CHUYÊN ĐỀ THUỶ SẢN
A. Nuôi trồng thuỷ sản:
Thời gian qua,
nghề nuôi thủy sản phát triển mạnh tại Bình Thuận. Tại nhiều vùng trong tỉnh với
nhiều cách: kết hợp nuôi tôm, trồng rừng, nuôi trong lồng, bè trên sông,
biển,... Để phát triển nghề nuôi thủy sản của tỉnh phát triển một cách bền vững,
UBND tỉnh và Sở Thuỷ sản đã có quy hoạch cụ thể theo đặc điểm của từng vùng, đặc
biệt là quy hoạch sản xuất con giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải tạo hệ
thống thủy lợi... Việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong nuôi thủy
sản, không những giúp nông dân tiếp cận Khoa học - Công nghệ mới, mà còn góp
phần đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nhanh về nuôi thủy sản hiện nay. Cùng
với những giải pháp về quy hoạch, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, địa
phương cần có chính sách cụ thể thực hiện, khuyến khích nuôi thủy sản. Nhà nước
hỗ trợ vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản. Trong phạm vi
thẩm quyền, ở địa phương phối hợp ngân hàng xây dựng cơ chế phù hợp, tạo điều
kiện thuận lợi cho người nuôi thủy sản được vay vốn; khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản, kể cả nuôi ở biển. Tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng mặt biển, vùng triều để nuôi thủy sản
được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi.
Ngoài việc đánh bắt hải sản, Bình Thuận còn có thế mạnh là nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú. Theo dự báo đến năm 2005, sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản có thể đạt 150.700 tấn (trong đó có 11.500 tấn tôm). Đến năm 2010 có thể đạt 192.500 tấn (trong đó có 23.000 tấn tôm kể cả khai thác và nuôi trồng). Tập trung chủ yếu ở các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Phan Thiết, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam.
Do đó, theo quy hoạch của ngành thuỷ sản từ nay đến năm 2005 diện tích nuôi tôm toàn tỉnh sẽ tăng lên 2.721 ha, với 1.980 ha nuôi thâm canh, 741 ha nuôi bán thâm canh. Và đến năm 2010 diện tích sẽ tăng 5.106 ha gồm: 4.365 ha nuôi thâm canh, và 741 ha nuôi bán thâm canh. Hiện nay, Bình Thuận có 6 khu vực nuôi tôm, nhưng hai khu vực nuôi tôm thuộc huyện hàm Thuận Bắc và thành phố Phan Thiết sẽ không mở thêm nữa, mà vẫn giữ nguyên hiện trạng, giảm dần cho đến năm 2005 thì chấm dứt hẳn, để trả lại mặt bằng cho các công trình khác.
Nuôi
trồng hải sản đã có từ lâu, quá trình phát triển nuôi thủy sản thời gian qua còn
mang tính tự phát. Đã hình thành nhiều nghề mới, đó là nuôi tôm, nuôi cá, nuôi
ba ba,... nhưng vẫn chưa có quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh, chưa có một quy hoạch
cụ thể, chủ yếu là nuôi quảng canh nên năng suất đạt rất thấp. Có thể nói từ năm
1995 trở lại đây, do có sự đầu tư của nhà nước và phân vùng quy hoạch phong trào
nuôi tôm nước lợ đã phát triển khá mạnh ở: Phan Thiết, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam,
Bắc Bình, Hàm Tân. Theo số liệu Tổng điều tra Nông thôn Nông nghiệp và Thuỷ sản
năm 2001, toàn tỉnh có 5.238 hộ nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có: 1.203 hộ nuôi
cá, 3.990 hộ nuôi tôm, nuôi thuỷ sản khác 10, nuôi hổn hợp là 35 hộ.
Tính đến thời điểm 9/2002, diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 1.897 ha, trong đó có 1.200 ha nuôi tôm, so với năm 1997 diện tích nuôi tôm tăng 960 ha.
Diện tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản qua các năm như sau:
Danh mục |
Đ.vị tính |
Năm 1997 |
Năm 1998 |
Năm 1999 |
Năm 2000 |
Năm 2001 |
- Diện tích nuôi tôm |
ha |
240 |
243 |
272 |
431 |
1.100 |
- Sản lượng tôm nuôi |
tấn |
500 |
414 |
480 |
650 |
1.900 |
Thực hiện phương châm, phát triển bền vững, hiệu quả. Tỉnh đã chủ trương kêu gọi các dự án đầu tư vào các lĩnh vực: khai thác thuỷ sản, Nuôi trồng thuỷ sản, Chế biến hải sản, Hậu cần dịch vụ nghề cá. Được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn I từ năm 2001 – 2005; giai đoạn II 2006 – 2010. Với tổng số vốn đầu tư lên đến 2.690,5 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách là 378,3 tỉ đồng, nguồn vốn huy động là 2.312,2 tỉ đồng.
Khai thác thuỷ sản 4 dự án, Nuôi trồng thuỷ sản 7 dự án, Chế biến hải sản 6 dự án, Hậu cần dịch vụ nghề cá 10 dự án.
Dự án đầu tư |
Số lượng (dự án) |
Vốn đầu tư |
G/đ I 2001 - 2005 |
G/đ II 2006 - 2010 |
Vốn ngân sách |
Vốn huy động |
Khai thác thuỷ sản |
4 |
662 |
273 |
389 |
82,5 |
579,5 |
Chế biến hải sản |
6 |
275 |
150 |
125,6 |
67 |
208,6 |
Nuôi trồng thuỷ sản |
7 |
1.493,3 |
722 |
771,3 |
83 |
1.410,3 |
Hậu cần dịch vụ nghề cá |
10 |
259,6 |
185,2 |
74,4 |
145,8 |
113,8 |
Tổng cộng |
27 |
2.690,5 |
1.330,3 |
1.360,3 |
378,3 |
2.312,2 |
- Sản xuất giống thủy sản:
Do những nguyên nhân khác nhau, nhiều tỉnh miền Trung phải tạm ngừng một số cơ sở sản xuất tôm sú giống, nhất là Khánh Hòa (tỉnh đứng đầu cả nước về tôm giống trong nhiều năm qua) cũng phải ngưng hoạt động gần 30% số trại nuôi tôm giống. Nhưng Bình Thuận vẫn tăng thêm số trại tôm giống mới xây dựng và sản lượng tôm Post cũng theo đó tăng nhanh. Đây là kết quả về công tác chỉ đạo đúng hướng, quản lý sát sao của ngành chức năng và sự phấn đấu thực hiện đúng quy trình công nghệ của đội ngũ kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất tôm giống tỉnh nhà.
Những năm qua, có lúc tôm giống các tỉnh bạn bị nhiễm bệnh rất nặng, phải hủy bỏ hoặc bán nhầm cho người nuôi tôm thịt dẫn đến thiệt hại kinh tế cho người mua, thì tôm giống Bình Thuận vẫn vững vàng phát triển, năm sau luôn tăng hơn năm trước cả về sản lượng và chất lượng.
Hiện nay trên toàn tỉnh có 150 trại sản xuất tôm giống. Mỗi năm sản xuất khoảng gần 2 tỷ Post tôm giống. Trong những năm tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc nuôi trồng thuỷ sản. Trong năm 2002, toàn tỉnh phấn đấu sẽ xuất bán 2000 triệu post tôm giống.
Sản lượng sản xuất tôm giống qua các năm:
|
Đ.vị tính |
Năm 1997 |
Năm 1998 |
Năm 1999 |
Năm 2000 |
Năm 2001 |
Năm 2002 |
Cơ sở sản xuất tôm giống |
Cơ sở |
42 |
53 |
110 |
110 |
136 |
150 |
Tôm giống |
Tr.post |
245 |
406 |
141 |
850 |
1500 |
1725 |
Ta có thể thấy việc sản xuất tôm giống qua các năm đều tăng. Tuy nhiên việc ươm nuôi tôm giống cũng có nhiều kho khăn nhất định. Do yếu tố khách quan về môi trường thời tiết khắt nghiệt và thị trường tiêu thụ chính hạn chế, giá cả không ổn định phần nào đã làm ảnh hưởng đến việc ươm nuôi giống. Tiêu điểm là năm 1999, có một số vùng như huyện Hàm Tân trong năm (tháng 7/1999 Lũ quét đã cuốn trôi 7,2 triệu con giống). Hiện nay việc sản xuất tôm giống của tỉnh vẫn duy trì và phát triển mạnh đảm bảo cung cấp cho nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh và xuất bán cho các tỉnh ở phía Nam. Đồng thời một số doanh nghiệp tư nhân sản xuất tôm giống của tỉnh đã tiến hành thành lập các trung tâm, chi nhánh giống tại các tỉnh trọng điểm tôm nuôi ở Nam bộ và đã được Sở Thủy sản quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ để các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng phạm vi và sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
Xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá:
Đi đôi với việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cũng cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá. Trong những năm qua, ngành thuỷ sản Bình Thuận đã có những đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển Kinh tế – Xã hội của tỉnh.
Cuối năm 1997 toàn tỉnh có 4.906 tàu thuyền với tổng công suất 157.891 CV, năm 2001 tăng lên 6.149 chiếc với tổng công suất 221.911 CV. Công suất bình quân tăng nhanh từ 32,18 CV/thuyền (năm 1997) tăng lên 36,08 CV/thuyền (năm 2001). Đi đôi với lượng tàu thuyền và công suất tăng thì sản lượng khai thác hải sản hàng năm tăng lên đáng kể từ 110.000 tấn (năm 1997) và 128.465 tấn (năm 2001) (tăng 18.465 tấn).
Năng lực tàu thuyền
Danh mục |
Đ.vị tính |
Năm 1997 |
Năm 1998 |
Năm 1999 |
Năm 2000 |
Năm 2001 |
1. Số thuyền |
Chiếc |
4.906 |
5.018 |
5.076 |
5.382 |
6.149 |
2. Công suất |
Cv |
157.891 |
163.887 |
167.362 |
181.884 |
221.911 |
Công suất/thuyền |
CV/thuyền |
32,2 |
32,7 |
33 |
33,8 |
36,08 |
Ngành thủy sản đạt được sự tăng trưởng đó, có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, song điều khẳng định trước hết là do cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá được chú ý đầu tư xây dựng. Nhiều công trình cảng cá được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng như: Cảng cá Phan Thiết, Phan Rí Cửa, Lagi, các khu chợ bến bãi, khu neo đậu tàu thuyền, hệ thống báo hiệu bảo đảm an toàn hàng hải... bước đầu phục vụ hoạt động nghề cá có hiệu quả. Các dự án nạo vét chỉnh trị cửa sông Phú Hài (Phan Thiết), cửa sông Liên Hương (Tuy Phong), cửa sông Ba Đăng (Hàm Tân), dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp chế biến thủy sản phía Nam Cảng cá Phan Thiết và dự án nâng cấp mặt bằng bến Cồn Chà... đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật và bước vào thi công trong năm 2002. Mặt khác, Trung ương và tỉnh đầu tư cảng Phú Quý đã phát huy tác dụng phục vụ giao thông thông suốt giữa đảo Phú Quý với đất liền đã thúc đẩy nghề cá phát triển. Trong 3 năm (1998-2000) bằng nguồn vốn biển đông Chính phủ đã đầu tư cho Bình Thuận 2 tàu khách trị giá trên 10,4 tỷ đồng; doanh nghiệp tư nhân huyện đảo Phú Quý đã đầu tư đóng mới 3 tàu vỏ sắt phục vụ vận tải tuyến Phan Thiết – Phú Quý đã rút ngắn thời gian đi lại giữa đảo với đất liền, nghề cá Phú Quý. Phan Thiết có điều kiện giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm áp dụng khoa học kỹ thuật đánh bắt tiên tiến. Một số doanh nghiệp, đơn vị chế biến thủy sản xuất khẩu đã đầu tư tàu dịch vụ hậu cần để thu mua hải sản ngay trên biển để phục vụ chế biến thủy sản xuất khẩu; các cơ sở nậu vựa nghề cá được tổ chức lại và đã đầu tư cơ sở thu mua, sơ chế hải sản tại cảng bảo đảm chất lượng hàng hải sản xuất khẩu và bán nội địa.
Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá tuy đạt được một số kết quả, nhưng tiến độ đầu tư còn rất chậm, giá trị thực hiện đạt mức thấp kể cả nguồn vốn của Trung ương đầu tư, một số dự án triển khai chậm, chưa đồng bộ. Do vậy các địa phương có cư dân vùng biển nhiều như Liên Hương, Chí Công (Tuy Phong) vẫn chưa có điều kiện để phát triển tàu thuyền lớn do chưa được đầu tư nạo vét luồng lạch và xây dựng bến neo đậu tàu thuyền. Mạng lưới đóng, sửa tàu thuyền trong tỉnh còn phân tán, mặt bằng chật hẹp, thiết bị lạc hậu, do vậy một số tàu thuyền phải đem ra tỉnh ngoài để gia công. Đặc biệt là đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi tôm còn nhiều hạn chế.
Để phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm năng và là mũi nhọn của tỉnh, trong khai thác chú ý trên cả 3 tuyến: lộng, lỡ và khơi, từng bước hạn chế đi đến chấm dứt các ngành nghề khai thác làm cạn kiệt nguồn lợi trong tuyến lộng, đòi hỏi phải đầu tư đúng mức cho cơ sở hạ tầng nghề cá. Trước hết là hệ thống cảng, nạo vét luồng lạch để ngư dân có thể đầu tư thuyền lớn đánh bắt xa bờ. Trong nuôi trồng tiếp tục hoàn thiện qui hoạch chi tiết và xây dựng hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là hạ tầng vùng nuôi tôm thịt; có chính sách thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá.
Xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá hiện nay là một yêu cầu bức xúc. Khi cơ sở hạ tầng được hoàn thiện sẽ có điều kiện thu hút các nhà đầu tư vào phát triển nghề cá; huy động được sức dân để phát triển tàu thuyền công suất lớn, đánh bắt xa bờ và điều có ý nghĩa hơn là hệ thống cầu cảng, luồng lạch được nâng cấp cải tạo hàng năm sẽ hạn chế được những thiệt hại do thiên tai gây ra cho nghề cá; khi thế mạnh nghề cá được phát huy thì chỉ tiêu khai thác 135.000 tấn hải sản (năm 2002) chắc chắn sẽ đạt được.
Đầu trang |
Trang trước |
Muc lục | Tiếp theo