[1][2][3][4][5][6][7][8][9][10] - Nhận định về Trưởng thôn, khu phố hiện nay: Có 61,6% chủ hộ nhận thấy có năng lực, được tín nhiệm; 36,5% chủ hộ cho là năng lực và tín nhiệm ở mức bình thường và 1,9% chủ hộ nhận thấy thiếu năng lực, không được tín nhiệm - Nhận định về Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn hiện nay: Có 53,5% chủ hộ nhận thấy có năng lực, được tín nhiệm; 45,4% chủ hộ cho là năng lực và tín nhiệm ở mức bình thường và 1,1% chủ hộ nhận thấy thiếu năng lực, không được tín nhiệm - Nhận định về Bí thư Đảng uỷ xã, phường, thị trấn hiện nay: Có 53,7% chủ hộ nhận thấy có năng lực, được tín nhiệm; 45,7% chủ hộ cho là năng lực và tín nhiệm ở mức bình thường và 0,6% chủ hộ nhận thấy thiếu năng lực, không được tín nhiệm 9. Đánh giá tổng quát Nhìn chung, năm 2010 cùng với việc xây dựng phát triển kinh tế, giữ vững nhịp độ tăng trưởng ổn định với tốc độ khá, Đảng bộ và Chính quyền các cấp ở tỉnh Bình Thuận đã chú trọng đến các lĩnh vực liên quan đến phát triển xã hội. Thu nhập từ các ngành nghề sản xuất kinh doanh khá; đời sống của những người làm công ăn lương được tiếp tục cải thiện. Đã tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách xoá đói giảm nghèo và nhiều chương trình quốc gia khác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn; tiếp tục cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế và miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo. Tình trạng thiếu đói, khó khăn trong sinh hoạt ở khu vực nông thôn giảm so với những năm trước. Đời sống các tầng lớp dân cư có chuyển biến tiến bộ rõ rệt, dân cư các vùng đã phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, tham gia tích cực việc đóng góp lập các quỹ xã hội, đóng góp nhiều ý kiến cho địa phương, phát huy được tinh thần làm chủ tập thể. Căn cứ vào thực trạng kinh tế xã hội của địa phương, kết hợp với sự biến động giá hàng hoá, dịch vụ tác động trực tiếp đến đời sống dân cư; nếu phân tích về mức sống của dân cư dựa vào kết quả thu nhập bình quân đầu người/tháng, có thể phân theo loại hộ sau đây: - Hộ có mức sống cao (Thành thị: Thu nhập từ trên 4,0 triệu đồng; Nông thôn từ trên 3,0 triệu đồng trở lên) Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ có mức sống cao là 3,66%; trong đó thành thị 2,5%, nông thôn 4,21% - Hộ có mức sống khá (Thành thị: Thu nhập từ trên 2 triệu đồng - 4 triệu đồng; Nông thôn từ trên 1,5 triệu đồng - 3,0 triệu đồng). Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ có mức sống khá là 22,8%; trong đó thành thị 18,13%, nông thôn 23,53% - Hộ có mức sống trung bình (Thành thị: Thu nhập từ trên 1,5 triệu đồng - 2 triệu đồng; Nông thôn từ trên 1 triệu - 1,5 triệu đồng). Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ có mức sống trung bình là 29,46%; trong đó thành thị 18,96%, nông thôn 34,41% - Hộ có mức sống dưới trung bình (Thành thị: Thu nhập từ trên 1 triệu đồng - 1,5 triệu đồng; Nông thôn từ trên 650 ngàn đồng - dưới 1 triệu đồng). Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ có mức sống dưới trung bình là 26,8%; trong đó thành thị 30,21%, nông thôn 25,20% - Hộ có mức sống thấp (Thành thị: Thu nhập từ 1 triệu đồng trở xuống; Nông thôn từ 650 ngàn đồng trở xuống). Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ có mức sống thấp là 27,4%; trong đó thành thị 30,21%, nông thôn 26,08% Trong đó + Hộ nghèo (theo mức chuẩn mới: thành thị từ 500 ngàn đồng trở xuống; nông thôn từ 400 ngàn đồng trở xuống). Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 9,33%; trong đó thành thị 3,96%, nông thôn 11,8% + Hộ cận nghèo (theo mức chuẩn: thành thị từ trên 500 - 650 ngàn đồng; nông thôn từ trên 400 - 520 ngàn đồng). Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ cận nghèo toàn tỉnh là 4,9%; trong đó thành thị 3,7%, nông thôn 5,5% Như vậy theo mức chuẩn hộ nghèo và cận nghèo (mới ban hành), tuy tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn ở mức tương đối cao; song so với năm trước tỷ lệ hộ có mức sống cao, mức sống khá được tiếp tục nâng lên ở cả 2 khu vực Năm 2010 mặc dù còn có một số khó khăn nhất định: chăn nuôi hồi phục chậm, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt thấp, giá tiêu dùng trong 2 tháng cuối năm tăng cao; tỷ giá USD Mỹ, giá vàng tăng giảm thất thường và từ đầu quý 4/2010 tăng nhanh đã tác động không nhỏ đến đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Song nhìn chung tình hình kinh tế xã hội tỉnh nhà đã có những chuyển biến tích cực: Sản lượng nông nghiệp, sản xuất công nghiệp địa phương, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ổn định; hoạt động thương mại và du lịch tiếp tục phát triển, giá tiêu dùng biến động không lớn; xuất khẩu hàng thuỷ sản và hàng may mặc tiếp tục tăng khá nên đã tác động đến việc tiếp tục cải thiện mức sống của hộ gia đình ở các khu vực, các vùng. Đây là một cố gắng lớn của Đảng bộ và chính quyền địa phương, khẳng định đường lối đúng đắn cùng với các biện pháp chỉ đạo hiệu quả nâng cao mức sống của dân cư. Thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng, đời sống các tầng lớp dân cư được tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ có mức sống khá, mức sống cao tiếp tục tăng. Khoảng cách chênh lệch về mức thu nhập giữa các khu vực, giữa các vùng năm 2010 đã được rút ngắn một chút so với năm 2009. Thu nhập 1 người/tháng ở khu vực thành thị gấp 1,24 lần so với nông thôn (năm 2009: gấp 1,37 lần); vùng trung du gấp 1,3 lần miền núi (2009: gấp 1,43 lần); vùng đồng bằng gấp 1,45 lần so với vùng cao, hải đảo (năm 2009 gấp 1,9 lần). Đa số chủ hộ gia đình nhận định mức sống khá hơn hoặc tương đương năm trước, cụ thể: Tại thành thị, có 46,5% chủ hộ gia đình cho là mức sống khá hơn; 42,1% cho là mức sống tương đương như năm 2009 Tại nông thôn, có 56,1% chủ hộ gia đình cho là mức sống khá hơn; 35,3% cho là mức sống tương đương như năm 2009 Vùng đồng bằng, có 53,9% chủ hộ gia đình cho là mức sống khá hơn; 35,1% cho là mức sống tương đương như năm 2009 Vùng trung du, có 55% chủ hộ gia đình cho là mức sống khá hơn; 34,2% cho là mức sống tương đương như năm 2009 Vùng miền núi, có 53,7% chủ hộ gia đình cho là mức sống khá hơn; 36,4% cho là mức sống tương đương như năm 2009 Vùng cao, hải đảo có 43,3% chủ hộ gia đình cho là mức sống khá hơn; 55,8% cho là mức sống tương đương như năm 2009 10. Một số giải pháp chủ yếu để tiếp tục cải thiện, nâng cao mức sống: Cải thiện, nâng cao mức sống dân cư có nhiều giải pháp, song căn cứ vào điều kiện tự nhiên và thực trạng nền kinh tế xã hội của tỉnh nhà; qua kết quả điều tra mức sống của dân cư, xin kiến nghị một số giải pháp sau: a. Chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm cho người lao động ổn định Tiếp tục triển khai việc nâng cao chất lượng lao động, việc làm theo hướng tăng việc làm có thu nhập cao song song với đào tạo nghề cho người lao động và đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ trong những năm tới phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm 2010 cơ cấu lao động nông lâm thuỷ sản 52,2%; công nghiệp xây dựng 17,1%; dịch vụ 30,7%. Do vậy cần phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm lao động nông lâm thủy sản mỗi năm xuống 1,0-1,5% để nâng dần nhóm lao động công nghiệp, xây dựng, dịch vụ cho phù hợp với cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà. Mặt khác phải tập trung sức hình thành và hoàn thiện nhanh thị trường lao động, tạo việc làm ổn định và giảm tỷ lệ người thất nghiệp, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. Theo kết quả điều tra, số người trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc năm 2010 là 80,5% (trong đó thành thị 77,7%; nông thôn 81,9%); tỷ lệ người đang làm việc ổn định so với số người có nhu cầu làm việc là 81,7% (thành thị 87%, nông thôn 79,2%); tỷ lệ người có việc làm nhưng chưa ổn định so với người có nhu cầu làm việc là 14,5% (thành thị 9,4%, nông thôn 16,9%); tỷ lệ người thất nghiệp so với người có nhu cầu làm việc là 3,8% (thành thị 3,6%, nông thôn 4%). Đáng chú ý là ở vùng miền núi, vùng cao, hải đảo, tỷ lệ người có việc làm chưa thật ổn định và tỷ lệ thất nghiệp còn khá cao (trên 20%) |