5. Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu
Do thu nhập tăng, giá tiêu dùng tăng nhanh nên mức chi tiêu tăng thêm so với năm trước. Theo điều tra năm 2011, chi tiêu bình quân 1 người/1 tháng đạt 1,41 triệu đồng (năm trước: 984 ngàn đồng), trong đó thành thị 1,68 triệu đồng (năm trước 1,19 triệu đồng); nông thôn 1,28 triệu đồng (năm trước 889 ngàn đồng). Mức chi tiêu bình quân/1 người/tháng của hộ sinh sống ở vùng đồng bằng đạt 1,76 triệu đồng (năm trước 1,259 triệu đồng); trung du 1,49 triệu đồng (năm trước 1,1 triệu đồng); miền núi 1,31 triệu đồng (năm trước 884 ngàn đồng); vùng cao, hải đảo 872 ngàn đồng (năm trước 694 ngàn đồng).
Hộ có mức chi tiêu cao hơn mức trung bình chung, thuộc các ngành nghề: thương nghiệp (1,82 triệu đồng/người/tháng); công nghiệp TTCN (1,63 triệu đồng); Dịch vụ (1,59 triệu đồng); hộ làm công ăn lương (1,57 triệu đồng); thủy sản (1,45 triệu đồng). Hộ có mức chi tiêu thấp là: nông lâm nghiệp (1,17 triệu đồng/người/tháng); xây dựng (1,13 triệu đồng); hộ làm thuê không ổn định (642 ngàn đồng).
Như vậy mức chi tiêu bình quân 1 người/tháng năm 2011 ở khu vực thành thị gấp 1,32 lần so với nông thôn (năm trước gấp 1,34 lần); vùng trung du gấp 1,14 lần miền núi (năm trước gấp 1,24 lần), vùng đồng bằng gấp 2,0 lần so với vùng cao, hải đảo (năm trước gấp 1,85 lần), hộ thương nghiệp cao gấp 1,55 lần so với hộ nông lâm nghiệp (năm trước gấp 1,61 lần). Khoảng cách trên cho thấy hệ số chênh lệch mức chi tiêu giữa khu vực, giữa các vùng năm 2011 được rút ngắn so với năm trước.
Phân theo 5 nhóm thu nhập cho thấy kết quả chi tiêu như sau:
Bình quân/nhân khẩu ở nhóm hộ có mức thu nhập cao nhất (nhóm 1) chi tiêu 2,277 triệu đồng/tháng, gấp 3,82 lần hộ có mức thu nhập thấp nhất (năm trước gấp 3,96 lần); kế tiếp là nhóm 2 có mức chi tiêu 1,652 triệu đồng, gấp 2,84 lần (năm trước gấp 3 lần); nhóm 3 có mức chi tiêu 1,378 triệu đồng, gấp 2,37 lần (năm trước gấp 2,34 lần); nhóm 4 có mức chi tiêu 1,094 triệu đồng, gấp 1,88 lần (năm trước gấp 1,79 lần nhóm thấp nhất). Như vậy nếu so với nhóm hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch về mức chi tiêu của nhóm 1, 2 có thu hẹp một chút so với năm trước; song ở nhóm 3, 4 lại cao hơn. Tuy hệ số chênh lệch về chi tiêu các nhóm hộ có thay đổi nhưng nhìn chung sự biến đổi này không đáng kể; các hộ có thu nhập cao thì việc chi tiêu của hộ cũng tương xứng với điều kiện thu nhập.
Xét trong từng khoản chi tiêu ở từng nhóm hộ cho thấy có sự khác nhau như sau:
- Chi về lương thực, thực phẩm ở nhóm cao nhất (nhóm 1) là 831 ngàn đồng/người/tháng, nhóm 2: 725 ngàn đồng; nhóm 3: 639 ngàn đồng, nhóm 4: 559 ngàn đồng, nhóm thấp nhất (nhóm 5): 299 ngàn đồng/người/tháng. Như vậy chi về lương thực, thực phẩm nhóm cao nhất gấp 2,78 lần nhóm thấp nhất (năm trước gấp 3 lần).
- Chi ăn uống ngoài gia đình nhóm 1: 271 ngàn đồng/người/tháng, nhóm 2: 231 ngàn đồng, nhóm 3: 198 ngàn đồng, nhóm 4: 124 ngàn đồng, nhóm 5: 52 ngàn đồng/người/tháng. Như vậy chi về ăn uống ngoài gia đình nhóm cao nhất gấp 5,2 lần nhóm thấp nhất (năm trước gấp 6,5 lần).
- Chi mua chất đốt, nhà ở điện nước nhóm 1: 138 ngàn đồng/người/tháng, nhóm 2: 113 ngàn đồng, nhóm 3: 90 ngàn đồng, nhóm 4: 67 ngàn đồng, nhóm 5: 31 ngàn đồng/người/tháng. Như vậy chi mua chất đốt, nhà ở điện nước nhóm cao nhất gấp 4,4 lần nhóm thấp nhất (năm trước gấp 4 lần)
- Chi đi lại, giáo dục, văn hoá, TDTT, giải trí nhóm 1: 276 ngàn đồng/người/tháng, nhóm 2: 201 ngàn đồng, nhóm 3: 161 ngàn đồng, nhóm 4: 126 ngàn đồng, nhóm 5: 68 ngàn đồng/người/tháng. Như vậy chi đi lại, giáo dục, văn hoá, TDTT, giải trí nhóm cao nhất gấp 4,0 lần nhóm thấp nhất (năm trước gấp 4 lần)
- Chi về y tế, chăm sóc sức khoẻ nhóm 1: 126 ngàn đồng/người/tháng, nhóm 2: 58 ngàn đồng, nhóm 3: 53 ngàn đồng, nhóm 4: 35 ngàn đồng, nhóm 5: 26 ngàn đồng/người/tháng. Như vậy chi về y tế, chăm sóc sức khoẻ nhóm cao nhất gấp 4,9 lần nhóm thấp nhất (năm trước gấp 3 lần)
Kết quả trên cho thấy nhóm hộ có thu nhập càng cao thì mức chi tiêu ở tất cả các khoản đều cao hơn so với nhóm hộ có thu nhập thấp. Song so sánh mức thay đổi qua 2 năm cho thấy hệ số chênh lệch giữa nhóm hộ cao nhất với nhóm hộ thấp nhất có giảm chút ít ở các khoản chi: mua lương thực, thực phẩm; ăn uống ngoài gia đình. Tuy vậy các khoản chi về nhà ở, điện nước, chi về y tế, chăm sóc sức khoẻ thì mức chênh lệch giữa nhóm hộ cao nhất với nhóm hộ thấp nhất tăng thêm. Điều đó cho thấy tiêu dùng các dịch vụ phục vụ ở nhóm hộ có thu nhập cao ngày càng tăng cao.
Về cơ cấu chi tiêu: Tính chung toàn tỉnh cơ cấu chi về đời sống sinh hoạt chiếm 89,59% trong tổng chi tiêu (năm trước 90,52%); chi tiêu khác (ngoài chi đời sống sinh hoạt) chiếm 10,41% (năm trước 9,48%).
Trong chi về đời sống sinh hoạt, thì: chi mua lương thực thực phẩm chiếm 48,05% (năm trước 47,29%), chi ăn uống ngoài gia đình 13,70% (năm trước 14,75%), chi về chất đốt, nhà ở, điện nước 6,88% (năm trước 7,05%), chi về đi lại, giáo dục, văn hoá TDTT, giải trí 12,97% (năm trước 13,12%), chi về may mặc 4,15% (năm trước 3,84%), chi về y tế chăm sóc sức khoẻ 4,6% (năm trước 5,02%), chi mua sắm đồ dùng gia đình 2,79% (năm trước 2,68%), sửa chữa thường xuyên nhà ở 1,34% (năm trước 1,01%). Như vậy so với năm trước, cơ cấu các khoản chi tiêu thiết yếu tuy có tăng, giảm; song tính chung cơ cấu chi cho đời sống sinh hoạt trong tổng chi tiêu có giảm chút ít.
Chi mua lương thực, thực phẩm và chi ăn uống ngoài gia đình giữa khu vực thành thị và nông thôn cũng khác nhau. Cơ cấu chi mua lương thực thực phẩm ở thành thị là 43,31%, trong khi ở nông thôn chiếm 50,93% trong chi tiêu, nhưng chi về ăn uống ngoài gia đình ở thành thị chiếm tới 18,59%, trong khi ở nông thôn chỉ chiếm 10,72%. Song nếu tính chung 2 khoản chi này (đều là chi về ăn uống) thì cơ cấu chi về ăn uống giữa 2 khu vực tương đương nhau (thành thị 61,90%; nông thôn 61,65%). Do vậy những khoản chi về đời sống sinh hoạt (ngoài ăn uống) và các khoản chi tiêu khác giữa 2 khu vực không có sự khác nhau nhiều.
Phân theo 5 nhóm thu nhập cho thấy cơ cấu chi tiêu về đời sống sinh hoạt trong tổng chi tiêu ở các nhóm khác nhau khá xa. Nhóm mức thu nhập cao nhất (nhóm 1) cơ cấu này là 86,79%; nhóm 2: 92,46%; nhóm 3: 94,96%; nhóm 4: 96,04%; nhóm thấp nhất (nhóm 5) là 96,70%, trong đó:
- Cơ cấu chi mua lương thực thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình nhóm 1 là 37,31%, nhóm 2 là 43,88%, nhóm 3 là 46,34%, nhóm 4 là 51,13%, nhóm 5 là 51,34%.
- Cơ cấu chi về đi lại, giáo dục, văn hoá, TDTT, giải trí nhóm 1 là 12,37%, nhóm 2 là 12,15%, nhóm 3 là 11,65%, nhóm 4 là 11,50%, nhóm 5 là 11,75%.
Kết quả trên cho thấy chi mua lương thực thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình ở nhóm hộ có thu nhập thấp chiếm tỷ trọng trong tổng chi tiêu cao hơn so với nhóm hộ có thu nhập cao (mặc dù mức chi tiêu thấp hơn). Chi về đi lại, giáo dục, văn hoá, TDTT, giải trí ở các nhóm hộ có chiếm tỷ trọng trong tổng chi tiêu tuy có khác nhau nhưng không đáng kể, tuy vậy mức chi tiêu ở nhóm hộ có thu nhập cao tăng khá nhiều so với hộ có thu nhập thấp.
Xét về mức chi tiêu giữa các khu vực, các vùng cũng cho thấy có sự khác nhau rất nhiều, cụ thể như sau:
- Chi về ăn uống (mua lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình):
Ở thành thị là 929 ngàn đồng/nhân khẩu/tháng (năm trước 682 ngàn đồng), ở nông thôn là 709 ngàn đồng (năm trước 492 ngàn đồng); ở đồng bằng 970 ngàn đồng (năm trước 724 ngàn đồng), trung du 923 ngàn đồng (năm trước 659 ngàn đồng), miền núi là 717 ngàn đồng (năm trước 478 ngàn đồng), vùng cao, hải đảo 443 ngàn đồng (năm trước 415 ngàn đồng).
- Chi mua chất đốt, điện, nước máy, thuê nhà ở:
Ở thành thị là 109 ngàn đồng/nhân khẩu/tháng, (năm trước 82 ngàn đồng) ở nông thôn 76 ngàn đồng (năm trước 54 ngàn đồng); ở đồng bằng 122 ngàn đồng (năm trước 91 ngàn đồng), trung du 86 ngàn đồng (năm trước 64 ngàn đồng), ở miền núi là 77 ngàn đồng (năm trước 54 ngàn đồng), vùng cao, hải đảo chỉ có 39 ngàn đồng (năm trước 32 ngàn đồng).
- Chi về may mặc (vải, quần áo, mũ, giày dép)
Ở thành thị là 682 ngàn đồng/nhân khẩu/năm (năm trước 498 ngàn đồng), ở nông thôn 604 ngàn đồng (năm trước 370 ngàn đồng); ở đồng bằng 689 ngàn đồng (năm trước 481 ngàn đồng), trung du 685 ngàn đồng (năm trước 515 ngàn đồng), ở miền núi là 621 ngàn đồng (năm trước 376 ngàn đồng), vùng cao, hải đảo 426 ngàn đồng (năm trước 314 ngàn đồng).
- Chi về đi lại, giáo dục, văn hoá thể thao, giải trí:
Ở thành thị là 2,481 triệu đồng/nhân khẩu/năm (năm trước 1,501 triệu đồng), ở nông thôn 1,721 triệu đồng (năm trước 1,357 triệu đồng); ở đồng bằng 2,402 triệu đồng (năm trước 1,519 triệu đồng), trung du 2,128 triệu đồng (năm trước 1,175 triệu đồng), ở miền núi là 1,829 triệu đồng (năm trước 1,501 triệu đồng), vùng cao, hải đảo 1,323 triệu đồng (năm trước 575 ngàn đồng)
- Chi về y tế, chữa bệnh:
Ở thành thị là 776 ngàn đồng/nhân khẩu/năm (năm trước 553 ngàn đồng), ở nông thôn 660 ngàn đồng (năm trước 529 ngàn đồng); ở đồng bằng 761 ngàn đồng (năm trước 525 ngàn đồng), trung du 796 ngàn đồng (năm trước 622 ngàn đồng), ở miền núi là 677 ngàn đồng (năm trước 521 ngàn đồng), vùng cao, hải đảo 526 ngàn đồng (năm trước 594 ngàn đồng).
- Các khoản chi khác liên quan đến đời sống, sinh hoạt (mua đồ dùng gia đình, sửa chữa nhà ở thường xuyên và chi tiêu khác)
Ở thành thị là 1,612 triệu đồng/nhân khẩu/năm (năm trước 1,215 triệu đồng), ở nông thôn 1,391 triệu đồng (năm trước 833 ngàn đồng); ở đồng bằng 1,744 triệu đồng (năm trước 1,396 triệu đồng), trung du 1,115 triệu đồng (năm trước 988 ngàn đồng), ở miền núi là 1,366 triệu đồng (năm trước 751 ngàn đồng), vùng cao, hải đảo 1,619 triệu đồng (năm trước 951 ngàn đồng).
Như vậy tất cả các khoản chi tiêu hộ gia đình ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn; các khoản chi tiêu hộ gia đình ở vùng đồng bằng, trung du cao hơn ở vùng miền núi, vùng cao, hải đảo.
Phân theo nhóm mức chi tiêu cho thấy cơ cấu số hộ ở 2 khu vực như sau:
- Khu vực thành thị:
Chi tiêu từ 1,0 triệu đồng trở xuống/người/tháng chiếm 10,42%; từ trên 1,0 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng: 30%; từ trên 1,5 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng: 31,88%; từ trên 2,0 triệu đồng đến 3,0 triệu đồng: 22,92%; từ trên 3,0 triệu đồng đến 4,0 triệu đồng: 3,75%; trên 4,0 triệu đồng: 1,04%
- Khu vực nông thôn:
Chi tiêu từ 1,0 triệu đồng trở xuống/người/tháng chiếm 30,49%; từ trên 1,0 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng: 40,20%; từ trên 1,5 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng: 19,61%; từ trên 2,0 triệu đồng đến 3,0 triệu đồng: 7,75%; từ trên 3,0 triệu đồng đến 4,0 triệu đồng: 1,37%; trên 4,0 triệu đồng: 0,59%
Kết quả trên cho thấy cơ cấu số hộ có mức chi tiêu bình quân/người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống ở khu vực nông thôn khá lớn (70,59%); trong khi ở thành thị chỉ chiếm 40,42%. Hộ ở thành thị, mức chi tiêu phổ biến từ trên 1,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng/người/tháng; hộ ở nông thôn, mức chi tiêu phổ biến từ trên 1,0 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng/người/tháng.
Nếu phân theo vùng địa lý sẽ cho thấy cơ cấu số hộ ở từng vùng:
- Vùng đồng bằng:
Chi tiêu từ 1,0 triệu đồng trở xuống/người/tháng chiếm 7,44%; từ trên 1,0 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng: 25,90%; từ trên 1,5 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng: 36,15%; từ trên 2,0 triệu đồng đến 3,0 triệu đồng: 25,38%; từ trên 3,0 triệu đồng đến 4,0 triệu đồng: 3,85%; trên 4,0 triệu đồng: 1,28%.
- Vùng trung du:
Chi tiêu từ 1,0 triệu đồng trở xuống/người/tháng chiếm 8,33%; từ trên 1,0 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng: 45,0%; từ trên 1,5 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng: 31,67%; từ trên 2,0 triệu đồng đến 3,0 triệu đồng: 15,0%
- Vùng miền núi:
Chi tiêu từ 1,0 triệu đồng trở xuống/người/tháng chiếm 28,28%; từ trên 1,0 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng: 42,18%; từ trên 1,5 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng: 19,31%; từ trên 2,0 triệu đồng đến 3,0 triệu đồng: 7,59%; từ trên 3,0 triệu đồng đến 4,0 triệu đồng: 1,95%; trên 4,0 triệu đồng: 0,69%
- Vùng cao, hải đảo:
Chi tiêu từ 1,0 triệu đồng trở xuống/người/tháng chiếm 63,33%; từ trên 1,0 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng: 26,67%; từ trên 1,5 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng: 5,0%; từ trên 2,0 triệu đồng đến 3,0 triệu đồng: 5,0%
Kết quả trên cho thấy hộ có mức chi tiêu bình quân/người/1 tháng từ 1,0 triệu đồng trở xuống tập trung nhiều ở vùng núi cao, hải đảo; từ trên 1,0 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng tập trung nhiều ở vùng miền núi, trung du; từ trên 1,5 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng tập trung ở vùng đồng bằng. Qua đó cũng cho thấy mức chi tiêu ở vùng đồng bằng là khá nhất; mức chi tiêu ở vùng cao, hải đảo rất thấp và chênh lệch xa so với các vùng khác.
6. Tích luỹ hộ gia đình
Với kết quả trên cho thấy hiệu số thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của toàn tỉnh đạt 4,751 triệu đồng/năm (năm trước 4,278 triệu đồng); trong đó thành thị 4,571 triệu đồng (năm trước 4,247 triệu đồng); nông thôn 4,835 triệu đồng (năm trước 4,292 triệu đồng); vùng đồng bằng 5,789 triệu đồng (năm trước 3,682 triệu đồng); vùng trung du 3,460 triệu đồng (năm trước 6,077 triệu đồng); vùng miền núi 4,546 triệu đồng (năm trước 4,208 triệu đồng); vùng cao, hải đảo 4,309 triệu đồng (năm trước 4,657 triệu đồng). Kết quả trên cho thấy hộ ở khu vực nông thôn có mức tích lũy cao hơn và tăng nhanh hơn so với khu vực thành thị; mức tích lũy của hộ ở vùng đồng bằng khá nhất và tăng hơn năm trước; mức tích lũy hộ miền núi có tăng hơn năm trước chút ít; mức tích lũy của hộ ở vùng trung du, vùng cao, hải đảo sụt giảm so với năm trước.
Phân theo ngành nghề SXKD chủ yếu cho thấy hộ nông lâm nghiệp đạt 3,23 triệu đồng (năm trước 2,77 triệu đồng), hộ thuỷ sản 7,616 triệu đồng (năm trước 5,339 triệu đồng), hộ công nghiệp-TTCN 6,162 triệu đồng (năm trước 5,005 triệu đồng), hộ thương nghiệp 6,982 triệu đồng (năm trước 7,362 triệu đồng); hộ dịch vụ 3,121 triệu đồng (năm trước 4,42 triệu đồng/người/năm), hộ làm công ăn lương 3,977 triệu đồng (năm trước 2,312 triệu đồng). Như vậy so với năm trước, hộ nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp-TTCN, hộ làm công ăn lương đều có mức tích lũy cao hơn năm trước, trong đó hộ thủy sản tăng cao nhất. Hộ thương nghiệp, dịch vụ mức tích lũy bị sụt giảm.
Kết quả trên cũng cho thấy mức tích luỹ/nhân khẩu năm 2011 của hộ ở khu vực thành thị kém thua hộ ở khu vực nông thôn (năm trước: tương đương nhau); song nếu phân theo vùng địa lý thì vùng đồng bằng đạt cao nhất (năm trước: vùng trung du); nếu phân theo ngành nghề chủ yếu thì mức tích lũy của hộ thủy sản đạt cao nhất (năm trước: hộ thương nghiệp).
Phân theo từng nhóm thu nhập của hộ cho thấy có sự khác nhau rất nhiều. Hộ có mức thu nhập cao nhất (nhóm 1) tích luỹ được 75,1 triệu đồng/hộ/năm (năm trước 69,7 triệu đồng), nhóm 2 đạt 23,0 triệu đồng (năm trước 16,4 triệu đồng), nhóm 3 đạt 11,4 triệu đồng (năm trước 9,0 triệu đồng), nhóm 4 đạt 4,7 triệu đồng (năm trước 4,0 triệu đồng), nhóm 5 đạt 1,4 triệu đồng (năm trước 3 triệu đồng/năm). Như vậy mức tích luỹ ở nhóm hộ có mức thu nhập thấp nhất bị sụt giảm nhiều so với năm trước (bằng 47% so với năm trước) và chỉ bằng 2% so với nhóm hộ cao nhất (năm trước, nhóm hộ có mức thu nhập thấp nhất, tích lũy bằng 4,3% so với nhóm hộ cao nhất).
Từ những kết quả trên, dự ước mức tích luỹ trong dân cư năm 2011 toàn tỉnh đạt 5.607 tỷ đồng (năm trước 3.786 tỷ đồng); bằng 21,9% trong thu nhập dân cư toàn tỉnh (năm trước 19,9%); chiếm 17,7% trong GDP toàn tỉnh (năm trước 15,5%); bằng 37,9% vốn đầu tư phát triển xã hội. Tuy vậy lượng vốn đưa vào đầu tư chỉ khoảng 70%, một phần còn lại đưa vào đầu tư gián tiếp dưới hình thức gửi tiết kiệm, hoặc mua vàng….