CHUYÊN ĐỀ THUỶ SẢN

I. Giới thiệu chung

Thuỷ sản là một thế mạnh của Bình Thuận. Trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản đã có nhiều cố gắng về khai thác cá biển, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ. Về thu mua, chế biến, cung ứng sản phẩm thuỷ sản cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, ngăn chặn được sự sa sút và đã bước đầu tạo được thế đi lên. Nhưng so với khả năng và yêu cầu thì những kết quả đạt được là còn thấp, nhất là về nuôi trồng thuỷ sản.

Cùng với sự phát triển chung của cả nước về Kinh tế - xã hội, Bình Thuận là một tỉnh thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ. Ngành kinh tế Bình Thuận đã có một bước phát triển lớn mạnh cả về: Công nghiệp, Nông nghiệp, Thương mại dịch vụ...

Trong sự chuyển biến của sản xuất Nông nghiệp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thì ngành thuỷ sản Bình Thuận đã có một bước phát triển khá nhanh, từ năm 1995 đến nay. Với điều kiện thuận lợi về tự nhiên về vị trí địa lý và môi trường thì, nghề nuôi trồng thuỷ sản là một thế mạnh của tỉnh Bình Thuận.

Bình Thuận có diện tích đất tự nhiên là 782.846 ha. Có chiều dài km bờ biển là 192 km. Trong khi đó, diện tích vùng lãnh hải là 52.000 km2, đây là tiềm năng về hải sản rất lớn, có ưu thế để phát triển kinh tế biển. Thuỷ sản là ngành có vị trí then chốt của kinh tế biển Bình Thuận sau ngành du lịch của tỉnh. Có thể nói Bình Thuận là một trong 3 ngư trường lớn nhất Việt Nam và cũng là vùng biển giàu nguồn lợi nhất về các loại hải sản, nhiều tiềm năng để phát triển diêm nghiệp, du lịch và khai thác khoáng sản biển.

Theo quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản của tỉnh đến năm 2010, đã đưa ra những quan điểm và một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

A/ Quan điểm phát triển:

1 – Phát huy thế mạnh kinh tế biển, tiềm lực lao động, khả năng hợp tác quốc tế, khả năng kết hợp Nông – Lâm – Ngư, thuỷ lợi và du lịch nhằm tạo ra bước tăng trưởng nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của địa phương.

2 – Phát triển kinh tế của tỉnh gắn với chiến lược Biển đông – Đảo xa của Trung ương, gắn với dự án phát triển địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.

3 – Khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để tăng cường tích luỹ từ nội bộ ngành và đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

4 – Xây dựng cơ sở hạ tầng đi trước một bước, nhất là hệ thống cảng cá, luồng lạch nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn phát triển kinh tế biển.

5 – Đẩy mạnh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và trình độ lao động cao.

6 – Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển, coi trọng công tác khuyến ngư, tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch ngành thuỷ sản, xây dựng các dự án phát triển kinh tế xã hội vùng biển.

7 – Gắn phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền và quyền lợi quốc gia.

Đầu trang | Trang trước | Muc lục | Tiếp theo