh thủ tục cho các nhà đầu tư; giảm tối đa chi phí liên quan đến dự án đầu tư; hỗ trợ khuyến khích đầu tư, như vấn đề cấp đất, giao đất, cho thuê đất, giải quyết mặt bằng sản xuất... Để đáp ứng nhu cầu mặt bằng cho các nhà đầu tư, ngoài Khu công nghiệp Phan Thiết đã hình thành, đã tiếp tục mở rộng xây dựng KCN Hàm Kiệm và đang tiếp tục triển khai các bước tiếp theo để triển khai xây dựng các KCN Tuy Phong, Hàm Tân, Sơn Mỹ…. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại Du lịch và Hỗ trợ doanh nghiệp tích cực tăng cường việc vận động và thu hút vốn đầu tư, giúp đỡ các DN phát triển sản xuất, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phát triển du lịch ...

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn gặp những trở ngại nhất định, làm hạn chế sự phát triển. Tại nhiều buổi gặp gỡ, các DN đã nêu ra một số khó khăn như: Quy mô vốn đầu tư hiện nay còn nhỏ, trình độ thiết bị công nghệ vẫn còn ở mức thấp và trung bình. Trong khi đó, vì lý do này hay những lý do khác DN khó tiếp cận được các nguồn vốn vay ngân hàng, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ. Bởi vậy, năng suất chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành sản phẩm còn cao, sức cạnh tranh còn yếu. Nguồn nguyên liệu đầu vào bị hạn chế, khan hiếm. Khả năng quản lý kinh doanh, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước của các DN còn thấp.

1. Các khả năng tiếp cận các nguồn lực trong năm 2012.

Các doanh nghiệp tích cực phát triển nguồn nhân lực bảo đảm hiệu quả công việc, tăng tổng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư, thu hút vốn các nhà đầu tư nước ngoài vào dự án phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch. Gắn đầu tư sản xuất với mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu, tạo bước đột phá trong các lĩnh vực dịch vụ cao cấp, tác động lẫn nhau tăng hiệu quả đầu tư làm cho môi trường đầu tư ở tỉnh Bình Thuận hấp dẫn hơn nữa, có tính cạnh tranh khu vực ngày càng cao.

a) Trình độ chuyên môn của giám đốc và các vấn đề liên quan đến cấp giấy phép kinh doanh, nguồn vốn, sử dụng đất, kết cấu hạ tầng:

- Kinh nghiệm và trình độ của giám đốc:

Trong giai đoạn kinh tế có những biến động phức tạp, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của các giám đốc doanh nghiệp (DN) là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho họ tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Số giám đốc DN có kinh nghiệm từ dưới 1 năm chiếm 14,6% trong tổng số DN toàn tỉnh, giảm 2,8% so với năm trước; số giám đốc có kinh nghiệm từ 1 đến dưới 5 năm tăng 5% so với năm trước. Tỷ lệ từ 5 đến dưới 10 năm kinh nghiệm tăng 0,3% so với năm trước, tỷ lệ giám đốc có kinh nghiệm trên 10 năm giảm 2,5% so với năm trước. Điều đó cho thấy, có sự dịch chuyển từ nhóm ít kinh nghiệm sang nhóm kinh nghiệm nhiều nâng hiệu quả điều hành tốt hơn, góp phần xây dựng chiến lược mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong nhóm DN có tăng về thời gian kinh nghiệm thì nhóm ngành khai khoáng tăng trên 20% so với năm trước, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trên 6,7% so với năm trước.

Trong kinh doanh tiếp tục thay đổi với tốc độ ấn tượng và việc tiếp tục tích lũy những tri thức mới là và sẽ luôn là một sự cần thiết tuyệt đối. Hơn nữa sự phức tạp của thị trường hiện đại luôn đòi hỏi một phương pháp kiểm soát những nhu cầu không ngừng mở rộng về tài chính, rủi ro và chiến lược. Một trong những vấn đề quan trọng cần chú ý là việc đào tạo giám đốc điều hành, cất nhắc những giám đốc điều hành, trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với ngành kinh doanh.

Tỷ lệ kinh nghiệm của các giám đốc theo thời gian như sau:

 

Dưới 1 năm

Từ 1 đến dưới 5 năm

Từ 5 đến dưới 10 năm

Từ 10 trở lên

Năm 2010

19,7

42,0

19,7

18,7

Năm 2011

17,3

41,3

19,7

21,7

Năm 2012

14,6

46,3

20,0

19,1

Về trình độ giám đốc của các doanh có hướng chuyển biến tăng chuyên môn kinh tế xã hội. Tỷ lệ chủ DN có trình độ về kinh tế - xã hội tăng 4,4% so với năm trước. Đa số tăng ở các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, sản xuất, xây dựng, dịch vụ, giáo dục, y tế. Tỷ lệ chủ DN có trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với ngành kinh doanh đạt 58,3% tổng số DN, tăng 11,6% so với năm trước. Trong đó ngành nông nghiệp tăng 15,2%; ngành khai khoáng tăng 10,2%; ngành công nghiệp tăng 12%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,8%; ngành xây dựng tăng 6,4%; ngành dịch vụ du lịch tăng 13,1%; ngành giáo dục tăng 10,7%.... Với việc ngày càng có nhiều giám đốc DN nâng cao các loại kiến thức chuyên môn phù hợp với ngành quản lý, nắm bắt được những vấn đề kinh tế sâu hơn, từ đó sẽ có những định hướng phát triển tốt cho hoạt động kinh doanh của mình.

 

Tỷ lệ trình độ chuyên môn của các giám đốc theo chuyên ngành như sau:

 

Tổng số

Kỹ thuật

Kinh tế-xã hội

Khác

Tổng số

100,0

14,3

27,4

58,3

Nông lâm nghiệp

100,0

13,3

40,0

46,7

Công nghiệp - xây dựng

100,0

25,2

25,2

49,6

Thương mại - dịch vụ

100,0

8,3

27,8

63,9

- Tỷ lệ phân bổ nguồn vốn:

Trong năm 2012, tỷ lệ phân bổ nguồn vốn cũng có nhiều biến động nhất định. Nguồn vốn từ nguồn nội bộ và lợi nhuận chiếm lớn nhất (vốn lưu động chiếm 58,6% giảm 6,8% so năm trước, đầu tư mới TSCĐ chiếm 58,5% giảm 3,4% so với năm trước). Tiếp đến là nguồn vay từ ngân hàng thương mại trong nước (vốn lưu động chiếm 26,4% tăng 10,6% so năm trước, đầu tư mới TSCĐ chiếm 27,5% giảm 4,7% so với năm trước). Điều đó cho thấy các DN có hướng tăng đầu tư mới TSCĐ cho nguồn vốn nội bộ và tăng nguồn vốn lưu động từ nguồn vay ngân hàng. Với việc nguồn vốn dự trữ như vậy, giúp cho DN có cơ hội đầu tư vào những khoản mục cần thiết nên tỷ lệ phân bổ đầu tư mới tài sản cố định trong năm từ 2 nguồn vốn trên chiếm tỷ trọng 86%, tăng 9,3% so với năm trước. Ngoài 2 nguồn vốn trên thì nguồn vốn từ gia đình, bạn bè cũng chiếm 9,9% trong phân bổ vốn lưu động, chiếm 9,4% trong đầu tư mới tài sản cố định.

Tỷ lệ phân bổ nguồn vốn trong năm 2011-2012 như sau:

 

Vốn lưu động

Đầu tư mới TSCĐ

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2012

Tổng số

 100,0

 100,0

100,0

100,0

1. Nguồn vốn nội bộ hay lợi nhuận để lại

65,4

58,6

55,2

58,5

2. Vay ngân hàng thương mại trong nước (vay, thấu chi)

15,8

26,4

21,7

27,5

3. Vay ngân hàng thương mại nước ngoài

0,5

 

0,5

 

4. Hợp đồng thuê mua tài chính

0,5

 

 

0,3

5. Nguồn tài trợ phát triển đặc biệt, hay nguồn vốn ngân sách

0,2

 

 

 

6. Quỹ đầu tư tư nhân

2,2

1,3

3,7

0,4

7. Tín dụng thương mại (của nhà cung cấp hay của khách hàng)

2,3

0,1

2,2

0,2

8. Thẻ tín dụng

 

0,3

 

 

9. Vốn cổ phần, bán cổ phiếu

3,1

3,0

2,5

3,4

10. Gia đình, bạn bè

6,4

9,9

9,8

9,4

11. Khác

3,6

0,4

4,4

0,3

- Tỷ lệ sử dụng đất:

Tỷ lệ sử dụng đất kinh doanh của các DN cũng có chuyển biến theo chiều hướng giảm xuống, tỷ lệ DN sử dụng dưới 50% đất hiện có tăng 6,3% so với 5,7% của năm trước. Tỷ lệ DN sử dụng từ 50-80% đất hiện tăng 6,2% so với năm trước; trong khi đó, tỷ lệ sử dụng trên 80% diện tích đất hiện có giảm 7,7% so với năm trước. Điều đó cho thấy, việc kinh doanh khó khăn khiến cho các DN có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất dẫn đến diện tích sử dụng bị dôi dư, cộng thêm việc các chi phí tăng lên như điện, nước, giá thuê đất làm cho DN phải lựa chọn những địa điểm phù hợp hơn với khả năng tài chính của mình.

- Kết cấu hạ tầng:

Phát triển kết cấu hạ tầng được đánh giá rất tốt tăng so với năm trước. Tình hình cổ phần hóa các DN nhà nước điễn ra khá thuận lợi, được các DN đánh giá tốt. Sau khi gia nhập WTO, sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu hay nội địa ngày càng gia tăng sẽ khiến các tranh chấp về kinh tế sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, yếu tố chất lượng sản phẩm xuất khẩu ngày càng được các thị trường nhập khẩu kiểm tra gắt gao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đã làm cho các nước có xu hướng bảo hộ sản phẩm nội địa nhiều hơn. Những yếu tố trên khiến cho các DN địa phương phải tăng cường nghiên cứu kỹ hơn luật pháp quốc tế, thông qua sự tư vấn pháp lý của các cơ quan chức năng hay các cơ quan tư vấn luật quốc tế.

Ngoài yếu tố kết cấu hạ tầng ngày được cải thiện đang là nhân tố chủ đạo trong việc thu hút đầu tư của các DN, các nhân tố khác cũng tiếp tục góp phần thu hút không kém như nguồn nguyên liệu, nhân lực tại chỗ. Bên cạnh đó, với nguồn nguyên liệu, hàng hóa sẽ được các hộ cá thể, DN địa phương cung cấp, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đã khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy an tâm và đưa ra quyết định thành lập DN tại đây.

b) Các vấn đề liên quan đến lao động :

- Sử dụng lao động:

Tình hình kinh tế năm 2012 vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một số DN hoạt động kinh doanh mang tính cầm chừng, việc giảm lao động để giảm chi phí đang diễn ra ở nhiều nơi, họ chỉ giữ lại những công nhân có tay nghề, kỹ thuật cao. Tuy vậy, các DN thuộc nhóm ngành nông nghiệp, khai khoáng, công nghiệp chế biến, thương nghiệp có tỷ lệ tăng so với năm trước, tăng này là do một số DN mới hoạt động. Việc giảm đầu tư công khiến cho các DN xây dựng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hợp đồng xây dựng, ít việc làm dẫn đến lao động ngành xây dựng giảm mạnh mẽ, giảm 86,1% so với năm trước. Các công trình, cơ sở hạ tầng được đầu tư mới không nhiều cũng ảnh hưởng đến ngành điện, nước nên tỷ lệ lao động của 2 ngành này giảm trên 15% so với năm trước.

Với tỷ lệ lao động ngoài tỉnh giảm 3% so với năm trước cho thấy việc làm không ổn định, bấp bênh trong khi chi phí đời sống như giá thuê trọ, điện, nước, ga ngày một tăng khiến cho nhiều lao động ngoài tỉnh nghỉ việc tìm đến các địa phương khác để tìm kiếm việc làm ổn định hơn. Với những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm nêu trên đồng nghĩa với việc tỷ lệ lao động làm việc thường xuyên giảm 1,2% so với năm trước và ngược lại thì lao động thời vụ tăng 1,4% so với năm trước. Trong đó, tỷ lệ lao động ngoài tỉnh làm việc thường xuyên của ngành khai khoáng tăng 11,3% so với năm trước, ngành dịch vụ lưu trú tăng 2,9% so với năm trước. Điều này xảy ra là tất yếu, vì hoạt động trong lĩnh vực này có khá đông nhà DN ngoài tỉnh vào đầu tư nên kéo theo một lượng lao động đáng kể ngoài tỉnh (chủ yếu là người thân, người quen) vào làm việc cho mình. Bên cạnh đó, yếu tố nhân công giá rẻ cũng tác động không nhỏ đến nhu cầu sử dụng lao động của các DN trên.

 Tỷ lệ lao động làm việc thường xuyên chia theo ngành

 

 

Tỷ lệ lao động (%)

Trong đó: LĐ trong tỉnh (%)

 

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2011

Tổng số

92,1

93,2

86,2

90,7

Nông lâm nghiệp

98,0

99,8

90,6

98,1

Công nghiệp - xây dựng

90,2

91,2

84,3

88,0

Thương mại - dịch vụ

93,2

95,9

87,7

94,4

Cũng biến chuyển theo tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay, số lao động thời vụ năm 2012 tăng so với năm trước, điều đó cho thấy trong thời điểm này các DN cũng hạn chế ký hợp đồng dài hạn với người lao động, nhằm tránh những chi phí về tài chính trong những giai đoạn không có hợp đồng kinh tế. Nếu phân theo ngành kinh tế, lao động thời vụ ngành công nghiệp chế biến – chế tạo tăng 1,4% so với năm trước, trong đó lao động trong tỉnh tăng 2,5%. Lao động thời vụ ngành xây dựng tăng 2,5% so với năm trước, lao động thời vụ ngành vận tải kho bãi tăng 19,4% so với năm trước. Đặc biệt lao động thời vụ ngành sản xuất và cung cấp điện nước tăng đến 19,8% so với năm trước. Số lượng lao động thời vụ chủ yếu được tuyển dụng để thực hiện thi công ở các công trình vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, trong khi lực lượng lao động chính của các DN không đảm bảo được sức khỏe để thi công liên tục cho kịp tiến độ của công trình. Bên cạnh đó, lực lượng lao động trong tỉnh tăng cũng một phần do một bộ phận lao động ngoài tỉnh sau một thời gian làm việc tại Bình Thuận đã cảm thấy đời sống ngày càng sung túc hơn nên quyết định đăng ký hộ khẩu tại địa phương với ý định định cư suốt đời tại vùng đất này.

Trong thời gian phát triển kinh tế luôn nảy sinh những hoạt động cạnh tranh quyết liệt, xuất hiện những yếu tố đòi hỏi phải có sự am hiểu nhất định về kinh doanh, khoa học kỹ thuật, pháp luật nhằm xử lý tốt hơn công việc của DN. Vì vậy, nhu cầu tuyển chọn một đội ngũ nhân viên nòng cốt hội đủ các yêu cầu cần thiết cho việc phát triển kinh doanh luôn là yếu tố hàng đầu của các DN. Theo điều tra mới đây, có đến 97,7% DN cho biết có nhân viên chính thức được đào tạo trong năm 2012, tăng 3,4% so với năm trước. Trong đó, số DN có tỷ lệ nhân viên được đào tạo dưới 2% tổng số nhân viên chính thức chiếm 59,7% tổng số DN, tăng 8,8% so với năm trước và có xu hướng giảm dần so với năm trước ở quy mô lớn hơn. Điều đó cho thấy, không phải tỷ lệ nhân viên được đào tạo ít đi là do DN không cho đào tạo, mà do trình độ nhân viên đã đáp ứng được yêu cầu ban đầu của DN, chẳng qua là họ được đào tạo thêm những vấn đề mới, những phương pháp kỹ thuật mới mà DN chưa ứng dụng bao giờ. Có 33,7% DN tỏ ý hài lòng về trình độ hiện có của người lao động, tăng 3% so với năm trước. Mặc dù, tỷ lệ này không cao so với tổng số DN, nhưng cho thấy trình độ người lao động ngày càng được nâng cao, công tác đào tạo được quan tâm nhiều hơn.

- Thu nhập của người lao động:

 Trong năm qua, tình hình thu nhập của người lao động đã có những bước cải thiện đáng kể, nhất là lao động nữ. Tỷ lệ lao động nữ có mức thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng tăng 12,3% so với năm trước, nhưng chủ yếu rơi vào lực lượng lao động thời vụ, lao động làm việc bán thời gian. Tỷ lệ lao động nữ có thu nhập từ 1 triệu đến dưới 2 triệu đồng giảm so với năm trước, song song đó tỷ lệ có thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên tăng khá nhanh. Trong đó, tỷ lệ DN có mức lương từ 2 đến dưới 2,5 triệu đồng/tháng cho lao động nữ tăng 9,3% so với năm trước, tỷ lệ DN có mức lương từ 2,5 đến dưới 3 triệu đồng/tháng tăng 3,7% so với năm trước, tương tự tỷ lệ DN có mức lương trên 3 triệu đồng/tháng tăng 3% so với năm trước. Số lao động nữ có thu nhập tăng so với năm trước đều rơi vào các ngành khai khoáng, chế biến-chế tạo, điện nước, xây dựng, dịch vụ lưu trú-ăn uống, ngân hàng, giáo dục. Điều đó cho thấy, tình hình thu nhập của lao động nữ từng bước được cải thiện, tầm quan trọng của người lao động nữ ngày càng được nâng cao và vươn tới tầm cao mới. Bên cạnh đó, trong năm 2012 tỷ lệ DN của địa phương để xảy ra đình công, náo loạn dân sự rất thấp cho thấy nền tảng hoạt động kinh doanh của các DN dần được củng cố vững chắc tạo cho người lao động an tâm làm việc.

Đầu trang | Trang trước | Tiếp theo